Tại Sao Đèn Hậu Của Xe Đạp Không Có Bóng Đèn Mà Vẫn Có Thể Phát Sáng?
rên cái chắn bùn phía sau của xe đạp thường có lắp một chiếc đèn hậu màu vàng hay màu da cam. Bên trong đèn hậu này không có bóng đèn điện như ở xe máy hoặc ôtô, nhưng đôi khi chúng ta cảm thấy nó vẫn có thể phát sáng được, đặc biệt là vào ban đêm lại càng sáng rõ hơn. Tại sao lại như vậy?
Ngay từ những năm 20, 30 của thế kỉ XX, xe đạp đã trở thành phương tiện đi lại rất phổ biến ở một số thành phố lớn của nước Anh. Xe đạp rất thuận tiện khi đi lại trong các ngõ phố nhỏ nhưng đồng thời nó cũng gây nên không ít phiền hà cho xe ôtô khi sử dụng vào ban đêm. Số vụ tai nạn giao thông đã trở nên nhiều hơn. Vì thế chính phủ Anh đã yêu cầu các nhà sản xuất phải gắn đèn chiếu sáng ở phía trước và đèn phản quang ở phía sau xe. Trong đó việc chế tạo đèn phản quang làm cho các nhà sản xuất xe đạp rất đau đầu, vì các loại kính phản quang mặt phẳng thông thường không thể phản chiếu ánh đèn ôtô trở lại đúng theo hướng chiếu tới.
Qua quá trình nghiên cứu về nguyên lý phản xạ ánh sáng, cuối cùng các nhà sản xuất đã tìm ra một thiết bị phản quang lí tưởng đó chính là đèn phản xạ góc. Bề mặt của thiết bị này là một tấm thuỷ tinh phẳng; bên trong có rất nhiều vật dạng hình chóp nón. Mỗi hình chóp nón gồm 3 mặt hình chóp vát góc tạo lên; tạo thành 3 mặt phản quang. Do 3 mặt phản quang của đèn phản xạ góc vuông góc với nhau lên khi ánh sáng chiếu qua lớp thuỷ tinh ở bề mặt từ mọi góc độ ánh sáng phản xạ vẫn có thể quay trở lại theo đúng hướng chiếu tới. Điều này giúp cho lái xe ôtô và các phương tiện khác ở phía sau xe đạp có thể nhìn thấy ánh sáng phản xạ từ mọi góc độ. Hơn nữa lớp thuỷ tinh bên ngoài đèn phản xạ đều có màu đỏ hay màu da cam. Do ánh sáng màu vàng, màu da cam hay màu đỏ có tính xuyên thấu rất mạnh nên dễ thu hút sự chú ý của mắt người. Ngoài ra thuỷ tinh có màu đỏ tương đối đẹp, đèn phản quang làm bằng chất liệu này còn là một vật trang trí rất tốt cho xe.
Đặc tính quang học của đèn phản quang đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học; chúng đã được ứng dụng trong hoạt động thăm dò vũ trụ. Người ta lắp các máy phản xạ làm từ thạch anh lên vệ tinh nhân tạo và đặt lên những địa điểm khác nhau trên mặt trăng. Khi người ta phát ánh sáng từ Trái Đất lên những máy phản xạ này sẽ phản xạ ánh sáng quay trở lại máy phát. Nhờ đó các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu khoa học về vũ trụ. Từ đó ta có thể thấy mặc dù các dụng cụ phản xạ tuy nhỏ nhưng có khả năng phản xạ rất lớn.
Tại sao người ta phải xây dựng tháp ở hai đầu cầu bắc qua các con sông lớn?
Các ngọn tháp ở nơi cây cầu bắc ngang sông tiếp giáp với hai bên bờ thường được gọi là tháp đầu cầu, xưa kia nó được gọi là lô cốt đầu cầu. Tại sao người ta phải xây dựng hai lô cốt ở hai đầu cầu của những cây cầu lớn?
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, những lô cốt đầu cầu của các cây cầu khác nhau được dùng vào những mục đích khác nhau.
Lô cốt đầu cầu đã xuất hiện rất sớm, từ thời cổ đại khi xây dựng các cây cầu lớn người ta đã cho xây hai lô cốt ở hai bên đầu cầu. Những tháp lô cốt này ban đầu chỉ là những lô cốt bằng đất hay thành luỹ nhỏ. Mục đích đầu tiên khi xây dựng chúng là để đáp ứng yêu cầu phòng thủ quân sự. Như chúng ta đã biết, sông có địa thế hiểm trở, dễ phòng thủ, khó tấn công. Do đó các đầu cầu cũng đã trở thành trọng điểm phòng ngự và tấn công trong quân sự; ai chiếm được đầu cầu người đó sẽ giữ quyền chủ động. Hiện nay một số tháp lô cốt đầu cầu được xây dựng không vì mục đích quân sự nữa mà nó thường có đầy đủ những tiêu chí của một công trình kiến trúc. Ví dụ ở hai bên đầu cầu Nam Kinh - một cây cầu lớn nổi tiếng bắc qua sông Trường Giang, người ta đã xây dựng hai tháp lô cốt cao tới 70 mét, đồng thời được phối hợp với các pho tượng điêu khắc tạo nên một quần thể kiến trúc hoành tráng, làm cho cây cầu này càng trở nên uy nghi, lộng lẫy hơn. Bên trong hai tháp lô cốt này có lắp đặt các cầu thang điện để đưa du khách đi tham quan, rất thuận tiện cho các du khách lên cầu nhìn ngắm phong cảnh nguy nga tráng lệ của sông Trường Giang. Ngoài ra, một số cây cầu xây dựng lô cốt ở hai bên đầu cầu là để thuận lợi cho việc quản lý tình hình giao thông trên cầu, và tiện cho việc duy tu bảo dưỡng cầu hàng ngày.
Ngoài tác dụng để làm đẹp và bảo vệ cầu ra, các tháp lô cốt đầu cầu còn có nhiều tác dụng khác tùy từng mục đích sử dụng khác nhau của cây cầu bắc qua sông.
Bách Khoa Cuộc Sống Bách Khoa Cuộc Sống - Tuấn Minh Bách Khoa Cuộc Sống