Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Quà Tặng Tâm Hồn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Người “Nhập Cư” Làm Nên Lịch Sử Hà Nội
H
à Nội chật chội, Hà Nội ồn ào, Hà Nội nhếch nhác… những mặt trái của thủ đô hôm nay chẳng giống chút nào với người Hà Nội xưa: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Ai đó có thể cảm thán mà cho rằng lỗi ở…người nhập cư. Bài viết này không nhằm trả lời đúng sai cho nhận định trên, chỉ xin điểm lại một vài người “nhập cư” vào Hà Nội mà tiếng thơm đã để mãi muôn đời.
Lý Nam Đế
Lý Bí (503-548) hay còn gọi là Lý Nam Đế, là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, với mong ước “Giang san còn hoài đến hàng vạn mùa xuân”, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội, lập chùa Khai Quốc, cho đúc tiền đồng, đặt tiền đề cho nước Nam ta thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc.
Sử sách chép rằng Lý Bí là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). “Tổ tiên Lý Bí là người Trung Quốc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được bảy đời thì thành người Nam.” Mặc dầu có nguồn gốc Trung Hoa, nhưng chính sử Trung Quốc vẫn coi Lý Bí là “Giao Châu thổ nhân”.
Lý Thái Tổ
Lý Thái Tổ (974-1028), vị vua sáng lập nhà Lý, là người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Từ nhỏ, ông đã được thiền sư Vạn Hạnh dạy dỗ, sư khen rằng: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”.
Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La, tay viết chiếu rằng:
“Xưa kia nhà Thương đến vua Bàn Canh đã năm lần thiên đô, nhà Chu đến vua Thành Vương đã ba lần thiên đô, không phải là theo ý riêng một mình, là nghĩ đến kế muôn năm về sau. Nhà Đinh và Lê không theo lối cũ của Thương, Chu, cứ để kinh đô ở mãi nơi này, trẫm rất đau lòng. Duy có thành Đại La ở giữa khu vực của trời đất, có cái thế long, hổ vững bền, địa thế rộng và bằng phẳng, đất thì cao mà sáng sủa, rõ là khu vực phồn thịnh. Đã xét khắp đất Việt, chỉ có nơi ấy là thắng địa, là nơi đô hội thật là kinh đô của muôn đời sau. Lũ các ngươi nên hiểu ý trẫm.”
Các quan cùng đồng tình với ông cho rằng đó là kế lâu dài cho thiên hạ, lập nên cơ nghiệp lớn và làm cho nhân dân được giầu thịnh. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có rồng vàng hiện ra, nhân đó đặt tên là Thăng Long.
Nhà Trần
Triều đại nhà Trần là một trong những trang sử huy hoàng nhất của nước Việt Nam ta. Khoảng năm 1110, tổ tiên nhà Trần di cư từ đất Mân Việt, thuộc Phúc Kiến (Trung Hoa), ban đầu đến trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chỉ trong một thế kỷ, họ Trần trở nên giàu có thế lực ở tỉnh Thái Bình, đến nỗi Thái Tử Sảm cuả nhà Lý phải chạy tới náu thân.
Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, đánh dấu sự chuyển giao triều đại Lý-Trần. Chỉ trong vòng hơn 100 năm, “người nhập cư” phương Bắc đã tan biến vào dòng giống Việt. Triều Trần lại chính là triều đại chống cự lại sự bành trường từ phương Bắc dữ dội nhất. Năm 1257, vua Trần Thái Tông đích thân ra trận chiến đấu với quân Mông Cổ. Năm 1285, quân Trần đại thắng quân Nguyên ở trận Hàm Tử. Năm 1288, Hưng Đạo Đại Vương lập nên chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng.
Lê Thái Tổ
Lê Thái Tổ (1385-1433) tên thật là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập cho nước Đại Việt và lập nên triều Hậu Lê. Sau 10 năm kháng chiến gian khổ “nằm gai nếm mật”, Lê Lợi từ núi rừng Thanh Hóa rời về Thăng Long và đổi tên thành Đông Kinh. Từ Đông Kinh, triều Hậu Lê đã tiếp nối tinh thần Đại Việt trong suốt 360 năm, khiến triều đình phương Bắc biết rằng miền đất Đại Việt ấy đã vĩnh viễn ra khỏi tầm thôn tính.
Khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Lê Lợi mở hội thề Đông Quan, lưu lại câu nói bất hủ rằng:
“Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?”
Thăng Long – Hà Nội xưa nay là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”. Huy hoàng của Thăng Long xưa và sự phồn thịnh của Hà Nội nay không thể phủ nhận vai trò của những bậc anh hùng hào kiệt từ bốn phương tụ hội. Hà Nội có lẽ không chỉ là một địa phương, một khái niệm cứng nhắc trên bản đồ giáo khoa. Thay vào đó, nó đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng văn minh tinh thần hàng nghìn năm của người Việt.
Mã Lương
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Quà Tặng Tâm Hồn
Đại Kỷ Nguyên
Quà Tặng Tâm Hồn - Đại Kỷ Nguyên
https://isach.info/story.php?story=qua_tang_tam_hon__dai_ky_nguyen