Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ván bài lật ngửa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần Ix - Chương 16
P
9 - Chương 16
Sáng 13-9, Sài Gòn một lần nữa báo động mặc dù tin đảo chánh lan truyền trước đó trong các giới tại các điểm tụ họp, ngay quán cà phê.
Những đơn vị bộ binh di chuyển trên các xe vận tải lớn theo ngã Phú Lâm ụp vào thành phố với một số xe thiết giáp hạng nhẹ và xe kéo pháo.
Trong vòng một tiếng đồng hồ, quân đảo chính chiếm gọn các điểm chủ chốt từ Gia Định sang trung tâm Sài Gòn, kể cả Phủ Thủ tướng, Đài Phát thanh, các bộ, tòa đô chính và tòa tỉnh trưởng Bà Chiểu, Nha cảnh sát đô thành, Sở Bưu điện...
Mới có mười tháng, ba cuộc đảo chính...
Dân chúng mở đài. Không ai hi vọng một cái gì đảo lộn ghê gớm sẽ xảy ra nhưng tính hiếu kì thúc giục dân chúng. Và, “Hội đồng Quân dân Cứu quốc” lên tiếng:
“Hỡi quốc dân đồng bào!
Hỡi các chiến hữu trong quân lực Việt Nam Cộng hòa!
Kể từ sau chính biến 1-11-1963, nhất là sau mưu đồ bội phản ngày 30-1-1964, Việt Nam Cộng hòa rơi vào cơn hỗn loạn, trật tự kỉ cương đảo lộn, uy quyền quốc gia lung lay, sự nghiệp chống Cộng suy yếu. Tại sao? Tại sao sau bao nhiêu xương máu đổ ra vì sinh tồn của đất nước mà rốt cuộc chúng ta chuốc lấy cảnh đồi bại nhục nhã như vậy? Tại sao vô số nhà ái quốc nhiệt thành không được trọng dụng, các cơ quan quân đội và Chính phủ chỉ dung nạp kẻ bất tài, thất đức? Tại sao trước mặt các bạn đồng minh, Việt Nam Cộng hòa trở nên sân khấu để vài phần tử tham quyền cố vi múa rối, làm trò hề, khiến quốc thể bị khinh miệt? Hỏi tức là trả lời. Tất cả chỉ vì Nguyễn Khánh, một phần tử cặn bã lợi dụng tình hình, xảo trá lừa mị đồng bào và chiến hữu, xuyên tạc sự thật, thông báo sai lạc diễn tiến ở Việt Nam Cộng hòa với các đồng minh, cốt thực thi chế độ độc tài, ngõ hầu thỏa mãn tham vọng cá nhân ích kỉ.
Một lần nữa, quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng quốc dân đồng bào phải đứng lên hành động cứu quốc. “Hội đồng Quân dân Cứ quốc” long trọng tuyên cáo.
Một, kể từ hôm nay, 13-9-1964, “Hội đồng Quân dân Cứu quốc” đảm đương mọi trách nhiệm đối nội vào đối ngoại của Việt Nam Cộng hòa, là cơ quan quyền lực tối cao nhất về chính trị, hành chính và quân sự.
Hai, giải tán Chính phủ Nguyễn Khánh, ra lệnh cho Nguyễn Khánh phải trình diện trước Hội đồng trong vòng mười hai tiếng đồng hồ.
Ba, Hội đồng hợp tác với Ban lãnh đạo lâm thời quốc gia và quân lực, với Thượng hội đồng quốc gia để sớm có những thể chế và cấu trúc dân chủ phù hợp với lòng dân và nhu cầu bảo vệ Việt Nam Cộng hòa.
Bốn, Hội đồng kiên quyết đối phó với bất kì ai ngăn cản bước tiến của cách mạng đồng thời mong mỏi cuộc cách mạng diễn ra không đổ máu. Hội đồng tin tưởng vào lòng yêu nước, yêu chính nghĩa của tướng lãnh, đô đốc, sĩ quan và binh sĩ trong tất cả binh chủng Việt Nam Cộng hòa, tin tưởng sự sáng suốt của các nhân sĩ trí thức và các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo cùng toàn thể dân chúng không phân biệt tín ngưỡng hay giai tầng.
Năm, Hội đồng cam kết tôn trọng quyền lợi của các giới đồng bào, nghiêm cấm các hành động xâm phạm tự do và tài sản công dân. Ai vi phạm sẽ bị nghiêm trị theo luật lệ thời chiến.
Sáu, Hội đồng cam kết tôn trọng các hiệp ước đã kí với đồng minh.
Bảy, tạm thời ban bố tình trạng giới nghiêm trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.
Tám, Hội đồng triệu tập ngay ngày hôm nay hội nghị các tướng lãnh, đô đốc, tại Tổng hành dinh của Hội đồng đặt tại Phủ Thủ tướng.
Hỡi quốc dân đồng bào!
Hỡi binh sĩ Việt Nam Cộng hòa!
Đất nước lâm nguy vì tên độc tài Nguyễn Khánh. Hội đồng Quân dân Cứu quốc kêu gọi tất cả siết chặt hàng ngũ quanh Hội đồng để hoàn thành nghĩa vụ cao cả mà lịch sử giao phó cho chúng ta.
Sài Gòn, chín giờ sáng ngày 13-9-1964.
Thay mặt Hội đồng Quân dân Cứu quốc.
Trung tướng DƯƠNG VĂN ĐỨC.
Thiếu tướng LÂM VĂN PHÁT.”
Một vài tờ báo ra số đặc biệt phát hành vào giữa trưa đăng tít to về cuộc đảo chánh và tuyên cáo của Hội đồng quân đân cứu quốc. Tất nhiên, báo bán chạy nhưng so với sự cố ngày 1-11-1963 dư luận không vồn vã bởi nhiều nhất nó cũng ngang cuộc “chỉnh lí” của Nguyễn Khánh, hoặc cứ diệu võ dương oai của của Nguyễn Văn Vĩ thời kì Ngô Đình Diệm – Bình Xuyên xung đột. Chưa chắc đã bằng Nguyễn Chánh Thi.
Nguyễn Thành Luân tiếp nhận tin đảo chính với thái độ bực dọc. Tuyên cáo bộc lộ điểm yếu của Tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát: một cuộc trả thù trả oán cá nhân.
Kể ra, lực lượng của nhóm đảo chính cũng không mỏng lắm. Ngoài quân của quân đoàn 4, họ còn được một số đơn vị thuộc quân đoàn 3 hỗ trợ. Nhưng họ đã để sổng Nguyễn Khánh, không chiếm bộ tổng tham mưu và bộ tư lệnh không quân: về chính trị, họ không dám kêu gọi dân chúng xuống đường mà dầu kêu gọi vị tất đã có việc xuống đường bởi khẩu hiệu của họ lờ mờ quá – và hạn không chịu đưa Tướng Dương Văn Minh lên vị trí “minh chủ.”
Luân biết rằng, anh không thể can thiệp nổi và khi mà sự thất bại của cuộc đảo chính không sao tránh khỏi, anh đành bó tay ngồi nhà, thậm chí e ngại tướng Đức hoặc tướng Phát gọi điện cho anh – nhất định tình báo Mỹ kiểm soát chặt chẽ đường dây liên lạc của anh.
Rồi, điện thoại vẫn reo.
- A lô! Tôi nghe đây...
- Có phải Đại tá Nguyễn Thành Luân không?
- Phải...
- Tôi xin tự giới thiệu: người phát ngôn của Hội đồng quân dân cứu quốc...
- Ông cần chi ở tôi?
- Các vị tướng trong Hội đồng mời ông đến Tổng hành dinh...
- Tôi phải trình diện, đúng không? Nếu thế, xin tống đạt văn thư đến.
- Không phải! Đâu có chuyện đại tá trình diện, Hội đồng muốn trao đổi tình hình với đại tá...
- Tôi không có gì để trao đổi cả!
- Có chứ! Tiếp tục những lần các vị gặp nhau mà chưa đi đến kết luận... Cánh nhà binh đã hoàn thành nhiệm vụ, bây giờ, xin đại tá vào cuộc...
- Ông càng nói, tôi càng không hiểu...
- Ông có muốn trực tiếp nói chuyện với Tướng Dương Văn Đức hoặc Lâm Văn Phát không?
- Tôi chẳng thấy cần thiết...
- Chẳng lẽ ông quên mối thù cũ?
- Mối thù nào?
- Ông là người thuộc gia đình cụ Ngô...
- Tôi chưa phủ nhận lần nào về mối quan hệ đó...
- Ông là người lãnh đạo của Đảng Cần lao...
- Tôi xin hỏi: Ông là ai?
- Tôi à... Trung tá Lê Đạo...
- Trung tá Lê Đạo? – Luân cau mày – À! Nguyên trưởng an ninh quân đội sư đoàn 13...
- Đại tá có trí nhớ tốt. Bây giờ, đại tá có thể đến chỗ chúng tôi không?
- Như tôi đã trả lời: Không!
- Tại sao? Đây là việc chúng ta cần bàn... Không phải tôi trực tiếp, song đại tá và tướng...
- Xin phép ông nhé!
Luân cắt máy. “Trò khiêu khích!” Tên Lê Đạo này chắc chắn không liên quan đến các tướng đảo chính.
Chuông điện thoại lại reo. Luân mặc kệ. “Tiếp tục trò khiêu khích!” Nhưng hết đợt này đến đợt khác, chuông reo liên tục. Cuối cùng. Luân nhấc máy, giọng cáu:
- Gì vậy?
Và anh cười liền: Dung gọi anh.
- Anh yêu!... Mấy ông tướng trời đất quấy rối an ninh... Anh không đi đâu chứ?
- Không... Chỗ em yên không?
- Chưa thấy mấy ông đảo chính lò mò tới. Cổng Nha đóng... Đại tá Sanh, tổng giám đốc, điều mấy tiểu đoàn cảnh sát chiến đấu sẵn sàng nổ súng...
- Tốt! Em cẩn thận nhé...
Luân hiểu cú điện thoại của Dung không cốt thông báo những chuyện vặt ấy với anh, mà cốt để cho tình báo Mỹ nghe...
Và, điện thoại lại reo. Lần này John Hing nói chuyện với Luân.
- Hello! Đại tá đang làm gì đấy?
- Đang uống và đọc tiểu thuyết!
- Đọc một tác phẩm phiêu lưu nào đó phải không?
- Nếu thích phiêu lưu thì tôi không ngồi đọc sách!
- Tại sao ông không dự vào trò chơi này?
- Tôi không thích “trò chơi!”
- À, ông thích làm thật...
- Đúng, nếu tôi hành động thì dứt khoát không phải trò chơi...
- OK! Tôi vừa thích trò chơi vừa thích trò thật... Chúc đại tá uống một mình và giải buồn với một nhà văn giàu tưởng tượng.
Nhưng Luân không uống và không đọc. Anh nghĩ cách liên lạc với tướng Lâm, phải cứu vãn tình thế, phải bảo tồn lực lượng. Liên lạc bằng cách nào?
Luân, cuối cùng tìm được lối ra. Anh ngồi vào máy, đánh một thư:
“Anh Lâm,
Việc làm của các anh sẽ mang hậu quả nghiêm trọng cho bản thân các anh. Tôi đề nghị các anh mời Tướng Big Minh phát biểu trên đài, kêu gọi không xung đột và nhận đứng ra giải hòa với các điều kiện: không ai được trả thù và quân ở đâu, về đó, cương vị vẫn như cũ. Đã không thể hành động mạnh mà cứ chần chờ, các anh tự trói mình... Mong anh hiểu. Không có hai khả năng. Các anh không dựa được vào dân, không hướng cho binh sĩ các nơi phải làm gì thì đến lúc các anh phải tính mình phải làm gì để không bị mất sạch.”
Thư không kí tên.
Luân gọi điện cho Saplen, nhà báo Mỹ ở khách sạn.
- Ồ! Đại tá... Tôi đang cùng cô Fanfani ngồi chờ tin... Cô Fanfani đánh cuộc với tôi là đại tá không ra khỏi nhà. Đúng không? Tôi muốn phỏng vấn đại tá về tình hình hiện nay... Thú thật, tình hình hơi khó hiểu...
- Phỏng vấn? Danh từ to tát quá. Tuy nhiên, tôi có thể nói vài suy nghĩ cá nhân, nếu ông bằng lòng với sự vô vị của những ý kiến mà ông sẽ nghe...
- Tôi sẽ đến! Và, tôi không rủ Fanfani cùng đi để bài của tôi thuộc loại “exclusive”(1)...
(1) Độc nhất
- Tôi chỉ ngại ông thất vọng. Một bình luận viên tồi về sự kiện cũng tồi tương ứng!
Saplen đến. Họ quen nhau và Luân hiểu nhà báo Mỹ này chơi thân với các tướng Việt Nam Cộng hòa.
- Tôi muốn tránh một tai họa! – Luân nói thẳng.
- Tôi cũng cảm giác các bạn tôi chọn không đúng thời cơ. – Saplen đồng tình – Và, hành động rụt rè quá...
- Rụt rè mà thiếu khôn ngoan...
- Rất đúng. Mấy gã CIA quen với tôi nhún vai: CIA chờ cái gì dữ dội hơn...
- Tướng Westmoreland chưa tỏ thái độ...
- Ông ta đang xem cuộc đua ngựa để chọn con ngựa mà ông tính có thể đánh cuộc không bị thua...
- Tôi cho rằng đại sư Taylor cũng như thế...
- Tất nhiên!
Luân trao mảnh giấy đánh máy cho Saplen, dịch cho ông hiểu và nhờ ông chuyển tận tay tướng Lâm.
- Được thôi. Tôi là nhà báo. Tôi xin gặp Hội đồng để lấy tin.
Mãi đến hai giờ chiều, đài phát thanh quân đội mới đọc một lệnh ngắn của đại trướng Trần Thiện Khiêm: Các binh chủng không được theo phe đảo chính.
Sự chần chờ đó còn sớm hơn phát biểu của tướng Nguyễn Khánh trên Đà Lạt: 4 giờ 30. Tướng Khánh dùng từ phản loạn để chỉ hành động của tướng Đức và Phát.
Vợ chồng Luân ăn cơm chiều như thường lệ. Không đợi vợ báo, Luân cũng biết sinh hoạt đường phố bình thường, trừ các xe thiết giáp đậu tại các ngả giao thông quan trọng mà binh sĩ rõ ràng chẳng hiểu họ đang làm gì...
Báo buổi chiều đăng cuộc phỏng vấn của Tướng Dương Văn Đức lẫn lệnh của tướng Khiêm và phát biểu của tướng Khánh.
- Thật phí! – Luân buôn thõng câu nói mà Dung hiểu.
Tờ báo trước mặt họ. Dung đọc các câu trả lời của Tướng Dương Văn Đức với nhà báo Mỹ Saplen.
Saplen: Thưa trung tướng, đây là một cuộc đảo chính?
Tướng Đức: Không!
Saplen: Thế nó là cái gì?
Tướng Đức: Một cuộc biểu dương lực lượng...
Saplen: Mục đích của cuộc biểu dương lực lượng?
Tướng Đức: Để bảo vệ uy tín của Chính phủ và quân đội...
Saplen: Tại sao phải bảo vệ uy tín bằng cách kéo quân về thủ đô, chiếm các cơ quan và thôi, không làm gì cả?
Tướng Đức: Uy tín Chính phủ và quân đội xuống thấp do Tướng Nguyễn Khánh dàn dựng các tấn tuồng mà mọi thứ trở thành đồ chơi của ông ta. Chúng tôi phải cho ông ta biết rằng quân đội là quân đội, rằng chúng tôi không phải trẻ con, rằng chúng tôi có thể thay đổi tình thế nếu ông ta không biết thân phận mình. Nếu chúng tôi đảo chính thì đã bắt ông ta rồi...
Saplen: Nhưng các ông tuyên bố giải tán Chính phủ, tự xem Hội đồng cứu quốc như cơ quan quyền lực và đòi tướng Khánh phải ra trình diện...
Tướng Đức: Thời giờ này tuyên cáo của chúng tôi vẫn giữ nguyên hiệu lực!
Saplen: Ngoài ra, các ông còn có ý định gì nữa?
Tướng Đức: Chúng tôi phản đối việc trả tự do cho các tướng Kim, Đôn, Xuân, Đính...
Saplen: Các ông đã bắt các tướng ấy?
Tướng Đức: Chưa!
Saplen: Chưa, có nghĩa là sẽ bắt hoặc có thể bắt?
Tướng Đức: Khi cần...
Saplen: Trung tướng có thấy mâu thuẫn trong lập luận của trung tướng không? Tướng Khánh bắt giam các tướng có công lật đổ ông Diệm, trung tướng kết án tướng Khánh là bội phản, mưu mô và đồng thời phản đối sự trả tự do cho các tướng bị tướng Khánh bắt... Vậy, Hội đồng cứu quốc có thái độ như thế nào với tướng Big Minh?
Tướng Đức: Chúng tôi tôn trọng Tướng Dương Văn Minh.
Saplen: Nếu đòi hỏi các ông không được tướng Khánh thỏa mãn, các ông sẽ làm gì?
Tướng Đức: Chúng tôi bắt buộc ông ta phải thỏa mãn!
Nhà báo Mỹ không bình luận thêm một đoạn nào, song cuộc phỏng vấn đủ để Luân thở dài liên tục...
- Jones Stepp có gọi điện cho anh không? – Dung hỏi.
- Không... Hình như ông ta và Saroyan đi vắng.
- Em quên, Saroyan báo là họ đi nghỉ đâu đó... Nhưng nếu có ở nhà, Jones Stepp cũng chưa lên tiếng đâu.
Luân gật đầu: Người Mỹ chờ liều lượng mà quân đảo chính cho thấy. Cuộc đảo chính cần cho họ ở một mức độ nhất định.
- Tận bây giờ, một ngày qua rồi, Chính phủ Mỹ, đại sứ quán Mỹ không đưa ra lời bình luận nào. Tính chất khá bình thường đó nói lên nhiều điều... Ở Tổng nha, đại tá Sanh dàn giá thế thôi... Kiểu đảo chính Thái Lan mà!
- Nhưng, em nên nhớ, hậu trường đang bận rộn. Lê Đạo thăm dò anh...
- Lê Đạo nào?
- Em quên vụ sư đoàn 13, vợ chồng Phan Cao Tòng sao?
- À... Gã báo cáo láo trận Trảng Sụp...
- Gã hỏi anh sao không nhân thời cơ này trả thù cho ông Diệm và khôi phục ảnh hưởng Đảng Cần lao.
- Gã này không dính đám đảo chính.
- Vậy mà gã mời anh đến đại bản doanh của tướng Đức!
- Gã phịa đấy! Có khi từ cơ quan tình báo Mỹ, gã gọi anh...
- Chẳng “có khi” gì cả, đúng là gã ngồi trong phòng Phân cục tình báo nói chuyện với anh. Bởi vì sau đó. John Hing nói chuyện với anh...
- Anh Lâm chắc hiểu ý anh, song em nghĩ là anh ấy không làm được điều cần làm. Không có hai khả năng. Đúng. Các anh vẫn có thời gian và vẫn còn thời gian, nhưng em cảm thấy các cố vấn Mỹ kèm cả tướng Đức lẫn anh Lâm chặt quá... Họ chỉ cần kêu gọi dân chúng một tiếng, chỉ cần bám chặt lí do khôi phục ý nghĩa của cuộc lật đổ ông Diệm, tố cáo thật đậm hành động cướp công của Khánh thì sự thể khó mà biết sẽ chuyển biến ra sao...
Luân ngó vợ, buồn rầu:
- Giá anh hay em ở trong bộ tham mưu của họ...
- Người của ta hẳn quan hệ với anh Lâm, song...
- Ảnh hưởng gia đình có giới hạn. Anh Lâm chưa đủ hiểu biết để hành động có lợi nhất. Anh chỉ mong các anh ấy đừng bộc lộ hết lực lượng. Dù sao, một bộ phận Mỹ bày ra trò này, tự nó mang đến một số hậu quả khó tránh, tức sự rạn nứt trong quân lực, trong các tướng, thêm nhiều người bất mãn. Đó là việc mà anh và em phải nghiên cứu kĩ.
Trời tối hẳn, xe cộ ngoài đường vẫn không thưa. Đài phát thanh Sài Gòn tiếp tục đọc tuyên cáo của Hội đồng cứu quốc và đài phát thanh quân đội tiếp tục đọc lệnh của tướng Khiêm và tuyên bố của tướng Khánh, đài nào cũng chen kẽ bằng các bài hành khúc.
Dung tìm đài VOA. Đài đưa tin ngắn về tình hình Sài Gòn: một vụ chống đối Tướng Nguyễn Khánh. Sau tin ngắn đài VOA đọc cuộc phỏng vấn Tướng Dương Văn Đức của nhà báo Saplen có minh họa bằng vài đoạn văn ghi âm và cuối bản tin, bài viết của Saplen về Luân:
“Khi nghe tin đảo chính, một trong những người mà tôi muốn gặp ngay là Đại tá Nguyễn Thành Luân. Tại sao ông ta không ít nhất cũng là thành viên trong ban lãnh đạo đảo chính? Và nhiều bạn nhà báo lẫn giới ngoại giao cùng sống chung trong khách sạn với tôi đo đạc tầm vóc của các sự kiện giật gân bằng đơn vị đo đơn giản: Đại tá Luân tham gia hay không? Một cô nhà báo, bạn thân của đại tá cam đoan rằng đại tá đang đứng ngoài vòng. Và, chúng tôi mất hứng thú.
Từ khách sạn Majestic, xe tôi qua vài đường phố lớn, binh sĩ đảo chính có vẻ làm chủ không khó khăn gì thủ đô Nam Việt, mặt khác, nếu đài không đọc tuyên cáo của quân đảo chính, tôi cảm nhận thành phố thanh bình hơn bao giờ hết! Những cô gái áo dài tha thướt hoặc quần jean áo pull cười khúc khích mỗi khi họ nghe tiếng huýt sáo trêu chọc từ trên các xe thiết giáp...
Đại tá Luân đón tôi tại nhà riêng, trong bộ thường phục. Có vẽ ông quan tâm mấy chậu hoa hồng hơn là cuộc đảo chính.
Với nụ cười hơi chế nhạo, ông ta hỏi tôi:
- Nên gọi sự việc đang diễn ra bằng cái tên gì cho chính xác?
Tôi không thể thực hiện điều tôi muốn vì ông Luân bàng quan.
- Tại sao? – Tôi hỏi ông.
- Tại vì tôi không phải là con bù nhìn múa may theo người điều khiển...
- Nếu ông chủ xướng và chủ động thì sao?
Ông lại cười:
- Câu hỏi quá sớm. Tôi không thể trả lời khi những điều kiện bắt buộc tôi hành động chưa hiện ra...
- Liệu chúng có thể hiện ra gì không?
Đại tá nhún vai:
- Tôi chưa bao giờ hành nghề thầy bói!...”
... Dung cười thật vui:
- Anh nói với Saplen như thế?
- Ông ta tưởng tượng ra thôi... Nhưng, chúng ta phải cảm ơn ông ta.
*
Cuộc đảo chính kết thúc, quân của tướng Đức rút khỏi thành phố. Không vấp phải trở ngại gì khi vào cũng như ra. Bấy giờ, Bộ Ngoại giao Mỹ mới cho phát bản tuyên bố ngắn gọn: Chính phủ Mỹ vẫn ủng hộ Chính phủ Nguyễn Khánh – một tuyên bố che giấu sự chiếu lệ của nó.
Hai ngày sau, Nguyễn Khánh về Sài Gòn, ra lệnh điều tra cuộc đảo chính và cách chức Trung tướng Dương Văn Đức, Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Thiếu tướng Dương Ngọc Lắm, Đại tá Huỳnh Văn Tồn, Trung tá Dương Hiếu Nghĩa cùng một số người khác. Vài nhóm sinh viên tập họp dưới khẩu hiệu: Đả đảo bọn Cần lao ngóc đầu dậy.
Tuy mọi việc có vẻ nhanh chóng đi vào quên lãng, Nguyễn Khánh lại cảm nhận mối đe dọa vị trí của anh ta tăng lên. Trong hàng ngũ sĩ quan cấp tướng, khi Khánh từ Đà Lạt về, không ai tỏ ra vui mừng, hình như họ bực Tướng Dương Văn Đức đã do dự...
Biến cố của Tướng Dương Văn Đức vừa tạm lắng – quyết định cách chức một loạt tướng và sĩ quan cao cấp mang ý nghĩa hình thức nhiều hơn, bởi vì không ai trọng bị bắt và có lẽ không dễ bắt họ nếu tướng Khánh không muốn đưa cuộc đảo chính thẳng thừng mà lần này, chưa hẳn Mỹ do dự bật đèn từ vàng sang xanh – thì cú đánh thứ hai khá nặng tay vào quai hàm tướng Khánh: Lực lượng đặc biệt người Thượng nổi loạn ở đồn Sapar.
Lực lượng đặc biệt một đồn trên cao nguyên Buôn Mê Thuột xa xôi kia lại gây hốt hoảng cho Nguyễn Khánh hơn cả một vài dòng thời sự mang tầm vóc lớn: Hội đồng Nhân dân Cứu quốc thành lập ở Huế, nói là để ưu tiên bài trừ dư Đảng Cần lao, đòi cách chức Viện trưởng Đại học Cao Văn Luận nhưng bên trong có trời mới biết ý định thật sự và lâu dài của họ là gì; trận bão lụt tệ hại hủy hoại cả dải miền Trung từ Huế, Đà Nẵng đến Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, nước dâng cao và cuốn sạch mùa màng, nhà cửa, vườn tược... gây đổ nát và giết chết nhiều người; Vịnh Bắc Bộ sôi sục trở lại với các chạm trán giữa tàu tuần Bắc Việt và chiến hạm Mỹ; chiến sự vụt gia tăng khắp các vùng v.v...
Nguyễn Khánh có lí do để hốt hoảng. Trại Sapar do người Mỹ phụ trách, nói trắng ra, do CIA chi tiền và cử huấn luyện viên; họ chiếm đài phát thanh, nêu yêu sách tự trị cho người Rađhê trên một vùng rộng và để làm áp lực cho yêu sách, họ giữ sáu mươi con tin là sĩ quan người Kinh.
Mối nguy hiểm không phải ở chỗ người Thượng nổi loạn, ở chỗ chiếm đài phát thanh Buôn Mê Thuột, thậm chí yêu sách tự trị, càng không phải sinh mệnh sáu mươi sĩ quan. Thêm một bằng chứng nữa về thái độ khó hiểu của người Mỹ đối với Nguyễn Khánh dù cho chỉ mới sáu mươi ngày trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại cam kết ủng hộ Chính phủ Nguyễn Khánh.
Trưa ngày hai mươi, điện khẩn cấp ở Tư lệnh vùng 2 báo về sự kiện đồn Sapar đến tay Nguyễn Khánh. Ngôn ngữ của điện mật bao giờ cũng ngắn gọn: Vào 6 giờ 10 phút, lực lượng đặc biệt thuộc trại Sapar bắt giam sáu mươi sĩ quan người Kinh trong lễ chào cờ sáng. Sau đó, họ chia làm nhiều tốp, trang bị súng tiểu liên, sử dụng xe bọc thép, chiếm các ngả ra vào thị xã và trung tâm thị xã, chiếm đài phát thanh, công bố yêu sách thành lập vùng tự trị Rađhê, mang tên Trung tá Y Nouth, tư lệnh lực lượng đặc biệt. Quận trưởng Buôn Hồ Ymơ Eban chắc chắn hậu thuẫn cho nhóm này. Đại tá Đoàn Chí Khoa, chỉ huy bảo an tỉnh, người Chàm, im lặng. Xin cho lệnh ngay...
Nguyễn Khánh lặng người trước bức điện. Tướng tư lệnh vùng đóng ở Pleiku, hẳn nhận tin của một trung đoàn nào đó từ Buôn Mê Thuột...
Tướng Trần Thiện Khiêm điện thoại cho Khánh – tin của Bộ Quốc phòng không hơn báo cáo của vùng II lấy một chi tiết.
- Anh ra lệnh gì chưa? – Khánh hỏi.
- Tôi chờ ý anh... - Khiêm trả lời.
- Anh đã thông báo với tướng Westmoreland chưa?
- Đã... Và có người thông báo trước cho Bộ chỉ huy Mỹ rồi...
- Ai?
- Tướng Nguyễn Văn Thiệu!
- Lạ quá, sao ông Thiệu biết trước cả anh và tôi?
- Chỉ có ông Thiệu mới trả lời nổi câu hỏi đó!
- Bây giờ ta phải làm gì?
- Tôi chờ ý anh... - Khiêm lập lại.
- Tôi muốn biết ý anh...
- Tôi chỉ có thể nêu ý của tôi sau khi nghe ý của tướng Westmoreland...
- Tướng Westmoreland đã có ý kiến gì chưa?
- Ông ấy bảo đợi báo cáo của Trung tá James Casey, người trực tiếp phụ trách đoàn sĩ quan huấn luyện Mỹ...
- Tôi phải làm gì?
- Anh hỏi một câu mà anh thừa biết tôi không thể trả lời vì anh chớ không phải tôi là Thủ tướng.
- Hay là tôi liên lạc với đại sứ Taylor?
- Đó là chuyện của anh...
- Trước mắt, anh điện cho tư lệnh vùng, khoan có hành động gì cả...
- Nếu quân đội bị tấn công thì sao?
- Cố gắng tránh nổ súng...
- Tôi sẽ truyền đạt ý của anh như là mệnh lệnh. Có cần áy bay trinh sát thu nhập tình hình không?
- Tùy anh. Nhưng đừng gây căng thẳng... Tình báo quân sự của ta không nắm được chút gì triệu chứng vụ này?
- Chẳng có... Chính anh vừa rời Đà Lạt cách nay ba hôm thôi...
- Thôi được...
Khánh xin nói chuyện với đại sứ Taylor. Vẫn cô thư kí đỏng đảnh tiếp điện và vẫn rơi vào đúng giờ Taylor đang chơi cờ...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ván bài lật ngửa
Nguyễn Trương Thiên Lí
Ván bài lật ngửa - Nguyễn Trương Thiên Lí
https://isach.info/story.php?story=van_bai_lat_ngua__nguyen_truong_thien_li