Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Em
Tác giả:
Duyên Anh
Thể loại:
Truyện Ngắn
Biên tập:
Bach Ly Bang
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 1733 / 41
Cập nhật: 2015-01-24 15:38:24 +0700
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
E
M tôi bây giờ ở Hà-Nội. Từ ngày tôi vào Nam đến nay thấm thoát đã được ba năm. Ba năm trời xa nhau, anh em tôi không có dịp nào trao đổi thư từ, tin tức. Thỉnh thoảng tôi viết về Bác tấm bưu thiếp thì vài tháng sau mới nhận được cũng trên khuôn khổ mảnh giấy nhỏ bé điền sẵn chữ in ấy, em tôi gói ghém gửi vào trong này cho tôi một chút tình thương giới hạn.
Mấy hôm nay trời chớm lạnh. Heo may trở gió sang mùa thu rồi đây. Lòng tôi bỗng nhiên trống trải như túp lều giữa khoảng đồng không mông quạnh. Hơn cả bao giờ, tôi thấy nhớ chân trời quê hương quá. Những hình ảnh thân yêu hiện ra rõ rệt và buồn thương se sắt. Tôi ngồi lặng im cho cạn niềm đau khổ, hy vọng sẽ quên đi tất cả trong giây lát. Nhưng tôi lại bắt gặp những kỷ mệm tha thiết giống như mọi lần. Đấy là Dực, chú em nhỏ yêu dấu của tôi.
Năm 1951 gia đình tôi về thành Trạm hồi cư là tỉnh Thái-Bình, quê hương của mẹ tôi, miền đồng chua nước mặn ở đấy, anh em tôi đã sống những tháng ngày cùng cực, đói rách vì hồi ấy cha tôl bị Tây bắt giam cầm sau trận hành quân chớp nhoáng.
Thoạt tiên mẹ tôi thuê một căn nhà gianh tồi tàn ở phố An-Tập cách tỉnh lỵ hơn cây số. Ngày ngày mẹ thổi xôi nấu chè đem lên phố bán cho lính. Hai đứa em gái sợ Tây nên chỉ ru rú ở xó nhà thay phiên nhau coi em nhỏ. Tôi và Dực bạo dạn hơn em, rủ nhau vác dao lên tỉnh kiếm củi. Câu chuyện "phi thường" này em tôi đã làm hồi ấy ghi sâu vào tâm khảm tôi khó phai mờ.
Một hôm anh em tôi chặt củi xong toan về thì bọn lính Tây đi tới. Mấy thằng mũi lõ yêu đời tệ. Chúng gặp bọn trẻ con Việt-Nam, cười nói ầm ĩ và đem kẹo sô cô la phân phát. Cảnh tượng ấy lọt vào đôi mắt thơ dại của em tôi. Em nhìn những thanh sô cô la thèm muốn quá. Tôi blết vì cứ thấy em nuốt nước bọt ừng ưc. Bỗng em hỏi:
- Anh Long ơi làm thế nào để xin kẹo Tây hở anh?
- Chìa tay ra làm hiệu.
- Anh ăn kẹo sô cô la chưa?
- Ăn rồi, sao em hỏi ngớ ngẩn thế?
- Em ra xin anh nhé!
- Đừng, khốn nạn lắm.
- Tụi kia thì sao hở anh?
Em tôi nói giận dỗi, tuy nhiên mắt vẫn không rời đám trẻ con.
- Mặc kệ, em cứ xin đây.
Và em ù té chạy, tôi chẳng kịp ngăn cản. Phút chốc tôi thấy đám trẻ nhỏ bằng tuổi em giãn cả ra, còn tụi Tây vẫn cười như phá. Chúng nỏ vỗ tay ầm ỹ. Thì ra em tôi và đứa nhỏ khác cũng dại dột đang đánh đấm nhau về mấy miếng sô cô la. Tôi đành thúc thủ, hồi hộp, lo âu. Chắc chắn mấy mũi giầy đinh sẽ không ngần ngại đá bụng tôi nếu tôi can thiệp.
Lát sau, cuộc tranh hùng bế mạc, em tôi lếch thếch trở về chỗ tôi ngồi chờ. Quần áo rách tứ tung, mặt mày sứt sát, em tôi đau lắm.
- Sao thế em?
- Thằng kia cướp của em. Nó đánh em, em đánh lại cố giữ kẹo về cho bé Hải. Em sợ rơi, vội bỏ vào túi nên bị nó đấm vào bụng.
Rồi em móc kẹo đưa tặng tôi. Tôi lắc đầu từ chối.
- Anh giận em hở anh?
- Không đâu, em ăn đi.
Nghĩ thế nào em liệng kẹo ra xa. Tôi nín lặng nhìn đứa em ngây dại mà ứa nước mắt. Em tôi òa lên khóc. Sau này lớn hơn, từng trải hơn, hiểu thấm thía hơn ý nghĩa thèm khát, tôi càng buồn tha thiết câu chuyện tranh giành kẹo sô cô la của em tôi.
Ít tháng sau cha tôi được thả, người lại kinh doanh nghiệp cũ. Từ đây đời chúng tôi tạm gọi là tươi đẹp. Em tôi cắp sách đến trường học tập giữa lúc thiên hạ rủ nhau về Tề đông như trẩy hội. Nhà tôi dọn lên tỉnh lỵ. Mẹ tôi vội vàng quẳng cái gánh xôi chè đau thương để trở về nhiệm vụ săn sóc con cái. Mọi người đều có việc làm. Riêng tôi vẫn nằm trông tháng ngày trôi xuôi. Em tôi bây giờ đã bớt ngô nghê, thông minh hơn độ nọ đôi chút.
Tôi yêu em - dĩ nhiên - nhưng còn những cái vượt trên cả tình anh em, những hình ảnh rõi sâu vào tâm khảm mà ở nơi em, ở nơi người bạn tâm tình nho nhỏ, tôi nhớ đến muôn đời. Như đôi mắt đen và sâu hoắm, cái đầu bò liếm vẹt một khoảng tóc ngôi bên trái của em sao mà dễ cảm thế! Mặt em, trên đôi má bánh đúc có lấm chấm vài mụn in vết như người mắc bệnh đậu. Mỗi lần mẹ tôi mắng yêu hoặc anh em trong nhà chế là "thằng rỗ huê", em tôi khóc vòi không ai dỗ được. Vì em có rỗ đau, nói thế con gái hết mê em.
Ở trường em hay đánh nhau lắm. Em tôi chẳng hề hãi một đứa trẻ nào bằng lứa tuổi hay lớn hơn em chút ít. Thấy em "anh hùng" quá, tôi thường khuyên bảo nhưng em chỉ vâng dạ cho có lấy lệ rồi chừng nào vẫn tật ấy. Mãi có lần cu cậu bị đứng thứ bét, hạnh kiểm xấu, cha tôi nện cho một trận mê tơi và bắt tôi kèm em học, em mới hết gây hấn.
Em học dốt quá chừng. Tháng nào cổ ngoi ngóp mới được xếp hạng 38 trong số 45 học trò. Tính đố là môn em sợ nhất, là môn cả năm em ăn dê-rô. Nhằm đúng chỗ yếu đó của em, tôi dạy nhiều hơn cả. Tôi kèm Dực và hai đứa em họ vào mỗi buổi sáng. Hôm nào không có tính đố thì lớp học im phăng phắc. Nếu có tính đố thì tiếng hò hét, tiếng roi vọt, tiếng khóc nức nở làm cho mẹ tôi phải mắng tôi nhiều lần:
- Dạy em làm gì mà hét ầm lên thế, không sợ ho lao hay sao? Trẻ con dạy ngon bảo ngọt nó mới nghe chứ.
Nhưng mẹ đi khỏi tôi vẫn cử hét vì tôi muốn em chóng giỏi, vì tôi yêu em, tôi quý người bạn tâm tình nho nhỏ ấy lắm. Có một bận cả nhà tôi cười, chuyện như sau:
Tôi bắt Dực lên bảng, ra bài tính đố: "Ông Lý Toét có số tiền lả 4800 đồng, trước khi chết đem phân phát cho 4 người con. Hỏi mỗi người được bao nhiêu"? Em tôi run run, ngập ngừng bước lên bảng. Thấy cử chỉ lúng túng của em, tôi đã thầm đoán được kết quả rồi nên chỉ liếc em mà thương hại.
- Thế nào dễ hay khó chú mình?
Em lặng thinh không nói.
- Bây giờ muốn biết mỗi người con nhận được bao nhiêu phải làm tính gì?
Ở dưới có tiếng xi sào "cộng cộng". Em vẫn đứng im.
- Làm tính gì? Tôi hét lớn.
- Thưa anh... em không làm được ạ!
Em tôi trả lời với tất cả sự sợ hãi rồi ngây người ra chờ đợi hình phạt. Lúc ấy sao tôi ghét cái đầu bò liếm của em thế. Tôi bực tức quát lớn:
- Đồ ngu. Dực chỉ đáng làm con bò thôi. Anh hẹn hai phút nữa Dực phải làm xong. Trong khi chờ đợi, tôi hỏi hai cậu em họ "quí tử".
- Làm tính gì? Ai biết?
- Thưa anh tính cộng.
Tôi giận lắm nhưng vờ cười khen các em giỏi. Các cậu tưởng đúng cười thích chí. Em tôi chẳng khác gì thằng chết đuối vớ được tấm mảng. Hởi ơi! Tấm mảng này lại mỏng manh quá. Hai phút gần hết, em thẹn thùng trả lời:
- Làm tính cộng...
Hết cả binh tĩnh, tôi tặng mỗi cậu học trò người nhà một thước kẻ nên thân. Chưa đứa nào dám khóc.
- Cộng à, cộng sản hả lũ mản, làm tính gì Dực?
- Trừ ạ... Em nói bừa khỏi cần suy nghĩ.
Dĩ nhiên tôi lại vụt cho em một thước kẻ nữa.
- Tính gì?
- Nhân ạ...
-.....
- Chia ạ...
Tôi khoan thai đáp "đúng rồi" nhưng vẫn đánh mà lần này đánh nhiều hơn, đau hơn. Cả ba đứa khóc vang nhà làm cha tôi, mẹ tôi rồi em gái tôi đều ngừng việc chạy vào lớp học.
Cảnh tượng khá khôi hài: Tôi ngồi im lặng, trong tay còn lăm lăm cái thước kếch sù. Ba cậu học trò người nhà sụt sùi, nức nở, lệ rơi tơi tả trên sách, trên bàn. Giá góp số nước mắt ấy lại cũng có thể thay nước lã pha nổi một lọ mực. Thấy cha mẹ tôi can thiệp, Dực khóc to hơn, ai oán hơn..
- Sao thế Long? Anh dậy em mà cứ đánh chúng nó luôn luôn. Trí óc trẻ con non nớt, dễ sợ, dạy chúng mà làm chúng hoảng hồn thì chúng không hiểu gì đâu.
Cha tôi dịu dàng giảng khoa sư phạm cho tôi vả hỏi Dực:
- Tại sao con bị đánh?
Em mếu máo nói trong nước mắt:
- Anh Long ra tính đố, hỏi làm tính gì con trả lời tính cộng anh ấy đánh, tính trừ anh cũng đánh, tính nhân anh cũng đánh (đến đoạn này em lý luận làm cha mẹ tôi phì cười). Rồi tính chia là đúng anh cũng đánh nốt. Có bốn phép tính anh đánh cả bốn thì con biết làm tính gì?
- Sao Dực không nói ngay là...
Tôi chưa kịp dứt câu, mẹ tôi đã xua tay:
- Thôi mẹ hiểu rồi. Cho các em học đi đừng đánh em nữa, tội nghiệp.
Mọi người bỏ ra sân cười ầm ĩ. Tôi còn nghe theo được tiếng nói cuối cùng của mẹ tôi:
- Học trò với thầy giáo thật đoảng vị!
Phút chốc tôi cũng buồn cười những hành động vừa qua.
Em tôi, dốt toán lại lười nữa. Em ham chơi hơn học. Sau buổi học ở trường về thì em chỉ cặm cụi làm diều, sáng tác nhiều kiểu chơi mới lạ và... đánh nhau chi choé. Em giỏi về môn vật đối với tụi trẻ con hàng xóm nên đứa nào cũng gờm. Có lần tôi bị cha mắng vi tổ chức cuộc tranh tài sôi nổi. Bữa ấy Dực thắng giải, em đánh ngã ba lần những đứa to bơn, giữ chức vô địch.
Khi tôi hỏi em "học bài chưa" em đều đáp "rồi" tuy chả lúc nào tôi nghe em học. Thế mà đến lúc em đọc vẫn thuộc mới chết chứ. Không những vậy em còn thuộc rất nhiều bài chính tả nho nhỏ trích của các nhà văn nhà thơ Việt-Nam nữa. Lúc cao hứng em đọc, thế nào dứt bài cũng có tên tác giả. Em thích bài "Mồ côi" lắm. Luôn mồm em đọc:
"Con chim non không tổ
Trẻ mồ côi không nhà
Hai bên cùng đau khổ
Củng vương vất bê tha".
Môn tủ của em tôi đấy. Dạy toán pháp thấy em dốt nát tôi cứ ngỡ em ngu đần. Ai ngờ em có "khiếu" văn chương tệ.
Đọc chuyện trẻ con của Tô-Hoài, em nhớ vanh vách. Những đoạn văn tả "Bữa cơm tối, Mặt trời mọc, Chiều, Mùa giặt..." của Trần-Tiêu, Thạch-Lam em thuộc lòng nên làm luận cứ việc tương vào mới bạo phổi chứ! Em còn là cây "quốc văn giáo khoa thư". Ai muốn nghe tôi khôi hài không? Em sẽ vờ làm thằng nhút nhát, đọc chuyện luân lý:.
- "Ba, ra ngoại vườn mang cái rổ vào đây cho tao.
- Con sợ lắm.
- Sợ cái gì?
- Trời tối lằm con sọ ma!..."
Hoặc bài tập đọc:
"Ôi chao! Có người đứng rình bên ven tường.
- Người đâu, đâu nào, chỉ nói nhảm!..."
Ai cũng buồn cười vì chỗ nào đối thoại, em bắt chước, nói hai giọng duyên dáng đáo để. Tôi để ý tới trình độ quốc văn của em từ bài chính tả đầu tiên. Em viết rất ít lỗi. Cho đến hôm tôi ra bài tập làm văn "Tả buổi tốt trong gia đình" thì lại càng phục em. Đoạn kết em viết ngây thơ và thành thực như niềm thương không chia giới hạn:
"Tôi đang sống với gia đình tôi, sung sướng lắm nhưng ngoại trời bao nhiêu người, đang lăn lộn với bom đạn. Có người không nhà cửa ở rét mướt. Tôi thương hại họ quá. Giờ bây giờ có em bé mồ côi nào đến gõ cửa, tôi sẽ nói với mẹ tôi cho em vào ngủ với tội cho ấm áp".
Chuyện em tôi không phải chỉ có chuyện học hành. Vào những buổi chiều đẹp, tôi hay dắt em ra bờ sông Trà-Lý nhìn trời, mây, nước. Có lẽ, em thú vị hơn cả những lần dẫn em đi ăn phở, uống nước cam. Em hỏi tôi như một thi sĩ hỏi người yêu:
- Anh Long này, con thuyền kia trôi về đâu?
- Về bến em ạ.
- Cánh bèo kia trôi về đâu?
- Ra bể.
- Rồi đi đâu nữa hở anh?
- Ra đại dương.
- Rồi đi đâu nừa?
- Rồi nó theo mình về nhà.
Và tôi dẫn em về, không muốn để em mơ mộng để rồi không trả lời được em nữa. Em tôi ưa ngồi nói chuyện với tôi sau khi đã giải trí bằng mấy cú đấm trẻ con hàng xóm. Tôi tự hỏi nhiều lần sao em chẳng thích nghe chuyện cổ tích mà chỉ cầu khẩn được trả lời những câu hỏi vu vơ. Hay trong lòng em đã ấp ủ một hoài vọng mà em chưa biết đến, mà tôi hiểu sao nổi ý nghĩ của một thằng bé chưa đầy chín tuổi đầu. Có khi đang ngồi bên nhau, em vội bỏ tôi, chạy nhặt chiếc lá rơi đem vào hỏi:
- Sao lá lại rơi hở anh?
- Người ta bảo mỗi thu về thì lá vàng rụng rơi. Em có thuộc bài "Ngày khai trường"...
- Của "ông tác giả" Thanh-Tịnh chứ gì, em thuộc lòng "Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều"...
Tôi định làm em quên lá rơi bằng cách dụ em đọc bài tập đọc, nhưng mới được câu đầu, em trở lại chuyện lá để dồn tôi vào ngõ bí.
- Em muốn hỏi ai làm nó vàng hở anh?
- Gì?
- Lá ấy mà anh ạ! Ai làm lá vàng?
- Thời gian.
- À, à nhưng mà thời gian là gì hở anh?
- Em hỏi vở vần lắm, nhìn chim sẻ líu lo trên cây cau kia kìa.
- Ai sinh ra cây cau?
- Người ta trồng nó em ạ!
- Ai sinh ra nó cơ mà?
- Dực lôi thôi ghê đi ấy, em nhìn mặt trời sắp lặn, nắng rớt trên tầu cau đẹp chứ em?
- Tại sao có mặt trời hở anh?
- Để tối nay nhìn trăng đã.
- Trăng có họ hàng anh em không? Họ có thương yêu như mình không anh?
- Thôi đề lúc nào anh kể cho em nghe, bây giờ anh dậy em nốt bài "Chiều quê" nhé!
- Vâng ạ.
Chuyện như thế xảy ra luôn, có nhiều câu hỏi tôi trả lời được nhưng mình nói mình nghe chứ em hiểu sao nổi. Chả lẽ nói dối em. Tôi không dám vì sợ làm hư hỏng bộ óc thơ dại của em nên tôi chỉ tìm cách lờ đi. Thỉnh thoảng tôi hỏi em:
- Anh đánh em, em có ghét anh không?
- Không đâu vì Dực yêu anh Long lắm.
- Em có biết tại sao anh đánh em?
- Vì anh muốn em giỏi.
- Thế Dực có muốn giỏi tính không?
- Không ạnh ạ l Em ghét tính lắm. Tính không làm em thuộc lòng như bài "Cổng làng".
Nghe em nói thành thực mà thương hại. Từ đây tôi ngừng hẳn mọi hình phạt. Có cái roi mây mới tảo, tôi vội vất đi. Không đánh, không hò hét như trước nữa, lớp học bỗng nhiên vui vẻ, thân mật và các em tôi được tự do kể những mẫu chuyện thật nên thơ.
Bên hàng xóm có cô bé ở hậu phương mới về duyên dáng và xinh tệ. Tôi cảm thấy mê cô ta nhưng ngu si quá, khó diễn tả được nỗi ước muốn của mình. Tình đầu chớm nở trong lòng tôi rạo rực, băn khoăn ghê gớm. Tôi muốn biết tên cô, điều ấy dễ, song làm cách nào để cô hiểu rỏ nỗi lòng tôi, đấy mới khó. Vậy thì tôi chỉ biết ngâm tràn thơ Nguyễn-Bính. Cô hàng xóm xinh đẹp của tôi đã lân la sang chơi với em gái tôi. Dực mách tên cô ta là Phương. Ngọc-Phương. Đến lúc đôi lứa thân mật, cha tôi quyết định cho tôi về Hà-Nội tạm ở với chú tôi để nối tiếp việc học hành.
Nửa tháng nữa, tôi rời Thái-Bình, quê hương của mẹ, nơi có dòng sông Trà-Lý êm ả chảy xuôi về những cảnh đồng mầu mỡ Tiền-Hải, Kiến-Xương. Em tôi được tin bỏ hai bữa ăn. Tôi phải an ủi em và nói trước khi đi nhờ em một việc. Em vui vẻ nhận lời. Trước ngày tôi xa gia đình, họ hàng bà con đến cho tiền và cho luôn cả mớ giáo huấn đã quá ư quen thuộc. Hành lý sẵn sàng rồi mà người ta còn ân cần dục tôi xem có thiếu gì. Tôi không muốn nghe nữa, bao nhiêu ý tưởng đều đồn hết vào lá thư dài bốn trang giấy sắp sửa nhờ Dực đem cho Ngọc-Phương. Lúc ấy em đang thập thò ngoài cửa. Tôi nháy mắt, em bước vảo. Tôi chỉ cho em quyển sách trên giường. Đã được dặn dò, em hành động ngay. Khi em đi, tôi cũng xin phép đi nói là đến chào bè bạn. Thực ra tôi đứng chờ em ở góc phố. Làm xong công việc "tầy trời" ấy, tồi khao em chầu phở. Tôi thủ thỉ với em:
- Nếu chị Phương viết thư trả lời anh, anh sẽ không đi Hà-NộIi nữa. Anh ở Thài-Bình với em cho vui.
Em sung sướng, luôn mồm em "lậy trời chị Phương viết thư". Tôi cũng nghĩ vậy, nếu Phương yêu tôi tôi giả vờ ốm ở lại ít lâu. Nếu Phương từ chối, tôi đi cho đở ngượng. Hai anh em tôi đi chơi trắng buổi chiều đến tối mời về, run run, hồi hộp.
Chúng tôi bước vào giữa lúc nhà đang ăn cơm. Thấy anh em tôi, cha tôi buông đũa bát đứng dậy tóm cổ Dực tát mấy cái liền. Em khóc van xin, cầu khẩn. Vô ích. Cả nhà nín thinh. Tôi hỏi mẹ:
- Em Dực tội tình gì?
Mẹ thở đài không đáp. Cha tôi quát lớn trả lời tôi:
- Ai cho phép mày đưa thư cho cô Phương.
Em ngước nhìn tôi, đôi mắt đẫm lệ, lặng im. Tôi cảm động đến nghẹn lời. Giây lát tôi cố can đảm gỡ tội cho em:
- Con, thưa cha con ạ!
- Con à, đồ mất dậy... Mới tí tuổi đầu đã trai gái. Thư với từ không sợ người la chửi vào mặt tao à? Người ta ném trả lại mày đây, đọc xem nào.
Sợ cha tôi làm dữ, mẹ tôi từ tốn can xin, viện lẽ mai tôi đi rồi. Rồi mẹ cầm bức thư, xé "tác phẩm" đầu tay của tôi tơi tả không thương tiếc. Cha tôi bỏ đi, đe dọa:
- Lên Hà-Nội mày hãy coi chừng!
Hai anh em lủi thủi dắt nhau xuống nhà. Tôi liếc nhìn sang bên cạnh thấy bóng dáng Ngọc-Phương tựa cửa mơ màng. Lòng tự ái bị tổn thương, tôi không còn rung động được nữa. Đêm ấy anh em tôi ngủ chung một giấc dài. Chuyện tình đầu tan vở đánh dấu chuỗi ngày ly biệt của anh em tôi. Sáng hôm sau tôi đi. Theo tiển ra xe có hai đứa em gái, mẹ tôi và Dực. Cảnh tượng của kẻ ở người đi nào mà chẳng giống nhau. Tất cả nhìn tôi thương tiếc làm tôi cư tưởng xa mãi mãi hình ảnh thân yêu ấy. Cho tới lúc xe nổ máy, Dực mới cảm khải nói một câu trong "quốc văn giáo khoa thư".
- "Ôi! Cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!"
Tôi cười, nhìn em thông cảm. Em không cười mà khóc, nước mắt nối hàng rơi xuống đôi má non nớt còn in vết sự trừng phạt tối qua.
° ° °
Rồi tôi ở Hà-Nội không về Thái-Bình nữa. Đôi khi nhớ dòng sông Trà-Lý, nhớ nhịp cầu Bo quá mà sợ đường về đầy bom mìn nên đành gói niềm thương vào mấy trang thư.
Em tôi thỉnh thoảng viết thư cho tôl. Em kể chuyện miền Thái nên thơ lắm. Em báo cho tôi tin mừng: " Dực của anh dạo này làm tính đố chiến lắm rồi". Em hẹn: "Chả tin hè này anh về mà xem, làm tính nhanh như máy bay, vật nhau vẫn giữ chức vô địch, nhưng em không đánh nhau nữa. Có người dạy em rằng đánh nhau hư thân, anh muốn biết là ai thì hè về". Hè trôi qua, tôi vẫn nản lại Hà-Nội. Muốn về thăm em, cha mẹ ngăn cấm. Tôi viết thư báo tin em biết, em bảo em buồn lắm. " Em nhớ anh ghê. Hát bài "chiều quê tha thiết êm đềm" lại càng nhớ. Giá hè anh về em kể anh nghe chuyện này hẳn anh phải thú vị... Anh còn nhớ hôm anh em mình bị đòn không? Tại chị Phương đấy, chị ấy bảo đang xem thư của anh, ba chị ấy bắt được nên mới xảy ra nông nỗi. Bây giờ chị Phương sang nhà ta chơi luôn. Chị dậy em làm tính. Chị chả đánh em gì cả nên em không dốt nữa. Chị có vẻ quý anh lắm, cứ hỏi thăm luôn. Em viết thư cho anh phải nhờ chị sửa đấy. Chị hứa năm em 15 tuổi sẽ dậy em làm thơ. Em hỏi: Sao chị không dậy bây giở? Chị nói: Bây giờ Dực mới mười tuổi thi thơ thẩn gì. Chừng Dực lớn, Dực sẽ buồn rồi sẽ có "hứng" làm thơ. Em không tin, chị dục viết thư hỏi anh mà xem. Tết rồi chị đan cho em cái áo đẹp lắm anh ạ! Anh có ai đan hộ chưa, hay để em nhờ chị Phương đan hộ cho. À chị làm cho em cái diều bay cao lắm. Giá có nhiều giây em thả lên Hà-Nội cho anh biết tay. Chị Phương chiều em hơn cả chị Tú, chị Mai cơ.
Đọc những dòng chữ nghiêng nghiêng trên trang giấy, lòng tôi nao nao sầu cảm. Biết tìm cách nào về thăm em, về nối lại mối tình đầu mong mảnh. Hai mùa hè trôi đi êm ả quá. Em vẫn viết cho tôi. Vẫn nhiều chuyện ngô nghê lý thú "Anh Long à! Chị Phương dạo này đi học rồi. Có lắm đứa theo chị, em ghét chúng nó ghê đi ấy. Giá có anh em sẽ chửi ầm ĩ để nó đánh em là anh phải đánh nó gục xuống là chị Phương sẽ mê anh hết chỗ nói. Anh đấm chiến lắm mà. Hôm nọ chị Phương chế em lấy con Khánh sún em khóc mãi. Chị còn dậy em làm tính bằng tên người. Chị giảng Thanh cộng với Tâm bằng Thanh-Tâm. Dực cộng với Khánh bằg Dực-Khánh. Rồi chị bắt em thí dụ xem có thông minh không. Em nghĩ đến anh nên nói Long cộng với Phương có bằng Long-Phương không hả chị? Chị đỏ mặt bạt tai em. Em chả biết sai hay đúng. Anh Long ơi, tính người của em đúng hay sai?".
Đến lá thư ấy quãng đời thơ mộng dừng lại. Quân Pháp bỏ tỉnh Thái-Bình. Em tôi không viết thư được nữa mà chính lòng tôi cũng hoang mang. Tôi lo sợ số phận những người thân yêu của tôi ở miền Thái.
Hai tháng sau ngày Pháp rời Thái-Bình, Hà-Nội vẫn vui nhưng không khi ép gượng làm sao. Vào giữa những đêm hoang loạn, mẹ tôi từ Thái lên đón tôi. Mẹ kể lể quang cảnh tỉnh "giải phóng" cho tôi nghe. Và sau cùng mẹ khóc tôi mới chịu cuốn khăn gói. Tôi về Thái bằng một chuyến đò dọc, lênh đênh trên sông nước mấy ngày đêm mới tới nơi. Hình ảnh thân yêu cũ vẫn còn in vết trong ký ức nhưng người quê hương chừng ngơ ngác với những mằu áo nâu, áo chàm nhuộm xám cả thị thành.
Em tôi dạo này lớn quá. Mười một tuổi rồi còn gì nữa. Hai năm trời xa cách, tình thương nỗi nhớ dồn ép lại, chúng tôi đã nói với nhau rất nhiều. Em ít nói chuyện ngớ ngẩn mà chỉ bắt tôi tả cảnh Hà-Nội.
- Hà-Nội vui lắm hở anh! Mẹ bảo năm hai tuổi em đã phải chạy loạn bỏ Hà-Nội, ít nữa em sẽ về thủ đô.
- Vui lắm, nhưng Thái-Bình cũng vui chứ, vì có các em, có chị Phương. Dực kể chuyện chị Phương như trong thư đi.
- Chị Phương hở, chị ấy đi dự lớp huấn luyện rồi. Chị ấy đội trưởng phụ nữ cứu quốc có thành tích đấy anh ạ I Anh về rồi cũng phải gia nhập thanh niên đi làm công tác, họp hành, liên hoan. Đến ngay em mà còn có đoàn thể nữa là. Hôm nọ đi họp em suốt được bầu làm thiếu nhi tháng tám, cháu yêu của bác Hồ!
Em tôi đấy, Dực đấy. Trời ơi! Mới có hai tháng mà em tôi thay đổi nhiều quá. Hai năm về trước, anh em ngồi nói chuyện với nhau. Em chỉ làm một chú bé ngây thơ, thông minh, bụ sữa. Cũng cách đây chả lâu gì, những lá thư gửi lên Hà-Nội còn chứng tỏ là em vẫn dễ thương dễ mến. Em tôi yêu hát bài "Chiều quê" thích nói chuyện lá rơi mà giờ đây ăn nói toàn dùng danh từ chinh trị như người lớn. Tôi thở dài ngao ngán. Và quả như lời em đoán, tôi phải gia nhập thanh niên. Rồi những công tác thường xuyên: vệ sinh, đắp đê làm tôi ít có thì giờ suy nghĩ đến sự thay đổi tâm tình của em tôi. Người ta lại mở trường, tôi nhất định thôi học. Em tôi có vẻ sung sướng lắm. Học bây giờ dễ, học ít hát nhiều. Một hôm tôi hỏi em:
- Em còn học Việt-sử không?
- Còn chứ, cũng Nam, Bắc, Trịnh, Nguyễn phân tranh.
- Thế thầy giáo dậy em thế nào?
- Không có thầy, thầy nghe nó phong kiến lắm anh ạ! Giờ chỉ có anh cán bộ giáo dục thôi.
- Ừ thì thầy phong kiến, vậy anh cán của em dậy ra sao?
- À Trịnh Nguyễn phân tranh chỉ có bần cố nông!!!
Em hãnh diện nói thế, em khoe với tôi mới học được nhiều bài hát hay lắm, có anh bộ đội "phổ biến" cho em bài "ta là người nông dân mặc áo lính, chiến đấu vì giai cấp bị áp bửc từ bốn nghìn năm".
Em bảo:
- Bài "Chiều quê" lãng mạn lắm. Thằng "địch" nó mời hát.
Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Em tôi chưa chắc đã hiểu lãng mạn là gì, thằng địch là ai. Vậy mà em nói được, em tôi còn đòi "phổ biến" giùm tôi mấy bài hát.
- Bài "Quê hương chúng ta" hay bằng mười ba bài "Chiều quê" ốm yếu!
- Em hát cho anh nghe đi.
Không ngập ngừng như xưa nữa em trâng tráo vừa vỗ tay vừa cất giọng: "Quê hương chúng ta xanh ngát cánh đồng bao la. Noi guơng Trung-Quốc, Liên-Xô ta xây cuộc đời. Quê hương chúng ta toàn dân trường kỳ khán chiến. Tiến bước dưới cờ Ma-len-cốp vinh quang".
Sao mà tôi ghê tởm bộ mặt khả ố của em thế. Tôi muốn tặng em cái tát tai. Tưởng tượng đứa bé đứng trước mặt tôi là thằng ăn cắp, thằng vô giáo dục. Nhưng than ôi! Em tôi có tội tình gì. Tôi cố trấn tĩnh để nhìn vào đôi mắt ngây dại kia tìm lại những tia nhìn âu yếm, những tia nhìn non nớt của em Dực của tôi hai năm về trước đã gửi gấm trong lòng tôi muôn vạn kỷ niệm, đã nhìn bằng tưởng tượng hồi anh em xa nhau. Tôi chưa thất vọng đâu. Vâng, mầu đỏ chưa thể nhuộm chói lòa khoảnh khắc mầu xanh muôn đời của những mái tóc em thơ. Thương cảm quá, tôi lặng im suy nghĩ. Bỗng em tôi nũng nịu hỏi:
- Anh Long dạo này không còn yêu em nữa hở? Tại em lớn rồi phải không?
- Vẫn yêu em, yêu mãi mãi, thương hại em nữa.
- Em có bị đòn đâu mà thương hại?
- Nhưng tại em hát dở lắm.
- Thế em hát bài "dân Liên xô" hay bài "hờn căm địa chủ" nhé?
- Thôi thôi, giá em hát bài "Chiều quê" thì hơn.
Em tôi còn đang phân vân thì bọn trẻ con hàng phố đến rủ đi họp. Em rời tôi, băng mình chạy. Hình ảnh em chợt xóa nhòa trong óc tôi. Tôi tiếc quá gục đầu lên đôi tay, khóc như lần đầu tiên khóc một chuyện tình nhớ tên tuổi.
Không khí quê mẹ khó thở lắm rồi, dòng sông Trà vẫn êm ả chảy xuôi về những cánh đồng mầu mỡ Tiền-Hải, Kiến-Xương. Chỉ có lòng người đột nhiên chuyển biến. Ý nghĩa của đoàn viên dọn lối cho ly biệt, của yêu đương mở đường cho oán thù len lỏi vào tâm hồn tôi. Tôi không thể sống một ngày mà không thương yêu thèm tình cảm như thèm uống sữa mẹ. Nhưng đất này sữa mẹ chỉ còn là những giọt nước mắt đắng cay, nghẹn ngào. Tôi nghĩ đến chuyện vào Nam. Thêm bốn tháng chung sống với người ta, với bọn người đem mầu áo nâu, áo chàm về nhuộm xám quê hương, tôi đã thể nghiệm đầy đủ thương đau và đầy đọa. Tôi không muốn sống như thằng điên. Tôi cũng không muốn chết như con vật. Vì tôi là người. Tôi không đành lòng đứng ngắm tình đời và tình người chết héo giữa nắng hè oi ả nên một đêm trăng sao chết đuối ở cái miền Thái-Bình "giải phóng" này, tôi im lặng bỏ nhà ra đi.
Trước giờ khởi hành, tôi tìm em Dực. Mẹ tôi bảo em đi liên hoan ở rạp chiếu bóng. Tôi đến đấy nhìn lại lần cuối cuối cùng để nhớ mãi sự thay đổi trong tâm hồn em. Trên sân khấu khá rộng em tôi mặc áo may ô cổ vuông, quần nâu đang nhảy điệu "chúc thọ bác Mao" với đứa con gái lớn hơn 3, 4 tuổi làm cả rạp phì cười. Tôi gọi em, em nhắn vọng ra "để em trình bầy xong bài nữa đã". Kiên nhẫn tôi đợi chờ. Hát dứt bài "Xít-la-tin", người ta đưa em tôi ra.
- Chắc em đói, đi ăn phở với anh nhé! Và để làm em thích chí tôi nịnh: Vừa giờ Dực hát hay lắm.
- May ra được bầu làm thiếu nhi bác Hồ. Em tôi cười tự mãn.
Vào hiệu phở tôi gọi phở em ăn. Tôi uống cà phê.
- Sao anh không ăn phở?
- Tại anh buồn, em ăn đi cho nóng kẻo nguội.
Đợi em ăn xong, tôi hỏi nhỏ:
- Em Dực này, trên đời này em yêu ai hơn cả?
- Em yêu bác Hồ và đảng Lao-Động nhất!!!
Bây giờ thì tôi khóc, ôm mặt khóc, khóc thành thực như khóc em gái tôi chết năm xưa. Em ngạc nhiên hỏi dồn:
- Sao thế anh? Sao thế anh?
- Chả sao cả, vì Dực không yêu ông bà, cha mẹ, anh em. Ai dậy em nói thế?
- Anh cán bộ giáo dục đấy. Hôm qua em mới học bài ấy. Lúc anh cán bộ hỏi yêu ai, cả lớp trả lời yêu tổ tiên ông bà cha mẹ. Anh cán bộ bảo yêu thế hẹp hòi quá phải yêu bác Hồ, đảng Lao-Động, Trung-Hoa mến yêu, Liên-Xô thắm thiết. Cả lớp lại trả lời như thế.
Quán hàng về đêm vắng vẽ, tôi thấy cần phải chiến thắng con ma ngự trị trong hồn em dù chiến thắng trong khoảnh khắc. Tôi khe khẽ nói:
- Nó dậy láo toét. Em đừng thuộc Dực nhé! Ai sinh ra em?
- Cha mẹ.
- Ai nuôi em khôn lớn. Ai dậy dỗ em, thương yêu em, chiều chuộng em, che chở em? Lúc đau yếu ai săn sóc em?
- Cha mẹ, các anh chị và thầy giáo,
- Có phải bác Hồ và đảng Lao-Động không?
- Thưa anh không.
- Em còn nhớ bài "Yêu mến cha mẹ" trong quyển quốc văn giáo khoa thư lớp đồng ấu hồi em học vở lòng không?
- Có em thuộc lòng "Sáng nay lúc tập viết xong, tôi lại thăm bà tôi. Bà tôi nắm lấy tay tôi mà hỏi tôi rằng: "Cháu có yêu thầy mẹ cháu không?" - "Cháu có yêu" - "Tại làm sao mà yêu?" - "Cháu biết rồi hôm qua thầy giáo dậy cháu rằng..."
Đấy em hiểu chưa? Chỉ thầy giáo mới dậy em tình thương yêu, chỉ cha mẹ mới cho em tình thương yêu, chỉ anh em mới cho em tình thương yêu. Vậy em đừng bắt chước phường vô giáo dục gọi thầy là phong kiến. Em phải kính trọng tổ tiên kính mến thấy giáo. Em còn yêu anh không?
Đôi mắt long lanh, em ngước nhìn tôi run run mở miệng:
- Còn, anh Long ơi!
- Em Dực ngoan lắm.
Thế là tôi đã chiến thắng con ma ám ảnh em. Tôi thấy lòng tôi rộn ràng quá. Niềm hy vọng tôi vừa kéo được lại hơi mỏng manh. Mai tôi xa em rồi, ai dám ngăn cản luồng sóng đỏ phũ phàng tạt vào tim phổi em làm vở nát mảnh đời trong trắng của em. Tôi viết cho mấy hàng chữ: "Anh phải vào Nam. Anh vẫn yêu em, yêu em mãi mãi. Đừng nghe ai ghét anh. Tội nghiệp! Thương em nhiều".
Rồi tôi gởi trong tấm giấy 500 và nhét vào phong bì nói tặng em để em tiêu, hẹn mai em hãy mở ra coi.
Lúc tôi đưa em về, cả nhà đều ngủ im thin thít. Đằng xa, giọng hát cuồng loạn còn vọng lại. Đêm ấy. tôi giã từ miền Thái.
° ° °
Đã ba năm rồi, cứ mỗi lần đi ngang qua trường học thấy đàn em nhỏ tung tăng nô đùa, cười hát vô tư lự trong nắng thu hay dưới bóng cây bàng là tôi chợt nhớ tới em tôi, tới những em tôi sống đọa đầy bên kia ranh giới.
Ngày tôi đi, người tạ trắng trợn giật mất cả mớ tình cảm trong đó có chân trời quê hương, có những em Dực những cô bé Ngọc-Phương dịu dàng. Người ta ngăn cản không cho tôi nói nửa lời từ biệt nên hành lý yêu thương xếp gọn lại chẳng được bao nhiêu trừ một niềm tin và gói tâm sự nghẹn ngào.
Tôi đi rồi, họ sẽ tìm cuốn sách vỡ lòng của em học ngày xưa, tẩy xóa những tiếng thương yêu xanh mộng mà thay thế bằng những nét căm hờn đỏ chói. Lần lượt, họ xóa trong trí óc non nớt vã thành thực của em, tiếng lòng dân tộc để đóng khung vào cuộc sống ngây thơ ấy tiếng nói ghê rợn của mối thù giai cấp.
Họ dậy em yêu quê hương Trung-Hoa, yêu tổ quốc Liên-Xô, rồi nay mai cầm súng hãnh diện bắn vào đàn anh, trà đạp lên tình cảm. Tự cửa miệng xinh xinh và duyên dáng ấy, hễ hé mở thì không còn nhả ra bướm ra thơ nữa mà phọt ra xương máu, ra oán cừu.
Thương quá mất đi thôi, em Dực ơi! Ngày xưa tôi tưởng em lớn lên ôm ấp nhiều hoài bão và biết đâu người dám nắm lịch sử trong tay lại không phải là em. Thế mà những tinh hoa, những lúa mạ xanh mướt hứa hẹn cho mùa màng tốt đẹp đã bị trận cuồng phong đe dọa từng phút từng giờ. Tôi vẫn nhớ em từ đôi mắt đen lay láy, từ đoạn thư dịu hiền em gửi vào đời tôi, tôi vẫn nhớ quê hương mẹ, nhớ Ngọc-Phương.
Tôi không muốn mất đất quê hương, không muốn mất các em. Ta đã hẹn hò với nhau rồi mà Dực ơi!..."Ngày mai anh sẽ về xây đắp lại sự tàn phá hôm qua. Em mãi mãi còn bé bỏng, anh muốn thế để tìm kiếm trên môi em nụ cười thiết tha năm trước. Anh bắt em hỏi chuyện "lá rơi" chuyện "con thuyền trôi về đâu". Bắt em kể chuyện chị Phương dậy em làm tính bằng tên người. Anh chả lo ngại rằng em quên đâu. Lo gì, chúng mình tẩy xóa căm thủ rồi thì viết thật đậm nét yêu thương.
Hay anh sẽ đóng cho em quyển sách vỡ lòng khác, đêm đêm thắp đèn dậy em học lại bài TÌNH THƯƠNG YÊU. Và lần này rộng lớn hơn, thoải mái hớn. Anh dậy em nhiều bài hát êm như nhung, xinh như mộng, hiền như đất quê mẹ để em hát cho vang tình sông núi. Anh cũng phả vào sóng mắt em niềm tin trọn vẹn để lớn lên em biết giữ quê hương.
Rồi một đêm trăng rằm tháng tám ngồi nhìn trăng anh hỏi em:
- Này Dực ơi, mấy năm xa nhau em làm được những gì?
Em cười nhún nhẫy trả lời anh:
- Quên hết rồi anh Long ạ! Ai mà thèm nhớ chuyện MA QUỶ ấy nữa.
Anh nhìn em như nhìn em dạo chúng mình ngồi kể chuyên tâm tình. Vườn nhà Ngọc-Phương hoa nhài đua nở thơm ngát hương duyên. Anh bảo em:
- Dực ơi! Em ra ngắt cho anh một bông đi.
- Sợ lắm! Em khôi hài.
- Sợ cái gì?
- Trởi tối lắm, em sợ ma!
Hai anh em mình ôm nhau cười thích chí. Hôm ấy, quê hương ta chắc vui lắm em nhỉ?
Khu Bến Cỏ ĐAKAO
1957
Em
Duyên Anh
Em - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=em__duyen_anh