Hồi 145 - Thái Bình Thiên Quốc Tan Rã
ọn Bành Dục Quất, Tiêu Phu Tứ có nhiệm vụ xung phong phá ải nhảy vọt lên trước, giơ cao mũi giáo đâm chết luôn mấy tên quân tóc dài, như được khích lệ, hăng hái xông lên, chia đường, tràn ngập khắp nơi. Trung lộ, thi có bọn Vương Viễn Hoà, Vương Sĩ Ích, Chu Hồng Chương, La Vũ Xuân, Thẩm Hồng Tân, Hoàng Xuân Xương, Hùng Thưởng Tần, hùng hổ tấn kích thẳng vào phủ Thiên vương của Hồng Tú Toàn; hữu lộ, có bọn Lưu Liên Tiệp, Trường Thi Nhật, Đàm Quốc Thái, Thôi Văn Điển, xung trận do ngả Đài Thành tiến tới cửa Thần Sách môn, trong khi đó bọn Chu Nam Quế, Chu Duy Đường, Lương Mỹ Tài, cũng đã dùng thang leo lên cửa Thần Sách để vào trong, đánh nhau với quân tóc dài, suốt dọc núi Sư Tử, cướp lấy cửa Nghi Phượng môn. Tả lộ, thì do bọn Bành Dục Quất, Võ Minh Lương từ chỗ nền cũ của Nội thành đánh thẳng tới Thống Tế môn. Còn bọn Tiêu Phụ Tứ, Hùng Đăng Võ, Tiêu Khánh Diễn, Tiêu Khai Ấn, thì lại chia đường đánh phá hai cửa Triều Dương và Hồng Võ.
Đại tướng tóc dài lúc đó là Trung vương Lý Tú Thành. Thành đang chỉ huy quân đánh cận chiến với quân Thanh, từ trong các ngõ hẻm, các góc nhà, bỗng thấy bốn mặt thành đều bị tràn ngập, biết rằng đại thế đã cùng, liền cướp đường xông ra cửa Hạng Tây môn.
Nhưng tại cửa này cũng đang có bọn Trần Trực và Dịch Lương Hổ đánh phá dữ dội. Bất đắc dĩ, Thành đành phải quay về núi Thanh Lương, chui vào đám nhà dân lụp xụp bên đường để ẩn núp, trong khi đó Hoàng Dực Thăng đã đốc suất thuỷ sư phá tan Trung quân, rồi luỹ đá đồn Lạng Giang và cũng tiến thẳng tới cửa Hạng Tây môn. Thế là ba tướng Thực, Hổ và Thăng hợp lực lại, nhất tề đánh phá cửa này. Chẳng bao lâu cửa bị phá nát. Tất cả các cửa thành đến lúc này thảy đều bị phá, chỉ còn có phủ Thiên vương là chưa đánh vào mà thôi.
Trời sắp tối. Tăng Quốc Thuyên truyền lệnh cho quân sĩ tạm nghỉ. Đặc biệt chỉ có cảnh quân của bọn Vượng Viên Hoà, Vượng Ích và Chu Hồng Chương là vẫn phải tấn kích kịch liệt suốt đêm.
Canh ba đêm đó, trong phủ Thiên vương, bỗng nổi cửa sáng rực một góc trời. Rồi một chi quân tóc dài, tay cầm súng, đông đến hơn ngàn, xông ra và cứ thẳng đường phố thục mạng chạy, quân Thanh thấy vậy, không truy kích, chỉ kéo nhau vào phủ Thiên vương đập tắt ngọn lửa, kiểm, qua các xác chết. Phần lớn đều là cung nữ trong phủ, đặc biệt không thấy thi thể Thiên vương Hồng Tú Toàn và ấu chúa Phúc Châu đâu cả.
Trời lúc này đã sáng rõ. Tăng Quốc Thiên hạ lệnh đóng kín cửa thành rồi cho lùng bắt và đem chém quân tóc dài đến hơn mười vạn người, suốt trong ba ngày đêm liên tiếp.
Qua ngày mười chín, Tiêu Phu Tứ mới tìm ra được bọn Hồng Nhân Phát và Lý Tú Thành bắt đem hỏi cung, lúc đó mới biết thây ma Hồng Thiên Vương Tú Toàn đã đem chôn kỹ trong nội cung, còn ấu chúa Phúc Nhân thì nhân đêm đôi bên giao chiến đã nhờ đường hầm trốn chạy ra ngoài.
Hạ xong thành Giang Ninh, thủ đô của Thái Bình Thiên quốc, Tăng Quốc Thuyên vội cho phi tinh mã báo tiệp cho Tăng đại soái Quốc Phiên. Phiên liền uỷ nhiệm cho tổng đốc Hồ Quảng là Quan Văn cầm đầu phái đoàn mang công hàm về triều tâu báo.
Một đạo chỉ dụ của Thanh triều ban xuống, nội dung nói:
"Ngày hôm nay Quan Văn và Tăng Quốc Phiên có một bản sớ tâu tiệp về việc bình an thành tỉnh Giang Ninh, thực đã làm cho thần dân trong thiên hạ ai cũng phải ngợi khen ca tụng.
Tên nghịch tặc tóc dài Hồng Tú Toàn khởi loạn năm thứ ba mươi niên hiệu Đạo Quang, đánh phá từ Quảng Tây đến Lưỡng Hồ, Tam Giang, đồng thời chia quân gây loạn khắp các tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông, hành tung phản nghịch cơ hồ gần khắp cả thiên hạ. Năm thứ ba niên biểu Hàm Phong hắn chiếm cứ thành tỉnh Giang Ninh, tiêm xưng nguỵ hiệu.
Trăm họ miền Đông Nam, bị Toàn giết hại, thê thảm chẳng bút nào tả xiết, do đó, tội hắn đã dầy, người cũng như thần thánh ai ai đều giận. Hoàng khảo ta là Văn Tông Hiến hoàng đế lấy làm cả giận vâng mệnh Trời phạt hắn nên đặc sai Lưỡng Hồ tổng đốc là Quan Văn làm khâm sai đại thần, cùng với tiền nhiệm tuần phủ Hồ Bắc là Hồ Lâm Dực tảo thanh miền thượng du Sở Bắc, do đó Dực đồn trú suốt giải Tú Tùng trù hoạch kế sách đông chinh. Mặt khác lại còn bổ nhiệm Tăng Quốc Phiên làm Lưỡng Giang tổng đốc kiêm nhiệm chức khâm sai đại thần định kê đông chinh, miền Giang Hoãn.
Hiệu lệnh đã được vâng theo triệt để, công lao thành tích mỗi ngày một rạng rỡ vẻ vang.
Tháng bảy năm thứ mười một, Hoàng khảo ta đi Thượng Tân, lúc đó phần nửa quận huyện Giang Chiết bị luân hãm, đã có di chiếu để lại lấy cái việc chưa tiêu diệt được bọn nghịch tặc vong bản tà đạo, tay sai của lũ quy trắng làm căm giận bực ghét. Trẫm tuy vâng kế nghiệp của tiên liệt, nhưng còn quá nhỏ, phải phụng nghinh lưỡng cung Hoàng thái hậu buông rèm nghe chinh chỉ bảo việc nên làm, bèn bổ nhiệm Tăng Quốc Phiên Làm hiệp biện đại học sĩ tiết chế quân vụ bốn tỉnh để thống nhất mọi quyền hành.
Từ khi thu nhiệm đến nay vị đại thần ấy chia quân đi tiêu diệt bọn nghịch tặc khắp miền thượng dụ, đồng thời thông sức cho các tướng Bành Ngọc Lân, Dương Nhạc Bân, Tăng Quốc Thuyên, thuỷ lục đều tiến, khắc phục liên tiếp hàng trăm thành quách đồn ải ở dọc sông. Chém đầu đến mười mấy vạn tên nghịch phỉ cũng như tên ngoại quốc tiếp viện, hợp lực vây khốn thành Giang Ninh, cắt đứt đường tiếp tế của giặc.
Ngày mười sáu tháng sáu năm nay, Tăng Quốc Thuyên thống suất chư tướng định chiếm lại thành Giang Ninh (kinh đô của Thái bình Thiên quốc), đã bao năm rơi vào tay giặc.
Suốt trong ba ngày từ mười sáu, mười bảy, đến mười tám, tướng sĩ lùng bắt chém sạch bọn nguỵ vương, nguỵ chủ tướng, nguỵ thiên tướng đến hơn ba ngàn tên cũng như bọn đồ đảng đông có tới hơn mười vạn không thoát được lấy một đứa! Đây thực là một việc nhờ ơn Trời phù hộ, Liệt thánh rủ lòng thương, nhờ Lưỡng cung Hoàng thái hậu nơm nớp lo việc cai trị, biết đề bạt nhân tài, dùng kẻ hiền năng, khiến sự trong ngoài một lòng, tướng sĩ tuân mạng, cho nên mới thành được công lớn này, trên có thể an ủi linh hồn của Hoàng khảo trên trời, dưới có thể thoả nguyện toàn thể nhân dân trong bôn bể. Trong trường hợp này, nếu không phải là người có đức có nhân thử hỏi làm sao mà được thế. Càng ngẫm tới cái ý chí của Tiên hoàng chưa thực hiện được, tự mình chưa thấy được thành công thứ hỏi nỗi mềm bi thương làm sao cho nguôi được?
Phen này tên nghịch tặc họ Hồng khởi loạn tại Việt Tây, đã mười lăm năm trộm chiếm Kim Lăng, cũng đã mười hai năm giày xéo, mười mấy năm công hãm hơn trăm thành trì, ấy thế mà quân ta đã lần lượt quét sạch diệt trừ được mầm mống độc ác.
Bọn đại thần chỉ huy quân đội mưa móc chất chứa, phong trần gian nan nếm đủ, thật rất nên đền đáp đặc ân, thù lao xứng đáng. Khâm sai đại thần hiệp biện đại bọc sĩ Lưỡng Giang tống đốc Tăng Quốc Phiên thủ xướng việc đoàn luyện đồng thời thành lập chu sư tại Hồ Nam từ năm thứ ba niên hiệu Hàm Phong đã từng cùng bọn Tháp Tê Bố, La Trạch Nam kiến lập nhiều công trạng đặc biệt, bảo toàn các quận huyện tỉnh Hồ Nam, khắc phục các thành trì miền Võ Hán, tảo thanh khắp toàn bộ tỉnh Giang Tây, nhất là trong lúc chinh đông xuất quân từ Tú Túng đánh lấy tiềm sơn Thái Hồ, tiến đánh Kỳ Môn nhiều lần đánh lấy lại được các quận huyện miền Huy Châu rồi đoạt thành tỉnh An Khánh đế làm căn bản, sau đó truyền lệnh chia quân thuỷ lực lại khắc phục các châu quận miền hạ du. Nay công lớn đã cáo thành đều do vị đại thần này tính toán kế hoạch không có chỗ nào sai. Vừa mưu dũng kiêm bị lại vừa trí nhân thiện nhiệm, điều động rất là xác đáng.
Bởi thế, Tăng Quốc Phiên được gia thưởng hàm Thái tử Thái bảo, tứ phong đệ nhất đẳng hầu tước, thế tập đời đời, đồng thời thưởng cho mão Song Nhãn Hoa Linh, tuần phủ Chiết Giang Tăng Quốc Thuyên vốn nho sinh lòng nhưng theo Tăng Quốc Phiên tiễu địch ở mấy tỉnh, công trạng khá rực rõ, năm thứ mười niên biểu Hàm Phong từ nơi đất Tương chiêu mộ nghĩa đũng, khắc phục được thành tỉnh An Khánh đền năm thứ nhất và thứ hai niên hiệu Đồng Trị, khắc phục liên tiếp mấy nơi như Sào Huyện, Hàm Sơn, Hoà Châu, thống suất các dinh thuỷ lục, tiên bức Kim Lăng, đồn trú tại Vũ Hoa đài công phá nguỵ thành.
Khi bị quân giặc vây dinh, khổ thủ cô thành đền mấy tháng, cố sức đánh lui quân địch; rồi đến tháng giêng năm nay đánh lấy luỹ đá ở núi Chung Sơn để nối vòng vây Giang Ninh, đốc thúc tướng sĩ ác đấu, khai quật địa đạo, thâu lượm tên đạn lâu tới nửa tháng mà vẫn không chịu rút, cuối cùng khắc phục toàn thành, diệt trừ được tên đầu trò phản tặc, tất cả sự thực đều nhở ở cái đức kiên nhẫn chịu đựng khổ cực và cái tâm trung dũng vì nước. Bởi thế Tăng Quốc Thuyên được gia thưởng hàm Thái tử Thiếu bảo, tử phong đệ nhất đảng bá tước, đồng thời thưởng cho mão đội Song Nhãn Hoa Linh. Lại đền đề đốc Lý Thần Điển tuy ở giữa đám súng đạn tơi bời, thế mà vẫn khai quật đại đạo thề chết diệt giặc, rồi khi thành bị nổ tan liền đi đầu xông vào để cho quân sĩ theo sau, nhờ đó mà cướp được thành, thực là mưu dũng hơn người. Bởi thế Lý Thần Điển được gia phong ân tứ đệ nhất đẳng tử tước đồng thời thưởng cho áo Hoàng mã quải, mão đội Song Nhãn Hoa Linh, Sau Cùng Tiêu Phu Tứ độc biện phào đài đi trước cướp cửa xông vào bắt được bọn Lý Tú Thành và Hồng Nhân Phát thực quả có một huân lao cao cả lấy lừng.
Bởi thế Tiêu Phu Tứ được gia phong ân tứ đệ nhất đẳng nam tước đồng thời thưởng mão đội Song Nhãn Hoa Linh. Khâm thử".
Ngoài bốn yếu nhân như tờ chiếu đã nói ra, người ta còn thấy đến một trăm hai mươi người, vừa văn quan, vừa võ tướng đều được huân công thăng thưởng. Thế là một cuộc loạn ly lớn lao tới đây đã kết thúc.
Tăng Quốc Phiên từ An Khánh tới Giang Ninh trước hết cho quật mồ kéo thây ma Hồng Tú Toàn lên thì thấy thây Toàn dùng vải đoạn vàng thêu rồng liệm quanh mình, đầu Toàn húi trụi không có tóc, râu Toàn đã bạc trắng và vì theo dị giáo (tôn giáo lạ của nước ngoài), nên không dùng quan quách chôn cất. Phiên hạ lệnh cho bắn nát thây Toàn, đốt xương ra tro rồi đem xử tử bọn Hồng Nhân Phát và Lý Tú Thành. Duy chỉ Hồng Phúc Chân (con trai Toàn) không biết trốn chạy nơi nào. Tuy Phiên vẫn tấu về triều là tất cả đều đã chết hết nhưng thực ra Chân đã chạy ra Quảng Đức rồi quay sang Hồ Châu biệt tích.
Thanh Cung Mười Ba Triều Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên Thanh Cung Mười Ba Triều