Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ruộng Lò Bom
Tác giả:
Sơn Nam
Thể loại:
Truyện Ngắn
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1128 / 19
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
Ô
ng Hai Don đến khu rừng tràm, vừa bơi xuồng vừa nhìn dáo dác. Lệ - đứa con gái ông – đi đốn củi một mình từ sáng đến xế trưa mà vẫn chưa về nhà ăn cơm.
Nó mất dạng nơi chốn nào? Hồi năm ngoái, Lệ đã tư tình với một tên cướp. Ông Hai don bắt quả tang đôi trai gái trắc nết, đánh cho một trận đòn nên thân. Tên cướp nọ bỏ xứ, vắng bặt. Nhưng dường như Lệ bắt đầu sống phóng khoáng, tập ca vọng cổ, vào rừng đốn củi một mình, chẳng sợ ma rừng như trước. Mới đây, trong xóm lại xuất hiện một tay“anh hùng mới,” gọi nôm na là Tư Cồ, vì hắn to lớn xác, vai u thịt bắp. Tư Cồ khoe khoang rằng đã phiêu bạt khắp Nam Kỳ, lục tỉnh, biết làm đủ thứ nghề. Hắn ta còn nói thêm:
- Tôi nghèo vì muốn sống ngang dọc chớ nếu cần làm giàu như thiên hạ thì mấy hồi... Và tôi làm mướn qua tháng qua ngày chỉ vì tôi không muốn làm chủ. Người làm mướn sung sướng trăm bề: không lo xa, có nhà ở, cơm ăn. Khi cháng ông chủ này thì mình giựt nợ, làm tôi tớ cho ông chủ khác. Rốt cuộc kẻ giàu người nghèo đều chết ráo trọi. Chỉ có cỏ cây là sống mãi mãi...
Ông Hai Don đã dè dặt đề phòng. Lệ nói gần nói xa:
- Tư Cồ rõ ràng là người lịch thiệp, có tài như vậy thì chẳng bao giờ chết đói.
Ông Hai đáp:
- Có tài... ăn cướp chớ tài gì. Nó là đứa liều mạng, lười biếng, xem loài người như cỏ cây, thua cỏ cây nữa là khác. Phách lối, xấc xược quá!
Lệ vẫn chưa hiểu:
- Ảnh nói dứng phần nào chớ.
- Nín đi. Nó nói cao xa lắm. Nó ám chỉ rằng tất cả dân xóm này là loài cỏ cây, chữ nho kêu bằng thảo giái. Riêng nó mới xứng đáng làm người, dọc ngang ngang dọc.
Dè đâu lời mạt sát ấy lại gieo cho Lệ một ấn tướng tốt đẹp về chàng trai Tư Cồ. Lệ tò mò, muốn hiểu Tư Cồ oanh liệt như thế nào. Nàng muốn tìm người yêu cho xứng đáng. Người bạn trăm năm của nàng phải là người tứ xứ mới tới. Chàng ta chẳng hiểu rành dĩ vãng của nàng. Và theo kinh nghiệm cho biết, kẻ giang hồ tứ chiếng ít kén chọn khắt khe trong tình chồng vọ. Họ dễ dãi đối với sự trinh tiết.
Lệ đã hẹn hò với Tư Cồ nhiều lần, vào rừng tràm để tìm hiểu nhau hơn. Nhưng lần này, ông Hai Don dường như chú ý. Hai người lựa một gốc cây tràm cao ráo, đem cơm ra ăn...
Lệ chợt nghe tiếng động nên cau mày, néo mình vào gốc tràm:
- Em hồ nghi quá.
Từ Cồ vẫn thản nhiên:
- Trong rừng, nghe tiếng cảnh lá khua răng rắc hoặc tiếng khoát nước là sự thường. Em sợ hả? Sợ ai? Sợ nỗi gì?
Lệ nói khẽ:
- Sợ ba em bắt gặp.
Từ Cồ nói:
- Dễ quá. Hễ ổng gặp thì xử huề. Chẳng lẽ ổng đánh anh.
- Rũi ổng đánh thì sao?
- Thì anh chạy trốn lẩn quẩn... như con nít chơi cút bắt.
- Anh nói kỳ quá. Bộ... ba em là con nít sao?
- Ừ! Anh xin lỗi. Theo ý em thì anh nên làm gì lúc này...
Tâm hồn Lệ xao xuyến lạ thường. Tuy lẳng lơ trắc nết, nhưng nàng chẳng muốn cha buồn phiền. Ðối với Tư Cồ, nàng chưa từng gần gũi về xác thịt. Nàng muốn làm lại cuộc đời, kỹ lưỡng hơn. Nếu tình cờ, cha nàng bắt gặp thì oan ức cho nàng quá. Ðôi trai gái hò hẹn nhau giữa rừng, kín đáo, thiệt là tình ngay mà lý gian. Vài con chim áo dà bay tới tấp như giật mình. Ðể được vững bụng. Lệ mạnh dạn trèo lên cây tràm.
Nàng nắm lấy một nhánh to, lao mình, rút chân, uốn lưng. Ðến ngọn cây tràm, nàng nằm nghiêng, ôm sát thân cây. Ðằng xa, trong bụi lá gồi, như có gió thổi nhẹ, vô cớ. Lá gồi như cái quạt xanh tươi, đung đưa. Nàng nói hơi to:
- Coi chừng cọp, anh Cồ ơi!
- Anh xem cọp như... loài cỏ cây! Ý kìa! Ngộ quá...
- Cái gì ngộ? Anh phải cúi mặt xuống để nghe tiếng đất. Kìa... Dường như cọp tiến lại phía tụi mình.
Tư Cồ đáp:
- Em sao u mê quá... Xứ này đây có cọp. Cọp đâu dại khờ tới đây làm gì?...
Bỗng dưng, có tiếng quát to:
- Tụi bây lộng quá rồi! Ðứa nào nói tao là loài thú vật, dại khờ, giống như cỏ cây hả? Còn con yêu tinh kia! Xuống đây. Mầy không thấy cha mầy đây hả? Rõ ràng phường mèo gà đồng...
Ông Hai Don bước tới, vạch lá. Lệ im lặng như nài nỉ Tư Cồ đừng cãi vã vô lễ. Tư Cồ lắc đầu, buồn bã:
- Tôi có tội. Bác muốn trừng trị cách nào! Tứ thật, hồi nãy tôi nói giỡn cho vui với cô Lệ. Tôi chẳng dám so sánh bác với cỏ cây, thú vật.
Ông Hai Don vẫn chưa vừa lòng. Ông muốn đánh Tư Cồ. Hắng ngồi lì đó, trông thật đáng ghét. Nếu đánh, ông sẽ viện cớ gì? Trai gái gạp nhau giữa rừng, nói chuyện. Câu chuyện giữa Lệ và tư Cồ chẳng có gì xúc phạm thuần phong mỹ tục cho lắm, ông nói đổng:
- Tụi bây làm gì ngoài này?
Tư Cồ bèn lên tiếng, tự bào chữa:
- Dạ, như bác thấy rõ: cô Lệ ở trên ngọn cây, còn tôi thì ngồi trên mặt đất. Không có gì lạ cả.
- Ðừng giỡn mặt với tao! Mầy ưa giỡn quá. Mầy coi tao như loài vô tri vô giác.
Tư Cồ đáp:
- Dạ, bác là cha ruột cô Lệ. Tôi kính mến cô Lệ.
- Nói dóc hoài!
- Dạ, tôi nói thật. Nếu bác thương tôi, tôi hứa làm ăn cho bác thấy. Tôi ghét những người khinh tôi. Chẳng lẽ bác khinh đứa làm ăn giỏi dắn. Tôi hứa chẳng bao giờ phụ lòng bác.
Ông Hai Don cau mày. Nếu làm to chuyện thì chẳng ích lợi gì cho ai hết. Chi bằng ông giữ thể diện với Tư Cồ và bắt buộc Tư Cồ giữ thể diện đối với ông. Ông nghĩ ra một giải pháp vẹn toàn: cho Lệ và tư Cồ ăn ở với nhau, haiđứa nó phải đi làm ăn ở xứ khác. Dân trong xóm sẽ bớt lời dị nghị, thanh danh của ông được bảo vệ một phần lớn.
Lệ xuống xuồng, cầm cây dầm bơi cho cha ngồi. Tư Cồ bơi xuồng của mình theo sau. Anh ta đem gói thuốc rê, vấn một điếu, mời ông Hai Don:
- Thưa bác...
Hai Don đưa tay nhận điếu thuốc:
- Ðược rồi. Tao tính cho tụi bây. Con người ta sống trên cõi đời nên giữ đức hạnh. Nói thiệt cho mầy nghe, Tư Cồ...
Tư Cồ im lặng. Ông Hai don lên tiếng thị oai:
- Tao kêu mà mầy không dạ hả?
Tư Cồ giựt mình:
- Dạ, thưa bác.
- Mầy có sức lực, có tài. Nếu mầy bớt phách lối thì nên nhà nên cửa, bằng không thì mãn đời mầy cứ như vầy hoài.
Tư Cồ toan cãi lại. Nhưng nghĩ sao không biết, anh ta lại thôi.
Gần mãn mùa mưa. Nước sông Hầu Giang lần lầ giựt xuống. Cánh đồng hoang vu, chạy dài tới chân trời, lai láng như biển cả, rộng hàng năm, sáu chục cây số nối liền bờ sông Hậu ra vịnh Xiêm La. Không một bóng người. Không một căn chòi hoặc nhà sàn. Lệ ngồi nấu cơm trên xuồng. Tư Cồ hút thuốc, khen tấm tắc:
- Trời vừa mưa vừa nắng hiu hiu, mát quá. Trời đất bao la, đất này vô chủ...
Lệ bắt đầu ngao ngán. Tư Cồ vẫn giữ thói ngang ngược ngày trước. Anh ta đưa nàng về đâu? Ðất này tuy đầy nước lụt và nhấp nhô những lượn sóng cỏ nhưng phải có người làm chủ, ghi tên trong sổ bộ của nhà nước. Tư Cồ cứ bơi xuồng thẳng về phía đông bắc:
- Ðằng kia, anh cất sẵn một căn nhà sàn, hồi ba năm về trước, lúc chưa gặp em... Em thấy xứ này ngộ không?
Lệ nói gắt:
- Giống như biển.
- Nó là đất liền, là đồng hoang. Vài tháng nữa, nước giựt xuống, mặt đất bày ra, vợ chồng mình đâu còn bơi xuồng thảnh thơi như vầy. Chừng đó, mình đi bộ... trên đầu ngọn cỏ.
- Anh cứ nói phách hoài. Hồi đó, ba ghét anh cũng vì mấy tiếng cây cỏ đó! Sao anh ư cái vụ cây cỏ, cỏ cây quá vậy! Chẳng lẽ trên mặt đất này chỉ có anh mới là không phải loại cây cỏ...
Tư Cồ nói lảng sang chuyện khác:
- Giống như biển. Cỏ mọc nhấp nhô, giống như rong trôi ngoài biển. Tới chòi rồi! Phía gò đất đằng kia, ngay gốc cây gáo.
Xuồng đậu bào bến. Bến tức là gốc cây gáo, loại cây chịu đựng nước lụt rất giỏi. Căn chòi đã xiêu vẹo nhưng còn tạm làm nơi trú ẩn được. Nước dâng lên gần ngập sàn nhà. Tư Cồ thúc hối:
- Lệ à! Em dọn cơm lên chòi.
Rồi anh ta nhảy xuống tắm. Nước sâu ngập cả đầu. Tư Cồ lặn hụp nhu con cồng cộc. Hồi lâu, anh trồi đầu khỏi mặt nước, vuốt mặt, đưa lên một cọng cỏ, loại cỏ dài hơn hai thước:
- Bảnh không! Nhờ cỏ này mà vợ chồng mình làm ruộng.
Lệ sửng sốt vì anh chồng này nói như đùa giỡn. Xưa nay, chẳng ai làm ruộng nhờ cỏ. Cỏ là loại thù nghịch của nhà nông. Nước ngập cao hơn đầu người. Lệ nhớ đến những trận mưa tầm tã vào tháng Tám âm lịch. Lúc cấy xong, nếu nước dâng lên đột ngột, một đêm hai tấc, lẽ dĩ nhiên lúa phải hư hao vì nạn lụt.
Ðoán chừng sự ngạc nhiên của vợ, Tư Cồ nói tiếp:
- Lát nữa, anh... bắt đầu làm ruộng.
Lệ không còn chịu được nữa:
- Anh nói giỡn hoài. Giữa cảnh trời nước bao la, không một bóng người, cỏ hoang mọc đầy. Ngồi trên chòi như ngồi giữa cù lao, ngoài biển.
- Anh nói thiệt chớ không nói chơi. Em chưa tin à? Nấu cơm cho lẹ đi.
- Muốn ăn thì lên đây mà ăn! Anh coi chừng cảm mạo. Rùi mang bịnh, làm sao chạy thầy chạy thuốc.
Tư Cồ vẫn cười hề hề. Anh nhảy lên sàn, vuốt mặt. Nước vẫn chảy ròng ròng trên lưng:
- Ăn rồi làm liền!
- Thôi! Giỡn như anh, có ngày chết đói. Gạo còn đủ ăn có một hai ngày. Hết gạo, mượn ai?
- Ðừng lo. Hết gạo thì mình đi chỗ khác chơi. Bộ mình muốn ở đây hoài sao? Chí trai, tang bồng hồ thỉ, rày đây mai đó. Nếu sống hoài một chỗ, mình... giống như loại cỏ cây sao?
Tư Cồ vừa nói vừa cười. Lệ thở dài. Nàng gặp anh chồng Sở Khanh rồi chăng? Ai lại làm ruộng theo kiểu này. Hay là tư Cồ có dính líu đảng cướp nào đó. Căn chòi giữa nơi vùng nước ngập này là sào huyệt của chúng. Tư Cồ hẹn hò với đồng đảng để chia của hoặc âm mưu bố trí một trận giết người cướp cửa. Làm ruộng mà không có lúa giống, không trâu bò, làm sao tin được.
Lệ dọn cơm cho chồng ăn, Tư Cồ vẫn nói giọng thiếu nghiêm trang:
- Em ăn cho no đi. Anh ăn ít lắm. Ăn nhiều tức bụng. Ðúng theo sách vở... Trước khi làm, mình không nên ăn.
Trong một thoáng. Lệ hối hận vì trót vương mang với Tư Cồ. Hắn lười biếng, ăn nói bóng gió nghe thô tục quá. Tiếng “làm” có nhiều nghĩa. Ðôi vợ chồng trẻ, buổi xế trưa, trong căn chòi nhỏ, tư bề sóng dậy lăn tăn và gió thổi hiu hiu... Tư Cồ nói:
- Lát nữa tôi cày...
Lệ thẹn thuồng:
- Thôi, đừng nói chuyện trên trời dưới đất. Anh làm ruộng à! Ruộng gì? Hay là anh gạt em, đưa em ra đây.
Tư Cồ cười dòn, xô chén cơm ra xa, rồi ho sặc sụa:
- Trời đất ơi! Con mẹ này... vô đoan quá. Ừ! Tôi là đưá bất lương, bắt cóc con gái ra đây để luyện“Thiên linh cái.” Cây dao đây nè. Nãy giờ, tôi quên coi chừng, rủi mất thì chắc ngồi ở không mà chơi.
Nói xong, Tư Cồ đứng dậy, lại nóc chòi, vạch mái lá. Lệ chợt rú lên:
- Ghê quá! Anh đừng giỡn!
Một cây dao dài chừng non thước tây. Cán dao ngắn. Lưỡi dao sáng ngời, bên ngoài có thoa dầu mỡ, láng bóng. Cây dao được gói cẩn thận trong cái vỏ bằng mo cau. Tư Cồ thủ bộ như hiệp sĩ thời trung cổ đang tuốt thanh gươm khỏi vỏ. Lệ sực nhớ đến bọn cướp biển đang hươi ngọn mã tấu:
- Kỳ quá! Anh giỡn hoài.
- Làm thiệt chớ đâu phải giỡn. Làm ăn mà. Có làm mới có ăn.
Lệ nói gắt:
- Tôi về bây giờ! Tôi xuống xuồng về nhà. Giỏi thì anh ở ngoài xứ này một mình...
- Sao lại về? Tình chồng nghĩa vợ gì mà kỳ cục vậy? Chưa cực khổ, đói kém mà lại bỏ chồng ra đi. Ở lại... bớ phu nhân!
- Ở lại để làm gì?
- Ðể làm ruộng.
- Xứ ngập lụt, mênh mông như biển, làm ruộng gì?
- Ruộng“Lò Bom!”
- Lò Bom là ruộng gì?
- Là ruộng Lò Bom, ông bà nói vậy tôi hay vậy. Chẳng có ai“thông ngôn” tiếng đó. Tiếng Việt Nam.
- Lò Bom là gì?
- Ủa! Em hỏi cù cưa cù nhằng hoài vậy. Tôi cắt nghĩa rồi.
- Lúa Xom Mà Ca, ruộng Lò Bom. Em chưa biết lúa Xom Mà Ca à?
Tư Cồ giải thích:
- Ðất này hoang vu từ hồi tạo thiên lập điạ. Nghe đâu ông Mạc Cửu tới khai khẩn vùng Hà Tiên nhưng ổng ưa ở vùng biển để lập chợ mua bán, lập sòng bạc. Ruộng bỏ hoang. Thế là ông Mạc Cửu tiêu tan sự nghiệp. Chợ Hà Tiên lần lần sụp đổ. Ông Mạc Cửu ở bên Tầu qua, đem theo nhiều quân sư quạt mo nhưng chẳng ai chú ý tới chuyện làm ruộng. Họ chê đất này ngập lụt. Họ dòm đất này rồi uống rượu, ngâm thơ, bày đặt đủ điều lăng nhăng. Ðất này giáp mí với cái Ðông Hồ. Nghe đâu, mấy ông Tàu nói rằng ở Ðông Hồ, ban đêm có tiên hiện xuống. Vợ chồng mình là tiên... ở gần Ðông Hồ.
Lệ đổi giận làm vui:
- Ồ! Em nghe nói chuyện ông Mạc Cửu...
- Ông Mạc Cửu bất tài, không khai thác nổi xứ này. Rồi tới trào này: Tây lắc đầu, chẳng biết làm thế nào để lập làng lập xóm. Bác vật Tây chê đất này phèn, ngập lụt, khó khăn, thiếu kinh rạch, muỗi mòng. Mấy ông điền chủ không them khai khẩn, sợ tốn tiền đóng thuế mà chẳng thâu được huê lợi. Anh làm chuyện này, giỏi hơn Tây.
Nói xong, Tư Cồ cầm cây dao dài, đặt nhẹ xuống xuồng. Rồi anh ta cầm cây dầm, bơi ra khỏi chòi chừng vài chục thước, nhảy xuống nước.
Lệ đứng trông theo. Tư Cồ đứng trên mặt đất - tức là đáy nước - Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề, vàng lườm màu phèn, trông giống như mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển.
Tư Cồ bơi xuồng lại gần chòi, kêu to:
- Mình ơi! Về...
Lệ ngơ ngác:
- Về nhà bây giờ à? Làm ruộng kiểu gì lạ vậy?
- Thì... ruộng Lò Bom, rồng lúa Xom Mà Ca. Xong rồi. Hay là mình muốn ở đây một mình.
Chiếc xuồng tiến nhanh, qua ngày đêm về nhà ông Hai Don. Dọc đường, Tư Cồ nói dong dài về cách thức làm ruộng Lò Bom. Cỏ bị chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, lại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng.
Tư Cồ lẩm bẩm:
- Nè! Mình phát cỏ mộ buổi, mình gieo giống một buổi. Hai buổi cộng lại là một ngày. Rồi nước mưa dâng lên, lúa trổ lúa chín. Mình trở lại đó gặt, một buổi nữa. Tổng cộng, làm ruộng tốn có một ngày rưỡi mà có lúa ăn. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, mình rảnh rang đến ba trăm sáu mươi ba ngày rưỡi!
- Mình làm biếng quá! Nhưng lúa Xom Mà Ca ra sao?
- Nó giống như lúa khác vậy thôi. Nhưng ăn không ngon cơm, bán mất giá. Mỗi mùa, mình cứ dời chỗ, theo kiểu làm rẫy trên núi. Chim chuột sâu bọ đâu có hay biết mà phá hoại. Tháng Hai, sau ngày Tết, em tới đó gieo mạ với anh? Chịu không? Rồi tháng Bảy, mình gặt, chừng vài chục giạ. Mình mượn chiếc ghe của ba.
Lệ dàu dàu nét mặt, không trả lời. Bấy giờ nàng đã hiểu tại sao Tư Cồ cứ rong chơi quanh năm mà vẫn tự hào là kẻ... chí thú làm ăn, khôn ngoan, lương thiện. Anh ta tự hào đến mức khinh khi kẻ khác - những kẻ chỉ biết ham thích vùng đất cao ráo, không phèn, không ngập lụt, thứ đất sản xuất lúa ngon thơm hơn.
Tư Cồ nói:
- Sao em nín thinh vậy? Hay là em muốn bỏ anh? Chán thằng chồng nghèo này hả?
Giọng Tư Cồ buồn rầu. Anh ta bớt nói, khi xuồng vào xóm. Anh ta nhớ tới vùng đất gần Ðông Hồ mà từ xưa đến giờ, không ai sản xuất ra lúa gạo nổi. Họ sự nước. Họ sợ cỏ hoang. Họ là loại cỏ cây. Từ khi học được kỹ thuật làm ruộng Lò Bom với ông lão vô danh, tư Cồ mừng quýnh như kẻ học được phép tiên, do kẻ siêu phàm truyền lại. Anh bám lấy nghề, sống thử. Nhưng muốn sống thì phải có lúa gạo, có tình yêu. Tình yêu muốn bền vững thì phải có thông cảm sâu sắc.
- Sao em lại không nói? Lệ...
- Nói gì bây giờ?
- Ở với anh không? Anh đã cưới hai người vợ, rồi cả hai người đó lần lượt bỏ anh, trong mùa phát cỏ. Chẳng cô nào trở lại với anh, khi gieo mạ, gặt lúa. Họ chê anh.
Lệ suy nghĩ vẩn vơ. Tư Cồ yêu vùng đất phèn mà thiên hạ đều chê là vùng đất bỏ. Giờ đây nàng yêu Tư Cồ, người mà thiên hạ chê là thô tục, bất lương. Thôi thì cũng hy sinh theo chàng ta vài năm, để chúng tỏ lòng nàng khác hơn loại cỏ cây. Nàng đáp:
- Ừ! Gieo mạ thì gieo mạ. Gặt lúa thì gặt, em không ngán. Nhưng em chỉ xin anh một điều.
- Ðiều gì? Anh sẳn sàng nghe theo em, miễn là em đừng xúi giục anh bỏ cái nghề ruộng Lò Bom.
- Em đâu dám. Mình làm ruộng thì cứ làm. Nhưng anh đừng nhắc tới chuyện cây cỏ cỏ cây. Thiên hạ họ không biết rõ, họ giận anh. Lại còn mấy tiến Lò Bom, Xm Mà Ca. Ðừng nói cho ai nghe. Họ hỏi hoài, anh cắt nghĩa mãi, rốt cuộc chẳng ai hiểu được ai. Họ hỏi để cầu vui vậy thôi... Trừ ra hai vợ chồng mình.
Ruộng Lò Bom
Sơn Nam
Ruộng Lò Bom - Sơn Nam
https://isach.info/story.php?story=ruong_lo_bom__son_nam