Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Email Thứ Bảy
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Little Rain
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1994 / 13
Cập nhật: 2015-09-05 10:32:07 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
P
hương thích nghe vọng cổ không? Trong nhà có cất giữ bài ca vọng cổ nào không? Tôi hỏi vậy, vì tôi đang nghe một bài vọng cổ, rất buồn, về thân phận của cô gái đi ở mướn. Buổi trưa khi ngủ dậy, sợ cái nắng vàng ngoài sân bóp nghẹt mình, tôi thường giả vờ bận rộn, ít nhất là làm cho ý nghĩ mình bận rộn. Tôi nghĩ về bài vọng cổ, về chữ “nàng” mà một tác giả tôi chưa biết tên đã dùng, để gọi cô osin, cô ở mướn.
“Nàng” là một chữ mà với tôi dội lại rất nhiều hình ảnh. Nó gợi lên trong tôi vẻ đẹp, sự sang trọng, thanh thoát, nhã nhặn, hơi cầu kỳ và xa vời. “Nàng” thuộc về tầng khác, lớp khác. Tôi thường mắc cỡ chết giấc khi có ai đó đùa gọi, nàng ơi! Chữ “nàng” không thuộc về tôi, như không thuộc về người quét rác, người buôn gánh bán bưng, người gặt lúa trên đồng… Tôi từng nghĩ vậy, nhưng người nghệ sỹ viết bài “người ở mướn” làm tôi ngơ ngác, khi viết rằng, “vì nỗi khó khăn nàng lìa xứ xa nhà…”. Nghe đầy vẻ trân trọng, nhiều thương cảm, không có gì nghịch lý, mỉa mai. Tôi bỗng dưng nghĩ, người viết lời ca này hẳn là người nhân hậu, dịu dàng.
Tôi nhớ nhà thơ già mà tôi gặp ở Quy Nhơn, trong một sáng lấm tấm mưa. Ông đi xe đạp lại chỗ tôi, uống cafê bên biển. Gặp ông chỉ một lần, năm năm trước, trong buổi buffet chiêu đãi của một tờ báo mà ra về tôi và ông đều đói, tội, quê mùa quá nên lóng ngóng. Năm năm, hai ngón tay kẹp điếu thuốc đã khô queo quắt, mỗi làn khói bay ra từ miệng ông, có cảm giác như xương thịt ông cũng đang bốc hơi đi. Giữa những lời thăm hỏi, ông ngó tôi, chậm rãi, “văn chương và người làm văn chương đều rất đẹp, cháu à, chỉ là một số người khiến nó không đẹp nữa…”.
Tôi nghe điều đó đã nhiều lần, người ta còn viết những bài dài xưng tụng cái đẹp cao quý của thi nhân. Vẻ đẹp được chảy tràn trên giấy, còn họ giấu bia chiêu đãi trong túi áo, họ đánh nhau, họ nhục mạ nhau, sao chép tác phẩm nhau… Tôi tin rất ít, giờ tôi đã tin nhiều, vì ông. Người viết ra những bài thơ tôi ghi chi chít trong sổ tay,
“Trong hoa/tôi nhìn thấy những bàn tay người trồng hoa lấm bùn đất/nhìn thấy những người bình thường đã tạo ra những vẻ đẹp khác thường…”
(*). Câu từ giản dị và trong lành, ông mang vẻ đẹp của người phụ nữ bán bánh mì, chị công nhân quét đường, người trồng hoa, bà mẹ tảo tần quang gánh… đến cho tôi. Như cái sáng mưa ấy, ông khăng khăng bảo tôi cứ ở khách sạn và chờ ông đạp xe tới. Xe không chống chân, ông dựa nó sát hàng rào. Ông đẹp hơn cái đẹp mà tôi lưu giữ trong lần gặp đầu. Ông đứng về phía những bài thơ của mình, ông đẹp như chính những câu thơ về thân phận những người bình thường, thương khó.
Hôm đó, ông kể về người bạn quá cố của ông, Trần Quang Long, người viết bài thơ Tố Chân,
“Maria Tố Chân/ Anh yêu em vô cùng…”
, rồi đọc mấy câu từ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của người bạn cũ Trần Vàng Sao
“Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ/Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu/Một vết bùn khô trên mặt đá/Không có ai chia tay/Cũng nhớ một tiếng còi tầu…”
. Ông nói về sự quyến rũ đến từ những điều giản dị, thơ bạn bè ông thô mộc nhưng đọc tới đâu thấy run rẩy tới đó. Người ta ngây ngất trước sự hào nhoáng, mê mẩn trước sự bóng bẩy, nhưng chỉ rơi nước mắt trước sự giản dị tự đáy lòng. Buổi sáng biển mù, ông kể chuyện quê nhà, Huế và mẹ già, về cô em họ mỗi lần ra thành phố rực rỡ áo pull quần bò, một bữa ông về làng, cô chở rơm trên xe bò, áo rách và nón rách che lấy mặt. Ông dừng lại bảo, nghèo nên mặc xấu, việc gì phải ngượng. Ông kể cái làng Niêm Phò nghèo đến nỗi, cho người dì đau yếu hai mươi ngàn, dì thảng thốt, cho chi mà nhiều rứa, con.
Ông ngước ra biển, như tránh nhìn vào ly cafê đắt tiền mà ông đang uống. Và cho tới khi ông cọc cạch đạp xe ra về, ông không nói bằng lời, mà sao tôi nghe rõ từng tiếng một, người nghệ sỹ, người viết đẹp luôn nhớ và ở lại người nghèo, dù cho đám đông đã thực sự rời xa và quên lãng họ.
Lời dặn dò này ông đã gửi đến tôi, trong từng bài thơ ông thủ thỉ với cuộc đời. Và đôi lúc, tôi nhớ tới điều đó khi mở ra những trang báo, nhìn bức ảnh những đứa trẻ đi nhặt rác, ngắm bức tranh tường rêu phố cổ với người bán hàng rong ngồi xa vắng, hay trong bài vọng cổ trưa nay.
Bài ca hay quá, Phương ơi.
Chú thích:
(*) Thơ Lê Văn Ngăn
Email Thứ Bảy
Nguyễn Ngọc Tư
Email Thứ Bảy - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=email_thu_bay__nguyen_ngoc_tu