Tại Sao Có Loại Quần Áo Bị Co Lại Khi Gặp Nước?
ó những bộ quần áo khi bạn thử ở cửa hàng thì rất đẹp, vừa vặn, nhưng sau khi mua về dùng nước giặt, sợi vải của quần áo bị co lại, quần áo bị nhỏ đi; khi bạn mặc thì không còn vừa nữa. Tại sao?
Sở dĩ, quần áo bị nhỏ đi là do chất liệu vải làm quần áo bị co lại. Những chất liệu vải thường dễ bị co là: sợi bông dệt thẳng, sợi bông dệt lệch, sợi cotton thô, các loại hàng dệt từ ni lông tinh chế; vải nhiễu kép bằng lụa…
Những chất liệu vải dệt từ sợi thiên nhiên thông thường như sợi bông tinh khiết, sợi gai tinh khiết đều bị co khi gặp nước. Đó là vì do những chất liệu này trong quá trình gia công sản xuất phải chịu hàng loạt lực kéo của máy móc. Sau khi bị kéo giãn trong thời gian dài, những loại sợi thiên nhiên này sẽ bị co rút tự nhiên khi được giặt vò qua nước. Do quá trình gia công, chế tạo các loại sợi là khác nhau nên độ co của các chất liệu này cũng khác nhau. Ví dụ độ co nước của sợi bông dệt thẳng là 3.5%, sợi bông dệt ngang là 3.5% còn của sợi nhiễu kép bằng lụa 10%.
Trước khi cắt quần áo, các xưởng may cũng đem ngâm vải trong nước để vải co lại. Làm như vậy, một bộ quần áo cắt may thành phẩm sẽ duy trì được sự ngay ngắn, giữ được phẩm áo và kích cỡ cũng ổn định. Nhưng vẫn có những bộ quần áo thành phẩm, sau khi cắt vẫn tiếp tục co lại khi gặp nước, do tỉ lệ co giãn của loại vải này thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau.
Do tính thấm nước của từng loại sợi dùng dệt vải là khác nhau nên những loại sợi có độ thấm nước cao thì độ co nước cũng cao; ngược lại độ thấm nước nhỏ thì độ co nước cũng sẽ nhỏ. Ví dụ, độ thấm nước của các loại sợi thiên nhiên như bông, lông thú, lụa, gai… tương đối lớn, vì thế, độ co nước của các loại sợi này cũng tương đối lớn. Còn những loại sợi hoá học như len, sợi axêtôn có độ thấm nước nhỏ nên độ co nước cũng nhỏ.
Vì thế, khi chọn mua quần áo bạn phải xem xét tới độ co nước của chất liệu vải. Như vậy thì trong quá trình mặc, bộ quần áo bạn mua mới bảo đảm luôn vừa vặn; không bị thay đổi hình dạng, luôn phẳng đẹp và bền.
Bách Khoa Cuộc Sống Bách Khoa Cuộc Sống - Tuấn Minh Bách Khoa Cuộc Sống