Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 35: Tới Stettin
Lời chú của Britton:
“Sau khi Danzig thất thủ, Tổng hành dinh giao cho Phương diện quân Belorussia 2 của Rokossovskii một nhiệm vụ khó khăn. Rokossovskii được lệnh chuyển hướng 180 độ các tập đoàn quân của ông và vừa phải duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, vừa tiến 350km về phía tây để tiếp quản tuyến phòng ngự dọc sông Oder hiện đang do một bộ phận của Phương diện quân Belorussia một giữ. Điều đó sẽ cho phép Zhukov tập trung lực lượng của mình để công phá Berlin. Khi tới nơi Rokossovskii sẽ phải lập tức tung các tập đoàn quân của mình đánh vượt sông Oder, cắt rời tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 3 Thiết giáp Đức, đẩy chúng trở lại biển Baltic rồi tiêu diệt. Việc này cũng sẽ giúp bảo vệ cánh phải phương diện quân của Zhukov khi nó tiến về Berlin.”
o O o
Ngày 6/4, sư đoàn tôi di chuyển về hướng Stettin bằng đủ loại xe cộ và cả bằng đi bộ. Đoàn xe có thể vận chuyển nguyên một trung đoàn với đầy đủ pháo và cối đi chừng 100km, tới đây trung đoàn xuống xe, sắp xếp lại hàng ngũ và tiếp tục hành quân bằng chân trong khi đoàn xe quay lại đón một trung đoàn khác. Cũng trong ngày 6/4, nhiệm vụ của tôi tại sư đoàn thay đổi: Một tài xế riêng của sư trưởng đã tới, tôi chuyển chiếc Willy cho anh ta rồi quay về với đại đội sửa chữa, một kỹ thuật viên của đại đội, Thiếu úy S. I. Gorshkov, lệnh cho tôi lái chiếc Opel Kapitan 1939 chiến lợi phẩm được chỉ định giao cho chỉ huy Kiểm sát viên quân sự sư đoàn sử dụng, từ bãi xe ở Danzig đến vị trí mới. Tôi nổ máy và nghe thấy có tiếng vòng bi vỡ nhưng không có thời gian để sửa chữa tại chỗ, tuy nhiên tôi cho là mình sẽ đưa được chiếc xe tới vị trí mới của đại đội sửa chữa cách đây khoảng 10km-15km tại thị trấn nhỏ Altdamm. Thế còn hơn là mang nó đi hơn 300km tới vị trí mới của Tiểu đoàn Vận tải 473. Đường từ Danzig đến Stettin rất tuyệt. Chiều rộng làn đường tới 18m và mặt đường được phủ bê tông. Tất cả các chỗ rẽ và ngã tư đều có biển chỉ đường. Tôi chưa từng thấy một con đường nào như vậy trong đời. Theo các câu chuyện tiếu lâm lưu hành trong cánh lái xe, con đường này có tên là “Xa lộ Hitler” và mới được làm ngay trước chiến tranh. Thị trấn nơi đặt đại đội sửa chữa nằm cách siêu xa lộ Hitler vài km. Gần như toàn bộ dân cư thị trấn đã chạy qua bên kia sông Oder. Thị trấn không bị chiến tranh động tới, tất cả nhà cửa vẫn còn nguyên. Các cư dân có vẻ như đã vội vã rời bỏ nhà cửa của mình vì nhiều gia súc và tài sản cá nhân đã bị bỏ lại. Cả thị trấn chỉ còn năm hay sáu người già cả và vô số chó mèo ở lại. Trong một ngôi nhà, một gia đình đã bỏ lại cả một bà già tàn tật. Quân ta đã tình cờ tìm được bà đang chui dưới gầm giường và lính quân y đã chăm sóc bà ta.
Chiếc Opel Kapitan tới nơi mà không có vấn đề gì lớn xảy ra và tôi giao nó cho một trung đội sửa chữa. Sau đó tôi được giao một chiếc xe tải Ford V-8, một trong số những chiếc xe chiến lợi phẩm thu được ở Danzig. Cỗ máy này đã đi qua 42.000km và giờ rơi vào tay tôi. Tôi đánh chiếc Ford vào bãi và bắt đầu kiểm tra tất cả các bộ phận, phụ tùng, mối nối. Trong khi tôi làm việc, một con chó vàng nhỏ trụi lông chạy tới chỗ tôi, tôi cho nó ít thức ăn và nó ở bên tôi suốt ngày hôm đó. Sáng hôm sau, con chó bắt đầu chạy quanh tôi, thế là tôi bắt đầu dạy dỗ nó giữa tiếng ồn ào của động cơ và xe cộ. Với sự khoái trá của các đồng đội, tôi đặt tên cho con chó là “Goebel”. Goebel đã chiến đấu và phục vụ bên chúng tôi cho tới ngày 20/10/1945. Nó bỏ tôi mà đi ở thành phố Liuboshin cách Kharkov không xa khi chúng tôi đang đi giao xe cho nhà máy đường “Kongresovka”. Tôi kiểm tra và đảm bảo chiếc Ford sẵn sàng hoạt động rồi được chỉ định vận chuyển trang bị chiến đấu tới một trận địa pháo phản lực và đạn dược tới các pháo đội pháo và cối của một trung đoàn bộ binh. Ở bất kỳ chỗ nào tôi qua cũng gặp những người lính và sĩ quan quen mặt. Nhiều người trong số họ đề nghị tôi ở lại đơn vị của họ nhưng tôi không thể cho phép mình làm điều đó vì còn đang phục vụ cho Tiểu đoàn Vận tải 473. Trên bờ đông sông Oder, ngay trước thành phố Stettin là ngôi làng nhỏ Finkenwald, một tiểu đoàn quân ta đóng tại đây. một hôm khi những người lính cối đang bốc số đạn tôi mang tới xuống thì tiểu đoàn trưởng kéo tôi đến điểm quan sát nằm trên tầng áp mái một căn nhà ba tầng. Tôi có dịp nhìn thấy những gì quân địch đang làm ở Stettin nhưng ở chỗ này sông Oder quá rộng và còn chia làm hai dòng vì vậy tôi không thể nhìn thấy gì trong doanh trại địch.
Vượt sông Ôđe:
Các ký hiệu:
- 65A hay 70A là tập đoàn quân 65 và 70
- 18CH, 46CH, 105CH: (thực tế là 18CK (SK)…): Ký hiệu các quân đoàn 18,46,105
- 193, 354 cb (chữ d thì phải quên mất tiếng Nga rồi): Các sư đoàn 193 và 354 mà chú lính này đang phục vụ. Cả hai sư đoàn này thuộc quân đoàn 105 – tập đoàn quân 65 – phương diện quân Belorussia.
- Điểm vượt sông của Phương diện quân la vòng qua Stetin từ phía nam. Việc vượt sông Ô đe khá vất vả bởi sông gồm hai con sông bên tả ngạn và hữu ngạn, khu giữa hai con sông này toàn là đầm lầy.
Lời chú của Britton:
“Phương diện quân Belorussia 2 phải đương đầu với một nhiệm vụ khó khăn dù có lực lượng vượt trội so với địch. Mặt sông tại phần lớn chiến tuyến của Phương diện quân chia làm hai nhánh Đông và Tây Oder, mỗi nhánh rộng từ 150m-240m và sâu 7m-10m. Những cù lao lầy lội bị chia cắt bằng những kênh mương và suối nhỏ nằm giữa hai nhánh sông. Thông thường cả khu vực này là đầm lầy nhưng trong thời gian diễn ra cuộc tấn công nó lại bị ngập nước. Hàng loạt đê kè chặn ngang dọc khu vực ngập nước này trở thành những con đường độc đạo để cho tăng, pháo di chuyển. Chúng cho phép quân Đức phòng thủ dễ dàng quét sạch các lực lượng thiết giáp định tiến lên. Quân phòng thủ Đức trên bờ tây Oder bố trí thành ba dãy cứ điểm với chiều sâu tới 14km. Tập đoàn quân 65 của Batov bố trí ngay đối diện Stettin, trong tầm trọng pháo của lực lượng phòng thủ thành phố. Tuy nhiên, Tập đoàn quân Thiết giáp 3 Đức phòng thủ Stettin và đoạn sông Oder phía bắc Berlin chỉ gồm chủ yếu là các sư đoàn tập hợp lộn xộn lính thủy và Volksturm. Sự thiếu kinh nghiệm của các đơn vị này khiến nó không thể phòng thủ được lâu nhưng sự kiên cố của vị trí phòng thủ cũng vẫn đặt Phương diện quân Belorussia 2 trước thử thách.
o O o
Nhiệm vụ của Rokossovskii trở nên phức tạp vì thiếu thông tin về đối phương. Các bộ phận của Phương diện quân Belorussia một trấn giữ đoạn sông Oder này trước đây đã chỉ tiến đến bờ sông rồi dừng lại chờ Phương diện quân Belorussia 2 đến tiếp viện. Họ không hề có bất kỳ ý định tấn công nào tại khu vực này, vì vậy cũng không tiến hành các hoạt động trinh sát. Nhiệm vụ càng trở nên khó khăn vì Tổng hành dinh muốn cuộc tấn công sớm bắt đầu để có thể theo sát gót các cuộc tấn công của Zhukov ở phía nam.”
Nhận thấy tình hình đó, tướng Batov ra lệnh cho các sư đoàn của mình tiến hành một cuộc tấn công riêng, với mục tiêu giới hạn là đánh chiếm vùng đất ngập nước nằm giữa hai nhánh sông. Cuộc tấn công này sẽ buộc địch bộc lộ sức mạnh và các hệ thống hỏa điểm đồng thời giúp quân ta chiếm vị thế có lợi hơn trước cuộc tấn công chính vượt nhánh Tây Oder. Đêm ngày 16/4, các sư đoàn của Batov lợi dụng bóng đêm và sương mù đã chiếm được một số đảo cù lao nằm giữa hai nhánh sông, thậm chí còn chiếm luôn được nhiều đầu cầu trên bờ tây nhánh Tây Oder. Điều đó cho thấy rõ quân Đức đang trong tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng nên không muốn bộc lộ tất cả các hỏa điểm để ngăn chặn nỗ lực của Hồng quân. Không khí làm việc sôi nổi bắt đầu trên vùng đầm lầy để chuẩn bị cho cuộc tấn công vượt Tây Oder. Ngày 19/4, binh lính sư đoàn tôi đã tập trung trên những hòn đảo giữa sông Oder để tham gia trận tấn công Stettin sáng mai. Rất nhiều vũ khí và chiến cụ đã được chuyển sang các hòn đảo này và được giấu dưới những tán cây dọc bờ tây đảo. Tối ngày 19, một cơn gió mạnh thổi tới từ phía biển khiến mặt sông Oder dậy sóng cộng với thủy triều lên khiến nước sông dâng cao làm ngập đảo, nhận chìm mọi thứ dưới những con sóng. Các binh sĩ cố gắng nâng cao các trang thiết bị cần thiết hoặc treo chúng lên cây trong khi số khác đóng những bè gỗ và đặt những thứ có khả năng bị ngấm nước lên. Họ cũng nhanh chóng tự làm phao bằng các vỏ thùng gỗ chứa đạn pháo có thể mò thấy dễ dàng dưới mặt nước, đạn được bỏ ra và chất đống lại. Đến nửa đêm, mực nước lên cao tới 2m, một số binh sĩ trèo lên cây để tránh dòng nước đang dâng cao trong khi những người khác đứng thành từng đám lộn xộn khốn khổ trên những đoạn đê kè cắt ngang vùng đất ngập nước.[47] Bọn Đức chắc cũng cảm thấy cuộc tấn công đang đến gần nên tầm nửa đêm một loạt đại bác gầm lên từ Stettin và hai giờ sau nó mới chấm dứt. Sau đó tất cả trở lại im lìm. Lời chú của Britton: Không gì có thể mô tả rõ hơn sự yếu kém của quân Đức thời điểm đó bằng sự bất lực của họ khi không tiến công vào vị trí bất lợi và mong manh mà dòng nước dâng lên đã đặt các đơn vị xung kích của Rokossovskii vào. Tuy nhiên đến thời điểm đó phần lớn các đơn vị quân Đức đều thiếu đạn dược trầm trọng, vì vậy họ đã quyết định giữ số đạn còn lại cho đến khi cuộc tổng tấn công của quân Nga diễn ra.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông
Nikolai Litvin
800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông - Nikolai Litvin
https://isach.info/story.php?story=800_ngay_tren_mat_tran_phia_dong__nikolai_litvin