Chương 5 -
uyện hí hửng phóng xe đi. Tùng Chi lui cui dọn quanh các kệ sách. Các ông mà trông hàng thì bừa bộn phải biết, không dời nào chịu xếp lại những quyển sách khách lôi ra xem vào chỗ củ. Đã vậy lắm khi còn mang cờ tướng ra đánh. Nếu không có Chi và dì Vân, cửa hàng sách cũ biến thành cửa hàng thu mua phế thải mất.
Tùng Chi đang loay hoay với bọn học trò tìm mua cho đủ bộ “Kính Vạn Hoa “ của Nguyễn Nhật Ánh thì Thức đến.
Anh mỉm cười thay lời chào:
- Chi trông hàng có một mình à?
Cô gật đầu và bối rối vì không biết phải nói gì. Sau bữa chiều Chi nhất định đòi lại bằng được ba quyển sách nổi tiếng của Tagore để trả lại Hòa, cô và Thức không gặp nhau nữa. Chi biết hôm đó Thức giận nên cô đã nhờ anh Luyện gởi tặng Thức quyển truyện dịch "Một chút mặt trời trong nước lạnh" như một lời ngầm xin lỗi, không biết "Tướng Luyện" đã đưa tận tay anh hộ cô chưa.
Như để trả lời thắc mắc của Chi, Thức trầm giọng:
- Cám ơn Chi đã tặng tôi quyển sách.
Tùng Chi mỉm cười:
- Anh không chê chứ?
- Không! Tôi qúy nó vì là quà tặng nhưng thú thật những quyển sách của Tagore vẫn làm tôi ấm ức … buồn.
Tùng Chi bẻ những ngón tay:
- Rất tiếc tôi không thể làm khác, sách ấy là của Hòa trước khi của anh.
Thức nhếch môi:
- Tùng Chi nghĩ sao nếu tôi nói người đề tặng trong những quyển sách đó cách đây 30 năm là của ba tôi?
Tùng Chi tròn mắt. Cô buột miệng:
- Đỗ Khánh Cương là tên ba anh?
Thức khá ngạc nhiên:
- Trí nhớ em hay thật. Ba tôi đó!
Tùng Chi buột miệng:
- Thật là bất ngờ! Giờ tôi đã hiểu tại sao hôm trước anh khăng khăng muốn giữ chúng.
- Chi không giận tôi chứ?
Tùng Chi lắc đầu. Cô không thể nói điều mình biết với Thức, phiền phức cho cô lắm. Thôi thì cứ im im cho yên chuyện.
Tùng Chi lãng qua chuyện khác:
- Anh tìm anh Luyện à?
Thức nhìn cô:
- Nếu tôi tìm Chi thì sao?
Chi trớ đi:
- Có sao đâu! Nhiều khách quen vẫn tìm tôi để hỏi về những quyển sách cũ họ thích.
Thức hỏi:
- Thế Chi có thể nói gì với tôi về những quyển sách của Hòa?
Tùng Chi dè dặt:
- Sao anh hỏi thế?
Thức thẳng thắn:
- Tôi muốn giúp ba mình tìm gặp người ông đã tặng sách ngày xưa ấy.
Tùng Chi tò mò:
- Bác trai và người ấy không liên quan với nhau sao?
Thức lắc đầu:
- Nghe đâu chừng hai người hai phương cũng đã 30 năm rồi. Và từ đó bặt tin nhau.
Tùng Chi đoán xa đoán gần:
- Chắc chắn trước kia hai người phải rất thân thiết? Người được tặng sách hẳn là tri kỷ của ông?
Thức lơ lửng:
- Chắc là như vậy.
Tùng Chi chợt nhớ tới mẹ của Hòa. Bà ta có phải là Khánh Hà, người xưa của ba Thức không? Với những gì Chi nghe sáng nay, rồi những gì cô đã đọc loáng thoáng trong quyển nhật ký đó, thì hết 99% đúng. Bà ấy vẫn còn đẹp, ông bố Thức chắc là một bậc tài hoa lãng tử. Nhưng vì lẽ gì họ phải "người một phương, ta một phương" nhỉ?
Tùng Chi đã quên khuấy không đọc tiếp quyển nhật ký, nên chưa thể trả lời câu hỏi này.
Cô hỏi:
- Có thật là bác trai rất muốn gặp lại … cố nhân không?
Thức ngập ngừng:
- Ông không nói ra điều đó, nhưng tôi cảm nhận được nỗi ray rức, hoang mang của ông khi biết những tặng vật một thời bị đem rao bán. Nói chung chắc ai cũng ray rứt như thế chớ đâu chỉ riêng ông. Ba tôi càng ray rứt hơn khi đã mấy mươi năm không biết tin tức của người phụ nữ đó. Bà sống chết ra sao? Tại sao lại đem bán những quyển sách đã được bọc nhung như vậy?
Tùng Chi thắc mắc:
- Anh có biết vì sao hai người xa nhau không?
- Tôi không biết. Ngay cả tên Khánh Hà, tôi mới đọc được lần đầu tiên trong những quyển sách đó.
- Điều đó chứng tỏ Khánh Hà là một bí mật của bác trai. Và bí mật đó đã bị anh bật mí?
Thức bật cười vì cách nói chuyện hóm hỉnh của Tùng Chị Rồi anh chợt ngây người vì Chi nói đúng. Người phụ nữ ấy chắc là một phần đời quá vãng của ba anh.
Có lẽ Thức chưa nghe tên bà Khánh Hà. Còn mẹ, chắc chắn mẹ phải biết bà ta là ai. Nếu Thức không lầm thì bà Hà chính là nguyên nhân khiến ba mẹ anh phải chia tay nhau, chớ không phải vì hai người không đồng quan điểm sống nên đã li dị như anh tưởng bao lâu nay.
Rõ ràng cha mẹ cũng có những bí mật riêng mà con cái không hề được biết. Bà Khánh Hà là người thế nào? Muốn biết Thức phải hỏi mẹ chứ không thể hỏi ai khác.
Tùng Chi tò mò:
- Anh đang nghĩ gì thế?
- Tôi nghĩ thôi không thắc mắc về … nhân vật Khánh Hà nữa.
Tùng Chi thấy nhẹ nhỏm, cô cười cười:
- Cho qua nhé!
Thức gật đầu, lòng rộn ràng vì nụ cười của Tùng Chị Anh vẫn chưa nguôi nghĩ về Chi cho dù anh biết trong trái tim cô bé không hề có anh. Thức đã thấm thía với những câu thơ Xuân Diệu:
"Vì sao gặp gỡ bữa đầu tiên.
Tôi đã đày thân giữa xứ phiền"
Hiện tại Thức đang quen một vài cô gái, Thỉnh thoảng vẫn đi chơi với họ, nhưng anh vẫn nghĩ tới Tùng Chi mà không biết vì sao, khi giữa anh và cô bé vẫn còn khá xa lạ. Có lẽ Thức giống ba ở thói đa tình. Mẹ chưa biết, thời trai trẻ ba anh rất mực phong lưu. Ông nổi tiếng đào hoa lãng tử, không biết bao nhiêu cô gái đẹp đã phải lòng ông. Ông rất mực đa tình nhưng cuối cùng đã lấy mẹ, một người nhan sắc bình thường, rất thực tế. Bà thực tế đến mức đã không giữ được ông cho riêng mình.
Tùng Chi ngóng mắt ra cuối đường:
- Anh Luyện đi đâu mà lâu thế không biết.
Thức nói:
- Chi cần Luyện về để làm gì? Không có cậu ấy tôi sẽ làm hộ tất cả.
Chi lắc đầu. Thức kể một hơi:
- Há cảo? Bò bía? Bánh cuốn? Gỏi đu đủ? Bắp xào? Chi đói rồi phải không? (Han thích tên này ghệ Hiểu ý con gái dễ sợ. Khoái tỉ )
- Eo ơi, sao anh rành quà vặt quá vậy.
- Tôi tìm hiểu và biết đó là những món khoái khẩu của Tùng Chi.
Thức ra vẻ tự đắc:
- Từ nhiều người chớ không chỉ mình Luyện. Nhưng đúng phải không?
Tùng Chi bĩu môi:
- Trật lất! Đó là những món tôi ghét.
- Đúng là con gái. Lúc nào cũng nói ngược.
- Mà anh tìm hiểu tôi chi vậy?
Thức nhìn thẳng vào mắt Tùng Chi:
- Lẽ nào Chi không đoán ra khi em vốn rất thông minh?
Tùng Chi đỏ mặt. Cô bị rơi vào lưới của Thức rồi. Anh ta vốn tầm ngầm cơ mà. không khéo Thức nói toạt lý do ra thì chết.
Ngay lúc ấy, có người mang sách cũ tới bán. Tùng Chi vội vàng ra tiếp. Cô tính để mặt Thức vẩn vơ kế bên, nhưng anh đã nhanh nhẹn xắn tay vào phụ Chi phân loại sách như dân chuyên nghiệp. Anh làm cô phải ngạc nhiên thật sự vì tốc độ làm việc của anh. Chẳng mấy chốc hai bao sách to đã phân loại xong. Chi chỉ việc trả tiền cho khách trong khi Thức khiêng chúng vào đúng chỗ trên kệ.
Thức tủm tỉm:
- Tôi … làm.. trợ lý cho Chi không đến nỗi tệ chứ?
Tùng Chi hỉnh mũi:
- Nhưng cũng chưa phải xuất sắc nhất.
Thức nhẹ nhàng:
- Tôi hiểu. Chuyện đó dễ mà. Kiên trì nhẫn nại nhiệt tình sẽ thành xuất sắc thôi.
Tùng Chi tránh ánh mắt của Thức. Cô bâng khuâng nhận ra trái tim mình thật bồng bột. Cô dễ mềm lòng trước sự săn đón của Hòa, cảm động trước vẻ chân tình của Thức và ấm ức rộn ràng vì nét phớt đời của Trung. Cả ba đang là gió cuốn cô trôi nổi, bồng bềnh giữa một không gian thật mơ hồ xa lạ.
“Đà Lạt Ngày … tháng … năm 197…
Tối hôm nay trường tổ chức cắm trại. Hội trường biến thành nơi khiêu vũ, Hơn một nữa lớp mình đều học nhẩy. Mình nhảy không giỏi nhưng cũng chả tệ đến mức phải giẩm lên chân người khác.
Cương nhẩy dễ dàng như cá lội nước. Bọn con gái đều thích anh dìu đi. Lệ thường con gái phải đợi con trai đưa tay mời, nhưng ở đây hết đứa này đến đứa kia trân tráo đòi nhẩy với Cương khiến mình không thể nào đến gần ảnh được cho dù anh vừa nhảy vừa nhìn mình với tất cả sốt ruột.
Ấm ức, mình chỉ muốn bỏ về, ngay lúc đó mình thấy Chiêu Ly, nó đang đứng trong một góc tối và nhìn Cương với cái nhìn cháy bỏng như có lửa trong mắt. Nó say Cương quá thể rồi, mình bỗng khó chịu dù Chiêu Ly không tranh nhẩy với anh như những cô gái khác, nhưng ánh mắt mê đắm đó khiến mình cay cú vì ghen.
Rồi đến lúc bọn con gái cũng buông Cương của mình ra. Anh loay hoay tìm mình, trông vừa tội vừa thương. Mình bước về phíc anh với nụ cười mãn nguyện vì biết sẽ không ai … cướp anh nữa. Nhưng bước chân mình như rơi tỏm vào hụt hẳng khi Chiêu Ly đã nhanh hơn.
Con bé đi như lướt đến trước mặt Cương. Nụ cười rạng rỡ trên môi, mắt long lanh hạnh phúc khi lôi được anh ra sàn nhẩy. Mình đứng như chết trân giữa tiếng cường hả hê của lũ yêu nhền nhện. Chúng có vẻ thích thú khi thấy mình bị Chiêu Ly phỏng tay trên. Không ngăn được giận,mình bỏ ra về và Cương đã không chạy theo như mình đã tưởng.
Tới nhà, mình thấy anh Quân đang ngồi trong phòng khách với chị Giang. Lẽ ra mình về phòng riêng khóc cho hả, không hiểu sao mình lại ngồi xuống kế chị Giang và líu lo mọi chuyện trên đời như vừa rồi chả có gì xảy ra.
Dường như nhờ có mình, không khí trong phòng khách sôi nổi hẳn lên. Anh Quân hoạt bát hơn, chị Giang bới e lệ, rụt rè và khối đá chèn ngang ngực mình cũng nhẹ đi rất nhiều. Mình đang vờ vịt đóng kịch đây và mình đóng rất khéo, rất duyên dáng đến mức anh Quân cứ phải chăm chú nhìn quên cả chị Giang bên cạnh.
Anh Quân càng nhìn mình, mình càng hứng thú làm trò. Mình huyên thuyên kể chuyện trường lớp rồi trông ngóng Cương sẽ tới … Nhưng anh mất tăm. Chị Giang đã đưa anh Quân ra cổng, mình về phòng gieo người xuống gường, mắt ráo hoảnh.
Chưa khi nào mình giận Cương và căm ghét Chiêu Ly đến thế. Anh yêu mình, sao lại không đoái hoài tới mình. Lẽ nào mình bỏ về Cương lại không biết? Mình thật dại dột khi giận lẫy như vậy. Chắc chắn đêm nay mình không sao ngủ được. Dạ vũ kéo dài tới sáng. Một người đa tình, đào hoa như Cương sẽ được các nàng bao quanh, anh còn thời gian đâu nữa để dành cho mình. Mình đã sai lầm, sai lầm thật rồi.
Đà Lạt. Ngày.. Tháng … năm 197…
Một tuần lễ không thèm nói chuyện với Cương có quá nhiều không? Mình đã "ra giá" như thế nhưng mới một chủ nhật không có Cương, mình đã xác xơ như sắp chết.
Đang buồn quá trời, mẹ lại bắt ăn vận sửa soạn thật đẹp để tới nhà anh Quân. Mình viện lý do nhức đầu nhằm từ chối thì bị bà mắng. Thế là đành tung chăn ngồi dậy …
Thật ngạc nhiên khi chỉ mổi mình mình tháp tùng ba mẹ, còn chị Giang lại ở nhà. Mình hỏi ông bà cụ ậm ự vờ giả tảng nên thôi. Đi vẫn đỡ hơn ở nhà ôm gối nhớ tới anh.
Nhà anh Quân lớn, sang trọng quá mức. Dù gia đình mình thuộc hàng trung lưu nhưng khi bước vào đại sảnh của ngôi biệt thự này mình phải ý tứ, dịu dàng, đoan trang, thùy mị. Nếu muốn có một yểu điệu thục nữ nghiêm nghị đi cùng, ba mẹ nên gọi chị Giang mới phải chứ!
Cho đến khi xong việc, người ta mời khách lên sân thượng để nhẩy mình mới hiểu vì sao ba mẹ chọn mình. Đơn giản vì thánh nữ trinh trắng không biết nhẩy. Thế là mình nổi đình nổi đám giữa khách của gia đình Quân. Anh cũng nhẩy với mình bằng những bước cứng ngắt, vô hồn, vô cảm đến buồn cười. Anh Quân làm mình nhớ đến Cường. Anh "phăng" hay, nhẩy rất say đắm. Nhìn Cương, mình thấy không phải anh nhẩy chỉ bằng hai chân mà còn bằng cả tóc, mắt,môi, miệng chớ không như anh Quân cầm tay người ta như cầm một khúc gỗ, vặn tới vặn lui không mẩy may xót thương.
Dường như ba mẹ mình và ba mẹ anh Quân đang bàn tính chuyện làm ăn quan trọng, nên sau bửa tiệc mình không thấy các bậc sinh thành đâu cả. Thế là mình tha hồ nhảy với các anh chàng lạ hoắc, nhảy đến rã rời và thích thú khi nghĩ mình đang bù cho ngày hô quạ Thật đáng đời Cương, anh sẽ như thế nào khi thấy mình lả lơi trong tay người khác nhỉ? "
- Chi ơi! Bạn tìm …
- Dạ! …
Nhét đại quyển nhật ký xuống dưới nệm, Chi chạy vội xuống nhà, lòng thắc mắc không biết đứa nào tìm mình.
Tới phòng khách, cô khựng lại khi gặp nụ cười của Trung. Anh ta tìm Chi làm gì nhỉ? Dù Chi và Hòa càng ngày càng thân thiết hơn, Chi vẫn không nghĩ có lúc cô và Trung sẽ mặt đối mặt thế này.
Tùng Chi khô khan:
- Tìm tôi có chuyện gì không?
Mặt Trung không hề đổi sắc:
- À! Hàng xóm phải có qua có lại chứ. Tôi biết Chi vẫn còn dị ứng về hành động quấy quá hôm say rượu đó nên lời đầu tiên tôi muốn nói là lời xin lỗi. Thành thật xin lỗi dù xét cho cùng tôi mới đúng là nạn nhân.
Tùng Chi ậm ự:
- Đó là lời đầu tiên. Anh nói tiếp lời sau cùng đi.
Trung bất bình:
- Chưa chi đã muốn đuổi khách về. Sao Tùng Chi đối xử bất công thế. Tôi và anh Hòa chung một mái nhà mà.
Tùng Chi lạnh lùng:
- Xin lỗi tôi đang bận.
Trung vẫn vòng vo:
- Khó tính ghê! Vậy mà hôm nhận được lời chào của Chi trong quán, tôi nghĩ mình là bạn rồi.
Tùng Chi bắt bẻ:
- Anh có chào lại tôi đâu.
Trung vỗ vào trán:
- Không chào lại sao? Chẳng lẽ tôi lẩn thẩn mất rồi? Nếu thế, tôi xin lỗi lần nữa. Chi thông cảm, hôm đó tôi đang ngẩm nghĩ nhiều thứ. Bữa nay tôi qua đây cũng vì những điều ngẫm nghĩ đó.
Tùng Chi nhíu mày:
- Tôi không hiểu nó liên quan gì tới tôi.
Trung nói:
- Tôi nhờ Chi tìm hộ xem còn sót quyển sách nào của gia đình tôi ngoài quầy không.
Tùng Chi sượng trân. Cô ấp úng:
- Sót quyển nào tôi đã gởi trả lại anh Hòa quyển nấy. Anh hỏi với ý gì đây?
Trung phân bua:
- Tôi biết mình thiếu tế nhị Khi hỏi như thế, khổ nổi tủ sách này của mẹ tôi, bà rất quý chúng, vừa rồi kiểm kê lại mẹ tôi thấy còn thiếu một số.
Tùng Chi khó khăn:
- Tôi dám khẳng định với anh hiện giờ quầy nhà tôi không giữ quyển sách nào của gia đình anh hết. Nếu không tin anh cứ tới kiểm tra.
Trung xua tay:
- Ấy! Tôi đâu giám làm thế. Nhưng thú thật, tôi sợ hai ông anh Chi đã bán đi một số trước khi trả về. Bán mà không hay ấy.
Tùng Chi nhột nhạt hết sức vì những lời quá đúng của Trung. Dù là người tôn thờ sự trung thực, Tùng Chi cũng phải uốn lười bảy lần trước khi nói …láo.
- Làm gì có. Anh chở về hết rồi. Nếu có thất lạc, cùng trong nhà anh.
Trung nhướng mày:
- Thế sao? Mời Tùng Chi qua kiểm tra.
Tùng Chi cười khẩy:
- Đó không phải việc của tôi. Anh thắc mắc gì cứ ra quầy, hỏi anh Luyện và anh Phương. Xin lỗi anh, tôi đang bận.
Trung ung dung:
- Tôi mới nói lời đầu tiên và lời sau cùng với Chị Điều em cần nghe là những lời thứ hai, thứ ba kia.
Tùng Chi trừng mắt:
- Tôi không muốn nghe.
- Nhưng tôi phải nói. Này! Đừng … chằn với tôi như thế, trông xấu xí lắm!
Tùng Chi nuốt nghẹn xuống. Cô đứng lên vẻ tiễn khách nhưng Trung vẫn ngồi tỉnh queo.
Anh chợt nghiêm mặt gằn từng tiếng:
- Anh hai tôi không hợp với Chi đâu. Đừng tin những lời của ảnh …
Tùng Chi hất hàm:
- Nghĩa là nên tin những lời của anh? Hừ! Nói xấu người khác là tồi. Tồi nhất khi người đó lại là anh ruột mình.
Trung sa sầm mặt:
- Tôi không nói xấu ai hết. Tôi chỉ cảnh báo mà thôi.
Dứt lời Trung xăm xăm bước ra cửa, không một lời chào. Tùng Chi vừa tức vừa hoang mang vì những gì mới nghe.
Bà Hạnh đến bên Chi:
- Nó nói gì vậy?
- Dạ có gì đâu ạ. Anh ta thăm hỏi xã giao thôi mà.
Bà Hạnh bỉu môi:
- Xã giao! Mẹ không ưa cả hai thằng nhà bên đó.
Tùng Chi buột miệng:
- Họ có làm phiền gì mình đâu?
Bà Hạnh dài giọng:
- Chỉ nhìn thôi đã không ưa, nói chi tới chuyện làm phiền. Nhất là thằng anh, trông nó xạo xạo thế nào ấy.
Tùng Chi liếm môi:
- Friend của anh Phương đó mẹ. Dạo này ảnh nhờ anh Hòa, nên …nên …
Bà Hạnh lắc đầu:
- Chuyện làm ăn này không bền đâu.
- Sao mẹ biết?
- Nó nhờ thằng Phương bán ba mớ linh kiện cũ rồi chia dăm bẩy đồng bạc hoa hồng nhưng mồm lại lên giọng như ra ơn giúp đỡ.
Tùng Chi nuốt nước bọt, cô không nghĩ như mẹ nhưng không biết bênh vực Hòa bằng cách nào. Với cô, anh chưa có khuyết điểm nào hết. Mẹ không ưa Hòa song đó chỉ là cảm tính chớ mẹ cũng đâu tìm ra cụ thể điểm yếu nào của anh để khẳng định Hòa thiếu trung thực.
Bà Hạnh tiếp tục nói:
- Mẹ không muốn thằng Phương qua lại với bên đó, nhưng nó không nghe.
Tùng Chi nhỏ nhẹ:
- Tại mẹ có ấn tượng chớ con thấy anh Hòa được lắm!
Bà Hạnh lừ mắt:
- Hừ! Cái đầu rẽ giữa trông khó ưa vô.
- Quan trọng là cái bên trong đầu tóc kìa mẹ!
Bà Hạnh cố chấp:
- Mẹ e rằng trong ấy chẳng có gì ngoài những câu đưa đẩy sáo rỗng.
Bà liếc xéo cô:
- Những con bé ngốc thường thích nghe đẩy đưa như thế. Mẹ tin là con khôn ngoan hơn ai hết.
Tùng Chi kêu lên đầy oan ức:
- Tự nhiên mẹ lại … kéo con vào chuyện này.
- Mẹ nói hờ thế thôi.. Trông nhà! Mẹ đi làm đây.
Đóng cổng xong Chi rầu rĩ quay vào. Bên kia sân Trung khoanh tay ngạo nghễ khiến cô sợ. Khi nghĩ mình chỉ có một mình, nhỡ hắn mượn rượu leo rào sang thì chết.
Đóng kín cửa vào nha, Tùng Chi về phòng riêng. Cô ngắm nụ hồng đã khô quắt queo và nhớ tới Hòa. Thật ra anh là người thế nào nhỉ? Sao Trung lại tỏ vẻ không ưa anh mình ra mặt thế?
Sau khi biết Hòa là người chủ trương … đẩy đi hết những sách cũ của mẹ mình, Oanh Nhi đã … phê ngay:
- Hắn ta sống vô tâm, đoạn tình và có lẽ rất thực dụng, khác với gã em coi lè phè nhưng đa cảm.
Tùng Chi không cho như vậy, cô bảo:
- Hòa thực tế chứ không phải là thực dụng. Ảnh cũng không vô tâm, bằng cớ là Hòa đã quan tâm đến anh Phương và cả tao nữa.
Xoay nụ hồng trong tay, Tùng Chi thấy buồn. Cho rằng nhỏ Oanh Nhi là dân chí mén, không đủ trình độ phê phán người khác, Chi cũng phải quan tâm tới nhận xét của người đầy kinh nghiệm sống như mẹ chớ.
Bênh vực Hòa cách mấy Chi vẫn phải chua chát nhận ra: Anh thật tàn nhẫn với mẹ ruột khi đang tâm bán đi "Gia tài một đời của mẹ" Nếu hôm đó Trung không về kịp, hoặc anh em Chi nhanh chân hơn, có lẽ bà Khánh Hà không chỉ mất vài ba quyển sách quý mà đã mất cả gia tài.
Tùng Chi ê ẩm buồn. Có phải cô là một con ngốc thích những lời đẩy đưa sáo rỗng không? Sự thật Hào là người như thế nào? Sao Trung phải "Cảnh báo" cô về anh?
Tùng Chi mím môi vặt những cánh hồng khô rồi nuối tiếc ép chúng vào quyển từ điển Anh văn dầy cộm.
“Bỏ thì thương, vương thì tội."
Hòa Từng nói thế vì mớ sách cũ của bà Khanh Hà, Bây giờ Chi vận dụng vào những cánh hoa tả tơi này và tin rằng Hòa không đến nổi vô tâm sáo rỗng.
Tạm bằng lòng với những “luận điệu" bênh vực Hòa, Tùng Chi vươn vai đứng dậy.
Chuông ngàoi cổng reo vang. Chi đặt tay lên tim. Nếu là Trung thì sao? Len lén nhìn qua cửa sổ,Tùng Chi thở phào khi thấy Thức. Anh đang đứng lóng ngóng trông thật buồn cười. Không vội vàng gì, Chi cứ thế cho Thức tha hồ … kinh ngóng.
Đang hiu hiu cười khoái trá, Chi bỗng giật mình vì giọng chát chúa của Trung vọng qua:
- Tùng Chi ơi! Tùng Chi à! Có khách.
Tùng Chi cuống cả lên vì Trung không dứt gọi. Cô vội vả chạy ra sân. Liếc sang balcon Chi thấy anh chàng đang cười.
Thức cùng cười khi cánh cổng sắt mở ra:
- May quá! Cứ tưởng Chi vắng nhà.
Cô nghêng mặt lên:
- Ở nhà một mình thì có. Mà anh Luyện ngoài quầy sách chớ đâu có ở đây.
Thức nhủn nhặn:
- Tôi biết!
Chi lẩm bẩm:
- Vậy sao còn …
Thức nói:
- Tôi đến thăm em chớ đâu phải tìm Luyện.
Tùng Chi kêu lên:
- Tôi khỏe lâu rồi với lại mình cũng mới gặp đây, thăm làm gì, mẹ tôi mắng đấy!
- Mẹ không mắng đâu. Bác bảo tôi thỉnh thoảng ghé chơi mà.
- Nhà tôi đâu có gì chơi. Mẹ tôi mời lơi đấy. Sao anh lại tưởng thật nhỉ?
Thức điềmtỉnh:
- Bác gái rất chân tình.
Mặt Tùng Chi đỏ ửng lên:
- Còn tôi gian dối đúng không?
Thức buồn thiu:
- Đừng nói vậy, trong tâm tưởng củatôi, Tùng Chi bao giờ cũng tốt.
Đưa Tùng Chi một hộp giấy nhỏ xinh xắn Thức nói:
- Đăm ba đĩa nhạc mới, Tùng Chi nghe cho đỡ buồn.
Tùng Chi nhìn anh:
- Tại sao lại có quà? Tôi không dám nhận đâu.
Thức trầm giọng:
- Chỉ là chút niềm vui. Người ta có thể từ chối nhiều thứ nhưng niềm vui thì nên nhận …
Ngập ngừng một chút, Thức nói tiếp:
- Cuộc sống này buồn nhiều hơn vui. Bởi vậy hãy nhận và cất những niềm vui ấy vào một góc nào đó của trái tim. Rồi có lúc em sẽ thấy hữu ích.
Tùng Chi tỏ vẻ miễn cưỡng:
- Nếu thế, xin cám ơn anh.
Thức đặt hộp đĩa CD vào tay Chi và nói:
- Chào!
Anh phóng xe đi rồi nhưng Chi vẫn còn tần ngần ngoài cổng. Vừa rồi cô kiêu căng quá, nhưng cô không thích Thức,cô có quyền kiêu chứ! Nếu không dễ ghét như vậy, anh ta còn làm phiền Chi dài dài.
Hai Bờ Thương Nhớ Hai Bờ Thương Nhớ - Trần Thị Bảo Châu Hai Bờ Thương Nhớ