Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thấm Mệt
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Nguyen Minh
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 329 / 7
Cập nhật: 2019-01-06 16:26:47 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
“S
ẽ quay lại, sớm thôi”.
Anh nói, cúi buộc lại giày. Lớp sình khô trộn lẫn với rơm nát bong khỏi lớp vải bố, phơi ra thềm bộ dạng rã rời. Chúng phải tới từ những đường mòn xa xôi, Ngà nghĩ, trong lúc cố phân biệt được hứa hẹn vừa nở kia là cho chị, hay cho cô gái anh vừa gửi lại nhà sau cuộc ghé qua chóng vánh. Cô gái chừng như cũng không biết anh nói với ai, chẳng ừ hử, miết hoài ngón tay lên cửa kính.
“Không sao, tụi mình là bạn”, Ngà nói, tự thấy giọng vầy vừa đủ tự nhiên. Bao giờ nói câu đó, chị cũng sợ ngữ điệu mình sẽ khoa trương, hoặc ngược lại, có mùi tan nát. Chị muốn mấy chữ tụi mình là bạn được thể hiện hoàn hảo như lần đầu tiên nó được thốt ra, khi anh kéo va-li ra cửa, chị nói nếu cần chị giúp gì, hãy cứ ghé qua.
Giờ nhớ lại cuộc chia tay nhạt nhẽo đó, chị vẫn tức cười, câu kết của một cuộc hôn nhân buồn tẻ cũng thiếu muối. Phải mình tru lên, “đừng bao giờ để tôi thấy mặt, đồ chó!”, và sập cửa, mạnh đến nỗi ổ tò vò trên tường rụng xuống và căn nhà rùng mình lây nhiễm cơn giận dữ của chủ nó, vậy thì kịch tính hơn nhiều.
Nhưng để đến màn chung cuộc hung bạo vậy, trước đó phải có cuộc chiến dẳng dai của hai kẻ từng yêu đến mất trí và giờ thì ghét nhau tận tủy xương, luôn tìm cách sát thương đối phương bằng bất cứ thứ gì, chảo chiên hoặc lời nói, giẻ lau hay mảnh vỏ sầu riêng. Trở thành chiến binh, bọn Ngà không thể, cho tới thời khắc cuối cùng.
“Tụi mình là bạn mà”.
Có thể câu nọ được Ngà nói với vẻ thản nhiên trong ngày chia tay ráo hoảnh không đính kèm nước mắt, thứ đàn ông hoặc kinh sợ hoặc ghê tởm, nên sau này anh thường ghé qua nhà, chỉ để ngủ một giấc, hoặc tắm rửa, đôi lần tạm gởi vài con thú bị bạc đãi mà nhóm anh vừa cứu được, trước khi đưa chúng tới một nơi chốn nào đó. Chị bất đắc dĩ làm bảo mẫu ngắn hạn cho đôi cò lạo bị động kinh, gã khỉ mù.
Lần này, là một cô gái. Tròn lẳn, da mật, tóc rối tự nhiên tươm ra vẻ hoang dại, cả khi kiệt sức vẫn thấy trong mắt lửa chập chờn. “Trẻ quá”, cái ý nghĩ thầm đó đánh gục Ngà, trước khi chị nhận ra mình không biết gì về cô hết, ngoài cái tên.
“Bến”, dùng vai đỡ cánh cổng cho cô gái chen vào, anh nói nhanh ngay khi vừa tới, mắt lảng vào chậu huệ mưa héo lả dưới nắng trưa, “phiền em cho ở nhờ ít bữa, ờ, chậm lắm là sáng kia, ờ, khoảng đó”.
“Được chớ, mình với nhau mà”, Ngà cười, cố ngăn anh ngừng cơn ờ. Mình mà hỏi tới là ảnh hấp hối luôn, chị nghĩ. Nên chị te ra cổng tiễn ngay khi anh viện cớ đám nào đó đang chờ, và anh cần đi gấp. Như một kẻ trốn chạy, anh gần như không nhìn ai trong hai người đàn bà mà chút nữa đây, họ sẽ bơi lượn trong bầu không khí gượng gạo, và mỗi hành động quan tâm đến nhau đều làm đôi bên kiệt sức.
“Ngủ một giấc đi, nhỏ!”, Ngà nói, lúc vào lại nhà, thiệt muốn mửa bởi cái kiểu ân cần của mình.
“Dạ, chị kệ tui”, cô gái nói, cả giọng và cái kiểu ngồi gá tí mông lên mép trường kỷ, kẹp giỏ đồ vào bụng, cũng đầy dè chừng. Ngà tự hỏi anh đã nói gì về chị trước khi tới đây.
“Cổ hay cắn ẩu”, có thể anh tả vậy, dám lắm, anh hay cà rỡn quá trớn. Hoặc anh chẳng cần khoa trương gì ngoài sự thực, chị là vợ cũ của anh. Tiết lộ đó bao giờ cũng kèm theo những ngờ vực về nhân cách, những liên tưởng của dao sắc và gai nhọn.
Nhưng anh có cảnh báo gì thì cũng vô ích, cô gái không kháng cự nổi cơn buồn ngủ bao vây mình. Khi Ngà xách chổi đưa đám bọn sình khô bị đôi giày bỏ rơi về đất, thì cô đã sâu giấc, đầu ngoẹo lên cánh tay, giỏ hành lý trượt khỏi người.
Nhiều lắm chỉ vài ba bộ đồ, Ngà đoán. Giờ không cần giữ ý, chị có thể ngó cô ta ở một khoảng cách thật gần. Bộ quần áo sáng mầu có thể tìm thấy ở bất cứ chợ trời nào không giấu được ngấn mỡ bụng. Một đoạn chỉ bị bục để lộ khoảng sườn nâu, nhưng đôi cổ chân lại đói nắng trắng xanh. Tay cũng vậy, từng ngón dài, nuột. Chúng đánh lạc hướng Ngà, chị không thể đoán thân phận của khách, lúc này đã xoãi người thoải mái, dáng điệu buông tuồng. Mặt đón ngấn nắng chiếu xiên từ cửa chớp, thách thức thứ ánh sáng soi mói kia bằng một mảng khối mịn màng.
“Mình cũng từng trẻ”, ngó đám lông măng lơ mơ trên má cô gái, Ngà nghĩ. Nhưng chị không chắc. Trong vài tấm hình hồi chị mười bảy hoặc hai mươi, chị luôn là cô gái mỏng dính, cười nhẹ như không, gương mặt phủ một lớp suy nghĩ mờ đục tựa sương mù. Mình nghĩ gì vào tuổi đó, chị không nhớ, cũng như chẳng nhận ra mình là một người hay nghĩ. Thứ đó coi kiếng không thấy được. Chỉ một lần đang ở trong Ngà thì anh dừng phắt, gắt lên.
“Nghĩ xong chưa? Sao cả lúc này mà em cũng vậy?”.
“Em không biết”, chị thành thực thú nhận.
Sau này, dù ngụy trang lên đổ vỡ những lý do kinh điển, nhưng Ngà ngờ là do chị nghĩ quá chừng. Vui sướng gì khi ôm một người đàn bà bị vẩn đục bởi mớ ý nghĩ riêng tư.
Lượn quanh cô gái, Ngà cứ tơ mơ nghĩ không đầu cuối. Ngấn nắng sượt qua khỏi cô gái, di chuyển về phía vách ngăn che một phần căn bếp. Chị sực nhớ sắp cơm chiều, và anh không gởi lại thực đơn nào, kiểu như chồn bay chỉ thích đu đủ chín, cò lạo ưa cá chết cắt nhỏ ra, và con khỉ tật nguyền kia ưng nhất cơm thiu.
“Chẳng phải chuối chín cây sao?”.
“Nó bị cầm tù lâu quá. Tụi anh cần thời gian dạy lại”.
Ăn chuối thì cần gì dạy, chị nghĩ vậy nên khi anh đi khỏi, đã dúi cho con vật tội nghiệp kia trái chuối xiêm. Nó bíu chặt góc lồng, phủi trái chín mềm như một vật gớm ghiếc, ré lên từng tràng loạn lạc. Mình vừa tra tấn nó, chị cảm giác vậy, tiếng kêu thất thanh của con vật đuổi theo chị lúc sang bên xóm xin cơm cặn. Từ ngày anh chuyển đi, Ngà bỏ thói quen nấu phần ăn cho hai người (với hy vọng anh có thể lách mình qua chuỗi bận rộn mà về nhà ăn tối). Hồi đó, trong nhà hay có mùi cơm canh hâm nhiều lửa, hoặc chúng đang trở mùi thiu.
Hồi đó nồi cơm lớn hơn bây giờ. Chị đổi nồi nhỏ hơn sau khi anh chuyển đi. Nhỏ tới mức chỉ lon rưỡi gạo là cơm bung chạm nóc.
“Như đồ chơi cúng Cuội”, anh cười, khi lần đầu thấy nó. Những xoong nồi quanh đó cũng vậy, vừa đủ cho một người. Nhìn vào trong lòng chúng, người ta sẽ không thấy quá nhiều khoảng rỗng.
Nên Ngà có chút căng thẳng nghĩ tới những bữa cơm hai người trong một vài ngày tới. Chị đong đầy lon gạo. Mớ gạo nảy trên đáy nồi nhôm gây tiếng động khô. Ngó nhanh về phía khách, Ngà thở phào vì thấy cô vẫn im lìm. Ngay lúc đó, nhận ra mình đang nhón bước về phía vòi nước, chị bỗng tức giận.
“Mình là chủ nhà mà”, chị kêu thầm, muốn tự vả vào mặt mình cho tỉnh ra. Ngay lập tức chị lấy lại vị thế bằng cách gây ra những âm thanh mà chị nghĩ chúng luôn náo động trong bất kỳ cuộc nấu nướng nào. Tiếng nước chảy, tiếng bếp ga đánh lửa, đầu đũa lảo đảo đáy chảo chiên, dao cắt bí dội xuống mặt thớt.
Mớ âm thanh tầm thường nọ khiến Ngà xúc động, đến ngẩn ra một lúc khi chờ bí đỏ nhừ dần trên lửa. Rồi mọi thứ lắng xuống, âm thanh, cùng với khói. Cô gái vẫn chưa dậy, nhưng độc chiếm gần hết không khí mà chủ nhân của ngôi nhà đang hít thở.
Chị lê dép loẹt quẹt đi quét sân, tưới cây. Chị chà rửa sàn nước. Và lúc dẹp loạn ổ nhện ở góc nhà, chị thấy anh gọi, điện thoại vừa kịp lóe lên rồi tắt, để lại một vệt sáng của lỡ làng. Hình dung anh đang kết nối thì ai đó kéo đi nên vội ngắt, nhưng cũng có thể anh vẫn chưa sẵn sàng. Tần ngần, mở danh bạ lần tới tên chị, anh định gọi rồi lại thôi, định thôi thì lại gọi.
Mải ngó cái điện thoại giờ trở lại im lìm, Ngà không hay cô gái vừa dậy. Có vẻ như cơn đói đã đánh thức cô, dù mắt chưa sẵn sàng mở, và chân tay nữa, chúng vẫn còn đang chiêm bao.
“Ờ, lúc nãy ảnh có gọi”, Ngà lên tiếng ngay khi thấy cô gái lảo đảo tìm nước rửa mặt, giọng chị lộ rõ vẻ giả vờ bâng quơ, như che đậy vụng về một cuộc trò chuyện riêng tư, với ít nhiều bí mật, “nhỏ chắc cũng đói bụng rồi ha?”.
“Dạ, chị kệ tui”, cô gái nói, ngẩng lên với gương mặt lênh láng nước.
Và mấy từ vô nghĩa đó là tất cả những gì cô ta muốn nói (một cách tự nguyện) suốt thời gian cô ở lại nhà Ngà. Bơi lượn trong cái khí hậu hòa nhã mà chị gắng hết sức tạo ra, sau những giấc ngủ dài đến sưng mọng bộng mắt, cô thay bộ quần áo mầu sắc rất là căng thẳng khác, tha thẩn ngắm nhìn những thứ đồ gia dụng nhỏ tới tức cười trong căn bếp, sờ thử vào mấy chậu hoa chủ nhà tự kết, sửng sốt vì chúng quá giống thật, ướm chân vào một vài đôi giày trên kệ, sớm chán nản vì mình không có cơ hội nào, bẻ mấy hột cơm thả vào chậu cá bảy mầu và nhận ra chúng không ưa gì thứ đồ ăn lạt lẽo đó. Ngà đợi cô ta dừng lại trước đầu sào nơi treo áo anh, để nói, “lần trước ghé qua ảnh nhờ chị giặt giùm”, nhưng cô vẻ như không để tâm. Trong căn nhà xa lạ, khách ung dung đứng ngồi, bằng sự trẻ trung vô lo mà có khi cô không ý thức được.
“Nhỏ phải hai mươi rồi chớ?”, Ngà thấy mình như nhân vật trong truyền hình bị thoại nhét vào họng.
Cô gái đăm đăm nhìn vào mấy ngón tay mình:
“Dạ, cỡ đó”.
Không có câu chuyện nào cô gái muốn khơi. Chẳng cơ may nào cho thân tình đâm nhánh. Ngà còn mong gì hơn. Bởi xởi lởi quá sẽ nảy ra những câu hỏi nặng tính tò mò, kiểu như quê xứ cô đâu làm sao mà quen được anh, sau khi chị dùng chính câu chuyện của mình làm mồi nhử, rằng bữa đó đang đốt lá trước sân trạm xá thì có gã đàn ông bồng con chồn bước vào nói, đứa nhỏ này cần được cứu. Lúc đó chị nhìn vào bộ mặt đầy lông lâu không cạo, chiếc giày rách mũi thò ra ngón chân móng thúi đen, đôi môi khô nẻ cùng cổ tay rướm máu, nghĩ anh ta mới cần được cứu.
Người đó, chỉ năm sau là chồng chị, và ba năm sau nữa trở thành bạn bè, chỉ bạn bè suông, vậy thôi.
Chị đứng ngay dưới bức tường trong suốt được cô gái xây bằng dè chừng, thấy mình không cần tìm cách trèo qua làm gì, vài chục giờ nữa cô ta sẽ biến mất. Giống như chú khỉ mù chỉ ăn được cơm thiu, hay đôi con cò lạo nghe tiếng động mạnh là ngã ra chết giấc, đã rời đi khi chị còn chưa kịp cảm thương.
“Tụi nó sẽ sống chớ anh?”, có lần chị hỏi khi anh mang con thú dặt dẹo ra xe.
“Ừ. Hoặc chết”.
“Phải sống chớ, anh đã đánh đổi cả em để cứu chúng mà”, ý nghĩ đó mạnh tới nỗi chị tưởng đã bật thành lời, thứ có thể phá vỡ tình bạn mà chị đắp vá từ những mảnh vỡ của hôn nhân, với niềm tin nó sẽ bất hoại. Mặc dù có lúc chị thấy bạn bè kiểu này có chút bịnh hoạn, khi nhớ anh từng rớt nước dãi lên ngực chị ở cú rướn cuối cùng, nhớ anh nổi gai ốc cùng mình mỗi khi chị vuốt ve xương cụt.
Nhưng chỉ vài ba hồi nhớ hoan lạc đó chẳng ngăn được tình bạn giữa hai người tồn tại. Không thì anh đã chẳng gửi người này lại, chị nghĩ, ngang qua chỗ cô gái nằm nuôi chiêm bao. Cô có vẻ chỉ cần ăn mơ mà sống.
Anh cũng ngủ suốt những lúc ở nhà, sau những chuyến đi giải cứu thế giới. Hồi mới cưới, bọn chị cũng đi coi phim, ra trầm quán nhạc, nhưng anh không ngáy vang góc rạp thì cũng ngáp ngắn dài. Chị thấy mình bị đẩy đi xa khỏi người đàn ông cuộn mình trong những cơn mộng.
“Họ thiệt hợp nhau”, một ý nghĩ đầy cặn thò ra, đục ngầu. Cứ nghĩ này kia thì không biết còn đục tới đâu, Ngà hơi sợ suốt đường đạp xe ra trạm xá. Cuối tháng, chỗ làm vắng tanh. Chị ước gì giờ đang đợt chích ngừa, bọn chị sẽ bù đầu với đám con nít quấy khóc không dứt. Chúng kêu khóc chị thấy phiền, nhưng cả khi chúng im lặng cũng làm chị thốn lâm râm bên sườn, nghĩ tới đứa trẻ của riêng mình chưa được trời rót vào lòng mẹ.
Vào cái ngày chị muốn mình thiệt là bận rộn, thì tụi nhỏ không tới. Chị cần thoát khỏi thứ gì đó đang bập bùng trong đầu, cố kháng cự nó vươn ngọn lớn tàng. Một bà già tới lãnh thuốc kháng lao không hiểu vì sao được chị cảm ơn đến năm bảy lượt.
Lúc về đã thấy cơm đang sôi, mớ rau muống hãy còn rỏ nước. Và cô gái vẫn ngủ. Hoặc có vẻ như ngủ. Không thể ra khỏi nhà, đó là cách cô ta thoát khỏi Ngà.
Sau mỗi giấc ngủ trông cô lại no căng ra, mọng nước, và khi đứng gần bức vách được khỏa lấp bằng những tấm hình, cô ta phát sáng trước mọi con người đang đông cứng trên đó. Không có hình cưới của bọn Ngà, nhưng còn vài ba tấm ảnh chụp chung với bạn bè, trong vài chuyến du lịch trước cưới, chị để vậy. Chị muốn mọi thứ vừa phải với mối quan hệ bạn bè, giống như chị không bao giờ hỏi quá nhiều vào những lần anh ghé qua.
“Còn mấy con voi hay ra phá rẫy thì sao, mình phải bắn thuốc mê để mang tụi nó đi chớ?”.
“Ờ thì vậy”.
Nhưng câu hỏi để mà hỏi luôn được nhận ra, và được đền đáp vừa khít.
Buổi tối sau cuộc điện thoại chẳng thành, anh gọi lại:
“Ờ thì, ờ, bên đó có mưa không?”.
“Anh muốn nói chuyện với cổ?”, Ngà nói, ngó cô gái dựng người lên khỏi ghế, vẻ như chờ đợi cuộc gọi này.
“Nói gì giờ, ờ đó, đây đang mưa quá”.
Chị te te rót cái điện thoại vào tay cô gái, rồi bước vào phòng vệ sinh. Cửa trước khóa rồi, mình đâu thể tránh ra ngoài sân, chị nghĩ trong lúc tiếng cô gái cứ thấm qua vách. Biết rồi. Cũng không ra cổng. Ngủ muốn mục con mắt. Giờ không có đói. Biết rồi. Dạ. Biết rồi.
“Ảnh biểu sáng mai đón tui”, cô gái nói, khi chị quay lại. Không hiểu sao Ngà lại nghĩ đêm nay rất dài.
Sáng sau, anh gọi sớm, hỏi Ngà đã ăn sáng chưa. Chị, sau một đêm xùi xục đếm bầy cừu trong tưởng tượng, lúc ra khỏi nhà cô gái đang nằm nghiêng say ngủ để lộ bên cổ một vết xước ướm vừa hai ngón tay, bất giác Ngà sờ mấy vết cào đã từng sau gáy, ra đến cổng bỗng sợ anh quay lại đón người khi mình không có mặt ở nhà, và nhớ ra suốt mấy năm chồng vợ anh chưa từng gọi vào sáng sớm chỉ để hỏi chị ăn sáng chưa, Ngà điên lên.
“Cô ta là ai? Con nhỏ đó, là ai?”.
Thấm Mệt
Nguyễn Ngọc Tư
Thấm Mệt - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=tham_met__nguyen_ngoc_tu