Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Z.28
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Z.28 Vượt Tuyến - Chương 3: Trước Giờ Định Mạng
N
guyễn Đoàn từ từ tỉnh dậy. Mình mẩy chàng đau như rần. Thấy nghèn nghẹn ở cổ, chàng nhớ ra hồi tối bị chẹt cuống họng đến bất tỉnh. Đảo mắt xung quanh, chàng chỉ thấy bốn bức tường sơn hắn ín đen sì. Bức tường dựng đứng cao vút, trông không thấy mái ; ở tít trên cao, lờ mờ một khung sáng nhỏ. Ánh điện bên ngoài hắt qua tấm thép đan mắt cáo, vờn lung linh trên tường.
Nguyễn Đoàn gượng ngồi dậy nhưng không nổi. Hai chân chàng như dán chặt xuống đất, tay chân chàng bị trẹo khớp. Chàng hít một hơi dài lấy sức. Tuy không khí trong phòng sặc mùi hôi thối, gồm phân người, nước tiểu lẫn mùi rêu mốc, chàng vẫn có cảm giác vừa hút thở không khí trong sạch, và lành mạnh. Khoảng 15 phút sau, chàng mới ngồi lên nổi và dựa lưng vào tường.
Miệng chàng đắng và khát. Gõ tay vào tường nghe coong coong, chàng mới biết phòng giam là sà lim, và đó là tiếng kêu của cửa sắt. Đèn bên ngoài bỗng bật sáng và có tiếng giầy đinh lộp cộp. Rồi tiếng khóa lách cách. Cửa mở, dưới ánh điện vàng ệch hắt vào sà lim, chàng thấy hai nhân viên công an cao lớn, mặc đồ cán bộ và đội mũ bọc lưới. Một người cắp khẩu tiểu liên Trung Cộng, còn người kia thủ trong tay cây còng và chùm chìa khóa. "Rộp" một tiếng, chiếc còng kia bao kín cổ tay Nguyễn Đoàn và chàng bị kéo ra ngoài.
Nguyễn Đoàn được đưa lên phòng thẩm vấn của Sở Công an Hà Nội. Chàng biết chắc là Sở Công an vì cách đấy một năm có dịp vào xin giấy tờ chàng đã để ý đến hai cây to sừng sững trước khu giam can phạm, cạnh phòng lấy cung.
Chàng bước vào căn phòng rộng, quét vôi sậm, trên trần treo lủng lẳng nhiều bòng đèn sáng quắc. Nhân viên thẩm vấn quay ngọn đèn sáng chói, ít nhất 500 nến, vào giữa mắt Nguyễn Đoàn khiến chàng phải nhắm mắt lại. Tiếng Phạm Linh sau bàn đập mạnh vào tai chàng:
- Mở mắt ra. Ngồi xuống.
Phạm Linh giấu thân hình trong bóng tối, nói tiếp, giọng dữ dằn:
- Sở Công an theo dõi các anh từ lâu. Bây giờ, trọn ổ đã bị bắt. Anh là thằng đầu sỏ. Nếu anh chịu khai hết, chịu trả lời rành rọt những câu tôi hỏi, mai kia ra tòa anh sẽ tránh được tội chết. Anh chỉ bị xử vào tội đồng lõa dại dột.
Nguyễn Đoàn không đáp. Phạm Linh gằn giọng:
- Câu hỏi thứ nhất: tổ chức do anh cầm đầu gồm những ai?
Nguyễn Đoàn vẫn im lặng. Phạm Linh cười nhạt:
- Giỏi lắm. Anh không trả lời, tôi cũng có cách hỏi. Tôi sẽ hỏi người bạn từ trong Nam ra gặp anh.
Nguyễn Đoàn buông thõng:
- Thì anh cứ hỏi.
Một cái tát in trên mặt Đoàn làm nẩy đom đóm. Chàng lạng người trên ghế suýt ngã. Trừng con mắt nẩy lửa nhìn tên công an vừa đánh chàng, Nguyễn Đoàn lấy lại sức mạnh bình thường, vụt đứng lên đạp thật mạnh giữa bụng hắn. Tên công an la một tiếng rồi ngã chúi xuống đất, đầu đập vào tường. Một đám đông xô đến bên Đoàn. Phạm Linh khoát tay:
- Hãy bình tĩnh. Để can phạm cho tôi.
Mọi người buông tay. Tên công an bị Nguyễn Đoàn đánh trọng thương được đưa ra ngoài. Giọng Phạm Linh đổi ra ôn tồn:
- Anh thấy chưa. Nếu tôi không can ngăn, anh sẽ bị vằm ra hàng ngàn mảnh. Con người ai lại muốn chết bao giờ? Anh khai sự thật, tôi sẽ vận động giảm án cho anh. Sau một vài năm học tập lao động anh sẽ được trở về, có phải hơn là câm lặng rồi bị tra tấn, bị xử tử không?
Ngước nhìn Phạm Linh qua ánh đèn sáng quắc, Nguyễn Đoàn đáp:
- Tôi chống lại các anh và không may bị các anh bắt . Dầu bị anh xẻo tai, cắt mũi tôi cũng không nói. Mà muốn nói, tôi cũng không biết gì mà nói. Anh còn lạ gì phương pháp tổ chức bí mật. Một người chỉ biết một hay hai đồng chí là cùng. Trong tiệm sách có ba người cùng tiểu tổ với tôi, các anh đã bắt được hết, ngoài ra tôi không còn biết ai.
Phạm Linh ngạo nghễ:
- Tôi biết tổ chức của anh đang còn nhiều người nữa. Chẳng hạn Anh Cả là ai? Z.199 là ai? Z.28 là ai? Nhân viên do thám Sàigòn ra đây gặp anh làm gì?
- Anh Cả, Z.199 và Z.28 là ai, tôi không biết. Lẽ giản dị tôi chưa gặp những người này. Còn vấn đề người nhân viên ở Sàigòn ra tôi chưa tiếp xúc thì bị bắt nên không biết hắn mang theo chỉ thị nào. Vả lại anh hỏi hắn có tiện hơn không?
Phạm Linh lạnh lùng:
- Tôi không cần chơi trò ú tim với anh nữa. Hắn đã nhanh chân trốn thoát? Nhưng hắn cũng không chạy đâu xa, sớm muộn sẽ bị thộp cổ. Đêm qua hắn nhảy dù xuống Hà Nội: giữa hắn và anh có một nhân viên liên lạc. Tôi cần biết trung gian này là ai?
Nguyễn Đoàn lắc đầu:
- Tôi không hoạt động với ai ngoài Đỗ Hội và Trần Tính. Không tin anh hỏi lại.
Phạm Linh đập bàn:
- Hội và Tính đã khai hết.
- Vậy anh cho Hội và Tính đối chất với tôi.
Phạm Linh vô tình mắc mưu. Vì không biết hai bạn sống chết ra sao nên Nguyễn Đoàn mới đòi đối chất. Chàng dư biết không bao giờ Hội và Tính chịu phanh phui bí mật của Tổ chức. Phạm Linh nghiến răng một cách hiểm độc:
- Hội và Tính đã bị hành quyết. Chúng không đáng được khoan hồng. Tuy anh cầm đầu nhưng xét ra anh còn có tinh thần tiến bộ hơn chúng. Giờ đây chỉ có tôi và anh trong căn phòng này, anh nói đi, không ai nghe đâu. Tôi cam đoan sẽ không tiết lộ cho ai biết.
Nguyễn Đoàn cười thầm. Không cần lục lọi chàng đã nhìn thấy cuộn băng nhựa quay từ từ dưới bàn giấy của Phạm Linh và nếu chàng không lầm thì đâu đây, trong góc tối hoặc ở phòng bên ngồi sau ống nghe đặc biệt hai tốc ký viên chuyên môn của Sở Công an đang cặm cụi ghi chép. Bản điều lệ của người điệp viên hoạt động trong vùng địch hiện lên trong trí thành những giòng chữ vàng chói lọi. Điền 5 của bản điều lệ căn dặn không được phép mềm yếu thú tội với địch và khai rõ về tổ chức. Chàng thừa hiểu theo truyền thống của nghề do thám bạc bẽo này dầu chàng khai thật, địch cũng thủ tiêu chàng để bảo vệ bí mật.
Nguyễn Đoàn ngậm ngùi nhớ đến ống xy-a-nuya chàng không kịp dùng hồi chiều, khi bị Phạm Linh hạ độc thủ bất thần. Phạm Linh nói tiếp giọng vỗ về:
- Nếu anh thật tâm cộng tác, tôi xin hứa danh dự trả tự do cho anh, bằng không ...
Hắn cố tình bỏ lửng câu nói để Nguyễn Đoàn lo sợ. Nhưng nét mặt chàng vẫn thản nhiên.
Một giờ trôi qua.
Chiến dịch dỗ dành của Phạm Linh thất bại. Hắn gầm rít như con hổ bị thương:
- Giỏi, giỏi thật. Nhưng rồi coi mày sẽ giỏi tới mực nào?
Nguyễn Đoàn bị lôi sang phòng tra tấn. Chàng rợn tóc gáy mặc dầu trong thời gian huấn luyện ở trường điệp báo, chàng đã học cách chống đỡ trong các cuộc tra tấn.
Khi bị tra tấn, một trong các phương pháp để khỏi đau đớn là nghĩ lan man đến chuyện khác, nhất là nghĩ đến cái mông đầy đặn, cong cớn của một cô ả xinh xinh, tới bộ ngực nhọn hoắt ( thứ thật ) trăm phần trăm, không phải thứ giả mập mờ đánh lận con đen bằng cao su mút. Đoàn được chấm ưu hạng về môn chịu đòn trong trường. Song những hình cụ dã man được bày biện trong phòng tra tấn, đầy máu đen sịt và đầy tử khí vẫn làm chàng lạnh người.
Những hình cụ rùng rợn này, mật thám đế quốc đã dùng để bắt chiến sĩ cách mạng phải khai, và nhiều người chịu không nổi đã phải đầu hàng. Thời Nhật, thời phát xít Đức, những hình cụ tương tự được đem dùng lần nữa. Lần này đến lượt Nguyễn Đoàn trong Sở Công an Hà Nội.
Phạm Linh chỉ một thùng gỗ đựng đầy nước ở góc phòng nói với Nguyễn Đoàn:
- Trong trường hợp anh cứng đầu, bắt buộc tôi phải cho anh " đi tầu thủy".
Nguyễn Đoàn không nhếch mép. Chàng đã nghe anh em thuật lại món " đi tầu thủy" trong nha Công an Bắc bộ. phạm nhân bị trói gô như khúc giò, bị treo ngược hai chân, đầu thả xuống bể nước trong khi nước dâng lên từ từ, dâng lên ngập tóc, ngập mắt, ngập mũi, ngập miệng tới khi phạm nhân bị ngộp phải cung khai. Nguyễn Đoàn lẳng lặng nhìn hai công an loay hoay buộc vào ngón chân cái của chàng một sợi giây thép nhỏ xíu. Chúng đẩy chàng ngã. Một tên đỡ lấy chàng, tên kia từ từ kéo sợi thép móc vào pu-li cho hai chân chàng chạm mái trần.
Phạm Linh mở cái vòi ở thùng gỗ cho nước chảy vào từ từ. Nguyễn Đoàn có cảm giác như bị lưỡi dao sắc tiện đứt hai ngón chân cái. Nỗi đau đớn đọng lại ở hai bàn chân và trên đầu bị dốc ngược. Làn nước lạnh như băng xẹt chạm tóc chàng.
Nước vẫn dâng lên từ từ ...
Nguyễn Đoàn dồn hết tâm trí để nghĩ đến đàn bà với hy vọng quên được nỗi đau ở ngón chân và ngực.
Và chàng hình dung lại người đàn bà lạ lùng chàng gặp ba năm trước ở Sàigòn, trước ngày ra Hà Nội hoạt động. Chàng đã quen nhiều đàn bà, song vẫn ngất ngây trước sức hấp dẫn kỳ quặc của nàng. Đặc điểm của nàng là không ai đoán được nàng bao nhiêu tuổi, hai mươi hay bốn mươi, đã có chồng hay còn hơ hớ đào tơ. Thân thể nàng là sự phối hợp tuyệt diệu của những đường cong căng cứng, vai tròn, cổ tròn, đầu gối tròn, bộ ngực rắn chắc mà mềm mại, gã đàn ông háo sắc nào bị bệnh dư máu vô phúc nhìn thấy là đứt mạch máu mà chết. Làn da trắng muốt của nàng cũng là kỳ quan của vũ trụ, từ đầu xuống chân không một vết răn, không một nốt tàn nhang, không mụn trứng cá, không một cái thẹo nhỏ. Khuôn mặt nàng dịu dàng mà đắm đuối, vui tươi mà trầm mặc, nhí nhảnh mà trang nghiêm, thơ ngây mà già dặn. Nguyễn Đoàn sống đúng một tuần với nàng trên bãi biển Thuận An, rồi mỗi người đi một ngả. Chàng lên đường vì nhiệm vụ, còn nàng dường như bị chết đuối trong một cuộc tắm biển. Có lẽ ở dưới đáy biển nghe danh nàng, Long Vương nổi sóng đa tình, gây trận cuồng phong, lôi nàng xuống thủy cung ép nàng làm vợ.
Mực nước mấp mé ở lông mày. Làn nước mùa đông lạnh ghê răng. Hàng trăm hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt Nguyễn Đoàn.
Nước vẫn lên. Đôi mắt Nguyễn Đoàn đã chìm dưới làn nước giá buốt. Chàng nhắm nghiền mắt, tưởng tượng đến một người đẹp khác. Người này gầy gầy, xương xương, trên người nàng cái gì cũng nhỏ. Miệng nhỏ, mũi nhỏ, ngực nhỏ, tay chân đều nhỏ song chính cái nhỏ thần diệu ấy đã làm đàn ông say mê, hễ vướng vào là không rút ra được nữa.
Nếu nước lạnh cứ dâng lên mãi thì chỉ mấy phút nữa sẽ ngập mũi, ngập miệng và chàng sẽ tắt thở. Tai chàng đã ngập nước, tuy vậy chàng còn nghe rõ mồn một tiếng tích tắc đều đều, ảm đạm của chiếc đồng hồ Oét-min-stơ treo trên tường. Mắt chàng không thấy gì nữa, nhưng chàng vẫn thấy nét mặt đanh ác của Phạm Linh đang cúi gần thùng nước, và trên cặp môi thâm sì của hắn, nở một nụ cười sát nhân.
Tích tắc. Tích tắc... Tiếng tích tắc đồng hồ như tiếng chuông đếm giờ, báo hiệu với chàng giờ chết sắp lại. Nước lên đến mũi. Chàng thu hút hết sức lực, lạng đầu sang bên cho mũi vọt lên cao, cố tranh thủ lấy chút dưỡng khí. Vô ích. Nguyễn Đoàn quẫy mạnh, đụng đầu vào vỏ thùng. Ý định của chàng là đẩy ngã cái thùng. Chàng không biết rằng cái thùng quái ác này đã được chôn chặt xuống nền phòng và mỗi lần đụng mạnh Nguyễn Đoàn càng đau thêm.
Thiếu không khí, hai lá phổi của chàng như bị xé nát. Chàng cố nhịn nhưng không thể nhịn được nữa. Nước dâng lên mũi, dâng lên miệng. Thôi hết. Hồi nãy, miệng chàng còn được há rộng để hớp tạm ít không khí hoàn sinh và để phun nước ra bằng lỗ mũi, nhưng nó đã chìm dưới nước. Nước ùa vào ruột Nguyễn Đoàn. Chàng đu đưa trên sợi giây thép một cách tuyệt vọng. Nguyễn Đoàn đợi chết. Tuy vậy óc chàng vẫn còn tỉnh táo.
Phạm Linh ra lệnh cho một công an viên tắt vòi nước. Một tên khác nhấc đầu Nguyễn Đoàn, lôi ra ngoài. Thân thể Đoàn cứng đơ như khúc gỗ. Đầu chàng nặng chình chịch như đeo tảng đá lớn. Nhiều mũi dao vô hình đâm sâu vào óc chàng. Chàng muốn thét to, song tiếng kêu mắc cứng ở cuống họng, rồi chàng ngất lịm ...
Phạm Linh quỳ bên cạnh Nguyễn Đoàn, làm hô hấp nhân tạo cho chàng. 5 phút sau chàng tỉnh dậy. Nguyễn Đoàn được đỡ ngồi rồi bị trói nghiến vào lưng ghế.
Phạm Linh cười riễu cợt:
- Chắc anh muốn chết ngộp lắm. Nhưng không, anh còn nặng nợ trần ai! Tôi chỉ cho anh gần chết, rồi cứu sống để nếm món khác.
Nguyễn Đoàn nhổ nước bọt vào mặt Phạm Linh:
- Anh đừng tưởng vậy là đại thắng! Tra tấn dã man hơn nữa tôi cũng không khai đâu.
Phạm Linh đưa tay áo chùi mặt, trên môi vẫn điểm nụ cười sâu độc:
- Không khai rồi cũng phải khai.
Rồi hắn ngoảnh sang một công an viên:
- Ra dẫn mụ ấy vào đây.
"Mụ ấy" là ai? Tia điện giật mạnh trong thớ thịt Nguyễn Đoàn. Thúy Liễu tức Z.199 bị bắt rồi ư? Chàng đâm ra ái ngại, không phải cho số phận chàng mà cho số phận của người thiếu phụ trẻ, đẹp, mà chàng tận tình bênh vực. Chàng đã thận trọng, không lẽ địch phăng ra sợi dây liên lạc mau chóng như vậy.
Chàng đã đoán lầm. "Mụ ấy" không là Thúy Liễu mà là bà cụ già trên 70 tuổi. Nguyễn Đoàn bật ra một tiếng căm tức. Bà cụ già mới vào, do hai người xốc nách, có một dáng điệu vô cùng buồn thảm. Tóc bà bạc phơ, da dẻ nhăn nheo trông như trái cây chín héo, đôi mắt thâm quầng, ướt nhòe nước mắt. Vừa ngồi xuống ghế đối diện chàng, bà lão đã òa khóc.
Nguyễn Đoàn tưởng như nước mắt của chàng cũng chảy theo. Chưa lúc nào chàng xúc động bằng lúc này vì bà lão ngồi trước mặt là ... mẹ chàng.
Phạm Linh hiểm ác thật! Dùng độc hình không xong hắn quay sang hành tội tình cảm. Nước mắt và bộ điệu thiểu não của bà dầu muốn dầu không sẽ làm chàng mủi lòng. Bà không biết gì về công việc chàng làm tuy nhiên Phạm Linh sẽ mượn tay bà để khai thác một phần sự thật, và nhất định Phạm Linh sẽ thắng. Biết trước nên Nguyễn Đoàn ráng không bộc lộ xúc động. Chàng nghiến răng để khỏi khóc, và nhắm mắt lại như không nhận được ra bà lão là mẹ. Bà lão khóc tức tưởi rồi nói:
- Mẹ lên đây! Đoàn con? Con nhận ra được mẹ không?
Nguyễn Đoàn thản nhiên nhìn vào cặp mắt răn reo của mẹ, không đáp một tiếng. Bà lão hỏi dồn:
- Đoàn ơi? Đoàn ơi? Con không nhận ra mẹ sao? Trời ơi, con tôi đã làm gì mà người ta hành hạ thế này?
Phạm Linh chêm vào:
- Làm gì à? Bà không biết ư? Làm Việt gian mà bà còn muốn bênh vực ư?
Bà lão ngấc đầu lên, trả lời một cách cứng rắn:
- Con tôi, tôi có quyền thương nó. Nó làm gì, tôi không cần biết.
Phạm Linh cười khẩy:
- Phải, không biết rồi bà sẽ biết.
Nguyễn Đoàn quắc mắt:
- Đồ hèn. Hành hạ bà già là đồ hèn.
Rồi không đợi Phạm Linh đáp, chàng quay sang phía mẹ:
- Không phải là con không nhận ra mẹ, nhưng thoạt thấy mẹ, con đã biết chúng nó tâm địa ra sao. Mẹ có ba con trai, hai anh con đã bị giết ở Lục An Châu sau ngày toàn quốc kháng chiến rồi, mẹ quên sao? Ngày trước hai anh cũng bị coi là Việt gian! Thôi mẹ về đi. Nước mắt của mẹ làm con động lòng thật, nhưng việc lớn của con, con phải giữ cho đến chết.
Bà mẹ khóc lóc:
- Phải, mẹ nhớ, nhưng hiện mẹ chỉ còn mình con thôi. Ngày xưa thầy con mất, dặn con nên nối hương hỏa của nhà. Nay con có mệnh hệ nào thì giòng nhà ta phải tuyệt. Mẹ chỉ cần con sống. Mẹ đã hẹn về việc người ta sẽ khuyên con khai sự thật. Con đừng giận mẹ. Anh em biết nông nỗi cũng không giận con đâu.
Nếu không ở trong hoàn cảnh này, chắc Nguyễn Đoàn đã phì cười trước sự biện hộ dung dị của mẹ. Bà đã luống tuổi, ngày nào, giờ nào, cũng nghe lời nhồi sọ và cứ tưởng nói sự thật sẽ không hề gì. Nếu bà đã sống trong nghề, đã biết rõ sự tối quan trọng của im lặng tất sẽ tha thứ cho chàng. Nguyễn Đoàn thở dài:
- Mẹ về đi. Con không thể nghe lời mẹ.
Phạm Linh nói:
- Nếu con bà không nói, bắt buộc tôi phải tra tấn bà.
Nguyễn Đoàn cười khẩy:
- Anh không có quyền tra tấn người vô tội.
Phạm Linh đáp:
- Sao là vô tội? Đẻ ra đứa con Việt gian mà không có tội ư? Vả lại, có tội hay không, anh sẽ thấy.
Trước mắt mẹ, Nguyễn Đoàn bị trói thêm nhiều vòng dây nữa. Hai tên công an lễ mễ bưng ra cái hòm nhỏ đựng những cái kềm sắt nhỏ còn loang vết máu khô. Nguyễn Đoàn chợt hiểu. Phạm Linh sẽ dùng kềm nhổ móng tay chàng. Hai bàn tay chàng bị đút trong cái cùm nhỏ vô phương cử động. Một tên công an chọn cây kềm lớn đen chùi chũi, tiến lại sát chàng, chận bàn tay xuống. Phạm Linh dõng dạc ra lệnh:
- Tay trái trước. Rồi đến tay phải. Bắt đầu tứ ngón trỏ.
Phập một cái, gọng kềm ngậm lấy, móng tay trỏ đã bị giật bắn ra. Cái móng tay nhầy nhụa thịt máu rời khỏi ngón, máu đỏ tung tóe. Nguyễn Đoàn nhắm mắt, nghiến răng cố không kêu đau. Mẹ chàng nấc lên và ngã rụp xuống đất, ngất đi. Phạm Linh sai thuộc hạ phun nước lạnh vào mặt bà rồi kéo lên ghế. Tỉnh lại, bà cụ khóc òa như đứa trẻ. Nguyễn Đoàn giả vờ không nghe tiếng mẹ khóc. Phạm Linh dằn giọng:
- Anh không nghe tiếng mẹ anh khóc ư? Hừ, con bất hiếu.
Nguyễn Đoàn vùng lên, đá vào ngực Phạm Linh. Tuy võ giỏi nhưng bị đánh bất thần, hắn không đỡ kịp, phải chúi vào thùng nước làm nước bắn lung tung. Nét mặt không lộ vẻ giận dữ, hắn rút mù soa lau chỗ ướt rồi nói:
- Được, gan lắm. Nhổ thêm cái nữa xem anh còn gan đến đâu.
Một móng tay nữa được rút ra khỏi ngón. Máu lại trào ra. Bà mẹ của Đoàn lại kêu lên thất thanh. Rồi đến móng tay thứ ba. Lần này bà cụ ngã vập mặt và bất tỉnh lần nữa.
Máu trong huyết quản Nguyễn Đoàn sôi lên. Chàng không ngờ công việc chàng làm lại liên quan đến mẹ, và chàng không ngờ đối phương tàn bạo đến thế. Nếu chàng ngậm miệng chẳng bao lâu nữa 10 móng tay chàng sẽ rời khỏi ngón. Rút hết móng, Phạm Linh sẽ cho cắt tai, xẻo lưỡi, khoét mắt với mục đích khám phá sự thật với bất cứ giá nào. Nhìn bà mẹ dần dà hồi tỉnh, đột nhiên Nguyễn Đoàn nảy ra sáng kiến ghê gớm. Chàng sẽ khai.
Khi Phạm Linh ra lệnh nhổ móng tay thứ tư, Nguyễn Đoàn nhìn hắn, giọng ráo hoảnh:
- Cất đồ nghề đi, tôi bằng lòng nói.
Phạm Linh reo mừng:
- Có thế chứ!
Nguyễn Đoàn nói:
- Tội sẽ trả lời những điều anh hỏi nhưng với 2 điều kiện.
Phạm Linh hất hàm:
- Như thế nào?
- Điều kiện thứ nhất, các anh thả ngay mẹ tôi.
Phạm Linh gật đầu:
- Chấp thuận.
Phạm Linh quay lại phía mẹ Đoàn:
- Con bà chịu khai, tôi tha cho. Tôi sẽ cho công xa chở bà về quê.
Nguyễn Đoàn nói với mẹ:
- Mẹ về đi, con chịu khai rồi. Mẹ đừng lo gì về con nữa.
Bà lão ôm lấy Đoàn, nước mắt bà thấm ướt chiếc sơ mi dầy của chàng. Một phút sau, Phạm Linh đẩy bà ra, rồi hạ lệnh cho thuộc viên:
- Đồng chí Trương đưa bà này ra ngoài, bảo tài xế đánh xe đưa bà về Hà Nam.
Bà lão bịn rịn ra ngoài. Phạm Linh ngồi gần Nguyễn Đoàn, dáng điệu thân mật:
- Anh thấy chưa? Anh đặt hai điều kiện, mới liệt kê điều kiện thứ nhất tôi đã chấp thuận ngay, không cần biết điều kiện thứ hai ra sao. Như vậy dủ biết tôi đối với anh hết sức khoan hồng.
Nguyễn Đoàn thều thào:
- Cám ơn anh.
Tuy miệng nói "cám ơn", lòng chàng lại vô cùng căm tức. Chàng dư biết nếu không được toại nguyện, Phạm Linh sẽ tái diễn tấn trò cực hình và phen này tất nhiên mẹ chàng sẽ bị "đi tàu thuỷ" và bị nhổ móng tay như chàng. Tiếng Phạm Linh như từ cõi xa nào vong lại:
- Còn điều kiện thứ hai?
- Điều kiện thứ hai ư? Để tôi khai xong cũng chưa muộn.
- Thế còn gì bằng.
Rồi kêu vọng:
- Đồng chí Trương đâu? Gọi tốc ký viên sang đây.
Nguyễn Đoàn được mở trói. Phạm Linh mời chàng hút thuốc lá thơm và uống nước cam chai. Xong xuôi, Phạm Linh bắt đầu thẩm vấn, trong khi hai tốc ký viên luân phiên ghi chép:
- Z.28 là ai?
Nguyễn Đoàn đáp như máy:
- Là nhân viên của ông Hoàng nhảy dù xuống gần Hà Nội.
- Hắn sẽ gặp anh ở thư quán Tiến Bộ?
- Phải.
- Hắn nhảy xuống gần Hà Nội nghĩa là xuống khu vực nào?
- Tôi không biết.
- Vô lý, anh là trưởng tổ sao không biết? Nếu quả thật anh không biết địa điểm nhảy dù thì cũng phải biết người có nhiệm vụ chờ đón Z.28 đêm qua. Người này là ai?
- Tổ chức chúng tôi hoàn toàn bí mật. Tuy là tổ trưởng tôi cũng không biết mặt liên lạc viên. Đáng tiếc là anh đã giết mất Tính, nếu hắn còn sống sẽ giúp được nhiều. Chính hắn là khâu xích giữa tôi và người đón Z.28 đêm qua.
- Z.199 là ai?
- Là mật số của người đón Z.28.
- Đàn ông hay đàn bà?
Nguyễn Đoàn cười thầm. Rõ ràng là Phạm Linh không biết Thúy Liễu.
- Tôi không biết.
- Z.28 ra đây có công tác gì?
- Tôi không biết. Công tác này Trung ương dặn phải đợi Z.28 mới biết.
- "Anh Cả" ở đâu?
- Tôi không biết.
- Vô lý. Anh Cả là cấp chỉ huy trực tiếp mà anh không biết ư?
- Vì không bao giờ tôi được giáp mặt.
- Anh Cả tổ chức anh vào đảng ra sao?
- Tổ chức bằng thư. Tôi nhận được nhiều bức thư đánh máy rủ tôi vào. Tôi bằng lòng. Y hẹn, một người đến rước tôi đi.
- Người đó là ai?
- Tôi cũng không biết, vì trong khi đi bất thần họ đánh tôi mê man rồi khiêng tôi xuống xe mang đến nơi Anh Cả cư ngụ.
- Diện mạo Anh Cả?
- Không biết, vì đeo mặt nạ.
- Cao hay thấp?
- Cao.
- Bao nhiêu?
- Độ 1 thước 7.
- Nặng?
- Độ 65 cân.
- Già hay trẻ?
- Có lẽ lớn tuổi, xét theo giọng nói.
- Nghĩa là trạc độ bao nhiêu?
- Trên 35.
- Nói tiếng đàng trong hay đàng ngoài.
- Tiếng trong Nam.
- Gặp hắn tại đâu?
- Tôi bị bịt mắt khi đi, khi về nên không biết.
- Được. Bây giờ đến đoạn quan trọng nhất. Tôi tin anh hoàn toàn khai thật, vì nếu anh khai man tôi có thể kiểm soát được ngay.
- Tôi sẵn sàng giữ lời hứa.
- Phàm một cuộc hẹn nào trong nghề gián điệp cũng gồm hai buổi, anh đồng ý không?
- Đồng ý.
- Tức là Trung Ương của anh đã xếp đặt trước 2 nơi gặp gỡ. Nếu cuộc gặp hồi chiều ở tiệm sách Tiến Bộ không xong, còn nơi gặp thứ hai nữa. Vậy địa điểm gặp phòng hờ này ở đâu? Bao giờ gặp? Mật khẩu ra sao?
- Bây giờ tôi đặt điều kiện thứ hai.
- Rồi anh sẽ trả lời phải không?
- Phải.
- Cho phép anh nói.
- Đề nghị của tôi rất dễ thực hiện. Tôi muốn được viếng thi hài của Đỗ Hội và Hoàng Tính.
- Viếng để làm gì?
- Thứ nhất, để tỏ tình mến thương. Thứ hai, để tự vệ. Nếu hai người này còn sống tôi không thể tiết lộ bí mật của Tổ chức. Nếu họ đã chết, tôi có tiết lộ nữa cũng không ai nghi ngờ tôi.
- Chấp thuận. Anh đi theo tôi.
Nguyễn Đoàn cùng Phạm Linh sang phòng bên. Trong một tích tắc hớ hênh, Phạm Linh có thể bị Đoàn đánh ngã, nhưng chàng tự xét có hạ được Phạm Linh cũng không tài nào thoát khỏi. Chi bằng ...
Trên một cái cáng còn nhuộm máu hồng, Đỗ Hội và Hoàng Tính nằm sóng sượt, cứng đờ. Nét mặt kinh ngạc của người chết chứng tỏ cả hai đều bị giết trong phút bất ngờ. Nguyễn Đoàn cúi xuống vuốt mắt, rồi nói với Phạm Linh:
- Xong rồi. Tôi bằng lòng khai hết.
Trở lại phòng cũ, Phạm Linh đánh diêm châm thuốc cho Nguyễn Đoàn. Đoàn nói, giọng như mơ màng:
- Tối mai, 8 giờ, nơi hẹn là cái ghế đá trước sở Bưu điện Bờ Hồ.
- Mật khẩu?
- Tôi đút Thời Mới số hôm nay vào túi áo bên trái. Báo gấp tư, măng xét tờ báo lôi ra ngoài. Bên tay phải tôi cầm cuốn sách bìa da đỏ. Nhưng tôi không tin Z.28 đến chỗ hẹn. Chỗ hẹn này là phòng hờ nếu lần đầu không gặp nhau. Đàng này, Z.28 đã đến và đã xung đột với các anh. Nếu thấy tôi đến, Z.28 biết ngay bị gài bẫy. Vả lại nếu tôi không đến vị tất Z.28 chịu ló mặt.
Phạm Linh tủm tỉm cười:
- Tôi tin chắc hắn sẽ đến.
- Tại sao?
- Vì hắn biết nếu anh bị bắt sẽ có người khác thay thế anh.
Nguyễn Đoàn rùng mình. Chàng vẫn tưởng Phạm Linh bị lừa, nhưng không, hắn thừa biết hồi nãy chàng nói dối. Hắn thừa biết chàng cò liên lạc với Anh Cả, liên lạc với Z.199. Hắn thừa biết ngoài Đoàn ra, Anh Cả cũng biết về vụ tiếp xúc phòng hờ. Nguyễn Đoàn nhếch mép. Phạm Linh cười xòa:
- Tôi đã bố trí đầy đủ. Giờ này báo chí thủ đô đã loan tin anh vượt ngục lên trang nhất.
- Trước khi anh biết chắc tôi khai.
- Trước khi mang anh đến đây tôi đã biết chắc anh sẽ khai. Đời người ta chưa ai chịu được nửa giờ tầu thủy và chịu mất hết móng tay.
- Hừ, các anh dã man thật.
- Làm nghề này ai chả dã man. Tôi bị các anh bắt thì chung quy cũng thế. Các anh khảo tôi, tôi phải khai tuy nhiên cũng như anh, tôi sẽ bảo vệ đồng chí. Tương kế, tựu kế mà lại.
- Tôi không nói dối.
- Tôi hiểu. Tôi hiểu lắm nên không hỏi gặng.
Phạm Linh nói tiếp:
- Đọc báo đêm nay Z.28 đinh ninh ngày mai anh sẽ ra Bờ Hồ gặp y. Hoặc anh, hoặc một người nào khác, nhưng là anh thì hay hơn. Vậy ngày mai, anh sẽ đến gặp Z.28 tại Bờ Hồ. Z.28 sẽ mang gì trên người làm mật hiệu?
- Hắn sẽ quấn phu la màu xám và trắng, thứ phu la mà Mậu Dịch vừa bán cho cán bộ ... Khi nhận ra tôi, hắn sẽ đến gần xin lửa châm thuốc lá. Hắn sẽ hỏi tôi: Trời lạnh thế này mà đồng chí dám ra Hồ Gươm hóng gió ư? Tôi phải đáp: Ở trong nhà bí hơi nên tuy trời lạnh mà nhiều người vẫn ra đây ngồi. Mật khẩu trao đổi xong, Z.28 sẽ ra chỉ thị cho tôi.
- Cám ơn anh. Nếu Z.28 mắc mưu, nghĩa là nếu anh thành thật một phần nhỏ, tôi sẽ ghi anh công đầu. Anh hiểu chưa?
- Tôi hiểu.
- Như nãy tôi đã nói, nếu tôi ở hoàn cảnh anh, tôi cũng chối quanh để bảo vệ cơ sở, nhưng ở đây anh nói dối không xuôi đâu. Tối mai, nếu anh đánh lừa chúng tôi, tôi sẽ ra lệnh nhổ nốt móng tay bên phải của anh và sẽ mang mẹ anh tới chứng kiến cảnh cắt mũi, xẻo tai, và sau cùng sẽ chặt tứ chi anh dần dần từng miếng một cho đến lúc chết. Và anh chết xong chúng tôi sẽ tra tấn mẹ anh như thế.
- Tôi hiểu.
- Đã hiểu rồi thì làm phải dễ. Tôi không cần anh thành thực hoàn toàn. Anh chỉ cần giúp tôi tối mai mà thôi. Gặp Z.28, anh chỉ cần hắt hơi một tiếng. Việc còn lại, anh mặc cho tôi.
- Sợ anh bố trí canh gác cẩn mật hắn sẽ không đến.
- Anh khỏi lo. Trên đường quanh Bờ Hồ tối mai sẽ không có người gác. Thôi, cho anh xuống nghỉ. Tôi nhắc lại, nếu anh thật tâm, tôi sẽ phóng thích vô điều kiện. Còn như ...
Nguyễn Đoàn ngắt lời:
- Tôi hiểu.
Hai công an viên điệu chàng xuống trại giam. Phòng nghỉ mà Phạm Linh vừa nhắc tới là cái sà lim kiên cố mà chàng bị giam từ lúc mới đến. Nguyễn Đoàn chắt lưỡi:
- Tối mai ... ừ, còn những 24 tiếng đồng hồ nữa ... Còn chán thì giờ nghĩ ngợi ...
Chàng ngủ thiếp lúc nào không biết.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Z.28
Người Thứ Tám
Z.28 - Người Thứ Tám
https://isach.info/story.php?story=z_28__nguoi_thu_tam