Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tấm Ảnh Màu
Tác giả:
Cao Xuân Lý
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Bach Ly Bang
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 598 / 3
Cập nhật: 2015-03-12 12:38:00 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
K
hông biết ai đã đặt tên cho nó là Ngộ, vì khi đủ lớn để biết rằng mình không có cha mẹ, thằng Ngộ đã nghe người ta gọi nó với tên đó rồi. Ngộ sống trong xóm này như là một đứa con của cả xóm, vì nhà nào nó cũng đã từng ăn cơm một hai bữa, ngủ một hai tối trước hiên nhà, và bà nào cũng gọi nó là con, ngọt sớt, ngon lành mỗi khi sai bảo nó làm điều gì! Phải cái xóm nghèo nên cũng không được nhờ vả bao nhiêu. Gặp khi kiếm ăn dễ dàng, thằng Ngộ cũng có bữa đói bữa nọ Nhưng đến lúc khó khăn, chật vật, nó thường phải nhịn đói hay chạy lên Sài Gòn, đến trước các tiệm ăn vét chút cơm thừa canh cặn!Một hôm thằng Ngộ đang đi thì mụ Liến gọi:
-Ngộ, lại đây biểu mày!
Khi đến gần, mụ nhìn nó từ đầu đến chân rồi nói:
-Tao hỏi thiệt, mày muốn vợ không?
Câu hỏi làm thằng Ngộ đứng chết trân, hết biết trả lời thế nào. Nó làm sao lấy vợ được, không có gì hết, bộ mụ giỡn hay sao mà hỏi kỳ cục vậy!Thật ra thỉnh thoảng Ngộ cũng có nghĩ đến đàn bà, con gái, như một mơ ước mà nó nghĩ không bao giờ có được, Ngộ không nhớ rõ có những ý nghĩ này từ bao giờ, nhưng hình như mới đây khi nó nghe người này người khác khen nó chóng lớn. Kể cũng lạ, thằng Ngộ có ăn gì bổ dưỡng đâu mà chóng lớn, thỉnh thoảng nó có nhìn mặt nó trong gương ở tiệm hớt tóc của lão Biêng đầu xóm, mỗi khi lão ế khách thấy nó đi qua mà tóc quá dài, lão gọi vào xởn cho vài đường. Những lúc như vậy thằng Ngộ cũng thấy mình lạ lẫm, Ngộ còn nghe có người khen nó đẹp trai nữa, chẳng biết họ nói thật hay nói chơi, mấy người đó nói giỡn hoài, tin làm sao được!
-Ủa, sao tao hỏi mày không trả lời?
Nó cười ngượng ngập:
-Thôi mà, dì! Ai mà lấy tôi!
-Có người lấy thì thôi, nhưng mày phải nói cho tao biết mày có muốn vợ không đã.
Tất nhiên thằng Ngộ không thể trả lời câu hỏi cắc cớ đó, muốn lấy vợ thì quả thật là câu hỏi nó chưa từng đặt ra cho mình, nó chỉ cảm thấy thích khi nhìn mấy con nhỏ trong xóm như con Thắm, con Liễu, con nào con nấy trắng bóc!
-Ủa, sao mày đứng chết trân không nói gì vậy, mày?
Đì nói giỡn hoài, thôi tôi có chút công chuyện phải đi. Bà Ký mới nhắn tôi tới xách nước cho bả.
-Ừ, thôi đi đi, nghĩ kỹ rồi trả lời tao, không phải giỡn đâu.
Thật ra bà Ký có nhắn đến xách nước cho bà nhưng là buổi chiều kia, nó kiếm cớ để đi nên nói đại vậy cho yên chuyện, chứ hỏi cắc cớ ai mà trả lời được! Buổi chiều sau khi đã làm xong công việc cho bà Ký, bà ấy cho nó ăn cơm và còn dúi vào tay nó mấy đồng. Làm cho gia đình khá giả cũng sướng, được ăn ngon lại còn có chút tiền tiêu vặt, còn làm cho nhà nghèo chẳng ăn thua gì, giỏi lắm kiếm được bữa cơm. Tuy vậy, nó không bao giờ từ chối ai, nếu từ chối không có ai gọi nữa là đói! Vả lại, việc nó làm cũng chẳng quan trọng gì, chỉ là những công việc lặt vặt. Ngộ ao ước lớn hơn một chút nữa để đi làm nhiều tiền hơn, như mấy anh ở gần giếng nước đi khuân vác cũng có tiền ngồi nhậu hoài, bây giờ thì chưa được, thấy mấy anh ấy vác cả bao gạo một tạ Ở trên lưng mà ớn, gãy lưng như chơi, người khác bị tàn tật còn có người nuôi, nó một thân một mình có nước chờ chết chứ ai mà lo cho!
Bà Ký giàu nhất xóm, có mấy cô con gái lớn xộn, cô nào cũng đẹp, con Nga, cô con gái út của bà, chắc chỉ bằng tuổi nó là cùng, trông đẹp như tiên, nhưng thân phận nó chỉ là đứa côi cút, thất học, đâu dám mơ ước hão huyền! Chỉ có mấy đứa con nhà nghèo thỉnh thoảng có nói giỡn với nó, còn con Nga thì không bao giờ, con nhà quyền quý, đài các mà!
Mới chập choạng tối Ngộ đã vác manh chiếu ra cái chòi Nhân Dân Tự Vệ để chuẩn bị chỗ ngủ, dạo này nó hết ngủ ở hiên nhà người ta, vì lãnh luôn việc gác thế cho hết người này đến người khác, vừa có chỗ ngủ lại vừa có chút đỉnh tiền, trước đây vì nó quá nhỏ không ai cho làm, còn bây giờ thì mọi người đều bằng lòng với việc làm của nó. Có nhiều đêm trời mưa, mấy anh khác ở nhà hết, chỉ có một mình nó ngủ trên chòi, nó cũng không lấy thế làm buồn, thỉnh thoảng có lúc cũng cần yên tĩnh để ngủ, nhất là những hôm như hôm nay, xách nước nhiều quá mỏi cả hai vai. Nó không quen gánh, nếu biết gánh có lẽ đỡ hơn!
Ngộ trải cái chiếu ở một góc chòi, vừa đặt mình xuống là nó ngủ ngaỵ Nửa đêm, nó bỗng thức giấc, bên ngoài trời mưa gió ào ào, nước mưa theo gió hắt vào những khe gỗ rơi trúng mặt, nó lồm cồm bò dậy thu chiếu định trải ở một góc khác kín gió hơn, bỗng nó đụng phải một người khác, nhìn kỹ nó mới biết là thằng Lược, thằng này cũng gác thuê cho người ta thành ra mưa gió cũng không dám ở nhà. Lược chỉ có hai mẹ con và nghèo nhất xóm, có lẽ vì vậy hai đứa chơi thân với nhau.
Thằng Ngộ trải cái chiếu của mình song song với cái chiếu của thằng Lược, rồi từ từ đặt mình xuống. Khi mới thức giấc nó tưởng nó sẽ ngủ lại được ngay, không ngờ bây giờ thấy tỉnh táo hẳn. Bên ngoài gió thổi ào ào, những tấm tôn trên mái chòi rung lên bần bật, thỉnh thoảng có những giọt nước mưa tạt vào tận chỗ nó nằm. Ngộ cảm thấy lạnh, nó nằm xích lại gần chỗ thằng Lược hơn và thấy hơi ấm của thằng Lược truyền sang nó. Ngộ nằm như thế rất lâu mà cũng không ngủ được. Nó nghĩ đến câu hỏi của mụ Liến vào buổi sáng và nó bỗng ao ước làm người lớn, có vợ có con và có ngôi nhà để che nắng che mưa, nó nghĩ được như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi và không còn ao ước gì nữa!
Mãi gần sáng Ngộ mới ngủ lại được, ngủ mê man không biết gì, đến khi ánh mặt trời xuyên qua khe ván chiếu vào mắt, thằng Ngộ mới tỉnh dậy, lúc đó đường phố đã đông người qua lại, ồn ào náo nhiệt. Nó vội vàng trở dậy đi vào xóm xem ai có nhờ làm gì để kiếm bữa ăn trưa. Khi đi ngang ngôi nhà mụ Liến, Ngộ thấy mụ đang ngồi trước cửa, vừa nhai trầu vừa cầm quạt phe phảy, thấy Ngộ, mụ giơ tay vãy:
-Lại đây tao biểu.
Thằng Ngộ tiến lại gần, nó nghĩ đến câu hỏi hôm qua của mụ, mỉm cười:
Đì gọi tôi?
-Không gọi mày thì gọi ai, bữa nay mày giúp tao xách mấy đôi nước, rồi rẫy đám cỏ phía sau, đám cỏ rậm quá nên đầy muỗi, đêm qua tao bị muỗi đốt bầm mình! Trưa và chiều nay mày ăn cơm ở đây. Tao mới mua được cái ti vi cũ, tối nay coi cải lương, mày muốn coi thì ở lại, tối nay ngủ ở đây cũng được, tao cho mày ngủ trên bộ ván này đó. Giọng mụ ngọt ngào hơn mọi hôm, mụ cũng không đả động gì đến câu hỏi hôm qua, câu hỏi ấy thỉnh thoảng nó có nghĩ đến nhưng cũng chẳng bao giờ trả lời mụ được. Ngộ cứ đinh ninh thế nào mụ cũng hỏi lại, nhưng rồi nó thấy mụ tỉnh bơ như không có gì xẩy ra.
Hôm đó Ngộ được ăn no cả sáng lẫn chiều, đêm đến còn ở lại xem cải lương, nó vừa nằm vừa coi rồi ngủ quên lúc nào không biết. Lúc thức giấc, nó giật mình thì nhận ra có người nằm cạnh nó, thằng Ngộ lồm cồm bò dậy thì thấy người nằm cạnh nó kéo nó lại. Ngộ hỏi một cách hoảng hốt:
-Ai đó?
-Suỵt, nằm xuống đi, em đây mà!
Trời ơi, con Liễu! cháu mụ Liến, thỉnh thoảng con Liễu vẫn giỡn cợt với nó, xưng mày mày tao tao, sao hôm nay nó lại xưng anh anh em em ngọt sớt, mà tại sao nó lại ngủ nhà mụ Liến tối nay, lại nhè ngủ ngay trên bộ ván với nó. Thằng Ngộ nín khe không dám cựa mình, nó nằm sát vách tường, cố thu nhỏ người lại để không đụng vào người con Liễu, nhưng hình như mỗi lúc con Liễu mỗi lấn nó thêm!
Thằng Ngộ thấy người con Liễu nóng ran và người nó cũng nóng, nó cảm thấy như máu của nó chảy rầm rập khắp cơ thể, trống ngực đập liên hồi. Khi con Liễu cầm lấy tay thằng Ngộ đặt lên những phần cơ thể của nó thì thằng Ngộ thực sự lên cơn sốt, đầu óc u mê không còn biết gì nữa, nó làm theo tất cả những gì con Liễu muốn và cả nó cũng muốn nữa. Sau đó thì nó ngủ mê mệt...
Sáng hôm sau khi nó còn ngủ thì mụ Liến đánh thức nó dậy, mụ nói là mụ biết tất cả việc nó làm đêm hôm qua, mụ dọa là sẽ thưa và bỏ tù nó. Thằng Ngộ sợ đến xanh mặt, nhưng cuối cùng, mụ nói:
-Thấy mày côi cút nhưng hiền lành nên tao cũng thương, thôi tao không đi thưa cảnh sát nữa, nhưng mày phải lấy nó, mày lấy nó là may lắm rồi đó, rồi tao sẽ lo cho! Nghe mụ Liến nói vậy thằng Ngộ mừng rơn, nó không ngờ nó được lấy con Liễu.
Nhưng rồi, vừa thoáng vui nó lại buồn ngay, rồi đây nó lấy gì để nuôi vợ và cả con nó sau này nữa! Đám cưới thằng Ngộ và con Liễu được mụ Liến tổ chức, mụ dọn vài mâm cơm, mời vài người hàng xóm đến chứng kiến. Thằng Ngộ mắc cỡ gần chết khi mụ Liến gọi nó và con Liễu ra trình diện bà con và hàng xóm. Nó đứng chết trân không dám nhúc nhích. Khổ sở nhất là khi nó gặp trẻ con hàng xóm đứa nào cũng chỉ trỏ, lại còn cười khúc khích với nhau, có đứa còn nheo mắt với nó nữa!
Nhưng ngày khổ sở ấy rồi cũng qua, Mụ Liến đưa vợ chồng thằng Ngộ đến một căn chòi sau cái miếu hoang. Miếu thờ ai, nó không biết, và có lẽ trong xóm cũng không còn ai biết một cách rành rẽ, người thì nói miếu thờ một cô gái đồng trinh, bị cha mẹ ép gả cho một người mà cô không bằng lòng, vì cô đã đem lòng yêu thương người khác, nên cô treo cổ trên cành cây đa cạnh đấy tự tử. Cũng có người lại nói là miếu thờ một người đàn ông bị Tây bắn chết vì hoạt động trong một hội kín nào đó đã lâu lắm rồi. Nhưng dù chuyện gì chăng nữa thì cũng là những chuyện ghê gớm mà thằng Ngộ không muốn nghe. Trước đây thỉnh thoảng nó cũng có đi ngang chỗ này nhưng nó không sợ lắm vì lúc đó nó không nghĩ gì hết về những điều người ta kể. Còn bây giờ mặc dầu nó không muốn nghĩ nhưng những câu chuyện ấy vẫn cứ luẩn quẩn trong đầu nó hoài, mà càng nghĩ lại càng sợ!
Ngày đầu tiên dọn vào căn chòi, thằng Ngộ và con Liễu, cả hai đứa đều thấy lạnh xương sống, lúc nào hai đứa cũng ra ngoài cửa nhìn vào xóm, và cảm thấy yên tâm hơn khi có người đi lại trước mặt. Mụ Liến thấy tội nghiệp mua cho ít nhang đèn để cúng oan hồn uổng tử. Nhưng đêm đến đứa nào cũng sợ, cũng muốn nằm phía trong vách. Cuối cùng thằng Ngộ đành nằm phía ngoài, nhường cho vợ nó nằm phía trong, dù sao nó cũng là chồng!
Mấy tháng sau thì con Liễu đẻ, nhìn đứa bé nhỏ tí teo và đỏ hỏn, thằng Ngộ không thể tưởng tượng nổi nó đã thành cha đứa bé. Nhiều lúc nó có cảm tưởng giữa nó và đứa bé chẳng có chút liên hệ nào. Từ ngày vợ nó sinh, thằng Ngộ phải giữ con để con Liễu ra chợ xóm Gà bán rau kiếm tiền nuôi gia đình. Nhiều lúc thằng Ngộ cũng cảm thấy xấu hổ, đáng lẽ nó phải làm để nuôi con Liễu mới phải, đằng này nó lại để con Liễu nuôi mình, nhưng nó cũng không biết làm gì hơn! Ngày chưa lấy con Liễu nó chỉ đi xách nước và làm công việc lặt vặt cho mấy người cùng xóm, nhưng cũng chỉ nuôi nổi một mình nó, lại bữa đói bữa no, nay nếu cũng làm như vậy thì cũng không nuôi được vợ và rồi ai trông nom con nó!
Vợ nó mới đẻ được hai, ba ngày đã ra chợ bán rau lại, giao cho nó đứa bé đỏ hỏn để trông nom, chỉ thỉnh thoảng mới trở về để cho con bú. Những lúc phải một mình trông con, mà nó lại khóc đòi bú hoặc ỉa đái tùm lum, thằng Ngộ mới cảm thấy hết nỗi khổ sở khi lấy vợ. Nếu nó không có vợ con, nó có thể tự do muốn đi đâu thì đi không bị ràng buộc gì, đằng này như bị trói vào căn chòi với đứa con nít còn đỏ hỏn. Khổ sở nhất là ngày đầu tiên, nó lúng túng không biết phải làm gì, nhiều lúc con nó khóc nó cũng khóc theo luôn! Nhưng cũng may là con nó càng ngày càng ngoan, và nó cũng quen công việc nên dần dần không còn thấy vất vả như những ngày đầu tiên.
-- OOo--
Mấy tháng nay có người quen dẫn nó đi khuân vác ở kho gạo gần đấy. Công việc cũng khá vất vả nên mấy ngày đầu nó ê ẩm cả mình mẩy, nhưng chỉ một hai tuần sau đã cảm thấy thoải mái hơn, và bây giờ công việc khuân vác đối với nó không còn vất vả lắm nữa, nó có thể vác cả một bao gạo không khó khăn gì. Cũng may là công việc tuy vất vả nhưng tiền kiếm được cũng khá nên có thể muôi nổi vợ con. Vì vậy, dạo này vợ nó ở nhà trông con không còn đi bán rau nữa.
Công việc vừa tạm ổn thì thằng Ngộ lại nghe nhiều chuyện bực mình về vợ nó. Theo một số người thì trước khi lấy nó, vợ nó đã tằng tịu với lão Mịch đạp xích lô, tên này đã có vợ con, rồi vợ nó có chửa nên mụ Liến phải tìm cách gài để ép nó lấy con Liễu. Thằng Ngộ không biết câu chuyện thực hư thế nào, nhưng chỉ nghe như vậy nó cũng đã rất bực mình, nhiều lúc về nhà nó muốn lôi con Liễu ra đánh cho một trận và hỏi cho ra lẽ, nhưng không hiểu sao lại không dám làm. Đôi khi Ngộ cũng cảm thấy tội nghiệp vợ nó, mỗi khi đi khuân vác về con Liễu đều hỏi nó có mệt không rồi rót nước cho nó uống, có khi còn đun cả nước nóng cho nó tắm nữa. Một hôm bực mình, nó gắt ầm lên, khuân vác về người nóng hừng hực mà tắm nước nóng cái nỗi gì, giá có nước đá nó còn tắm được, nhưng nghĩ lại cũng thấy tội nghiệp, vợ nó thấy nó vất vả nên tỏ ra chăm sóc vậy thôi, nhưng chăm sóc kiểu đó chẳng ham tí nào!
Có những lúc Ngộ muốn bỏ ngoài tai mọi chuyện, kể như không có gì hết, người đời phần đông xấu mồm xấu miệng, nó thấy ít ai nói tốt cho nhau, ở trong xóm này nó còn lạ gì, nay nghe đồn bà này ngoại tình, ông kia có vợ bé, nhưng rồi nó cũng chẳng thấy có chuyện gì xẩy ra, người ta vẫn sống với nhau, vẫn sinh con đẻ cái, mặc dầu thỉnh thoảng có cãi nhau, nhưng nhà nào mà không cãi nhau! Trường hợp của nó chắc cũng vậy!
Nhưng mỗi khi nhìn thấy con nó, thằng Ngộ lại nhớ đến lời người ta đồn đãi. Chẳng lẽ đứa bé này là con lão Mịch? Nó cố tìm trên khuôn mặt đứa bé xem có nét nào giống lão Mịch không. Có khi nó thấy đứa bé giống lão Mịch y hệt, nhưng cũng có lúc nó tin tưởng đứa bé là con nó, mỗi khi đứa bé quấn quýt bên nó rồi gọi: ba... ba...
Thằng Ngộ khổ sở vì sự nghi ngờ, chẳng thà biết rõ nó sẽ dứt khoát, đằng này không có gì rõ rệt hết, bỏ vợ con thì không đành, mà cứ im lặng như không biết gì hết thì nó làm không nổi! Nhiều khi vợ chồng cãi nhau vì những chuyện lặt vặt, những lúc ấy thằng Ngộ muốn nói huỵch toẹt những điều người ta đồn đãi đến tai nó nhưng rồi lại thôi.
Một buổi chiều vào tháng 4, trời như muốn chuyển mưa. Năm nay có lẽ mưa sớm hơn mọi năm, cách nay cả tháng đã có trận mưa lớn, và bây giờ chiều nào cũng có mây đen tụ Ở góc trời như báo hiệu những trận mưa sắp đến, nhưng rồi trời lại quang đãng trở lại.
Toán phu khuân vác tụ tập ở một đầu nhà kho có bóng cây râm mát, thằng Ngộ cũng đứng lẫn lộn trong đám người đó, nó vẫn là người trẻ nhất trong đám và thường bị đồng nghiệp coi là con nít, nên ít khi nào nó được bàn bạc với họ chuyện này chuyện khác mà chỉ đứng nghe. Dạo này hình như đang có những chuyện lớn lao xẩy ra, nghe người ta nói đang đánh lớn ở Ban Mê Thuột, rồi lại nghe các tỉnh Miền Trung di tản. Trước đây thằng Ngộ không bao giờ để ý những tin tức về chính trị và quân sự, nhưng dạo này đi đâu nó cũng nghe người ta bàn tán, mỗi ngày là một đề tài nóng hổi, dồn dập! Đến bây giờ thì còn nghe cả tin Sài Gòn cũng sẽ di tản nữa!
Rồi một hôm, thằng Ngộ thấy mọi người chung quanh tràn vào kho ào ào như đàn kiến, mạnh người nào người ấy khuân về đủ mọi thứ, mấy người gác cổng đã chạy đi đâu hết. Người ta phá cổng, phá rào, phá cửa, lục lọi tìm kiếm những thứ quý giá, còn thằng Ngộ cũng vác được mấy bao gạo về nhà. Khi nó trở lại kho định vác một bao gạo nữa thì bị chận lại ngay trước cửa khọ Một người đeo băng đỏ, cầm khẩu súng, ra dấu đuổi mọi người về hết. Và ở trong kho, nó nhìn thấy một toán người cũng đeo băng đỏ đang đuổi những người còn lại trong kho trở ra, người nào người ấy mặt mày tiu nghỉu.
Ngộ đứng tần ngần nhìn vào kho một lúc rồi cũng quay về. Khi về đến nhà, thằng Ngộ không thấy vợ con nó đâu nữa, lúc đầu nó tưởng vợ nó đi đâu đó chơi, nó ngồi trên mấy bao gạo lấy được chờ đợi, nhưng rồi đến tối mịt vẫn không thấy con Liễu về, nó chạy đôn đáo khắp xóm cũng không thấy tăm hơi. Mụ Liến và chị vợ nó cũng không ai hay biết. Đêm đó là đêm đầu tiên nó ngủ trong chòi một mình, vừa buồn lại vừa sợ!
Sáng hôm sau có người nói với thằng Ngộ, người ta thấy vợ con nó ngồi trên xe xích lô của lão Mịch, nó để ý dò hỏi thì lão Mịch cũng mất tích và vợ con lão đang đôn đáo tìm kiếm khắp nơi! Một tuần sau thằng Ngộ vẫn không thấy vợ con về, nó đem mấy bao gạo lấy được bán cho mấy người cùng xóm lấy tiền uống rượu!
Từ khi làm nghề khuân vác nó bắt đầu uống rượu, lúc đầu mấy anh lớn ép nó, lúc đó thằng Ngộ chỉ thấy rượu là thứ nước cay sè, nóng hực, nó không hiểu tại sao cái thứ nước ấy lại làm cho người ta nghiện được. Nhưng bây giờ nó mới thấy rượu là cần thiết, càng uống nó càng cảm thấy ngọt và rượu còn gây cho nó cảm giác bừng bừng dễ chịu, nhất là dễ quên đi những bực dọc, phiền muộn. Sau khi tiêu hết số tiền bán được từ mấy bao gạo, thằng Ngộ đổi nghề, nó thuê xích lô đạp vòng vòng trong thành phố kiếm ăn.
Từ khi thành phố đổi chủ, xăng nhớt ngày một khan hiếm, phương tiện di chuyển khó khăn, nên nghề đạp xích lô đủ sức nuôi nó ngày ba bữa, thỉnh thoảng nó còn có tiền để đi nhậu với bạn bè. Nó cũng bỏ cái xóm Gà nghèo nàn của nó để về ở với thằng bạn trên Phú Nhuận. Bạn nó, thằng Huân, chỉ có hai anh em nên sống tương đối thoải mái với số tiền kiếm được hằng ngày. So với những người khác Ngộ cảm thấy mình may mắn hơn họ, vì nhiều người trước kia khá giả nay cũng phải đạp xích lô như nó mà còn phải nuôi một gia đình ba, bốn người, có khi còn đông hơn nữa! Hằng ngày nó vẫn có thể ăn cơm trong khi rất nhiều gia đình khác đã phải ăn bo bo hay cơm độn, có gia đình còn không có cơm độn mà ăn!
-- OOo--
Một hôm thằng Ngộ đạp cuốc xe đưa một người khách về xóm Gà, nhân tiện cũng là dịp nó thăm lại xóm cũ. Dãy nhà lụp xụp hai bên con hẻm quanh co làm nó nhớ lại những ngày thơ ấu. Thằng Ngộ bồi hồi nhớ đến những ngày còn nhỏ, nó đã lớn lên trong cái xóm nghèo nàn này, tất cả những ngôi nhà trong xóm nó đều biết, đều quen, và tất cả đều có in dấu chân và hình bóng nó. Khi nó vào đến trong xóm, người nào cũng vãy, cũng gọi, hỏi nó đủ thứ chuyện như một người đi xa trở về. Gặp ai nó cũng mừng, nhưng nó không khỏi buồn khi nghĩ đến con Liễu, và con bé kháu khỉnh một thời đã nhận nó là chạ Thằng Ngộ đi ngang nhà mụ Liến, nó đã định không ghé, nhưng rồi mụ nhìn thấy, nó bắt buộc phải chào mụ, dù sao chăng nữa, mụ cũng đã từng giúp nó trong những ngày đen tối của cuộc đời!
-Sao dạo này mày đi đâu, làm gì?
-Tôi đạp xích lô, dì.
-Mày đã lấy ai chưa?
Thằng Ngộ nhìn mụ Liến nghi hoặc, nó lắc đầu.
-Thôi chuyện vợ con là cái số, tao cũng muốn cho mày tốt mà rồi cũng không được, người muốn không bằng trời muốn! Tao mới nhận được lá thư của con Liễu từ Mỹ gửi về, hồi đó nó di tản sang Mỹ với lão Mịch đạp xích lô, chắc mày biết! Lúc đầu nghe nói tao cũng không tin, nhưng bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Có điều bây giờ nó cũng không còn ở với lão Mịch nữa, tụi nó thôi nhau rồi. Trong lá thư nó gửi cho tao cách nay một năm có kể lại chuyện cũ, hôm ấy nó gặp lão Mịch đạp xích lô, lão bảo nó lên lão chở đi. Trong lúc rối ren nó không biết làm gì nên ngồi lên xe cho lão chở, lúc ra đến bến tàu thì tình cờ gặp lúc người ta đang lên tàu di tản, lão rủ nó đi, thế là nó theo lão vì sợ Ở lại kẹt giữa hai lằn đạn khi hai bên đánh nhau.
Thằng Ngộ nghe mụ Liến kể đến đây rồi mụ ngần ngừ như muốn nói điều gì lại thôi. Ngộ cũng nín thinh, nó cảm thấy lời nói bây giờ là thừa thãi, con Liễu đi với lão Mịch hay đi với ai thì cũng vậy, điều rõ rệt là con Liễu không yêu thương gì nó!
-Thôi mày kiếm chỗ nào thấy được lấy đại đi, mày kể như con Liễu nó đã chết rồi!
-Bây giờ thì tôi thấy sống độc thân sướng hơn, vợ con thấy mà chán!
Mụ Liến không để ý thấy lời nói của thằng Ngộ như có ý trách móc. Mụ đứng lên, đi lại cái bàn ở trong góc nhà, kéo hộc bàn, lục lọi, tìm kiếm một hồi, rồi đưa ra một tấm ảnh màu:
- Đây là hình con Liễu chụp ở Mỹ mới gởi về.
Thằng Ngộ tò mò muốn biết giờ này con Liễu đã thay đổi đến mức nào. Nó cầm tấm ảnh và ngạc nhiên thấy con Liễu trong ảnh đẹp như những con nhà quyền quý vào thời kỳ trước, mặc váy đầm, đi dày cao gót, đang đứng dựa vào chiếc xe hơi bóng lộn.
Thằng Ngộ thấy như có gì ứ ở cổ, nó quay mặt nhìn ra ngoài đường, mặt trời toa? ánh nắng chói chang xuống con ngõ hẹp, một cơn gió thổi đến làm bụi cuốn lên mù mịt. Nó có cảm tưởng con đường trở về xa hơn, và chiếc xích lô như là một vật nặng nề đang bám lấy nó.
Nguồn: may4phuong.net
Tấm Ảnh Màu
Cao Xuân Lý
Tấm Ảnh Màu - Cao Xuân Lý
https://isach.info/story.php?story=tam_anh_mau__cao_xuan_ly