Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Quýt
Tác giả:
Nguyễn Công Hoan
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Little Rain
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1811 / 14
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
(I)
X
ưa nay, người ta chỉ thường được nghe thấy bọn thằng quít con đòi kể lể ông Tham nó ác, bà Phán nó nghiệt, chứ đố ai đã nghe thấy các ông chủ bà chủ phàn nàn đứa ở ác nghiệt bao giờ. Vậy mà đối với chủ, chúa ác nghiệt là cái giống đầy tớ đấy. Điều ấy ai đã từng nuôi kẻ hầu người hạ, tất cũng biết. Mà có lẽ trời sinh ra cho chúng được thế, chẳng qua là cái quả báo của những câu chửi, những ngọn roi ngày thường chủ đã rộng lượng ban phát thêm vào số lương ít ỏi của chúng chăng.
Thật vậy nào có phải chúng đã hiến ta cái cẳng tay hoặc cái bạt nhĩ, khi ta hành hạ áp chế chúng, mà tôi mới bảo chúng là ác nghiệt. Chúng nào dám động đến lông chân bọn người có tiền? Nhưng, thưa các ngài, không còn hạng người nào ác nghiệt hơn hạng đầy tớ, khi chúng gãi tai xin ta tính tiền công? Bởi vì tiền công của chúng, tháng tháng chúng có thèm lấy ra đâu. Mà một vài đồng bạc ấy, ta chỉ tiêu đánh nhoáy là hết. Thế rồi khi có việc phải cần đến tiền, như dịp Tết chẳng hạn, chúng mới xin ta cho chúng cả một thể. Thực là rầy rà to! Món ấy, có khi là một chục, có khi là hai chục, có khi tích luỹ đến hàng ba bốn chục, đến nỗi trả được xong xuôi, nhiều ông chủ ngồi bó giò, thuỗn mặt ra mà tiếc ngơ tiếc ngẩn.
Sở dĩ tôi phải thay mặt các chủ lên tiếng than phiền sự ác nghiệt của bọn đầy tớ, là vì hôm hai mươi tám Tết năm ngoái, tôi được chứng kiến một ông chủ bị đầy tớ đòi tiền công.
Ông Dự, chủ nhà trọ tôi, làm việc nhà nước, lương mỗi tháng được hơn bảy chục.
Ông không có vợ con, nên trọ nhà ông, tôi rất dễ chịu. Lại được một điều nữa, là hình như ông Dự thuê căn gác ấy, chỉ cất lấy chỗ ngủ. Vì tôi chẳng thấy ông thức lâu ở nhà bao giờ. Mười hai giờ trưa đi làm về, ông ăn cơm xong, là cứ để nguyên cả quần áo lẫn giầy, lăn ra giường, ngủ cho đến gần giờ làm buổi chiều. Buổi chiều cũng vậy, ông và vội vàng vài bát cơm, cốt đủ sống, rồi hấp tấp ra đi, có khi đến một hai giờ sáng mới về ngủ.
Tôi biết ông thích đánh bạc, và mới đây, lại có một cô nhân tình non. Bởi ông không thiết đến cửa nhà, nên cái tập bạc lương của ông nó phải mau mau đi gây dựng cơ đồ cho người khác.
Ông nuôi một thằng đầy tớ rất nhanh nhẩu, khỏe mạnh. Nó bảo từ thuở bé, nó vẫn tên là thằng Quít. Cái tên xấu xí ấy, nhiều lần ông Dự muốn đổi, để gọi cho đỡ có vẻ giai cấp. Vì ông khoe rất yêu chủ nghĩa bình dân. Nhưng đến tám tháng nay, có lẽ ông chưa có thì giờ nghĩ, nên tên nó vẫn cứ nguyên văn là thằng Quít.
Nhà không có đàn bà thì đầy tớ là nội trợ. Thằng Quít không những phải gánh nước, thổi cơm, dọn dẹp cửa nhà cho tươm tất, nó còn phải vá quần áo rách, đưa thư vay tiền, kỳ lưng và bễ bão cho chủ nữa.
Làm từng ấy công việc, thằng Quít mỗi tháng được đồng hai bạc công. Và ngoài mỗi ngày hai bữa no nê, thỉnh thoảng nó lại được thải chiếc áo cánh, mặc gượng nhẹ thì được một bận, và luôn luôn phát tài hàng chục cái móng giò chối xương hông.
Song thằng Quít không biết yêu cầu chủ rút giờ làm việc, không biết đòi chủ tăng lương và tăng lòng nhân đạo. Lúc nào nó cũng vui vẻ, thực thà, và, khi rỗi việc, nó chạy ra đứng ngay cạnh bức tường hiên gác, kiễng chân, để ngó cổ sang nhà bên cạnh, nhổ bãi nước bọt rõ to xuống sân; lơ tơ mơ con sen bên ấy.
Thường nó nói với tôi:
- Thửa cậu, con đùa thế cho đỡ buồn đấy thôi, chứ đến ra giêng này, con cưới vợ.
Một hôm, nó nhắc lại câu ấy, rồi buồn rầu, tiếp:
- Sang năm con không hẳn ông Phán và cậu nữa. Con lấy vợ thì thầy u con bắt ở nhà. Đến hai mươi tám Tết này, con xin ông con tiền công, rồi con xin phép cho con về.
Nói đến đó, nó nghĩ ngợi, lẩm nhẩm và hỏi:
- Con làm tám tháng mười ngày, tiền công được một chục đấy, cậu nhỉ?
- Phải, vừa một chục.
- Một chục bạc, đem về cưới cô vợ nhà quê xinh xinh, thích quá!
Thằng Quít muốn pha trò, rặn lên cho rõ to, lắc mạnh hai vai như anh hề phường xiếc.
- Bẩm ông, thầy u con đã nhắn ra rằng đến ra giêng, mồng sáu, thì xin cưới cho con, vậy thế nào sáng mai con cũng xin ông cho con về sớm.
Ông Dự cau mặt, gắt:
- Mày ác nghiệt lắm! Sao mày không nói trước cho tao biết độ mươi hôm, để từ sáng đến giờ, mày nằng nặc, làm tao khó chịu.
- Tại mọi khi con thấy lúc nào ông cũng vội đi chơi.
- Thì một câu nói của mày có làm mất thì giờ là mấy?
Thằng Quít sợ hãi, đứng yên. Ông Dự chậc chậc, rồi phàn nàn:
- Ác quá, lại tháng thiếu chứ lỵ! Mai đã là ba mươi mất rồi. Tết nhất cái con khỉ! Thế sang năm, mồng mấy mày lại ra? Hôm ấy hãy lấy tiền công có được không? Bây giờ tao làm gì có?
Làm ra vẻ nhớ tiếc, thằng Quít đáp:
- Bẩm ông sang năm, con xin con nghỉ ở nhà.
Ông Dự cười khì một cách khinh bỉ, rồi chửi đổng:
- Mẹ kiếp, sáu mươi tuổi phải về hưu, người ta còn xin ở lại mãi chưa được, đằng này ba tuổi toẹt, đã vội nghỉ với ngơi.
Rồi ngẩng mặt lên, ông hỏi:
- Thế nội nhật hôm nay, mày lấy tiền công à?
- Bẩm vâng.
Ông Dự nhăn mặt, gãi sườn, phàn nàn một mình:
- Một chục đồng bạc!
Rồi ông gắt:
- Sao hôm tao lĩnh lương, mày không biết há họng ra? Được vay thêm một nửa tháng lương tết, thì nó không nói. Thế mặt mày đi vào buổi nào?
- Bẩm, con ở hầu hạ ông.
- Thôi, mai mấy giờ mày đi?
- Bẩm ông, con ra ô-tô năm giờ sáng.
- Mai ai thổi cơm cho tao ăn? Mày phải chờ đến trưa, đến chiều, tao thuê được đứa khác cái đã.
- Lạy ông, mai ba mươi mất rồi.
Cau mặt lại, ông Dự mắng:
- Kệ xác mày, lỗi mày thì mày chịu!
Vì biết tính chủ, thằng Quít sợ phải cái đá đít tiễn, nó không nói nữa. Mà ông Dự cũng khoác áo ra đi, vừa đi vừa chửi thằng đầy tớ khéo vẽ ra cưới vợ làm ông phải rắc rối. Độ mươi phút sau, ông Dự trở về, gật đầu gọi tôi, và hỏi khẽ:
- Tôi nghe như cậu còn tiền, cậu có thể cho tôi giật lửa được không?
Tôi phân vân, đáp:
- Nhưng mai tôi cũng về sớm, mà tiền này, chốc nữa tôi phải dùng mua một vài thứ về nhà.
Ông Dự gật một cách quả quyết, bảo:
- Được, cậu cứ cho tôi vay. Sáng mai tôi trả sớm. Trưa mai, cậu hãy về.
Tôi lo ngại. Ông cam đoan:
- Thế nào tôi cũng trả. Tôi không làm lỡ việc của cậu đâu mà.
Nói đoạn, ông móc túi tôi, lấy chìa khoá, rồi cứ việc mở hòm tôi, lấy một tập giấy bạc một chục đồng.
Trông thấy ông Dự hành động tự do, tôi không nỡ ngăn cản, vì tôi thấy ông hăng hái quá.
Lấy tiền xong, ông gọi thằng Quít, hỏi:
- Sang năm, mày không làm với tao nữa, phải không?
- Bẩm ông, con ở hầu hạ ông...
- Biết rồi, tao hỏi sang năm, mày có làm với tao nữa hay không?
- Bẩm ông, tại thầy u con bắt con ở nhà.
Ôn tồn, ông nói:
- Được. Mà mai mày đi sớm, chuyến ô-tô năm giờ à?
- Vâng. Con xin ông ban cho con tiền công để mai con đi sớm. Thầy u con nhắn ra thế.
Ông Dự thong thả móc túi, đưa thằng Quít tập giấy bạc:
- Đây tao chỉ còn thế này, nhưng cũng vừa đủ tiền công của mày. Giá còn, tao cho thêm mày một vài đồng nữa. Mày thực thà, tao có lòng thương, nghe chưa?
Thằng Quít sung sướng, nhìn chủ, tỏ ý cảm ơn. Trong khi ấy, ông Dự móc túi áo, móc túi quần, móc túi ba-đờ-xuy và móc ví, rồi góp nhặt những xu, hào, trinh và đếm. Đoạn ông hỏi:
- Ô tô từ đây về Thái bao nhiêu tiền?
- Bẩm Tết nhất, có lẽ người ta tăng lên đến ba hào.
Ông nhìn món tiền, mỉm cười, bảo:
- Ừ, may cho mày, tao còn ba hào tư. Đây, cho mày cái vé ô-tô và vài xu mà uống nước.
Nhìn thằng Quít khúm núm giơ tay ra đón lấy số tiền, ông Dự nghiêm sắc mặt, nói:
- Đáng lẽ nhà người ta, tao không cho mày về ngay sớm ngày mai. Mày phải chờ cho tao thuê được người mới cái đã. Vả lại, mai tao dọn nhà đi ở chỗ khác, thì tao lại càng cần mày. Nhưng thôi, tao thương hại, năm hết Tết đến rồi, nghe chưa.
- Lạy ông thương con...
- Được, mai chỉ còn một mình tao ở nhà, tao đi ăn đâu cũng xong, nên tao cho mày về. Còn dọn nhà, tao mượn người trông nom cho cũng được.
- Bẩm, mai ông dọn nhà đi phố nào, ông cho con biết, để sang năm thỉnh thoảng con đến hầu ông.
- Hiện tao chưa tìm nha. Tao không muốn ở đây, vì những kèn hát điện của các hiệu thuốc họ vặn suốt ngày, làm tao nhức cả óc. Thành phố thiếu gì nhà cho thuê. Lúc nào tìm chẳng được. Mai vừa là ngày hết tháng nhà, nên tao muốn dọn đi, để nhân tiện ăn Tết ở nhà mới.
Thằng Quít ngậm ngùi. Có lẽ nó mến tiếc chủ tử tế. Bởi vì từ khi ở với ông Dự, mới được hôm nay, nó không phải đòn.
Nó hí hửng khoe với tôi món tiền, rồi vừa xếp quần áo vào khăn gói, vừa pha trò:
- Mời mười đồng vào đây, ép chặt vào đây, về đến nhà hãy ra nhé!
Nó đặt tập bạc vào giữa cái áo lương, gấp cẩn thận lại và buộc khăn gói thực kỹ.
Đoạn, nó lại nói:
- Còn các chú này thì vào đây để tiện cho mở mai lấy vé ô-tô nhé!
Nó gói ba hào rưỡi vào tờ giấy, bỏ trong túi có gài ghim băng.
Sửa soạn xong, thằng Quít vui sướng, huýt còi ran lên, rồi ghé sang sân nhà bên kia, nó đằng hắng một tiếng, và nhổ đánh bẹt để từ giã cô nữ đồng nghiệp.
Tối hôm ấy, ông Dự không đi chơi như mọi tối, khiến cho tôi nghĩ ngợi. Thỉnh thoảng, tôi phải nhắc:
- Ông không đi đâu à?
Thấy ông lắc đầu chán nản, tôi phải nói đến nơi:
- Ông đừng làm lỡ tôi nhé.
Ông mỉm cười, gật:
- Được, không cần, trước tám giờ sáng mai cậu sẽ có.
- Nhưng ông phải đi chơi mới được chứ?
- Được rồi, cậu đừng lo, tôi lo hơn cậu đấy.
Tôi xin thú thực rằng tối hôm ấy, tôi nằm không chợp mắt. Vì tôi lo quá. Càng thấy ông Dự ra vào ung dung, tôi càng hối hận rằng đã cho ông vay món tiền cần một cách rất dễ dãi. Tôi đoán có lẽ ông sẽ đâm mặt liều cùng tôi. Ông hẹn trước tám giờ sáng mai, mà từ chập tối, ông không thèm bước ra khỏi nhà, thì tiền đâu nó bò vào túi ông được? Mai, ba mươi tết, ngày ấy chỉ là ngày để người ta trả nhau nợ, chứ nào phải để người ta cho nhau vay? Mà có người nào cho ông mượn tiền chăng nữa, quyết nhiên người ấy kiêng lúc buổi sáng. Mai tôi không về được thì làm thế nào?
Tôi nằm không yên, thỉnh thoảng cựa và thở dài luôn. Cạnh tôi, ông Dự đã ngủ khì. Và mé góc nhà, thằng Quít đã ngáy như sấm trong chiếc chiếu khum khum trên chõng. Thấy mọi người ngủ sung sướng, tôi càng nóng ruột sôi gan. Họ bình yên cả.
Ông Dự đã trả công đầy tớ mà không phải đi nói khó vay người khác. Thằng Quít mai về nhà với cha mẹ để sang năm làm chú rể, bọc quần áo trong có cô vợ xinh đặt ngay trên mặt tủ đồ ăn, bên cạnh chõng.
Tôi thì vẫn cựa và thở dài, hết quay ra lại quay vào. Lại mấy con muỗi đã khéo chui vào màn lúc nào, cứ "làm reo" bên cạnh tai để quấy rối cuộc trị an. Tôi càng không ngủ được.
Đồng hồ bỗng chốc điểm mười một tiếng. Rồi mười hai tiếng. Rồi đến một tiếng, hai tiếng, ba tiếng. Thì giờ của người không ngủ được chẳng khác gì thì giờ của anh đứng nói chuyện với người yêu, nghĩa là nó chỉ như thì giờ của anh đánh bạc. Vì nó như thì giờ của cổ nhân: Nó như bóng ngựa hồ qua cửa sổ.
Ngoài nhà, gió vi vút thổi, rít qua khe cửa, đưa tiếng rao não nùng của hàng bánh giò ế, hoặc tiếng nằn nì doạ nạt của anh phu xe vừa kéo một chị ở săm về. Thỉnh thoảng gió thổi thốc lên, cành cây chạm vào nhau lá vàng rơi lả tả, hai cánh cửa chớp đóng chập vào nhau, rồi mở tung ra, đập vào tường, khiến trong nhà đương sáng thì tối, đương tối thì sáng, làm cho tôi trằn trọc không tài nào chợp mắt được.
Mà cái nghề trâu buộc ghét trâu ăn. Mình đã không ngủ được, lại thấy người nằm cạnh yên giấc, thì càng tức tức hơn nữa, là ông Dự đã hiếp mất giấc ngủ ấy của tôi. Ông lại làm tôi phải lo nghĩ nữa.
Tôi đã toan trở dậy, vặn đèn lên, đọc một vài tờ báo nhạt. Nhưng tôi sợ lỡ ra số Tết báo ấy viết hay mất, thì toi giấc ngủ quí hóa đi.
Bỗng tôi thấy cạnh tôi, ông Dự cựa. Tôi bực mình không hỏi han gì cứ lặng yên, mở mắt nhìn. Thì ra không phải ông cựa. Ông khẽ lật chăn ra, rón rén dậy, và đi ra đóng hai cánh cửa chớp.
Sao có người lại ác đến thế nhỉ! Không ngủ được, tôi chỉ còn tiêu khiển lúc đêm khuya bằng chút ánh đèn ngoài phố rọi vào để nhìn những đồ đạc trong nhà, tuy nó đã quen mắt. Vậy mà ông làm cho bốn bên tối om!
Nhưng không hiểu sao, mãi không thấy ông vào nằm. Tôi bèn lắng tai nghe, và cố giương mắt xem ông làm những gì. Song, tôi chẳng trông thấy và nghe thấy ông đâu. Góc nhà, thằng Quít vẫn ngáy khò khò như tiếng hàng xóm xay lúa.
Độ mười phút sau, tôi thấy hai cánh cửa ra sân bỗng mở toang, rồi lại khép chặt. Lúc ấy, ông Dự mới khe khẽ mở màn, lên giường, và chui vào chăn.
- Gớm, sao mà chân tay ông lạnh thế!
Tôi phát cáu, cựa, quay đi và thở dài. Tự nhiên, tôi thấy ông Dự lay vai tôi. Tôi quay lại. Ông lấy tay bịt ngay miệng tôi, và giúi vào tay tôi tập giấy mềm mềm. Tôi toan nhổm dậy, thì ông kéo nằm xuống, ghé vai nói thầm:
- Mười đồng. Trả nợ đấy.
Vụt hiểu cả ý tứ và mưu mô ông Dự, tôi giật mình toan rú lên. Nhưng thình lình, tôi bị cái đấm vào cạnh sườn đau đánh nhói.
Ngót một giờ sau, khi chiếc xe thùng cuối cùng ì ạch trên đôi bánh lỏng lẻo, và ngọn chổi thứ nhất của người quét đường kéo dài từ hè nọ sang hè kia, thì thằng Quít đã nhổm dậy. Nó lẳng lặng đi súc miệng, rửa mặt mặc quần áo. Rồi chui đầu qua màn, tìm vai tôi, nó lay tôi dậy. Khốn nạn thân nó, đi có ngủ được nữa đâu! Nó thì thào:
- Con ra ô-tô đây. Cậu dậy, ra đóng cửa cho con.
Rồi đến đường, nó quay lại chào tôi, và hình như có điều gì muốn nói. Nó đứng mãi, nhìn tôi bằng đôi mắt thực thà. Một lát, nó mới nói giọng lo lắng và dặn:
- Cậu ạ, lúc dậy con thấy cửa ra sân không khóa, con sợ quá. Những con khóa lại rồi. Hễ ông con có hỏi, cậu làm chứng cho con là con chỉ mang có cái khăn gói này về thôi nhé. Nói đoạn, nó chào tôi lần nữa, rồi thở dài và đi.
Tôi cũng thở dài, vì tôi thấy nó tỉnh táo, vui sướng, nhanh nhẹn. Rồi cái mũ nồi đen, cái áo len xám, cái quần vải thâm, đến cả đôi giầy tây trắng của nó mặc diện về quê, cũng dần dần lẩn vào trong ánh sương.
(II)
Ông Dự cũng là một độc giả trung thành của tờ báo này. Hôm báo ra, thế nào thằng bé bán báo cũng chực ông ở cửa sổ, để cho ông thuê một cuốn. Nếu rỗi, ông vừa đi vừa lách móng tay út gọt sẵn như lưỡi dao vào những tờ giấy cuối cùng để rọc, và ngấu nghiến đọc một chập cho hết. Nếu bận nói chuyện hoặc bận nghĩ ngợi điều chi, ông gấp đôi quyển báo lại, cắp vào nách, rồi ở nhà, lúc ăn cơm, miệng ông nhai, mắt ông chăm chắm vào trang chữ trên bàn, có khi đưa cả đũa vào chén nước mắm để gắp. Ông mê như điếu đổ mấy truyện dài dịch. Còn nửa tập trên là phần truyện soạn, ông không hề chịu tốn thì giờ để mắt tới bao giờ. Bởi biết thóp ông Dự thế, nên tôi mới dám ngôn luận tự do, viết bài Thằng Quýt đăng ở kỳ báo trước. Phải, trời đã sa xuống đất đâu mà tôi ngại ông Dự đọc bài của tôi?
Song chẳng may cho tôi, kỳ báo ấy, ông Dự lại xem cả phần truyện ngắn nữa. Không rõ thế là điềm hay, hay điềm gở cho nhân loại, nhưng chắc chắn là điềm gở cho tôi. Tôi thì ngờ rằng một anh nào trong tòa soạn xỏ tôi, đưa bản thảo của tôi cho ông xem trước, nên ông mới biết. Vì vậy, tôi bị sự trừng phạt rất ác hại, là ngay chiều hôm ấy, ông tống cổ tôi đi bằng những câu mà bây giờ tôi phải nói khoác là cũng khá nhã nhặn.
Việc này dạy cho tôi biết một cách rất đứng đắn thế nào là cái hại của tiểu thuyết. Thì ra cái hại ấy, về bên "mày, cằm nhẵn" nó đến nhanh chóng hơn về bên "tóc quấn, coócxê".
Nhưng mà đứng trước một cảnh ngộ không may, ta chỉ nên lấy tư tưởng cao thượng của thánh hiền cổ nhân mà tự an ủi. Đức Khổng Tử ngày xưa đã có lần toan nói rằng: “Hễ ngươi viết tiểu thuyết lắm thì có ngày ngươi ở trọ bị đuổi vậy thôi!".
Song, dưới gầm trời này, tôi lo gì không thừa chiếc giường hèm hẹp để tôi lăn kềnh tấm thân thước rưỡi?
Ra ngoài giêng, hôm mồng tám, nhân rỗi việc, tôi bèn mũ áo chỉnh tề đi thanh tra các hè phố. Bỗng tình cờ, tôi gặp ngay thằng Quít.
Thấy tôi, nó mừng rỡ tíu tít như thể được thấy mặt con Sen. Nó nói:
- May quá, con tìm nhà ông con suốt cả ngày hôm qua. Con hỏi thăm nhà bên cạnh, nhưng họ không biết ông con dọn đi đâu.
Tôi hỏi đùa:
- Lấy vợ rồi chứ? Coi bộ anh hớn hở tệ.
Thằng Quít bỗng xịu mặt, thở dài và kể lể:
- Con khổ quá cậu ạ. Không biết con đánh mất món tiền công ở đâu. Khi về đến nhà, con giở gói áo ra, thì không thấy nó nữa. Thành ra, một đằng thầy u con mắng chửi, nghi con đi làm ăn ngoài tỉnh, có nhân tình, nhân ngãi, mà lập kế thoái thác không đưa tiền để lấy vợ nhà quê. Một đằng nhà vợ con thấy không có đủ số dẫn cưới, họ không gả nữa. Hôm mồng sáu, thầy con đánh con một trận chí chết. Thầy con trói con lại, rồi cứ ngọn gậy vừa bằng cổ tay, giáng mãi vào lưng con. Đây này, cậu trông, nhưng vết thâm tím hãy còn đây. U con mắng nhiếc con là đồ vô phúc, chẳng ăn lời cha mẹ, lại đi ăn bùa ăn bả của con đĩ. Rút cục, đánh chửi xong, thầy u con đuổi con đi…
Nói đến đấy, hai mắt nó rưng rưng:
- Thật con không ngờ đâu cái số con vất vả như thế. Làm với ông con ngót một năm, thôi thì chịu đánh, chịu chửi, con cố nhẫn nhục để lĩnh được trọn mười đồng bạc công, thế mà...
Thằng Quít không thể nói hơn được nữa. Tâm sự của nó lúc ấy, nó phải tả bằng hai dòng nước mắt. Nó khóc nức lên.
Tôi thương hại, ngước nhìn vùng trời úa bạc nặng nề. Một lát, tôi hỏi:
- Thế ra anh đã ra ngoài này từ mồng sáu?
- Vâng. Con đến nhà cũ, thấy hàng xóm nói ông con dọn đi hôm ba mươi. Con ngủ nhờ đấy một tối, suốt cả ngày hôm qua, con đi tìm ông con mà không thấy.
- Bây giờ anh định thế nào?
- Thôi thì trăm sự con lại nhờ ông con, xin ở hầu hạ ông con như trước.
Tôi cười:
- Nhưng ông đã thuê được người mới rồi.
Thằng Quít giương đôi mắt nhìn tôi, như hồ nghi câu nói, như oán trách tôi, lại như tôi thân nó. Nó nói:
- Được, cậu cứ đưa con về. May ông con thương con biết đâu?
Tôi buồn rầu, đáp:
- Tôi đưa anh đến nơi, rồi trỏ nhà cho anh vào. Tôi không ở với ông Phán nữa.
Nó ngớ mặt hỏi tôi, nhưng tôi không giảng. Vì nếu nói khoác rằng tôi đuổi ông Dự đi, thì tuy không mất đồng xu thuế nào, nhưng nói thế, tôi cũng hơi ngường ngượng
Ba hôm sau, tôi lại gặp thằng Quít, mặt méo xệch, đứng thờ thẫn trước một hiệu cao-lâu có đông khách ăn. Tôi biết ngay rằng hôm nọ đến xin việc làm, nó đã bị ông Dự từ chối một cách vuông vắn.
Tôi đến gần nó, gọi:
- Quít!
Thằng Quít chào tôi. Tôi hỏi:
- Anh ăn ở đây à?
Như mải theo đuổi ý nghĩ riêng của nó, nó không đáp, lại trỏ tay vào trong, lắc đầu phàn nàn:
- Gớm, họ ăn phí quá, cậu ạ.
Tôi hỏi lại:
- Anh ăn ở đây à?
Nó mỉm cười:
- Nếu được thế, còn gì sung sướng bằng!
- Anh không được làm với ông Phán à?
- Vâng, ông con không nuôi, vì đã có thằng Quít khác rồi. Thành ra mấy hôm nay, con không có việc. Con lo quá.
Ngắm nó, tôi thấy nó đã hơi có vẻ tang thương. Cái áo cánh trắng bong của nó đã cáu bết những ghét và bẩn. Cái mũ nồi của nó không biết đi đâu mất. Cái quần thâm của nó đã nhiều chỗ cho hai cẳng được dòm trời.
Một lát, đắn đo mãi, nó mới hỏi tôi:
- Con hỏi câu này, nếu không phải, cậu bỏ ngoài tai nhé.
- Được, gì anh cứ nói.
- Con hỏi khi không phải, có người bảo ông Phán lấy tiền của con, thật hay dối, hở cậu?
Tôi nghiêm sắc mặt, hỏi:
- Ai bảo anh thế?
- Người ta mách con là việc ấy đã có đăng báo, đích danh lắm, cậu ạ.
- Tôi cũng thấy nói thế.
- Con định lát nữa, con đến đòi lại ông con tiền.
Thương hại thằng Quít, tôi nói rõ cho nó biết việc ấy. Nó trợn mắt, run run:
- Bây giờ con mới tin là thực. Trước con có dám ngờ đâu.
Nói xong, nó chào tôi và đi.
Độ nửa giờ sau, tôi cũng theo đến nhà ông Dự.
- Này, cậu vào mà xem, nó xin tiền, tôi không cho. Nó xin ăn, tôi không có. Bây giờ nó nói hỗn.
Ông Dự phân vua với tôi thế, rồi hung hăng, trỏ vào mặt thằng Quít:
- À, hay là mày không ở với tao nữa, thì mày giở chứng?
- Lạy ông, không phải thế. Con biết rằng bẩm ông câu ấy là con hỗn, nhưng chính con trông thấy ông mở khăn gói của con.
Ông Dự đứng phắt dậy, mặt hầm hầm, đến gần thằng Quít, giơ tay toan tát:
- Quân này bạc thật. Mày đổ cho ông ăn cắp của mày?
Thằng Quít giật lùi, giơ tay đỡ:
- Lạy ông tha cho con, con chỉ dám xin ông món tiền công ông chưa cho con mà thôi.
- Mày bảo ông chưa cho mày? Thế mày xếp đầu bố mày vào trong áo the à?
- Bẩm ông, nhưng mà lúc hơn 3 giờ sáng...
Ông Dự sấn lại thằng Quít, giơ thẳng cánh đưa cả bàn tay vào mặt nó để lấp miệng nó lại, cho nó mất nói. Môi và mũi nó bỗng được ăn trầu. Nhưng miếng trầu máu không phải là thứ người ta mời nhau để làm đầu câu chuyện ôn tồn, nên thằng khốn nạn đứng câm như thóc, mà ông Dự thì trỏ tay ra cửa, quát to:
- Ông cấm mày bận sau không được lai vãng đến đây! Liệu hồn, mày định bôi nhọ ông à? Mày ở với ông, ông trả công mày tử tế, bây giờ mày đòi cái gì? Bước!
Thằng Quít cứ đứng gan lì, không nhúc nhích. Ông Dự dảy nó nghã ra cửa, và đá theo đến mươi chiếc vào cẳng chân. Nó vừa chạy, vừa kêu cha kêu mẹ.
Từ hôm ấy, tôi có ý tìm thằng Quít, định mách nó một chỗ làm, nhưng không gặp nó đâu. Tôi yên trí rằng lại nhà ông Dự, tất tôi biết tin tức nó.
Cũng như mọi lần, ông Dự trách tôi bằng những câu tôi đã nghe nhẵn cả tai:
- Cậu ác quá, chẳng nể ai cả!
Rồi ông kể thêm rằng:
- Nó lại đây đến ba lượt nữa rồi đấy. Nhưng lượt sau cùng, phúc bẩy mươi đời nhà nó, tôi không có nhà. Mà thằng ôn vật này (ông trỏ thằng Quít mới) không biết nghe nó dỗ ngon dỗ ngọt thế nào, lại thí cho nó bát cơm nguội.
Nói đến đó, ông trợn mắt nhìn thằng đầy tớ và dọa:
- Bận sau, mày không được nó đi, còn dung túng nó ở nhà này, thì chớ chết, ông bảo trước.
Rồi ông nói chuyện tiếp:
- Thật, thừa cơm cũng không nên cho đồ bất nhân ấy ăn. Mà hình dung, mặt mũi nó như thằng ăn cắp chợ. Không hiểu mười đồng bạc tôi trả lại nó, nó đã tiêu những gì?
Tôi ngạc nhiên, hỏi:
- Ông đã cho nó rồi?
- Phải lần thứ hai nó đến, tôi đã trả. Dạo trước, mình túng thì làm thế cho nó đỡ ngầy ngà, chứ ai thèm. Mình có, cho nó thêm chẳng vẻ thay nữa là. Thấy nó thực thà, ta nên thương hại.
Tôi khen ông Dự hào hiệp và nhân từ. Ông sướng lắm, lập tức trả nợ miệng tôi bằng mấy câu khen tôi thông minh. Một lát sau, ông mời tôi bảy giờ tối hôm ấy, đi ăn cơm tây với ông. Ông bảo:
- Lắm lúc ở nhà một mình, tôi nhớ cậu đáo để.
Tôi nhận lời và cáo từ ra về, để thay quần áo cho tươm tất.
Khi tiễn tôi ra cửa, thình lình ông Dự biến sắc mặt, cau có, nói:
- Quái, thằng ấy lại đến, bực mình chưa!
Tôi nhìn đằng xa, thấy thằng Quít đương đi lại áo quần nó rách bươm, mặt mũi nó đen đủi, đầu tóc nó bơ phờ. Mà cái áo nịt của nó không biết biến đâu mất. Quả đúng lời ông Dự, nó như thằng ăn cắp chợ.
Quay lại, thấy cửa nhà ông Dự đã đóng, tôi bảo cho nó biết đã tìm hộ nó được chỗ làm. Nhân tiện, tôi hỏi:
- Anh đi đâu?
Nó giơ chân giơ tay, phân trần:
- Lần nào con đến, ông ấy cũng đánh, đánh sưng cả mình mẩy, rồi mắng chửi con là đồ phản chủ và sai đuổi con ra. Con không đòi được mười đồng bạc, nhất định con không chịu: Đói meo bụng, xin bát cơm thừa cũng giữ.
Lấy làm lạ, tôi hỏi:
- Ông bảo trả anh rồi mà?
- Cậu tính nếu thế, con còn đến đây làm gì?
Nói đoạn, nó đi.
Tôi thở dài, nghĩ đến bữa cơm tây chốc nữa mà đã no ứ lên đến cổ.
Bỗng tôi thấy tiếng kêu kinh thiên động địa, và mọi người ngoài phố đổ xô ra xem. Thì ra thằng Quít đang chạy như bay. Hẳn nó làm gì khiến ông Dự khó chịu mà ông đã thết nó được bữa no đòn.
Câu chuyện tôi vừa kể trên kia, đã xảy ra trong vòng mười hôm, và tôi đã chép lại hôm chủ nhật trước. Song thấy truyện không có kết cục, tôi đã toan xé bản thảo đi, vì tôi chắc rằng thằng Quít được tôi mách chỗ làm, thì nó sẽ có tiền công mang về minh oan với cha mẹ và cưới vợ. Đời nó sẽ phẳng lặng, sung sướng một cách buồn tẻ như đời một vị quốc trưởng, có gì đáng ghi thêm?
Nhưng mà đọc báo hàng ngày, mấy hôm nay, tôi giật nẩy mình. Tôi thấy ông Dự, tuy không viết truyện bao giờ, song, cái kết cục sau này ông nghĩ nối cho tôi, đã có thể đặt ông vào cùng chiếu với những nhà có biệt tài trong làng tiểu thuyết.
Đây, tôi xin cắt những mẩu thời sự ấy, dán vào dưới bản thảo, để vội đem in. Chắc độc giả thể tấm lòng nhân đạo cho ông, đã có công giúp thằng đầy tớ cũ thực thà được chỗ mà cơm no áo ấm.
Món quả đầu năm
HÀ NỘI - Đêm hôm kia, rạng ngày hôm qua, kẻ trộm leo lên mái nhà, xuống sân gác số 76 phố... là nhà ông Nguyễn Hữu Dự. Quân gian mở cửa vào nhà. Lúc bấy giờ mọi người đều ngủ yên, nên không biết, bị nó khoắng một mẻ khá to. Sáng hôm sau, ông Nguyễn Hữu Dự mở mắt ra, thì ối trời ôi, thấy đồ đạc mất toang ngoảng. Kiểm lại các thứ, ông thấy mất hai chiếc áo gấm, ba đôi giầy tây để ở ngoài, một cái va ly có nhiều tiền và nhiều quần áo tây của ông Dự và một hòm đồ đạc trong đựng các quần áo đắt tiền và nhiều vàng bạc là đồ nữ trang của bà Dự, tất cả trị giá đến hơn nghìn bạc. Hiện ông Dự đã đi trình các nhà chuyên trách.
o O o
Tin thêm về vụ trộm nhà ông Dự
Về vụ trộm nhà ông Nguyễn Hữu Dự ở số nhà 76 phố... mà quân gian mở cửa vào nhà lấy mất hai cái áo gấm, ba đôi giày tây, một va-ly có nhiều tiền và nhiều quần áo tây, cùng chiếc hòm quần áo đắt tiền và nhiều đồ nữ trang, tất cả trị giá hơn nghìn bạc, chắc độc giả còn nhớ.
Ngay sáng hôm sau, bản báo phóng viên đến phỏng vấn ông Dự và hỏi xem ông tình nghi cho ai, thì ông Dự có nói tên một người mà ông ngờ, song bản báo không tiện đăng ngay, sơ ngăn trở công việc các nhà có chức sự. Nay vừa được tin kẻ gian đã sa vào lưới pháp luật. Thì quân gian nào phải người la lạ. Nó chính là Nguyễn Văn Quít, đầy tớ cũ của ông, mà ông đã không nuôi từ hôm hai mươi chín tết tháng chạp năm ngoái vì có tính gian vặt. Có lần chính ông Dự đã bắt được quả tang nó cạy hòm bà Dự ngay giữa ban ngày. Nhưng vì giàu lòng nhân từ, ông Dự tha cho nó, và bắt nó cam đoan không được giở lối tắt mắt ấy nữa.
Song, ông xét ra, thỉnh thoảng trong nhà vẫn xảy ra những việc mất mát lặt vặt luôn. Bà Dự nhiều lần khuyên ông nên đuổi nó đi, nhưng ông không nỡ. Đến mãi ngay cuối năm ngoái, ông Dự mới trả công nó và cho nó ra.
Ngoài giêng này, ông Dự thỉnh thoảng lại thấy nó lai vãng đến nhà ông. Những tưởng tôi tớ quyến luyến chủ cũ, ông không để ý đến. Nào ngờ đâu nó hay ra vào là có ý thám thính.
Rồi hôm ấy, nó biết thóp bà Dự về quê, nó liền trèo tường vào nhà để đền ơn ông Dự.
Hiện tên Quít đã phải tống giam để đợi ngày xét xử.
Vậy mong rằng pháp luật nên thẳng tay trị tội những quân đầy tớ bắt lương để làm gương cho đứa khác.
Kết liễu vụ trộm nhà ông Nguyễn Hữu dự
Chắc độc giả chưa quên vụ tên Nguyễn Văn Quít, đầy tớ cũ nhà ông Dự, đương đêm, trèo tường vào nhà ông, lấy mất áo quần, vàng bạc, đáng giá hơn nghìn bạc, mà bản báo đã đăng rõ ràng khi việc mới xảy ra.
Nay Sở mật thám còn xét ra rằng tên Quít còn liên quan cả đến vụ giật ví của cô đầm lai ngay giữa ban ngày trong vườn hoa trước cửa nhà hát tây Hải Phòng hồi tháng trước, việc đánh người bị thương trong ngõ Gia Ngư tuần lễ vừa qua, và có lẽ nó còn nhúng tay vào nhiều việc gian ác khác nữa.
Được tin thêm gì, bản báo sẽ đăng tiếp.
o O o
Lại về vụ trộm nhà ông Dự
Phiên toà hôm qua, đã xử việc tên Nguyễn Văn Quýt lấy trộm nhà ông Nguyễn Hữu Dự và thủ phạm nhiều vụ gian ác khác, do quan Chánh án X. chủ toạ.
Đứng trước vành móng ngựa, bị cáo nhất định chối cãi không chịu nhận một khoản nào.
Kết cục, tòa nghỉ mười lăm phút để luận tội, rồi tuyên án phạt tên Nguyên Văn Quít 20 tuổi, vô nghề nghiệp, ba năm tù, năm năm quản thúc, và 1.850 đồng bồi thường cho nguyên đơn.
Thực đáng kiếp cho tên bất lương.
Số báo mai, bản báo xin thuật rõ ràng phiên án rất quan trọng này.
1-1937
Thằng Quýt
Nguyễn Công Hoan
Thằng Quýt - Nguyễn Công Hoan
https://isach.info/story.php?story=thang_quyt__nguyen_cong_hoan