Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cổ Đạo Kinh Phong
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 348: Đàm Diệu Ngũ Quật
S
ở Phong chỉ ngón tay, hỏi:
- Mấy bức phù điêu kia bị làm sao vậy?
Thì ra xung quanh tầng dưới của tháp trụ giữa động quật có điêu khắc ngay ngắn ba mươi ba bức phù điêu.
Lan Đình nói:
- Đây là phù điêu miêu tả những sự tích của Phật, mỗi một bức miêu tả cho một sự tích, ghi lại từng kiếp nạn từ khi Phật tổ sinh ra cho đến khi đắc chứng thành Phật.
Lan Đình nói rồi chỉ vào bức phù điêu thứ nhất:
- Đây là "Dịch hạ đản sinh", tương truyền Phật tổ được sinh ra từ dưới sườn của Ma Da phu nhân.
Nói xong lại chỉ vào một bức khác:
- Đây là "Thừa tượng quy thành", kể về chuyện sau khi thái tử sinh ra thì cưỡi voi trở về thành; đây là "Xuất du tứ môn" tức là "Xuất du đông môn","Xuất du nam môn","Xuất du tây môn","Xuất du bắc môn", chính là việc thái tử sau lần đi thăm thú khắp nơi thì nhìn ra được nổi khổ "sinh, lão, bệnh, tử" của thế nhân; đây là "Du thành xuất gia", thái tử quyết định vứt bỏ vinh hoa phú quý, xuất gia tìm kiếm con đường giúp thế nhân thoát khỏi nỗi khổ sinh lão bệnh tử; đây là "Sơn lâm khổ tu" và "Đắc chứng thành Phật", nói thái tử khổ tu tại sơn lâm sáu năm mà không thể giác ngộ, sau cùng mới đến ngồi thiền dưới một gốc cây bồ đề bên cạnh bờ sông, trải qua bảy bảy bốn mươi chín ngày, cuối cùng đột nhiên đại ngộ, trở thành vô thượng chính đẳng chính giác, đắc chứng thành Phật, Phật hiệu là "Thích Ca Mầu Ni"!
Lan Đình kiên nhẫn giảng giải từng sự tích trên từng bức phù điêu cho Sở Phong nghe, Sở Phong càng nghe càng thấy hứng thú, thỉnh thoảng lại hỏi một câu, cuối cùng nói:
- Ta cứ nghĩ rằng chỉ có đệ tử cửa Phật mới có thể hiểu được rõ kinh Phật, không ngờ Y Tử cô nương cũng hiểu rõ kinh Phật như lòng bàn tay!
Lan Đình cười nói:
- Ta cũng chỉ là đọc qua một chút kinh điển Phật môn mà thôi.
- Hì hì, cô có điều chưa biết, lúc ở Mạc Cao Quật, Diệu Ngọc cũng từng giảng giải kinh Phật cho ta nghe, bộ dạng cũng giống cô như đúc. Ha ha, thì ra các cô đều thích kể chuyện xưa cho người khác nghe!
- Thật không!
Lan Đình mỉm cười.
Hai người lại đi đến một động quật khác, lập tức cảm thấy một khung cảnh mê người không gì sánh được, chỉ thấy vách tường bốn phía đều là phi thiên vũ nữ đang vui vẻ bay, có bay lượn, uyển chuyển múa ca, có tấu nhạc dồn dập, có nhẹ nhàng rải hoa, có nghiêm trang phụng bái. Phật tổ thì mỉm cười hòa theo, hoa sen nở rộ, quả thực giống như lạc vào niết bàn kỳ ảo của Phật.
Bên cạnh còn đề một bài từ ngợi khen: Phạn vũ khai kim địa, hương khám tạc thiết vi. Ảnh trung quần tượng động, không lý chúng linh phi.
(Mưa Phật tạo nên đất vàng, khói chùa tạo thành núi Thiết Vi. Bóng các bức tượng nhảy múa trong hư ảnh, trong không trung uyển chuyển bay đi.)
Lan Đình than thở:
- Thực sự là quá tuyệt vời, lẽ nào đây là cực lạc Niết bàn trong truyền thuyết?
Sở Phong thấy những phi thiên vũ nữ này rất khác biệt, so với những gì nhìn thấy ở Mạc Cao Quật rất khác nhau, phía trên thân lõa lồ không mặc gì, đeo khuyên tai hình tròn, có vòng tay, mặc phi thiên y, phía dưới là váy ngắn, đặc biệt tóc được búi thành từng cuộn thành hình nghịch phát, ngược thẳng lên trời.
Sở Phong nói:
- Những phi thiên này trông rất khác với những gì ta thấy ở Mạc Cao Quật!
Lan Đình nói:
- Đây là nghịch phát phi thiên, rất hiếm thấy!
- Ồ?
Sở Phong không nhịn được cười:
- Xem hình dạng thế này, tóc dựng thẳng đứng lên trên chẳng lẽ gọi là nộ phát phi thiên?
Lan Đình phì cười:
- Hay còn gọi là trùng quan phi thiên đó!
Hai người cười nói lại tới một động quật khác, động quật này có phần đặc biệt, bên trong không có chủ tượng, bốn bên tường điêu khắc kín các bức tượng Phật nhỏ đang ngồi, tính ra không dưới vạn pho.
Sở Phong kinh ngạc:
- Động quật này sao lại nhiều tượng Phật như vậy?
Lan Đình nói:
- E rằng đây là Vạn Phật Động rồi!
Sở Phong hiếu kỳ hỏi:
- Vì sao phải khắc nhiều tượng Phật như vậy?
Lan Đình nói:
- Công tử đã nghe qua nguồn gốc tam kiếp tam thiên Phật chưa?
Sở Phong lắc đầu, Lan Đình tiếp tục nói:
- Phật môn cho rằng, tam thiên (ba nghìn) đại thế giới xoay chuyển luân hồi, phải trải qua tam đại kiếp, mà trong mỗi kiếp đều có người thành Phật. Quá khứ là Trang Nghiêm kiếp, hiện tại là Hiền kiếp, tương lai là Tinh Tú kiếp, các tượng Phật trong động quật này chính là miêu tả điều đó.
- Thì ra là như thế!
Sở Phong cười nói:
- Nếu hiện tại đang trải qua Hiền kiếp, giờ lại có thiên (nghìn) Phật xuất thế, cô xem ta có phải là một trong số đó không?
Nói rồi dựng thẳng tay phải, ngón cái cùng ngón giữa co lại bấm vào nhau, các ngón còn lại tự nhiên hoạt động, tạo thành hình dạng pháp ấn.
Lan Đình cười nói:
- Phật nói duyên khởi duyên diệt, công tử hữu duyên thì đương nhiên có thể thành Phật!
Tay phải Sở Phong vẫn còn niệp pháp ấn, nhưng lại gãi gãi đầu:
- Nói vậy chứ ta không muốn thành Phật, thành Phật thì có gì tốt?
Lan Đình không nhịn được cười duyên:
- Làm sao công tử biết thành Phật không tốt?
Sở Phong nói:
- Không tốt! Ít nhất khi gặp Y Tử cô nương thì không thể cùng cô nương kết bạn cùng đi!
Lan Đình im lặng không nói.
Hai người cứ vậy đi tới, phía trước lại là một động quật, tại đây có một tượng Phật lớn ngồi ngoài trời, cao đến năm trượng, có hình dáng rất cổ xưa, hai vai dày rộng, hai dái tai dài đến tận vai, khuôn mặt tràn đầy vẻ tĩnh tại, trang nghiêm tường hòa, khiến cho tâm linh của người xem cảm thấy thoải mái tĩnh lặng.
Bỗng nhiên Sở Phong phát hiện ra, từ các góc độ khác nhau mà ngắm khuôn mặt Phật, thì có thể thấy trên mặt Phật thể hiện rất nhiều sắc thái khác nhau, có từ bi, có trang nghiêm, có vui mừng, có trầm tư, có nhập định, có trì thế(*)... Hắn vô cùng kinh ngạc, nhìn về phía Lan Đình, Lan Đình lúc này cũng đã chú ý tới, kinh ngạc thốt:
- Phật có ba mươi hai tướng, tượng Phật này tượng trưng cho điều này, quả thật đã diễn đạt được hết thần vận!
Sở Phong nói:
- Y Tử cô nương có thể thấy được bao nhiêu tướng?
Lan Đình không trả lời mà hỏi lại:
- Công tử có thể thấy bao nhiêu tướng?
Sở Phong nói:
- Không đến ba mươi hai tướng, thế nhưng cũng không ít hơn mười tướng!
Lan Đình nói:
- Nghe đồn Phật Thích Ca có ba mươi hai tướng, tám mươi hình dạng, không phải lúc nào cũng hiển lộ ra, nếu như có người nào có thể nhìn thấy ba mươi hai tướng, tám mươi hình dạng thì hắn là người rất có duyên, có thể tu thành chính quả!
Sở Phong nhún vai:
- Xem ra ta không phải là người có duyên, nếu như Diệu Ngọc ở đây ta sẽ hỏi cô ấy có thể nhìn thấy bao nhiêu tướng, xem cô ấy có đúng là người có duyên với Phật không!
Lan Đình cười nói:
- Công tử không muốn cô ấy có duyên với Phật sao?
Sở Phong ngẩn ra, không nhịn được tự hỏi một câu: mình không muốn Diệu Ngọc có duyên với Phật sao? Hắn lại nhìn về phía đại Phật, nói:
- Dựng được bức tượng này quả thực là kỳ công!
Lan Đình nói:
- Đây đều là do cao tăng Đàm Diệu tạc nên, là một trong Đàm Diệu ngũ quật!
- Đàm Diệu ngũ quật?
- Đàm Diệu ngũ quật là năm động quật nổi tiếng nhất ở đây. Năm đó Bắc Nguỵ Thái Vũ Đế diệt Phật bảy năm, Phật môn gặp vô vàn khó khăn, sau khi Thái Vũ Đế băng hà, người kế vị là Văn Thành Đế lại tin Phật pháp, Phật môn lại được phục hưng, Văn Thành Đế ủy thác cho cao tăng Đàm Diệu khai tạc nên năm động quật. Vì thế Đàm Diệu đào năm động quật ở Võ Chu sơn, khắc từng tượng Phật một, cho nên gọi là Đàm Diệu ngũ quật!
- Thì ra là như vậy, cao tăng chính là cao tăng, làm được tượng Phật lại còn tạo được thần vận cho tượng Phật!
Lan Đình cười:
- Thời gian không còn sớm nữa, chúng ta cũng phải về thôi!
- Được!
Sở Phong lên tiếng đáp ứng, đột ngột nói nhỏ bên tai Lan đình:
- Cô ở nguyên đây đừng nhúc nhích!
Nói xong đột nhiên phi thân về phía trước một bước, chợt phía trước có một thân ảnh từ một động quật xuất hiện lao vút đi. Sở Phong không đuổi theo mà lại quay người lao nhanh về bên người Lan Đình, vừa lúc chặn được một bóng người đang đánh tới Lan Đình.
(*)trì thế: duy trì thế giới, vẻ mặt này không hiểu thế nào!!!
o O o
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cổ Đạo Kinh Phong
Cổ đạo kinh hồng
Cổ Đạo Kinh Phong - Cổ đạo kinh hồng
https://isach.info/story.php?story=co_dao_kinh_phong__co_dao_kinh_hong