Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ông Bang Cà Ròn
Tác giả:
Sơn Nam
Thể loại:
Truyện Ngắn
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1225 / 32
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
M
ặt trời vừa ló dạng là ông Bang Lình bừng mắt. con đường từ chợ Rạch Giá đến xóm Sóc Xoài quá gồ ghề, chiếc xe lôi nhảy lưng tưng từng chập, ấy thế mà ông Bang ngủ ngon lành. Anh đạp xe thỉnh thoảng day lại cười thầm:
- Người ta nói cũng phải, người Tàu ngủ ngồi giỏi lắm, vì từ thuở lọt lòng, họ đã ngủ ngồi trong cái đai sau lưng mẹ.
Mặt trời lên khỏi chưn trời quá nhanh. Ông Bang bo sù sụ vài tiếng rồi hỏi:
- Tới chợ chưa?
Anh đạp xe lôi nói:
- Dạ! thấy dạng cây sao ở chùa Miên đằng kia rồi. Chừng mười phút nữa... Ông Bang lạnh không?
- Ráng đạp đi, tôi thưởng chú thêm vài cắc. Lạnh chớ, trời mưa dọc đường. Chú mệt không?
Anh đạp xe lôi cứ khóm lưng, nói không day lại:
- Mệt thì ít mà sợ thì nhiêù. Sợ dọc đường bị tụi nó chận xe, tiền bạc mất mát, ông Bang buồn thì tôi đâu có vui.
Chiếc xe lôi cứ tiến tới một mình. Con đường lộ Rạch Giá – Hà Tiên chạy dài sát bờ kinh xáng, bên kia đường là rừng tràm lưa thưa và đồng cỏ hoang vắng. Xa xa mới có một xóm nhà, đa số là người Miên. Ðất thấp, nhiều phèn. Nhiều người cày ruộng thử, nhưng họ thất vọng vì lúa bị háp, bỏ nắm lúa vô thau nước thì mười hột, nổi lêu bêu có tới bảy. Nhiều khi tới mùa chẳng ai thèm gặt cho tốn công, chuột từ đâu kéo tới cắn luột sáp, lúa ngã xuống như gặp giông bão. Con lộ này hồi quan toàn quyền tới ăn lễ khánh thành thì khá bằng phẳng, như qua trận lụt năm ngoái, nước tràn ngập, cuốn phăng mớ đá trải đường ra tận ngoài biển vịnh Xiêm La, uổng công mấy anh lục lộ cán tới, cán lui suốt mấy tháng trường.
Chợ Sóc Xoài khá phần thịnh, như hòn đảo xanh tươi nổi lên giữa biển cỏ vàng úa. Xe dừng lại trước nhà ông Bang trong khi tiệm cà phê bên cạnh sửa soạn mở cửa. Ông nhảy xuống gọn gàng.
- Tôi bao cuốc xe này năm cắc, thêm cho anh một cắc, là sáu.
Sáu cắc là số tiền to tát. Năm đó, năm 1937, mỗi giạ lúa bán tại chọ là hai cắc rưỡi. Ông Bang gõ cửa. Bà Bang dáng người mập mạp như chồng, mở cửa rồi vặn đèn lên cho cao:
- Sao ông về sớm vậy! Chờ sáng, đi xe đò ít tốn tiền hơn. Ông bao trọn chiếc xe lôi? Tốn bao nhiêu vậy?
- Sáu cắc!
Bà Bang hơi sốt ruột:
- Ông xài lớn quá, bốn cắc là vừa!
Ông Bang không trả lời. Trong khi bà nấu nước pha trà, ông đến cái bàn viết, ngồi xuống, lật sổ ra, lắc bàn toán nghe lắc cắc. Ðôi mắt ông sáng rực lên. Mấy người bạn hàng gánh gồng nào gương sen, bông súng, cá lóc đi ngang qua cửa. Ông Bang hớp chén trà rồi gọi khẽ:
- Bà lại đây, có chuyện vui, đừng cho ai biết.
Bà Bang đến sát bên chồng, nghiêng tai. Ông nói:
- Cà ròn bán có giá. Họ chịu mua tám xu một cái, ngày mốt, mình chở ra Rạch Giá bốn ngàn cái, còn sáu ngàn cái, bảy tám ngày nữa mình chở luôn, cho kịp chuyến tàu đi Bạc Liêu.
Còn gì mừng rỡ cho bằng! Bấy lâu nay, bà Bang giúp chồng một tay đắc lực. Công việc duy nhất của bà là mua cà ròn, do người Miên trong sóc đang thật kỹ và thật khéo, với giá bốn xu một cái. Khi túng thiếu, họ đến gặp bà, nài nỉ mượn tiền trước với giá rẻ mạt là hai đồng bạc một trăm cái, tức là mỗi cái hai xu! Vốn hai xu, bán lại tám xu. Như vậy mà ông Bang làm giàu thật mau và gây được cảm tình với tất cả dân chúng trong sóc Miên. Mỗi gia đình trong soc đều thiếu nợ của ông bà, người nào ít thì năm đồng, gia đình nào đông con thì bà dám ứng lực, con nít trên mười tuổi có thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó nhứt là bẻ miệng và bẻ đít cho cà ròn đừng sút mối, công việc này là của người lớn. Cà ròn đươn bằng cọng bàn, nhẹ và mềm như cọng lác.
Xóm Sóc Xoài cung cấp phần lớn cà ròn cho miền Hậu Giang: dạo ấy bao bố phải nhập cảng từ Ấn Ðộ, cà ròn là cái bao rẻ tiền nhất để đựng lúa gạo, đậu xanh, đường cát.
Bà Bang hỏi kỹ:
- Trong nhà kho, còn tồnt rữ hơn sáu ngàn cái cà ròn, như vậy là dư chuyến đầu tiên, mình chở ra giao đúng hạn rồi hãy lo bốn ngàn cái kia.
Ông Bang lật sổ, coi lần chót:
- Tôi lắc bàn toán nãy giờ, trong kho có tới tám ngàn năm trăm bảy chục cái. Bà nấu cháo trắng, nấu một nồi lớn cho tôi ăn với lạp xưởng. Cháo nóng ăn khoẻ, dễ tiêu hơn hủ tíu, tôi đi nhà kho, nhắc nhở ông già Lanh.
Nhà kho cất bằng cột tràm, lợp lá, nền cao ráo, dài đến bốn căn. Ông già Lanh là người Miên lai, tuổi hơn sáu mươi, lãnh trách nhiệm giữ kho, ăn ngủ tại chỗ. Khi ông Bang đến thì ông già Lanh ngồi ung dung hút htuốc, bên cạnh sáu, bảy cái rập chuột. Chuột bị đề giập xác, ông Lanh giả vờ như sốt sắng với công việc do ông Bang giao phó nên quên chào.
- Chuột hả! Nhiều không?
Ông già Lanh ngẩng đầu lên:
- Ông Bang ơi, mỗi đêm tôi thăm rập chuột ba lần, mỗi lần bảy con. Phải chi ông mua thêm vài chục cái rập nữa cho đủ dùng, một cái rập, một đêm tôi cũng thức hai ba lần, mười cái rập cũng đâu tốn công thêm.
Nhưng ông Bang Lình méo mặt, chạy nhanh vô nhà kho. Cà ròn bó kỹ lưỡng, mỗi bó mười hai cái, nằm ngay ngắng từ nền lên cao tận mái nhà. Năm bảy con chuột chạy sột soạt, mùi ẩm ướt xông lên khiến ông Bang nhảy mũi lia lịa. Ông kêu lên:
- Hư hết rồi! Chuột là ổ trong đống cà ròn. Một con chuột cắn một đêm hư cả trăm cái. Một trăm con cắn bốn đêm thì còn gì? Chuột nhiều sao ông không cho tôi biết. Trời đất ơi!
Ông Bang quăng từng bó cà ròn ra sân. Chuột cứ chạy vì động ổ. Năm ba con chuột đỏ hói nằm ngo ngoe, chó hoang đằng xóm chạy tới, sủa ỏm tỏi. Trẻ con xúm lại, rồi đi dang xa. Càng lục lạo, ông Bang càng tối tăm mặt mày vì cà ròn bị chuột khoét có đến hàng ngàn cái, hễ bị lủng thì coi như bỏ luôn. Quá tức giận, ông chạy tới trước mặt ông già Lanh:
- Mướn ông giữ kho mà ông cứ ngủ, uổng tiền quá. Năm nay tôi tàn mạt, tại ông.
Rồi ông Bang bước nhanh về nhà. Ông Lanh ôm từng bó cà ròn đem ra sân, lành để một bên, rách một bên. Thỉnh thoảng, ông vấn điếu thuốc, nghỉ tay. Một người đi qua nói giọng khôi hài:
- Như con trâu rụng cái lông đuôi, thấm tháp gì! Ông Bang Lình hồi mới tới nghèo khó, làm giàu nhờ cà ròn. Lâư lâu trời hại ổng một năm. Bà Bang tới kìa!
Ông già Lanh lẩm bẩm:
- Bả tới thì cũng vậy thôi. Tôi ở mướn, giá rẻ mạt. Bọn trai tráng thì trốn thuế thân, đứa nào dám ngủ tại nhà kho này. Cái phận sự của tôi như vậy thì tôi làm như vậy. Tây cònt rừ không nổi chuột bọ, huống gì thằng già này. Hiền như Phật, như ông Ðịa vậy mà chuột còn phá rối bàn thờ.
Bà Bang tới, dùng thủ đoạn thường lệ là sự ăn nói ngọt ngào với kẻ ăn người ở. Biết rằng lỗi không hoàn toàn ở ông già Lanh, bà an ủi khéo léo:
- Ông lựa giùm cho kỹ, chuyện qua rồi. Ðể tôi đi vô sóc thúc hối mấy người còn thiếu tiền cho họ đươn cà ròn thật mau, trễ ngày thì cà ròn xuống giá. Ông hơi tệ, tại sao chuột cắn năm, mười ngày rày mà không hay biết? Từ rày về sau, tôi mướn thêm một người coi chừng đuổi chuột.
Từ trên nóc nhà kho, con mèo nhảy xuống kêu ngao ngao. Như sực nhớ điều gì, bà cằn nhằn:
- Nuôi mèo thiệt vô ích. Tại sao nó không bắt chuột. Hôm trước có tới sáu bảy con?
Ông Lanh cố ý nói đùa:
- Chuột đông quá, chuột rượt mèo để ăn thịt. Chuột cắn tôi bấy mình, bà coi mấy đầu ngón chân của tôi đây nè! Người ta nói hễ chuột rúc trong nhà là tiền bạc vô đầy đủ. Chuột rúc là chuột túc, mà túc là lúa, phải không bà Bang? Tại sao xứ này nhiều chuột mà không có lúa?
*
* *
Hơi sức đâu mà nghe ông già khùng đó. Cãi vã thêm mất lòng, tốt hơn hết là mình vô xóm để thúc hối mấy người còn thiếu nợ để họ đươn cà ròn suốt ngày đêm cho kịp. Thời giờ gấp rút lắm. Bà Bang an ủi chồng như vậy.
Tuy không ghi sẵn trên giấy trắng, bà Bang Lình nhớ rõ danh tánh đầy đủ của con nợ. Ðầu tiên là vợ chồng Sa Ðơn, ở gần miếu ông Tà. Bà đứng dưới chân thang, trông lên sàn nhà:
- Ai ở nhà không?
Chị Sa Ðơn nghiêng mình trả lời:
- Bà Bang đi chơi! Chồng tôi uống rượu với anh em rồi!
- Làm cái gì đó?
- Chí cắn ngứa đầu, con tôi bắt chí cho tôi. Ở không buồn quá không biết làm cái gì.
Gia đình Sa Ðơn thiếu của bà Bang tám đồng bạc, tức là bốn trăm cái cà ròn, thế mà cô vợ lại nằm ngáp dài, anh chồng cứ uống rượu. Bà cằn nhằn:
- Sao không đươn cà ròn? Chị làm giùm cho gấp. Chị giúp tôi thì mùa tới tôi mới giúp chị được. Như vầy thì hiếp tôi quá.
Chị Sa Ðơn trố mắt:
- Trời ơi! Ðươn cái gì bây giờ?
- Ðươn cà ròn! Chị quên nợ của tôi sao chớ?
- Không phải! Mời bà Bang lên nhà, tôi nói cho bà nghe. Bàng không một cọng, cắt cỏ ngoài đồng đem về nhà để đươn cà ròn sao chóo. Người ta nhổ bàng chưa về. Lâu lâu mới đem về một lần. Tiền mượn của bà, tôi chia với người nhổ bàng.
- Nhưng chừng nào về?
Chị Sa Ðơn chỉ về phía đầu xóm:
- Nhà Tứ Én, một mình ở gần cây mù u đó. Hễ Tư Én đem bàng về là xóm này xúm nhau đươn cà ròn trả nợ cho bà.
Câu trả lời ấy gẫm lại hữu lý. Sau khi ghé qua thăm vài con nợ, bà Bang nhảy qua cái mương nhỏ để đến gốc cây mù u. Hai đứa bé trần truồng đang bốc cơm nguội ăn ngon lành, đứa khác lớn hơn thì lo nắn con trâu nhỏ bằng đất sét. Nó đẩy con trâu tới, miệng nhái tiếng nghé ngọ... Ðể tin rằng nó nói sự thật, bà Bang ngồi xuống cho nó hai xu. Mầy là con của Tư Én hả?
Lần này thằng bé nâng con trâu gọn trong lòng bàn tay, chạy lên sàn nhà như sợ sệt. Hai đứa kia ngậm búng cơm, quên nhai.
*
* *
Sau bữa cơm trưa, ông Bang nói với ông già Lanh:
- Chuột cắn cà ròn, đó là chuyện rủi, tôi hơi nóng nảy, ông đừng buồn. Dân trong sóc nói rằng Tư Én nhổ bàng chua về. Ông chịu khó bơi xuồng, đừa tôi kiếm nó. Hễ nó đem bàng về thì mọi việc đều xong xuôi. Mình đi liền, chiều nay, đi tới Ðường Bàng.
Thật là chuyến đi du lịch bất ngờ. Từ Sóc Xoài tới Ðường Bàng, đường hơi gần nhưng ngặt một nỗi là muỗi mòng, đỉa vắt. Ðáng lý thì ông già Lanh từ chối, viện lý do già yếu để xin thêm chút tiền công lao chèo chống. Ông là người giữ kho, được quyền ở nhà. Nhưng hôm nay là dịp để trả thù ông Bang Lình.
- Ði thì đi. Mình đem theo dầm chèo, sào dài để chống cho mau tới Ðường Bàng. Ông Bang tới đó lần nào chưa?
Ông Bang Lình nói như thành thạo lắm:
- Biết chớ! Năm kia, tôi đi Vàm Răng, thấy họ nhổ bàng ở Ðường Bàng, phải không?
Trả lời lúc chưa đến nơi là quá sớm và nhất là mất thú vị. Bởi vậy, ông già Lanh cứ im ỉm. Trước tiên, ông gay chèo. Nhờ nước xuôi, chiếc xuồng trôi nhanh. Lát sau, ông Bang Lình ngủ ngồi, ngáy khò khè. Ðể hưởng trọn vẹn lạc thú của chuyến du lịch, ông già Lanh ngồi xuống, bỏ cây chèo xuôi theo lái xuồng rồi đẩy ra đẩy vào để giữ phương hướng. Mặt trời xế dần. Gió thổi mạnh qua vùng đất phèn, đầy năn và lác, một thứ âm thanh huyền bí từ lòng đất trồi lên, lác và năn giống như những sợi tóc dây cước vàng lườm, run rẩy không nên lời. Núi Ba Thê hiện ra ở chân trời, xéo về hướng bắc, dẫy Thất Sơn chạy dài qua khỏi biên giới Cao Miên, chót núi tiếp với vầng mây bạc đang chuyển sang màu cam. Vài chiếc xe lôi di chuyển trên lộ xe. Từ phía Vàm Răng chiếc ghe củi nhô lên sừng sững, trên chót cột buồm. Nước ngược và gió ngược, sức người chỉ có hiệu quả là giữ cho chiếc ghe nặng nề kia khỏi trôi ngược.
Ông Bang Lình vụt thức dậy:
- Tới đâu rồi?
Ông già Lanh đáp:
- Dạ, khỏi Vàm Răng.
- Sao không ghé lại Ðường Bàng?
Bấy giờ ông già Lanh mới chịu giải thích:
- Ðường Bàng là con nước nay đổi mai dời. Ba năm trước, ở Vàm Răng nhiều bàng nhưng năm nay thì hết. Dân nhổ bàng phải lên trên này, lập một cái đường khác. Chỗ đèn đuốc sáng trưng đằng kia kìa!
Bóng tối đổ quá mau. Giữa khoảng đồng không mông quạnh, xóm nhà hiện ra, như hội chợ nho nhỏ với hàng chục ánh đèn. Toàn là quán rượu, quán hủ tíu. Khi bước lên bờ, ông Bang Lình nhận ra người quen. Ðó là Xìn Phóc, chủ quán. Xìn Phóc hỏi:
- Ông Bang ăn cơm chưa? Tới đây làm gì cho cực khổ?
Bếp un muỗi không đuổi được bầy muỗi bay ào ào. Vừa đập muổi, ông Bang Lình vừa trả lời:
- Xìn Phóc biết Tư Én ở đâu không? Nó lên đây nhổ bàng, lâu quá chưa thấy về.
Xìn Phóc nheo mắt, đưa tay ngoắc như làm dấu hiệu cho ông Bang Lình lại gần để nói chuyện riêng:
- Nó đánh bài cào ở sau hè nhà tôi. Sòng bài lớn lắm.
Bang Lình cau mày. Khi vừa quay mặt thì gặp Tư Én từ ngoài cửa bước vào. Anh ta ở trần, cười dòn:
- Ông Bang kiếm tôi? Hổm rày tôi nhổ bàng nhiều lắm, nhưng chưa đủ. Ðánh bài thua mấy đồng, tôi ngồi hút thuốc, tình cờ thấy ông.
Ông Bang Lình lại gần Tư Én:
- Cỡ này ở Sóc Xoài thiếu bàng đươn cà ròn. Chú đem bàng về cho mau.
Tư Én hơi giận vì nhổ bàng đâu phải là chuyện dễ dàng, nhanh chóng. Chú muốn tặng cho ông Bang Lình, nổi danh là ông Bang cà ròn này, một bài học đích đáng. Ch1u đã chuẫn bị xuống xuồng đi nhổ bàng từ lúc nãy, nay gặp dịp, tại sao không mời ông Bang đi luôn một chuyến cho biết mùi đắng cay?
Ông già Lanh ở lại, ông Bang Lình ngồi trong chiếc xuồng độc mộc, Tư Én cầm cây sào dài, đứng chống sau lái. Chú ra lịnh;
- Ông Bang ngồi nắm hai bên ghe cho vững. Tôi chống mạnh lắm.
Chiếc xuồng độc mộc rời khỏi bờ kinh xáng, tiến sâu vào đồng cỏ âm u. Xuồng lướt re re trên cỏ, hồi lâu, ông Bang hỏi:
- Chống xuồng đi đâu?
- Năm ngoài, nhổ bàng tại chổ nãy, năm nay, bàng mọc không kịp, nhổ ở trên kia, giữa đồng hoang, chừng vài cây số nữa là tới.
- Xuồng lướt tới, mất hút trong bóng tối. Ông Bang Lình giựt mình ngoảnh lại, chỉ còn thấy vài đốm sáng chập chờn, lu dần, phía quán hủ tíu. Lát sau, Tư Én la lên:
- Tới rồi!
Xuồng tiến vào khu vực đầy bàng bàng mọc dày đặc, cao khỏi đầu Tư Én, ông Bang cứ nhắm mắt, ngỡ mình chun vào cái bụng vô tận, đen ngòm. Bàng ngã rạp xuống, xuồng lấn tới. Ông Bang la hoảng:
- Bàng ở đâu!
Tư Én thích chí:
- Ở đây chớ ở đâu! Tôi nhổ rồi, hơn bảy chục bó, đúng trăm rưỡi bó tôi về Sóc Xoài.
Mặt nước phản chiếu vài ánh sao thưa. Mấy bó bàng nằm dầm trên đất bùn, như cây to cưa ra từng khúc đều đặn. Ông Bang Lình khen ngợi:
- Ráng nhổ thêm rồi ngày mai về Sóc Xoài.
- Thì tôi nhổ đây!
Lập tức Tư Én nhảy xuống nước. Nước sâu ngang gối, chú lội bì bõm đến cụm bàng dày kịch trước mặt. Ðột nhiên ông Bang Lình kêu rú:
- Muỗi cắn! Trời ơi, muỗi ở đâu nhiều vậy! Sao hồi nãy không có muỗi?
- Bàng nhiều thì muỗi nhiều. Hồi nãy, xuồng chống lẹ, muỗi bụ theo không kịp.
Thấy Tư Én cứ đi tới, ông Bang sợ sệt:
- Trở lại, đưa tôi về! Ðưa tôi về!
- Dạ, tôi nhổ sáng đêm nay rồi luôn cả ngày mai mới đủ một trăm năm chục bó. Ngày mốt tôi mới về được, còn buộc mấy bó bàng cho nó nối đuôi sau lái chiếc xuồng, ra ngoài kinh xáng, bàng nổi lên mặt nước, xuồng sẽ kéo theo dễ dàng.
- Muỗi cắn quá! Ải ô! Mọi lần tôi ngủ dễ lắm, ngồi như vầy, đêm nay tôi ngủ không được. Ðưa tôi về. Tư Én ơi! Tôi mệt vì mấy con chuột. Chú mệt vì mấy con muỗi. Nhổ bấy nhiêu đó đủ rồi, về gấp tôi trừ nợ cho. Chuột với muỗi làm hại xứ này, phải không?
Tư Én lên sau lái xuồng, cứ im lặng. Vì con người xứ này đã quen chịu khổ nhọc? Hay có lẽ vì lý do khác. Chú ngồi xuống, vấn điếu thuốc mời ông Bang. Ông Bang không hút. Chú hút một mình.
Ông Bang Cà Ròn
Sơn Nam
Ông Bang Cà Ròn - Sơn Nam
https://isach.info/story.php?story=ong_bang_ca_ron__son_nam