Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Suối Nguồn (The Fountainhead)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần 4 - Chương 18A
X
VIII.
Có một cành cây lơ lửng bên ngoài ô cửa sổ đang mở. Những chiếc lá lao xao trên nền trời. Chúng gợi ý về sự tồn tại của mặt trời, của mùa hè và cả trái đất vô tận. Dominique nghĩ về thế giới như một cái nền. Wynand nghĩ đến hai bàn tay đang uốn cong một cành cây để giải thích ý nghĩa của cuộc sống. Những chiếc lá rủ xuống, chạm vào những nóc nhà nhô lên trên đường chân trời của New York, phía bên kia dòng sông. Những tòa nhà chọc trời đứng như những cột nắng mặt trời thẳng đứng; khoảng cách và trời hè bao phủ chúng bằng một màu trắng xóa. Đám đông ngồi chật kín phòng xét xử. Họ đang chứng kiến phiên tòa xử Howard Roark.
Roark ngồi ở bàn bị cáo. Anh bình thản lắng nghe.
Dominique ngồi ở hàng ghế thứ ba trong dãy ghế cho người quan sát. Khi nhìn cô, mọi người có cảm giác đã nhìn thấy một nụ cười. Cô không cười. Cô đang nhìn vào những chiếc lá bên ô cửa sổ.
Wynand ngồi ở cuối phòng. Ông đã bước vào, một mình, khi căn phòng đã chật kín. Ông không để ý đến những cái nhìn soi mói và những ánh đèn lóe sáng ở xung quanh. Ông đứng lại trên lối đi và xem xét toàn bộ phòng xử án như thể việc đó là hiển nhiên. Ông mặc một bộ trang phục mùa hè màu xám và đội một chiếc mũ panama - vành mũ vểnh lên một bên. Mắt ông lướt qua Dominique cũng dửng dưng như khi ông nhìn lướt cả phòng. Khi ông ngồi xuống, ông nhìn Roark. Kể từ khi Wynand bước vào, Roark liên tục đưa mắt nhìn về phía ông. Mỗi khi Roark nhìn ông, Wynand lại quay mặt đi.
"Động cơ mà chính quyền định chứng minh" - công tố viên đang phát biểu khai mạc trước bồi thẩm đoàn - "vượt khỏi những gì con người có thể cảm nhận. Đối với hầu hết chúng ta, động cơ đó thật khủng khiếp và khó hiểu."
Dominique ngồi cùng với Mallory, Heller, Lansing, Enright, Mike - và cả Guy Francon - bạn bè của ông rất sốc khi nhận ra điều đó. Ở bên kia lối đi, những nhân vật nổi tiếng ngồi thành một đội hình sao chổi: chóp nhỏ của ngôi sao chổi là Ellsworth Toohey - lúc này đang ngồi trên đầu phòng xử án; đuôi của nó gồm toàn những tên tuổi nổi tiếng - lúc này ngồi rải rác khắp phòng: Lois Cook, Gordon L.Prescott, Gus Webb, Lancelot Clokey, Ike, Jules Foughler, Sally Brent, Homer Slottern, Mitchel Layton.
"Hơn thế, cũng giống như thuốc nổ phá hủy một tòa nhà, động cơ của anh ta đã phá hủy toàn bộ tính người trong tâm hồn anh ta. Chúng ta đang đối mặt, thưa bồi thẩm đoàn, với một loại thuốc nổ nguy hiểm nhất thế giới này - đó là một kẻ vị kỷ!"
Đám đông ngồi trên ghế, đứng cạnh cửa sổ, trên lối đi, dựa lưng vào tường. Họ trộn lẫn vào nhau thành một viên đá nguyên khối, chỉ hở ra những gương mặt hình bầu dục xanh xao. Những gương mặt nổi lên, tách rời nhau, cô đơn và không có khuôn mặt nào giống khuôn mặt nào. Đằng sau mỗi gương mặt là những năm tháng của một cuộc đời đã bị sống hết hoặc trôi qua một nửa; là nỗ lực, là hy vọng và một cố gắng sống - dù trung thực hay giả dối - nhưng vẫn là một cố gắng. Tất cả các gương mặt đều có một dấu hiệu chung. Dấu hiệu ấy hiển hiện trên những đôi môi đang nở những nụ cười hiểm ác; trên những đôi môi trề ra chối bỏ, và trên những đôi môi mím chặt với vẻ đức hạnh ngập ngừng. Dấu hiệu ấy là sự chịu đựng.
"... Ngày nay, thế giới đang bị chia rẽ bởi những vấn đề to lớn và mọi người đều đang phải đi tìm câu trả lời cho những vấn đề sống còn của loài người. Thế mà người đàn ông này lại coi cái quan điểm nghệ thuật mơ hồ và không thiết yếu của anh ta như thứ quan trọng nhất. Anh ta biến nó thành đam mê duy nhất và thành động cơ của một tội ác chống lại xã hội."
Người ta đến đây để chứng kiến một phiên tòa giật gân, để gặp những người nổi tiếng, để có tư liệu cho những câu chuyện phiếm, để xuất hiện trước đám đông, để giết thời gian. Rồi họ sẽ trở về với những công việc bất đắc dĩ, những gia đình thiếu tình yêu thương, những đám bạn đủ hạng, những phòng tiếp khách, những dạ phục, những ly cocktail và những bộ phim. Họ sẽ quay lại với những nỗi đau không dám thừa nhận, những hy vọng đã bị giết chết, những khát vọng bị bỏ rơi lặng lẽ trước một con đường chưa có ai đi. Họ sẽ quay lại với những ngày tháng nỗ lực không phải để nghĩ, để nói, mà để quên, để nhượng bộ và bỏ cuộc. Nhưng mỗi người trong đám đông đó đều đã biết đến một vài khoảnh khắc không thể quên trong đời họ - một buổi sáng yên bình, một khúc nhạc bất ngờ nghe thấy và không bao giờ được nghe lại đúng như thế, một gương mặt xa lạ trên xe buýt - những khoảnh khắc khi mỗi người trong họ ý thức được một ý nghĩa khác của cuộc sống. Thế rồi trong một đêm mất ngủ, trong một buổi chiều mưa dai dẳng, trong nhà thờ, trong một khu phố vắng vẻ lúc hoàng hôn, họ lại nhớ đến những khoảnh khắc khác; mặc dù mỗi người đều đã hỏi vì sao có quá nhiều khổ đau và những thứ xấu xa trên thế giới này. Họ đã không cố thử tìm câu trả lời và họ đã tiếp tục sống như thể không cần phải có câu trả lời. Nhưng mỗi người đều đã biết đến một khoảnh khắc, khi mà, trong sự trung thực cô đơn và trần trụi, họ đã từng cảm thấy cần phải có câu trả lời.
"... một kẻ vị kỷ nhẫn tâm và cao ngạo, kẻ muốn được theo ý mình bằng mọi giá..."
Có mười hai người trong bồi thẩm đoàn. Họ lắng nghe, gương mặt của họ chăm chú và vô cảm. Người ta đã thầm thì với nhau rằng đó là một bồi thẩm đoàn khó tính. Có hai quan chức thuộc ngành công nghiệp, hai kỹ sư, một nhà toán học, một người lái xe tải, một thợ xây, một thợ điện, một người làm vườn và ba công nhân. Việc lựa chọn thành viên cho bồi thẩm đoàn mất khá nhiều thời gian. Roark đã từ chối rất nhiều hội thẩm dự khuyết. Anh đã chọn mười hai người này. Công tố viên đã đồng ý. Ông tự nhủ đây chính là lỗi thường gặp khi một người không trong nghề tự đứng ra bào chữa ình; một luật sư hẳn sẽ chọn những người hiền lành nhất vì họ sẽ mủi lòng khi được cầu xin; còn Roark đã chọn những người cứng rắn nhất.
"... Nếu đó là biệt thự của một nhà tài phiệt nào đó thì đã đành, đằng này nó là một dự án nhà ở, thưa bồi thẩm đoàn, một dự án nhà ở cho dân thường!"
Quan tòa ngồi trên một chiếc ghế bành khá cao. Ông có mái tóc hoa râm và vẻ mặt nghiêm khắc của một sĩ quan quân đội.
"... một người vốn được đào tạo để phục vụ xã hội, một người xây dựng lại trở thành một kẻ phá hủy..."
Giọng nói đó tiếp tục vang lên, thành thạo và tự tin. Những gương mặt trong phòng lắng nghe với phản ứng mà họ thường dành ột bữa tối ngon miệng trong tuần: thỏa mãn và sẽ quên trong vòng một giờ. Họ đồng ý với từng câu một: họ đã nghe thấy chúng trước đó, họ đã luôn nghe thấy chúng, thế giới này sống được nhờ những điều đó, nó quá hiển nhiên - như việc phải bước qua một vũng bùn.
Công tố viên giới thiệu những nhân chứng. Viên cảnh sát đã bắt được Roark tại hiện trường lên bục nhân chứng và kể lại việc ông ta đã tìm thấy bị cáo đang đứng cạnh pít-tông kích nổ. Người trực đêm kể lại việc ông ta đã được sai rời khỏi hiện trường; lời khai của ông rất ngắn gọn; công tố viên không muốn tập trung vào Dominique. Người giám sát công trường làm chứng về việc mất thuốc nổ ở trong kho. Những quan chức trong dự án Cortlandt, những thanh tra xây dựng, và các thẩm định lên bục nhân chứng để mô tả lại tòa nhà và mức độ thiệt hại. Đó là ngày đầu tiên của phiên tòa.
Peter Keating là nhân chứng đầu tiên được gọi lên trong ngày thứ hai.
Anh ngồi ở ghế dành cho người làm chứng, người sụm về phía trước. Anh ngoan ngoãn ngồi nhìn công tố viên. Thỉnh thoảng anh lại đảo mắt. Anh nhìn vào đám đông, vào bồi thẩm đoàn, vào Roark. Ánh mắt anh không hề thay đổi.
"Ông Keating, ông có tuyên thệ trước tòa rằng ông đã thiết kế dự án Cortlandt không?"
"Không. Tôi đã không làm việc đó."
"Ai đã thiết kế nó?"
"Howard Roark."
"Theo yêu cầu của ai?"
"Theo yêu cầu của tôi."
"Tại sao ông lại yêu cầu ông ta làm việc đó?"
"Bởi vì tôi không có khả năng tự làm việc đó."
Giọng nói ấy không có vẻ trung thực; bởi vì nó không hề biểu hiện nỗ lực phải nói ra một sự thật như thế này. Giọng nói ấy không có bóng dsang của sự thật hay của dối trá; nó chỉ có sự dửng dưng.
Công tố viên đưa cho anh một tờ giấy. "Có phải đây là bản thỏa thuận mà anh đã ký?"
Keating giữ tờ giấy trong tay và nói: "Vâng".
"Đó có phải là chữ ký của Howard Roark?"
"Vâng."
"Xin ông đọc to những điều khoản trong bản thỏa thuận này cho bồi thẩm đoàn nghe."
Keating đọc to bản thỏa thuận. Giọng của anh phát ra đều đều, thành thục. Không ai trong phòng nhận ra mục đích ban đầu của việc làm chứng này là để tạo ra một sự giật gân. Không phải một kiến trúc sư nổi tiếng đang công khai thú nhận sự bất tài của mình; chỉ là một ai đó đang đọc một bài đọc thuộc lòng. Người ta có cảm giác, nếu bị ngắt lời, anh ta sẽ không thể đọc nổi câu tiếp theo; anh ta sẽ phải đọc lại từ đầu.
Anh trả lời rất nhiều câu hỏi. Công tố viên đưa ra bản vẽ gốc công trình Cortlandt mà Roark đã vẽ và đưa cho Keating; rồi những bản chép lại của Keating và những bức ảnh chụp tòa nhà Cortlandt trong lúc đang thi công.
"Tại sao ông lại kịch liệt phản đối những thay đổi cấu trúc tuyệt vời do ông Prescott và ông Webb gợi ý?"
"Bởi vì tôi sợ Howard Roark."
"Điều gì trong tính cách của ông ta đã khiến cho ông có suy nghĩ như vậy?"
"Mọi điều."
"Ý ông là gì?"
"Tôi không biết. Tôi đã sợ hãi. Tôi đã từng sợ hãi."
Những câu hỏi cứ thế tiếp diễn. Câu chuyện không bình thường, nhưng cái mà người nghe cảm thấy chỉ là sự tẻ nhạt. Nó không giống lời tường thuật của một người trong cuộc. Những nhân chứng khác dường như còn có nhiều liên hệ cá nhân với vụ việc hơn Keating.
Khi Keating rời bục nhân chứng, những người trong phòng xử án có một ấn tượng kỳ lạ rằng việc một người rời khỏi phòng không hề làm căn phòng thay đổi; như thể không hề có một cá thể người vừa đi khỏi.
"Bên công tố nghỉ," luật sư của hạt nói.
Quan tòa nhìn Roark.
"Tiến lên," ông nói. Giọng ông nhẹ nhàng.
Roark đứng dậy. "Thưa quan tòa, tôi sẽ không gọi nhân chứng. Đây là lời chứng và cũng là lập luận của tôi."
"Hãy tuyên thệ."
Roark tuyên thệ. Anh đứng cạnh bậc thang dẫn tới bục nhân chứng. Người ta nhìn anh. Họ nghĩ anh không có cơ hội thoát tội. Họ có thể rũ bỏ cảm giác phẫn nộ không tên - cái cảm giác bất an mà anh đã gây cho hầu hết họ. Và do đó, lần đầu tiên họ có thể nhìn rõ con người anh: một người hoàn toàn không biết đến sợ hãi.
Nỗi sợ mà họ nghĩ đến không phải là nỗi sợ thông thường. Nó không phải là phản ứng trước một hiểm nguy hữu hình nào đó. Nó là một nỗi sợ kinh niên và không được thú nhận. Họ sống trong nỗi sợ đó. Họ nhớ tới những khoảnh khắc khốn khổ khi mà, trong nỗi cô đơn, họ nghĩ tới những từ ngữ lạc quan lẽ ra họ đã có thể nói, những họ dã không tìm thấy những từ ngữ đó và họ căm thù những người đã đánh cắp lòng dũng cảm khỏi họ. Họ nhớ tới nỗi khổ khi trong thâm tâm, họ biết về sức mạnh và khả năng của bản thân, nhưng rồi đã để cho sức mạnh và khả năng ấy phí hoài. Chúng là những giấc mơ? Hay sự hoang tưởng về bản thân? Hay là một hiện thực bị giết chết từ trong trứng, bị giết bởi những tình cảm mòn mỏi không tên - sự sợ hãi - sự cần đến - sự phụ thuộc - sự căm thù?
Roark đứng trước họ như mỗi con người đứng một cách hoàn toàn trong sạch trong tâm trí mình. Nhưng Roark đứng như thế trước một đám đông thù địch - và họ chợt nhận ra rằng anh không hề biết đến sự căm thù. Trong một khoảnh khắc, họ hiểu được ý thức sống của anh. Và mỗi người trong họ tự hỏi: liệu ta có cần phải được bất cứ ai chấp nhận? - điều đó có quan trọng không? - ta có bắt buộc phải thế không? Và trong khoảnh khắc đó, mỗi người trong số họ trở nên tự do - tự do đủ để có cảm giác yêu quý đối với tất cả những người khác trong phòng.
Nó chỉ là một khoảnh khắc - khoảnh khắc im lặng khi Roark chuẩn bị cất tiếng.
“Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm ra cách tạo ra lửa. Người đó có lẽ đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những người anh em của mình cách thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ, thứ mà loài người luôn khiếp sợ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, để nấu nướng, để thắp sáng trong hang động. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua bóng tối ra khỏi trái đất này. Nhiều thế kỷ sau, có một người lần đầu tiên tạo ra cái bánh xe. Người đó có lẽ đã tan xác dưới những bánh xe mà anh ta dạy những người anh em của mình cách làm. Anh ta bị coi là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm. Nhưng từ đó trở đi, loài người có thể đi tới mọi chân trời. Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ đã không hiểu và anh ta đã mở những con đường trên mặt đất.
“Những người đó - những người không chịu phục tùng và luôn đi đầu - đứng ở chương mở đầu của tất cả những truyền thuyết mà loài người ghi lại về thủa sơ khai. Promete đã bị xích vào một tảng đá và bị những con kền kền xé xác - bởi vì anh đã ăn cắp ngọn lửa của những vị chúa trời. Adam bị buộc phải chịu đau khổ - bởi vì anh ta đã ăn quả cấm trên cây thiện-ác. Dù truyền thuyết gì đi chăng nữa, ở sâu trong trí nhớ, loài người biết rằng vinh quanh của chúng ta đã bắt đầu từ một cá nhân và cá nhân đó đã phải trả giá cho lòng dũng cảm của mình.
“Trong những thế kỷ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn của riêng họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại - những nhà tư tưởng, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, những nhà sáng chế - đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Tất cả những ý tưởng mới và vĩ đại đều bị chống đối kịch liệt. Tất cả những phát minh mới và vĩ đại đều bị lên án. Đông cơ máy đầu tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên đã bị coi là ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi. Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhưng họ đã chiến thắng.
“Một người sáng tạo không bao giờ bị thôi thúc bởi khát vọng phục vụ đồng loại của anh ta, bởi vì chính đồng loại của anh ta luôn chối bỏ món anh ta đem tặng họ; đồng thời món quà đó phá hủy cuộc sống bình thường của anh. Anh sáng tạo vì động cơ duy nhất: chân lý. Chân lý của riêng anh, và lao động của riêng anh để đạt tới chân lý theo cách riêng của anh. Mục đích và cuộc đời anh ta nằm ở một bản giao hưởng, một quyển sách, một cỗ máy, một trường phái triết học, một cái máy bay hay một tòa nhà. Nó không nằm ở người nghe nhạc, người đọc sách, người vận hành máy, người đi theo trường phái triết học, người đi máy bay hay người sống trong ngôi nhà mà anh ta tạo ra. Sự sáng tạo, chứ không phải những lợi ích mà người khác được hưởng từ sự sáng tạo ấy. Sáng tạo là cách anh ta thể hiện chân lý của mình. Anh ta đặt chân lý này lên bên trên mọi thứ, bất chấp tất cả loài người.
“Tầm nhìn, sức mạnh, và lòng dũng cảm của anh ta đến từ linh hồn của anh ta. Tuy nhiên, linh hồn của một người lại chính là cái tôi của anh ta. Cái tôi là thực thể làm công việc nhận thức. Cái tôi có chức năng tư duy, cảm giác, đánh giá và hành động.
“Những người sáng tạo luôn là những người có cái tôi. Cái tôi chính là toàn bộ bí mật về sức mạnh của họ - cái tôi ấy đầy đủ trong bản thân nó, tự vận động trong bản thân nó, và tự tái tạo trong bản thân nó. Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên, là nguồn năng lượng, là động lực sống, là cội rễ của tất cả. Người sáng tạo không phục vụ cái gì và không phục vụ bất cứ ai khác. Anh ta sống vì chính bản thân mình.
“Và chỉ có bằng cách sống vì bản thân, anh ta mới có thể đạt được những thành tựu vinh quang của loài người. Đó chính là bản chất của sự thành công...
“Loài người có thể tồn tại nhờ trí tụê của mình. Loài người đến trái đất mà không được trang bị vũ khí nào. Bộ óc là thứ vũ khí duy nhất của họ. Động vật kiếm thức ăn bằng sức mạnh cơ bắp. Loài người không có móng vuốt, không có răng nanh, không có sừng; họ cũng không có sức mạnh cơ bắp vượt trội. Loài người phải tự trồng trọt hoặc săn bắn để có thức ăn. Để trồng trọt, họ phải có một quá trình tư duy. Để săn, họ cần có vũ khí, và để làm ra vũ khí - họ cũng cần một quá trình tư duy. Từ nhu cầu đơn giản nhất này cho đến nhưng khái niệm tôn giáo trừu tượng nhất, từ cái bánh xe cho đến tòa nhà chọc trời, tất cả những gì con người đại diện và tất cả những gì con người có đều đến từ một thuộc tính đơn nhất của con người - đó là chức năng tư duy của bộ óc.
“Nhưng bộ óc lại thuộc về cá nhân. Không có cái gọi là bộ óc tập thể. Không có cái gọi là một ý nghĩ tập thể. Một thỏa thuận do một nhóm người đạt được thực ra chỉ là một thỏa hiệp hoặc là giá trị trung bình rút ra từ những ý nghĩ cá nhân. Đó chỉ là một hệ quả có tính phát sinh. Hành động chủ yếu, tức là quá trình tư duy - phải do mỗi cá nhân thực hiện độc lập. Chúng ta có thể chia một bữa ăn cho nhiều người. Nhưng chúng ta không thể tiêu hóa nó trong một cái dạ dày tập thể. Không ai có thể sử dụng phổi của mình để thở cho người khác. Không ai có thể sử dụng bộ não của mình để nghĩ hộ kẻ khác. Tất cả mọi chức năng của thể xác và linh hồn đều có tính cá nhân. Chúng không thể bị chia sẻ hoặc chuyển giao cho người khác.
“Chúng ta thừa kế những sản phẩm tư duy của người khác. Chúng ta kế thừa cái bánh xe. Chúng ta tạo ra một chiếc xe ngựa. Xe ngựa thô sơ trở thành xe ô-tô. Ô-tô trở thành máy bay. Nhưng trong suốt quá trình đó, những gì chúng ta nhận được từ người khác chỉ là sản phẩm cuối cùng trong quá trình tư duy của họ. Cái động cơ thúc đẩy quá rình này chính là khả năng sáng tạo, nhờ nó mà chúng ta lấy những sản phẩm cuối cùng kia làm nguyên liệu để sử dụng và sáng tạo ra sản phẩm mới. Khả năng sáng tạo này không thể đem cho hoặc nhận, không thể chia sẻ hoặc vay mượn. Nó thuộc về các cá thể người đơn lẻ. Khả năng sáng tạo là tài sản của người sáng tạo. Loài người có thể học lẫn nhau. Nhưng học luôn chỉ là sự trao đổi nguyên vật liệu. Không ai có thể cho ai khả năng tư duy. Và khả năng tư duy ấy lại là phương tiện duy nhất giúp chúng ta tồn tại.
“Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
“Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người.
“Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
“Nhu cầu cơ bản của người sáng tạo là sự độc lập. Một bộ óc biết tư duy không thể hoạt động dưới sự cưỡng bức theo bất cứ hình thức nào. Nó không thể bị đóng yên cương, không thể hy sinh hay khuất phục trước bất cứ điều gì. Nó đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối trong cả chức năng và động cơ. Đối với một người sáng tạo, tất cả những mối quan hệ với con người đều là thứ yếu.
“Nhu cầu cơ bản của một kẻ thứ sinh là củng cố quan hệ của anh ta với mọi người để được họ nuôi sống. Anh ta đặt quan hệ lên trên hết. Anh ta tuyên bố rằng loài người tồn tại là để phục vụ người khác. Anh ta rao giảng về chủ nghĩa vị nhân sinh."
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Suối Nguồn (The Fountainhead)
Ayn Rand
Suối Nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand
https://isach.info/story.php?story=suoi_nguon_the_fountainhead__ayn_rand