Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nước Cũ Mơ Nguồn
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại:
Tùy Bút
Biên tập:
Little Rain
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1142 / 11
Cập nhật: 2015-08-14 12:01:40 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
N
gười ta dành cả thời trẻ loay hoay với câu hỏi ta sẽ đi đâu, rồi cả buổi già bận bịu với chuyện ta đến từ đâu. Câu này tôi tả ba tôi, vừa khít với chuyến đi Đức Phổ của ông với bao nhiêu bồn chồn, háo hức.
Không thể nói chính xác chuyến đi ngàn cây số ấy đã chuẩn bị từ nửa năm trước hay năm mươi, một trăm năm trước, ý tưởng ủ từ ba tôi hay từ ông nội, ông cố tôi. Chỉ biết cái quê xứ xa xôi ấy đã phập phù trên môi của những người cha trong cuộc chuyện trò trên cánh võng đưa cọt kẹt lúc nửa đêm, trên mảnh ruộng vừa được khai phá, hay trong những lời trăn trối cuối cùng. “Ông bà mình ra đi từ đó, nhớ!”, họ dặn dò những đứa con. Đời này qua đời khác, tên của những người trong dòng tộc, tên làng tên xứ…đã mai một rơi rớt dần, đến đời ba tôi thì chỉ còn bốn chữ Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ba tôi nói phải đi tìm gốc gác một chuyến, giờ không làm tới lúc già yếu hút gió không kêu thì ai làm.
Cùng thằng cháu gọi bằng cậu cũng không còn trẻ, ba tôi hăm hở trèo lên chuyến xe đò đi miền Trung, thông tin cả hai có được vỏn vẹn là cái huyện ấy nằm ngay trên đường cái. Ba tôi cũng phải đến hơn chục lần qua lại ngang nơi đó trong những lần đi công tác ở Hà Nội, chắc cũng từng nhìn cảnh vật bồi hồi, nhưng ông chưa từng ghé lại. Hồi ấy ông phải đuổi theo câu hỏi mình đi đâu đây. Giờ cái thời gian dư dả của tuổi già này lại là thứ thời gian sắp cạn, ông già quay lại để lục lọi từng tấc đất của cái chấm nhỏ nhoi trên bản đồ kia, mong tìm lại vài nhánh họ hàng xa vợi, thắp nhang lên những nấm mộ tổ tiên.
Tôi sẽ mãi nhớ bộ điệu, gương mặt, ánh mắt của ba tôi buổi chiều ông trở về sau chuyến đi ấy. Thứ thần thái của một người đã mãn nguyện, mọi thứ đều cất chung tiếng nói: “như vầy có chết cũng thỏa rồi…”. Túi áo bên ngực trái long ra tờ giấy ghi tên cụ tổ viết bằng Hán tự mà ba tôi sao chép lại từ một gia phả, như là bằng chứng phả hệ. Ngay cả khi kể lại “cái xứ gì tìm không ra cái quán cà phê, thèm chết cha…”, giọng điệu đó cũng chẳng tỏ bày thái độ không hài lòng. Không người nhàn rỗi ngồi ngắm suông phố phường. Mộ toàn bằng đất cát nằm thấp là đà. Người ở đó nói chuyện khó nghe, phải nhìn miệng mà đoán, gặp ai nói nhanh thì đúng là trong tai có âm thanh như chim hót. Kể và kể, hai ông già cố giấu nỗi tự hào thầm kín chúng ta đến từ cái vùng đất nghèo, nhưng độc đáo.
Kẻ xách người mang nào đường phèn nào tỏi nào bánh trái Đức Phổ, thứ bánh mà miền Tây đã biến thể mềm mại hơn, xốp và béo hơn: bánh bông lan. Làm rõ ra cái ngờ ngợ bánh bông lan xứ mình cũng có tổ tông.
Chèn đét ơi, tưa tải
nảy ra khỏi môi trầu của mấy bà già quê có phải từ
trời đất ơi, tơi tả
trại âm theo giọng Quảng mà ra, những
thị thiềng, chóa lóa, đi dìa
… Từ ngữ tụi viết lách miền Tây hay dùng, anh em ngoài Trung đọc cũng hay ngớ ra đây chính là những từ mà ông bà mình xưa cũng nói.
Ở miền tây, có một câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhưng cũng thường nhận được lời đáp không thấu đáo là gốc anh (chị) ở đâu. Bởi sau cái gốc Sóc Trăng của một người họ Vương còn có cái gốc Minh Hương. Họ Mạc ở Cái Nước gốc Hà Tiên, nhưng sau Hà Tiên là một hành trình người Trung Hoa vượt biển. Gốc Bạc Liêu của họ Nguyễn nào đó trôi dạt từ miệt sông Gianh, sông Hiếu. Cùng với những cuộc chiến là những lần cải họ, di cư. Lấy quê nội ghi vào lý lịch của mình ở phần quê quán, tôi thường thấy đằng sau hai chữ Đầm Dơi là những miền gió cát xa xôi mà mình chưa từng đặt chân tới. Lịch sử của vùng đất hoang sơ này được viết bởi những người khai phá, cùng với địa hình chung quanh là biển hết đường để đi nên miền Tây như cái túi chứa người tứ xứ. Câu ca dao “đến đây thì ở lại đây” rất hay bị bẻ chỉa ngầm, chừng nào tốt cỏ xanh cây ờ mà ngu sao về? Đất như vầy, tôm cá như vầy, thời tiết thuận hòa như vầy bói không ra gió bão, sống đã đời vầy còn về đâu nữa?
Làm và chơi, người ta có nhớ tiếc này nọ thì cũng bỏ qua, chỉ tuổi già đến bỗng nhận ra ai cũng phải làm một chuyến về đất. Bắt đầu dọn dẹp một chỗ nằm. Bắt đầu nhớ ra cha ông mình hình như nằm nơi nào đó xa lắm. Bắt đầu nghĩ không biết họ nằm kiểu nào, tộc họ ở đó có còn ai không. Vậy là hình thành những cuộc về, dù là về trong ý nghĩ của một người nằm bệnh. Là tôi hình dung vậy.
Mỗi cái đám giỗ ở nhà là mỗi lần gặp được một vài gương mặt mới, do một phần nỗ lực kết nối của ba tôi. Lần gần nhất, bọn trẻ chúng tôi chào hỏi mấy ông già ở Vĩnh Long xuống. Ba tôi nghẹn ngào, ông già tóc búi củ tỏi trưởng đoàn bên kia cũng khóc. Họ đi cả xe, già trẻ mười mấy người, không phải ai cũng xúc động, cũng sốt sắng cái mối thâm tình họ hàng mới nối lại này. Có thể vì họ còn trẻ, như tôi, cố chiều chuộng những ông già và che giấu phần nào hờ hững, “mấy người lạ hoắc này là bà con với mình sao, để làm gì?”.
Ít nhiều tôi cũng tò mò cái cảm giác bịn rịn với họ hàng xa, mà một mai thời gian sẽ tặng kèm theo với tuổi già, nếu tôi không bị rơi vào ngoại lệ. Thứ tình cảm mà ba tôi đang có, phải đợi. Lại nhớ ông ngoại tôi, chiến tranh xong chèo xuồng từ Cà Mau về Hà Tiên, hành trình men theo sông nước ròng rã. Lại nhớ bà bạn già thoát ly gia đình kể từ khi làm mẹ đơn thân, suốt quãng chơi với nhau gần như bà không kể chuyện nhà. Vài năm trở lại đây bà bỗng thường nhắc tới anh chị em mình, bảo chút nữa chạy đi ăn cơm với chị Chín, vài hôm nữa đi thăm chị Ba. Những bà già chẳng còn mấy thời gian nữa. Thứ thâm tình ấy lúc trẻ chắc bà coi nhẹ như không.
Cái câu hỏi ta đến từ đâu còn lửng lơ trên những ngã đường miền Tây rất lâu. Ở con cháu của những người Trung khẩn hoang giờ nghe giọng Quảng như ngoại ngữ; con cháu những người Bắc di cư đã đổi thế nhé thành dzậy hén, rỗi thành quỡn rất sành. Và con cháu của những cô gái Việt cùng quân nhân Pháp, Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam bỗng ngờ ngợ xuất xứ màu mắt lạ. Và cả những đứa trẻ lai Hàn Quốc, Đài Loan trên những chuyến xe đường dài về miền Tây, tụi nó cũng đang không ngớt hỏi sắp tới nhà ngoại chưa.
Cái dòng máu bạt mạng giang hồ của những người đã từng sẵn sàng bỏ lại hết: quê xứ, mồ mả người thân… dấn thân vào những vùng đất mịt mờ, dòng máu ấy truyền mấy chục đời vẫn chưa lợt lạt bao nhiêu.
Nước Cũ Mơ Nguồn
Nguyễn Ngọc Tư
Nước Cũ Mơ Nguồn - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=nuoc_cu_mo_nguon__nguyen_ngoc_tu