Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bệnh Nhân Thường Trú
Tác giả:
Sưu Tầm
Thể loại:
Truyện Ngắn
Số chương:
1
Phí download:
1 gạo
Nhóm đọc/download:
0 / 1
Số lần đọc/download: 663 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Download:
ePub
A4
A5
A6
Xem thông tin ebook
T
rời đang tiết tháng Mười, một ngày nặng nề, mưa nhiều. Mành cửa được buông xuống nửa vời. Holmes nằm cuộn mình trên ghế tràng kỷ để đọc đi đọc lại lá thư mà anh vừa nhận được. Về phần tôi, thời gian ở bên Ấn Độ đã tập cho tôi chịu đựng được nóng hơn là chịu lạnh. Nhưng tờ báo lại chẳng có gì đáng đọc. Mọi người đã bỏ đi khỏi thủ đô và tôi thèm muốn đi nghỉ mát ở bờ biển, nhưng không đủ tiền.
Holmes quá mải mê, không tiện nói chuyện, tôi bèn liệng tờ báo, ngồi thoải mái trong ghế bành và chìm vào trong một giác mơ. Bất thình lình giọng nói của anh chen vào trong tư tưởng tôi:
- Buổi tối đem đến một chút mát mẻ. Ta đi dạo thành phố nhé.
Tôi tán thành ngay. Trong ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lang thang, chăm chú vào cái kính vạn hoa ngàn đời thay đổi không ngừng của cuộc sống trong đại lộ và khu bờ sông. Cuộc nói chuyện của Holmes luôn luôn gây thích thú.
Chúng tôi trở về phố Baker lúc 10 giờ. Một xe ngựa bốn bánh đậu trước cửa nhà chúng tôi.
- Hừm! Một bác sỹ... tôi nhận thấy thế - Holmes nói - Ông này hành nghề chưa bao lâu, nhưng rất bận rộn. Ông tới hỏi ý kiến chúng ta.
Ánh sáng lung linh đằng sau khuôn cửa sổ chứng tỏ người khách đang chờ đợi chúng tôi. Tôi theo Holmes vào nhà. Một người xanh xao có bộ mặt dài và để râu má vàng hoe đứng lên khi chúng tôi bước vào. Ông ta chưa quá bước mươi hoặc ba mươi bốn tuổi, đang nhìn nhớn nhác. Đó là thái độ của một người rụt rè và dễ kích động: bàn tay trắng mà ông tì lên lò sưởi khi đứng dậy khỏi ghế hẳn thích hợp với một nghệ sĩ hơn là một y sĩ. Ông ta ăn mặc đàng hoàng với quần áo màu sẫm. Một cái áo rơ-đanh-gốt đen, quần màu sẫm, thắt cà vạt trang nhã.
- Xin chào bác sỹ! - Holmes vui vẻ nói - Tôi vui mừng được thấy bác sỹ không phải chờ chúng tôi quá lâu.
- Vậy là ông đã nói chuyện với người đánh xe của tôi?
- Không. Ngọn đèn nến trên bàn đã nói. Xin mời ông ngồi xuống và xin cho biết tôi có thể giúp ông điều gì.
- Tôi là bác sỹ Percy Trevelyan ở số 403 phố Brood.
- Có phải ông là tác giả của một cuốn sách chuyên khảo về các thương tổn thần kinh không? - Tôi hỏi.
Niềm vui sướng làm cho cặp má xanh xao của ông ta trở thành có mầu sắc.
- Tôi ít khi được nghe nhắc tới cuốn sách đó - ông trả lời - Nhà xuất bản nói nó bán rất ế. Ông cũng là bác sỹ?
- Bác sỹ quân y đang nghỉ phép.
- Tôi muốn chuyên về bệnh thần kinh, nhưng chúng ta buộc phải “có gì lấy nấy”. Nhưng đó là chuyện ngoài đề. Thưa ông Holmes, muột chuỗi sự việc xảy ra nơi nhà tôi đã khiến tôi tới đây để xin ông một lời khuyên.
Holmes ngồi xuống và mồi tẩu thuốc.
- Hoan nghênh ông đã đến. Câu chuyện như thế nào?
- Tôi theo học đại học London và các giáo sư đã coi tôi như một đối tượng có nhiều hứa hẹn. Sau khi tốt nghiệp, tôi tiếp tục chuyên tâm vào việc nghiên cứu chứng giản huyết: sau chót, tôi được tặng giải thưởng và một huân chương cho cuốn sách chuyên khảo về những thương tổn thần kinh mà bạn ông vừa nhắc tới hồi nãy.
Nhưng chướng ngại chính ngăn chặn con đường lập nghiệp của tôi là sự thiếu vốn. Muốn khởi nghiệp, tôi bắt buộc phải định cư tại một trong mười hai con đường trong khu sang trọng Cavendish: tiền thuê nhà rất cao và một số đồ đạc đắt giá, lại còn phải nuôi kẻ ăn người ở, phải nuôi một con ngựa và một cỗ xe coi được. Điều đó vượt quá khả năng của tôi. Tôi hy vọng sẽ ăn uống dè sẻ trong mười năm, mới có thể gắn được tấm bảng hiệu lên trước cửa nhà mình. Nhưng một buổi sáng, có một người khách tên là Blessington đến tìm tôi. Tôi vừa mới mời ông ta ngồi xuống là ông ta liền nói một hơi:
- Ông có phải là cái ông Percy Trevelyan, người vừa được trao giải thưởng không?...
Tôi nghiêng mình.
- Hãy thẳng thắng trả lời tôi, - người khách nói tiếp - Rồi ông sẽ không phải hối tiếc. Tài năng của ông sẽ còn đưa ông tiến xa hơn nữa. Ông có khéo xử sự không?
Tôi không thể mỉm cười trước câu hỏi.
- Tạm được.
- Và không có các thói hư tật xấu đấy chứ? Không có những tính ham... uống rượu chẳng hạn?
- Nhưng mà, thưa ông! - Tôi kêu lên.
- Rất tốt! Hoàn toàn tốt! Nhưng tôi buộc phải đặt ra những câu hỏi đó. Ông có tài, có đức, tại sao không lo lập nghiệp.
Tôi nhún vai.
- Coi nào, coi nào - người khách nói - Trong đầu ông có nhiều thứ hơn là ở trong bóp. Ông nghĩ sao nếu tôi bố trí cho ông mở phòng mạch ở đường Brook?
Tôi nhìn người khách với vẻ ngạc nhiên.
- Ồ, nếu như tôi làm việc đó, thì chính là vì lợi ích của tôi, chứ chẳng phải để làm vừa lòng ông đâu - người khách kêu lên - Tôi sẽ hết sức thành thật với ông. Tôi có vài ngàn bảng và tôi muốn đầu tư. Phải, tôi muốn đầu tư vào đầu óc ông.
- Như thế nào?
- Cách đầu tư này ăn chắc.
- Nhưng tôi phải làm gì.
- Tôi mướn nhà. Tôi sắm đồ đạc. Tôi trả lương cho kẻ hầu hạ. Nghĩa là tất cả mọi khoản chi tiêu. Ông chỉ ngồi trong cái ghế bành nơi phòng khám bệnh. Ông chia cho tôi 3/4 tiền thu được, ông hưởng 1/4 còn lại.
Tôi nhận lời, tới ngụ tại đường Brook và bắt đầu hành nghề, làm theo những điều kiện mà ông ta đưa ra. Ông ta tới ở trong nhà tôi như một người khách trọ được hưởng bổng lộc. Tôi nhận thấy ông ta bị yếu tim và tình trạng sức khỏe của ông ta cần được chăm sóc thường xuyên. Ông ta sửa đổi hai căn phòng trên lầu thành phòng khách và phòng ngủ để dùng riêng. Đó là một con người kỳ quặc: ông trốn tránh xã hội và ít khi đi ra phố. Tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ là ông ta lại vào phòng mạch tôi, xem sổ khám bệnh, rồi chia tiền cho tôi và cất kỹ số còn lại vào cái két sắt đặt trong phòng.
Việc đầu tư của ông ta có kết quả. Một vài thành công trong những ca bệnh khó đã mau chóng đưa tôi lên hàng đầu. Trong hai năm, tôi đã làm cho ông ta trở thành người giàu có.
Cách đây vài tuần, ông ta tới gặp tôi trong một trạng thái cực kỳ bồn chồn. Ông nói với tôi về một vụ trộm vừa mới xảy ra trong khu West End. Ông cho tôi hay là trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa, then cửa an toàn sẽ được đặt vào các cửa sổ và cửa ra vào nhà tôi. Sự căng thẳng thần kinh của ông kéo dài khoảng chừng một tuần. Luôn luôn ông đứng rình bên cửa sổ và không ra khỏi nhà để đi dạo chơi như ông vẫn làm đều đặn trước bữa ăn tối. Nhìn thái độ ông, tôi suy luận rằng ông đang có một mối sợ hãi kinh khủng đối với một ai đó hoặc một cái gì đó. Tôi nêu ra với ông vài câu hỏi, nhưng ông tỏ vẻ hờ hững tới mức tôi không muốn tìm hiểu thêm nữa. Thời gian trôi qua, mối lo sợ của ông dường như tan biến dần. Ông đã nối lại những thói quen ngày trước.
Cách đây hai ngày, tôi nhận được một lá thư không đề ngày tháng và không ghi địa chỉ người gửi. nội dung như sau: “Một thành viên thuộc giới quý tộc Nga sẽ rất sung sướng được Bác sỹ nhận chăm sóc. Từ nhiều năm qua, người này bị chứng giản huyết. Khi được biết bác sỹ rất giỏi về môn này, bệnh nhân muốn đến khám bệnh vào chiều mai, lúc 6 giờ 45 phút.
Lá thư đó làm tôi thích thú bởi vì sự khó khăn chính trong việc nghiên cứu về bệnh giản huyết là căn bệnh này ít có bệnh nhân để thực tập. Vậy là tôi có mặt ở phòng mạch vào giờ hẹn. Thân chủ tôi là một người đứng tuổi, gày gò, ung dung. Bề ngoài khá tầm thường: chẳng có chút nào giống với cái ý nghĩ mà chúng ta thường có về một nhà quý phái Nga. Nhưng tôi lại ngạc nhiên nhiều hơn về người cùng đi. Đó là một thanh niên cao lớn, đẹp lạ lùng, với bộ mặt rầu rĩ và dữ tợn, một thân hình mạnh khoẻ. Khi hai người vào phòng, người trẻ tuổi đang giang vòng tay đỡ lấy ông già rồi đặt ngồi xuống với một sự âu yếm và dịu dàng.
- Tôi xin được thứ lỗi, thưa bác sỹ - anh ta nói với tôi bằng tiếng Anh với một giọng nói yếu ớt - Tôi phải cùng đi với cha tôi, vì cha tôi rất yếu.
Sự hiếu thảo đó làm tôi cảm động.
- Phải chẳng ông muốn ở lại bên ông cụ trong lúc tôi chẩn bệnh.
- Ồ, không! Không đời nào - anh ta kêu lên, tay phác ra một cử chỉ hoảng sợ - Tôi sẽ rất đau buồn khi phải thấy ba tôi trong những cơn cấp phát kinh hoàng đó. Hệ thần kinh của tôi rất nhạy cảm. Tôi xin ngồi ở phòng đợi.
Người thanh niên bỏ ra ngoài. Tôi nói chuyện với người bệnh và ghi chú. Ông già không thông minh, những câu trả lời của ông thường tối nghĩa, tôi cho là ông không đủ từ ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, bất thình lình, trong lúc tôi đang lúi cúi ghi chép, thì ông ngưng không trả lời. Tôi ngửng đầu lên, thấy ông ta ngồi thẳng trong ghế bành mà ngó nhìn tôi, mặt ông tái mét, cứng đơ: con bệnh lại tái phát. Tôi đếm số mạch đập và đo nhiệt độ của người bệnh, cơ bắp đã cứng. Tôi không phát hiện ra điều bất thường đặc biệt nào. Trạng thái của ông phù hợp với điều mà những cuộc quan sát trước đó đã cho tôi biết. Bệnh này trị bằng cách cho xông chất nitrat amyl. Tôi tự nhủ rằng mình đang gặp một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ sự hữu hiệu. Vì chai thuốc đặt ở tầng dưới trong phòng thí nghiệm, tôi để thân chủ ngồi đó, chạy đi lấy. Phải mất năm phút mới tìm ra nó: khi trở lại phòng mạch thì người bệnh đã bỏ đi.
Tôi chạy ra ngoài. Người con trai cũng đã bỏ đi. Cánh cửa ra vào được khép lại, nhưng không đóng kín. Người đầy tớ, kẻ đưa khách vào, mới vào làm và lại hơi đần độn. Y cứ ở bên dưới và chỉ lên lầu để chỉ đường cho người bệnh hoặc khi tôi gọi chuông. Y chẳng nghe thấy gì và chúng tôi lúng túng trong sự bí mật hoàn toàn. Sau đó một lát, ông Blessington trở về sau khi đi dạo. Tôi không nói với ông một lời nào về sự việc xảy ra.
Tôi đinh ninh mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại người Nga nọ cùng cậu con trai! Thế mà chiều nay họ lại tới phòng mạch tôi.
- Tôi phải xin lỗi ông nhiều vì đã bỏ đi bất thình lình ngày hôm qua, thưa bác sỹ! - Thân chủ của tôi nói.
- Quả thật việc đó làm tôi hơi ngạc nhiên...
- Khi ra khỏi cơn cấp phát, đầu óc rối rắm, tôi không còn nhớ gì về điều đã xảy ra trước đó. Tôi thấy mình tỉnh lại trong một căn phòng lạ, thế là tôi bỏ đi và tôi đã đi ngoài phố như đi trong sương mù.
- Còn, tôi - người con trai nói thêm - khi thấy ba tôi đi ra ngoài, tôi tưởng là cuộc khám bệnh đã xong. Tôi chỉ biết sự thật khi đã về tới nhà.
- Vậy thì - tôi cười - chẳng có gì là phiền hà cả. Bây giờ, ông có thể lui ra ngoài phòng khách, tôi tiếp tục chẩn đoán cho thân phụ ông.
Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tôi khám xong, kê toa. Sau đó ông ra về, vịn tay vào người con trai.
Một lát sau, Blessington về nhà và leo lên phòng. Liền ngay sau đó, tôi nghe tiếng chân ông lao xuống cầu thang và ùa vào trong phòng mạch tôi như một viên đại bác.
- Ai đã vào phòng tôi? - Ông ta hét lên.
- Không ai cả.
- Ông nói dối! Hãy lên mà xem!
Tôi bỏ qua lời lẽ lỗ mãng của ông ta. Khi lên tới nơi, ông chỉ cho tôi thấy nhiều vết chân trên tấm thảm màu nhạt.
- Đây đâu có phải là các dấu chân của tôi - Ông ta kêu toáng lên.
Quả thật đó là những dấu chân mới có. Nó lớn hơn dấu chân của ông ta. Buổi chiều đó trời mưa nhiều, khách đến nhà tôi đều là bệnh nhân. Vậy là, trong lúc tôi đang khám bệnh cho người cha, thì anh thanh niên đã rời phòng đợi và đã leo lên phòng của ông Blessington. Không có nơi nào bị đụng tới hoặc bị lấy đi, nhưng rõ ràng căn phòng đã bị xâm nhập.
Blessington bị kích động cực kỳ mạnh mẽ. Ông ngồi sụp xuống ghế bành và khóc. Phải rất lâu tôi mới làm ông tỉnh lại đôi phần. Ông ta khuyên tôi đến đây để gặp ông, thưa ông Holmes. Nếu ông vui lòng đi cùng với tôi, có thể ông sẽ trấn an được ông ấy.
Holmes, đã nghe câu chuyện kể dài dòng ấy với một sự chú tâm mãnh liệt. Khi người khách chấm dứt, Holmes không nói một lời, đưa cái mũ cho tôi rồi anh đi theo thân chủ.
Mười lăm phút sau, chúng tôi dừng lại trước ngôi nhà của bác sỹ. Một người đầy tớ mở cửa và chúng tôi leo ngay lên cái cầu thang rộng có trải thảm. Ngọn đèn trên thềm cầu thang đột ngột bị gió thổi tắt. Từ trong bóng tối, một giọng nhỏ, run rẩy vọng tới chúng tôi.
- Ông Blessington, ông quá đáng rồi đấy. - Bác sỹ Percy kêu lên.
- Ồ, thế ra là ông đấy à, bác sỹ? - Giọng nói thốt ra có kèm theo một tiếng thở dài nhẹ nhõm - Nhưng còn những người kia, ông có bảo đảm cho họ không?
Blessington quan sát tỉ mỉ chúng tôi.
- Tốt. Được rồi - Sau cùng ông ta nói - Các ông có thể lên. Tôi xin lỗi nếu sự đề phòng đã làm quý ông khó chịu.
Ông ta đốt gas lên và chúng tôi thấy trước mặt mình là một người kỳ lạ. Ông ta rất mập, nước da bệnh hoạn. Mỗi tay cầm một khẩu súng lục; ông nhét súng vào túi khi chúng tôi tiến lên.
- Xin chào ông Holmes. Tôi thật rất mang ơn ông đã cất công đến đây. Bác sỹ đã cho ông biết về vụ xâm nhập tồi tệ vào nhà tôi?
- Có, hai người đó là ai vậy, tại sao họ lại định hại ông?
- Thế thì, đó là... Thật là khó nói. Tôi chẳng biết trả lời ông ra làm sao, thưa ông Holmes.
- Nói cách khác, ông không biết họ là ai?
- Xin mời vào. Xin vui lòng đi ngang qua đây.
Ông dẫn chúng tôi vào trong phòng ông. Đó là một căn phòng đẹp, đồ đạc bày biện một cách thích đáng.
- Quý ông thấy cái này chứ? - Ông nói khi chỉ vào một cái hộp đen lớn để ở dưới chân giường - Tôi chưa bao giờ giàu có. Trọn đời, tôi chỉ đầu tư vào mỗi một việc như bác sỹ Percy sẽ nói cho quý ông rõ. Tôi chẳng bao giờ tin một chủ ngân hàng nào cả, thưa ông Holmes. Chút ít vốn mọn mà tôi có được để cất giấu trong cái rương này, vậy là ông hiểu điều tôi cảm nhận khi có những kẻ vô danh lẻn vào nhà tôi.
Holmes nhìn kỹ Blessington với con mắt dò hỏi và lắc đầu.
- Tôi không thể giúp gì cho ông nếu ông tìm cách nói dối tôi. - Anh nói.
- Tôi đã nói tất cả rồi.
Holmes xoay gót với một cử chỉ chán ghét:
- Xin chút anh một đêm an lành, bác sỹ Percy.
- Ông bỏ đi mà chẳng nói với tôi điều gì ư? - Blessington kêu lên với một giọng kiệt quệ.
- Thưa ông, tôi chỉ có một lời khuyên: đó là hãy nói sự thật.
Một phút sau, chúng tôi đã ra tới ngoài phố và chúng tôi lại trên đường về nhà.
- Anh Watson, tôi rất tiếc đã làm anh phải ra khỏi nhà vì một cuộc dạo chơi của những người điên. Thực ra, đây là một chuyện lý thú đấy. Holmes nói.
- Tôi chẳng hiểu gì hết!
- Có hai người... Có thể hơn hai người... oán thù gã này, cái chàng trai nọ đã hai lần lẻn vào phòng của Blessington trong lúc người đồng lõa kiềm giữ bác sỹ trong phòng mạch.
- Thế còn bệnh giản huyết?
- Một chứng-bệnh-giả và đó là một chứng rất dễ bắt chước. Tôi đã từng bắt chước chứng đó. Tôi, người đang nói với anh đây này.
- Thế rồi sao?
- Bọn chúng mà đến khám bệnh muộn như thế là vì lúc đó trong phòng đợi không còn khách. Tuy nhiên, giờ đó lại trùng hợp với một thói gàn của Blessington. Vậy là bọn chúng biết rõ thói quen hàng ngày của ông ta. Nếu chúng chỉ muốn “xoáy” một món nhỏ thôi thì hẳn chúng đã để lại dấu vết của chuyến ăn hàng. Vả chăng, tôi có khả năng đọc được trong mắt một người để biết là người đó lo sợ cho mạng sống của mình. Ông ấy có hai kẻ ham trả thù đến thế mà lại không biết họ là ai ư? Không. Ông ta phải biết họ. Nhưng ông ta đã nói dối. Có thể là ngày mai chúng ta sẽ gặp lại ông ta trong một trạng thái cởi mở hơn!
Liệu có giả thiết nào khác không? Liệu có thể nào câu chuyên người Nga bị bệnh với con trai ông ta chỉ là sản phẩm tưởng tượng của bác sỹ Percy không?
Dưới ánh sáng một ngọn đèn đường thắp bằng khí đốt, tôi thấy Holmes cười với vẻ thích thú.
- Chàng trai đã để lại những vết chân rất rõ ràng: giày cả anh ta có mũi vuông chứ không nhọn như giày của Blessington và giày đó lớn hơn giày của ông bác sỹ tới 3 inch. Vậy dấu chân trên các tấm thảm là không hề bị lầm lẫn. Nhưng tốt hơn chúng ta nên đi ngủ, bởi vì sáng sớm mai sẽ có tin mới.
Sáng hôm sau, vào hồi 7 giờ rưỡi, trong ánh sáng lời mờ đầu tiên của buổi sớm mai, tôi đã thấy Holmes mặc áo ngủ đứng ngay đầu giường tôi. Anh nói:
- Watson! Một cỗ xe đang đợi chúng ta.
- Để làm gì?
- Về vụ ở đường Brook.
- Anh nhận được tin mới?
- Nghiêm trọng, nhưng chưa rõ ràng.
Anh tới kéo tấm mành sáo lên, đoạn quay lại bên tôi
- Anh hãy xem cái này. Đây là một miếng giấy nhỏ bứt ra từ mọt cuốn sổ tay, với những từ đơn giản này: "Vì lòng kính Chúa, xin hãy tới ngay tức khắc. P". Viết nguệch ngoạc bằng bút chì. Ông bạn bác sỹ đã không có đủ thì giờ! Đi thôi, đây là một lời kêu gọi khẩn cấp.
Mười lăm phút sau, chúng tôi trở lại nhà bác sỹ Percy. Ông chạy ra đón chúng tôi. Vẻ mặt kinh hoàng.
- Ồ, một vụ như thế này! - ông kêu lên khi giờ hai bàn tay ôm lấy trán.
- Chuyện gì vậy?
- Blessington đã tự tử.
Holmes huýt sáo.
- Phải, ông ấy đã treo cổ trong đêm. - Bác sỹ Percy nói.
Ông bác sỹ dẫn chúng tôi vào căn phòng đợi.
- Tôi không còn biết làm gì hơn - ông nói với chúng tôi - Cảnh sát đang ở trên lầu. Tôi bị kiệt quệ đến lúc chết được.
- Ông phát hiện chuyện đó vào lúc nào?
- Mỗi buổi sáng người hầu đem lên phòng ông ấy một tách trà. Vào khoảng bảy giờ, cô vào trong phòng, thấy ông ấy đang toòng teng ngay giữa phòng.
Holmes ngồi yên lặng một hồi lâu, đắm chìm trong suy tư, lo lắng.
- Nếu được ông cho phép, tôi sẽ lên trên đó để coi sự việc.
Chúng tôi vào trong phòng, quang cảnh thật chẳng lấy gì làm đẹp! Treo lơ lửng và đu đưa trên cái móc, người chết chẳng còn chút gì là dáng người. Cổ ông ta giãn ra như một con gà giò bị nhổ lông, làm tăng thêm sự phì nộn trong phần còn lại của cơ thể. Trên người ông ta chỉ có một cái áo ngủ dài. Cạnh xác ông có một viên thanh tra đang đứng viết trên một cuốn sổ tay.
- A, ông Holmes! - Ông thanh tra nói khi thấy bạn tôi - Tôi vui mừng được gặp ông“.
- Chào anh, Lanner - Holmes đáp - Tôi không quấy rầy đấy chứ? Anh có biết những tình huống trước khi vụ này xảy ra không?
- Có
- Quan điểm của anh như thế nào?
- Theo tôi. Blessington đã tự tử trong một cơn sợ hãi. Ông ta đã ngủ say trên giường, ông nhìn đây này: dấu vết của thân thể lún khá sâu. Ông ta đã treo cổ vào lúc năm giờ sáng. Dường như đây là một hành động hoàn toàn cố ý.
- Cứ xét theo sự cứng đờ của các cơ thì cái chết đã xảy ra lúc 3 giờ. - Tôi nói.
- Không có gì đặc biệt ở trong phòng sao? - Holmes hỏi.
- Trên cái bàn nhỏ ở chậu rửa, có một cái vặn đanh ốc và vài con đanh ốc. Ông ta hẳn cũng đã hút nhiều trong đem. Đây là bốn mẩu xì gà mà tôi vừa lấy trong lò sưởi ra.
- Hừm! Anh đã coi cái hộp đựng xì gà của ông ấy chưa? Holmes hỏi.
- Không. Không thấy nó đâu cả.
- Thế thì ống đựng xì gà đâu?
- Nó ở trong túi áo vét của ông ta.
Holmes mở ống ra và ngửi hơi của điếu xì gà duy nhất.
- Điếu này là xì gà Havana đây! Những điếu kia là xì gà do người Hà Lan nhập từ những thuộc địa của họ bên Đông Ấn.
Anh cầm lấy bốn mẩu thuốc và quan sát chúng qua kính lúp.
- Hai điếu này được hút qua một cái đót, hai điếu kia thì được hút trực tiếp bằng miệng. Hai điếu được cắt đầu bằng một con dao nhíp rất bén, hai điếu kia thì được cắn đầu bằng một hàm răng rất tốt. Đây không phải là một vụ tự sát. Đây là một vụ ám sát được dự mưu từ lâu và được thực hiện một cách khéo léo.
- Không thể được! - Viên thanh tra kêu lên.
- Tại sao lại không thể được?
- Tại sao lại ám sát một người bằng cách treo cổ?
- Đó điều chúng ta cần phải chứng minh.
- Người ta lọt vào nhà bằng cách nào?
- Qua lối cửa ra vào.
- Buổi sáng, những then chặn đã được cài.
- Chúng đã được cài lại sau khi họ đã bỏ đi.
- Làm thế nào ông biết được?
- Tôi đã thấy những dấu vết của họ. Xin thứ lỗi cho tôi trong chốc lát: tôi sắp cung cấp cho ông những thông tin chính xác hơn.
Anh đi ra phía cửa, xoay xoay ổ khóa và quan sát nó. Đoạn anh rút cái chìa khóa cắm ở phía trong ra và chăm chú nhìn nó. Sau đó anh quan sát liên tục tấm thảm, những cái ghế, lò sưởi, xác chết và cuộn dây thừng. Anh tỏ ra hài lòng, yêu cầu viên thanh tra và tôi, cởi dây đưa người bất hạnh xuống, đặt lên một tấm vải trải giừng.
- Sợi dây này ở đâu ra? - Holmes hỏi.
- Nó đã được cắt ra trong cuộn dây này - bác sỹ Percy trả lời khi kéo từ dưới gầm giường ra một cuộn dây thừng - Ông ta lo sợ hỏa hạn một cách không lành mạnh và ông luôn giữ cuộn dây này gần mình, ngõ hầu gặp trường hợp cầu thang nhà đã bị cháy thì ông có thể trốn thoát qua ngả cửa sổ.
- Đây là điều giúp cho bọn chúng bớt vất vả - Holmes thì thào trong lúc suy nghĩ thật lung - Phải, sự việc rất đơn giản. Tới buổi chiều tôi sẽ giải thích tận tường nội vụ với các ông. Tôi xin mang theo tấm ảnh của Blessington đang đặt trên mặt lò sưởi đây.
- Nhưng ông chưa cho chúng tôi biết gì hết. - Bác sỹ Percy kêu lên.
- Bọn chúng có ba người: chàng thanh niên, ông già và một người thứ ba mà tôi chưa tìm ra. Hai người đầu, chính là những người đã giả trang thành những nhà quý tộc Nga. Chúng được một kẻ đồng lõa đưa vào nhà. Nếu ông muốn có một lời khuyên, thưa ông thanh tra, thì ông hãy bắt giữ người đầy tớ trẻ tuổi, mới vào giúp việc.
- Không thấy thằng quỷ đó đâu cả - Bác sỹ trả lời - Cô hầu phòng và bà bếp đã kiếm nó cả buổi sáng nay.
Holmes nhún vai...
- Y không giữ một vai trò quan trọng lắm trong tấn thảm kịch này. Thây kệ! Ba người đã leo lên cầu thang, nhón trên đầu ngón chân, người già dẫn đầu, người trai trẻ đi sau và một người vô danh đi cuối đoàn...
- Holmes ơi! - Tôi reo lên.
- Ồ, một chút nghi ngờ nhỏ nhặt cũng bị cấm đoán đây, chỉ việc nhìn các dấu chân chồng lên nhau cũng thấy rõ. Vậy là bọn họ leo lên tới phòng ông Blessington. Cửa đã khóa. Dùng cọng dây kẽm, chúng đã mở ra. Chẳng cần dùng kính lúp, ta cũng nhận thấy, qua những vết xước, trên cái khe răng ổ khóa này là nơi sức ép đã được nhấn xuống. Khi đã vào phòng, đầu tiên chúng nhét giẻ vào miệng Blessington. Có thể là ông đang ngủ. Có thể là ông bị đờ người vì khiếp sợ. Có điều là ông đã không kêu lên được tiếng nào. Mặt khác, những bức tường này lại rất dày, có thể ông đã kêu cứu, nhưng chẳng ai nghe.
Sau khi đã kiềm chế ông xong. Chúng bình tĩnh ngồi thảo luận. Rất có thể là dưới hình thức một phiên tòa. Cuộc thảo luận ắt hẳn đã kéo dài trong một thời gian, bởi vì những điếu xì gà đã được hút trong khoảng thời gian đó. Người lớn tuổi hơn ngồi trên cái ghế dựa đan lát này. người trẻ hơn, chô xkia: anh ta đã vẩy tàn thuốc vào cái tủ com-mốt. Về phần người thứ ba, y đi đi lại lại. Có lẽ Blessington vẫn ngồi ở trên giường, nhưng về điểm này tôi không chắc lắm. Để kết thúc, chúng tóm lấy và treo cổ ông lên. Vụ này đã đựơc suy tính kỹ vì chúng đã mang theo một thứ như cái ròng rọc có thể được dùng làm giá treo cổ. Cái vặn con ốc cùng những con ốc này dự liệu dùng gắn cái giá đó. Nhưng khi chúng trông thấy cái móc của bộ đàn treo, chúng mừng lắm. Khi công việc đã làm xong, chúng bỏ đi và thanh chặn cửa được một đứa gài trở lại sau lưng chúng.
Tất cả chúng tôi đã lắng nghe với một sự chú tâm say sửa bản tóm tắt những việc xảy ra trong đêm. Những suy diễn của Holmes khởi đi từ những tiền đề quá tinh tế và quá chi tiết khiến cho ngay cả khi anh đã chỉ cho chúng tôi thấy, chúng tôi vẫn còn gặp khó khăn khi theo cái dòng suy luận của anh. Viên thanh tra gấp gáp bỏ ra ngoài để thúc đẩy sự truy lùng người đầy tớ trẻ. Holmes và tôi trở về phố Baker để ăn điểm tâm.
Xong bữa, anh nói:
- Tôi sẽ trở về đây vào lúc 3 giờ. Viên thanh tra và ông bác sỹ sẽ có mặt nơi đây vào giờ đó. Tôi hy vọng có thể trình bày rành mạch với họ về vấn đề đã hoàn toàn được làm sáng tỏ.
Các vị khách của chúng tôi có mặt vào giờ đã hẹn, thế nhưng anh bạn tôi lại chỉ trở về vào lúc 3 giờ 45. Nhìn anh, tôi biết ngay là mọi việc đều mỹ mãn.
- Có gì mới lạ không ông thanh tra?
- Chúng tôi đã bắt được người đầy tớ.
- Tuyệt vời! Còn tôi, tôi đã bắt được ba người kia.- Tôi chỉ bắt được danh tánh của chúng mà thôi. Cái người được gọi là Blessington, là kẻ rất quen biết với cảnh sát, còn những người tấn công y cũng vậy. Đó là Biddle, Hayward và Moffat.
- Cái băng đã đánh cướp tại ngân hàng Worthingdon đó hả? - Viên thanh tra kêu lên.
- Đúng thế.
- Như vậy, Blessington chính là Sutton.
- Đúng thế.
- Vậy thì tất cả đều đã rõ ràng! - Viên thanh tra kết luận.
Percy và tôi, chúng tôi nhìn lẫn nhau: chúng tôi chẳng hay biết gì về chuyện đó hết.
- Trong vụ nổi cộm về ngân hàng Worthingdon có năm người tham dự: bốn tên vừa kể và người thứ năm, tên là Cartwright. Người bảo vệ tên là Tobin thì bị hạ sát; bọn trộm bỏ trốn với bảy ngàn bảng. Chuyện xảy ra vào năm 1875. Tất cả năm tên đều bị bắt giữ, nhưng chứng cớ lại thiếu. Tên Sutton đã bán đứng bạn bè, Cartwright bị xử giảo, còn ba người kia bị phạt tù mười lăm năm. Vài năm trước khi mãn hạn tù, chúng bắt đầu tìm kiếm tên phản bội. Khi vừa được phóng thích, chúng tìm cách trả thù: hai lần chúng tìm cách đến gần sát hắn, nhưng hai lần đều bị thất bại. Đến lần thứ ba này mới thành công. Ông có thấy cần hỏi thêm tôi một lời giải thích nào khác nữa không, bác sỹ Percy.
- Ông đã làm sáng tỏ nội vụ một cách đáng khâm phục - Ông bác sỹ trả lời - Chẳng còn chút nghi ngờ gì, cái ngày mà Blessington bị rối loạn quá mức là ngày hắn vừa đọc báo, thấy tin mấy người bạn cũ vừa được phóng thích.
- Đúng vậy. Chuyện vụ trộm là điều bịa đặt.
- Tại sao hắn không muốn thổ lộ với ông?
- Bởi vì, hắn biết rõ về tính hay trả thù của những người bạn cũ. Hắn cố che giấu căn cước đích thực của hắn càng lâu càng tốt.
Đó là những sự kiện liên quan tới người khách trọ được hưởng bổng lộc và ông bác sỹ ở đường Brook. Cảnh sát chẳng tóm được tên nào.
Người ta tin tưởng rằng bọn chúng đã đáp tàu Norah Creina, và con tàu này đã chìm cách đây vài năm ở ngoài khơi Bồ Đào Nha. Thiếu chứng cớ, gã đầy tớ được tha, và sự "Bí mật ở đường Brook" hoàn toàn ở lại trong trí nhớ của những người đọc báo.
Bệnh Nhân Thường Trú
Sưu Tầm
Bệnh Nhân Thường Trú - Sưu Tầm
https://isach.info/story.php?story=benh_nhan_thuong_tru__truyen_ngan