Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cội Rễ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 110
Đ
ã đến đầu tháng 11 năm 1860 và Tôm đang hối hả hoàn thành nốt công việc rèn cuối cùng trước khi trời tối hẳn. Anh làm xong xuôi. Rồi sau khi rấm lửa trong lò, anh mệt mỏi đi về nhà ăn tối với Airin hồi này đang nuôi con thơ - con bé Marya giờ đã được nửa năm. Hai vợ chồng ăn không nói năng gì, và Airin không muốn ngắt quãng sự im lặng suy tư của anh. Và sau đó, họ đến nhập bọn với cả gia đình xúm xít trong căn lều gỗ của Matilđa, kẹp và bóc vỏ những hột hồ đào mà bà và Airin (chị đã lại có mang!) đã nhặt về, định dùng làm bánh gatô và bánh nướng nhân ngọt đặc biệt nhân dịp Nôen và năm mới.
Tôm ngồi nghe câu chuyện trao đổi nhẹ nhàng, không xen vào bình luận - thậm chí còn ra vẻ như không nghe thấy nữa - rồi, cuối cùng giữa một quãng ngừng, anh ngả người về phía trước trên ghế của mình và nói "Cả nhà còn nhớ mấy lần tui kể là đám người da trắng chờ quanh cửa hiệu tôi có bữa đã nguyền rủa và làm nhặng xị lên về mexừ Lincôn không? Ấy đấy, giá cả nhà được nghe họ nói chuyện hôm nay, bởi vì ông Lincôn đã được bầu làm tổng thống. Họ biểu bi giờ ông í sắp vào trong Nhà Trắng, ông í sẽ chống miền Nam với bất kỳ ai còn giữ nô lệ".
"Tốt", Matilđa nói, "giá mẹ được nghe mexừ Marê nói gì về chuyện nầy thì mẹ thật thỏa thuê. Ông í rành là luôn luôn nói mấy bà chủ là sắp rắc rối to trừ khi miền Bắc mấy miền Nam thu xếp ổn thoả được mọi bất đồng, cách này hay cách khác".
"Con còn nghe được dững chuyện khác cơ", Tôm kể tiếp, "hàng bao nhêu người nhều hơn ta tưởng nhều, chống việc giữ nô lệ. Tất cả bọn họ trên miền Bắc cũng thế. Hôm nay con làm việc mà đầu óc cứ để đâu đâu, mải nghĩ về chuyện í quá. Tuồng dư tốt đẹp đến nỗi không tin được, dưng mà có thể đến một ngày nào đó, sẽ không còn nô lệ nữa".
"Ờ, chắc chắn là chúng ta sẽ chả sống để nhìn thấy cái ngày í", Asfođ chua chát nói.
"Dưng mà con nhỏ kia, có thể nó sẽ thấy", Vơjơl hất hàm về phía đứa con nhỏ của Airin.
"Xem chừng chả có cơ đâu", Airin nói, "mặc dù em rất muốn tin thế. Cứ gộp tất cả các nô lệ ở miền Nam lại, cho là chỉ tính mỗi lao công làm đồng tám, chín trăm đôla thôi, cũng đã bao nhêu của rồi, đến Thượng Đế cũng chả có được ngần nấy! Hơn nữa bọn ta lại làm hết tất cả mọi việc". Chị nhìn Tôm. "Anh biết đấy, người da trắng chả chịu nhả đâu".
"Họ chả chịu từ bỏ mà không đánh nhau đâu" Asfođ nói. "Mà họ lại đông hơn ta nhều. Vậy làm sao ta thắng được?".
"Dưng mà nếu nói chung cả nước", Tôm nói, "thì có thể người chống chế độ nô lệ cũng nhiều bằng người ủng hộ nó".
"Rầy một cái là dững người chống nó lại không ở nơi chúng ta ở", Vơjơl nói và Asfođ gật đầu, lần này khác với lệ thường, anh chàng lại đồng ý với một người khác.
"Ờ, nếu ý kiến anh Asfođ về chuyện đánh nhau là đúng, thì mọi sự có thể thay đổi thiệt nhanh đấy", Tôm nói.
Một đêm đầu tháng 12, ông bà Marê đi ăn tiệc ở một đại sảnh kế cận, vừa cưỡi xe ngựa về đến nhà, thì Matilđa hối hả từ nội thất chạy ra lều của Tôm và Airin. "Ly khai nghĩa là gì?" Bà hỏi, và khi thấy hai người kia nhún vai, bà nói tiếp "Ấy, ông chủ biểu đấy chính là cái điều miền Nam Calini vừa mới làm. Ông chủ nói dư cách là họ rút ra khỏi Hợp Sẻng Cuốc í".
"Làm sao họ rút ra khỏi đất nước mà họ ở trong đó được?" Tôm nói.
"Người da trắng làm bất kỳ việc gì", Airin nói.
Tôm không nói cho mẹ và vợ biết, nhưng suốt ngày hôm ấy, anh đã nghe đám khách hàng da trắng của mình lồng lộn gầm gào lên rằng họ sẽ "lội trong máu ngập đến đầu gối" trước khi họ chịu nhượng bộ miền Bắc về một cái gì đó mà họ gọi là "quyền các bang" cùng với quyền sở hữu nô lệ.
"Con không muốn làm cho mẹ mấy em sợ" anh bảo Matilđa và Airin, "dưng mà con tin chắc rằng sắp chiến tranh".
"Ôi, lậy Chúa! Rồi ra chiến tranh ở chỗ nào, Tôm?".
"Mẹ ạ, chiến tranh không chọn chỗ nhất định dư nhà thờ hay dư cuộc đi chơi ăn uống ngoài trời!".
"Thế thì mẹ rành mong nó đừng xẩy ra ở nơi nào quanh đây!".
Airin giễu cả hai người: "Mẹ mấy anh Tôm nữa đừng có biểu con phải tin rằng người da trắng sẽ giết lẫn nhau vì dân nhọ".
Nhưng, ngày lại ngày qua đi, những điều Tôm nghe hóng được ở cửa hiệu rèn khiến anh tin chắc mình đã dự đoán đúng. Một số điều anh đem kể lại gia đình nghe, nhưng nhiều chuyện khác thì ỉm đi vì không muốn gây hoang mang không cần thiết và bản thân anh cũng không dứt khoát là nên sợ những sự kiện anh thấy đang tới, hay nên hy vọng. Song anh có thể cảm thấy dù sao đi nữa, trạng thái lo lắng không yên của gia đình vẫn tăng lên, cùng với sự đi lại trên đường cái chính, nơi những người da trắng cưỡi ngựa và ruổi xe qua đồn điền mỗi lúc một nhanh và mỗi lúc một đông hơn. Gần như ngày nào cũng có người rẽ ngoặt vào lối xe chạy trong đồn điền và bắt chuyện với mexừ Marê, Matilđa giở mọi mẹo ra để quét quáy, lau chùi ở những chỗ bà có thể nghe hóng được. Và từ từ, mấy tuần tiếp theo, trong những buổi trao đổi ban đêm ở gia đình, những lời bàn tán hoảng hốt, phẫn nộ của người da trắng dần dần có tác dụng động viên tất cả đám tin rằng nếu có chiến tranh - và người "Yanki" 1 thắng thì họ có thể được giải phóng thật sự.
Ngày càng có đông người da đen đặt Tôm làm hàng rèn kể với anh rằng các ông chủ bà chủ của họ đâm đa nghi và giở trò thậm thụt giấu giấu giếm giếm, hạ thấp giọng và thậm chí phân trần giảng giải mỗi khi thấy gia nhân, kể cả những người ở lâu năm nhất và thân cận nhất, bước vào phòng.
"Quanh chỗ mẹ trong đại sảnh, họ có hành động gì đặc biệt không, mẹ?" Tôm hỏi Matilđa.
"Chả có thì thào hay phân trần, hay làm gì tơng tự dư thế cả", bà nói. "Dưng mà rành là họ bắt đầu khác ý, hễ mẹ vào là chuyển phắt sang chuyện mùa màng hay tiệc tùng".
"Tốt nhất là tất cả chúng mình cứ hết sức giả ngây giả điếc", Tôm nói, "dư cách mình chả nghe nói gì về dững chuyện đang diễn ra".
Matilđa suy tính, song bà quyết định không nghe theo. Và một buổi tối, sau khi bày đồ tráng miệng cho vợ chồng Marê, bà bước vào phòng ăn và xoa xoa tay kêu lên: "Lạy Chúa, thưa ông chủ bà chủ, ông bà bỏ quá cho, tui phải thưa là các con tui mấy tui nghe thấy mọi thứ chuyện bàn tán lung quanh và bây giờ tui hết sức sợ hãi dững người Yanki, và bầy tui rành mong ông bà che chở nếu dư họ gây rối". Bà hài lòng nhận thấy vẻ đồng tình và nguôi dịu nhanh chóng lướt trên mặt họ.
"Phải, các người sợ là đúng, bởi vì bọn Yanki đó chắc chắn là không thân ái gì với các người đâu" bà Marê nói.
"Nhưng các người đừng lo", ông chủ trấn an. "Rồi sẽ chẳng có chuyện rắc rối gì đâu".
Ngay cả Tôm cũng phải phì cười khi Matilđa tả lại cảnh đó. Và cả gia đình lại cùng với anh cười rộ một mẻ nữa khi anh kể cho họ nghe câu chuyện nghe hóng được về một gã coi ngựa ở thị xã Melvit đã xử lý vấn đề tế nhị này như thế nào. Bị ông chủ chất vất là anh ta sẽ đứng về phe nào nếu xảy ra chiến tranh, người coi ngựa nói: "Thưa ông chủ, ông có bao giờ thấy hai con chó đả nhau để tranh một khúc xương không ạ? Ấy đấy, bọn nhọ bầy tui chính là khúc xương í".
Nôen rồi năm mới đến và qua đi mà hầu như không mấy ai nghĩ đến chuyện hội hè đình đám trong khắp quận Alơmenx. Cứ cách mấy hôm - lại thấy khách hàng của Tôm đến với những tin về nhiều bang nữa ở phía Nam đòi ly khai - đầu tiên là Mitxixipi, rồi đến Floriđa, Ơlebemơ, Jojiơ và Luizianơ trong cả tháng giêng năm 1861 và vào ngày đầu tháng hai là Têchxơx. Và tất cả đều xúc tiến việc tham gia một "Liên minh" các bang miền Nam cầm đầu bới tổng thống riêng của họ, một người tên là Jơfơxơn Đêvix.
"Cái mexừ Đêvix í và hàng lô các ông nghị sĩ quốc hội, thượng viện, hạ viện, mấy nhều người cao cấp trong quân đội", Tôm loan tin cho gia đình biết, "đã xin từ chức về nhà".
"Tôm ạ, cơ sự đã gần kề hơn ta tưởng đấy", Matilđa thốt lên. "Hôm nay một gã đến biểu ông chủ là ông Chánh án Raffin ngày mai rời Ho Rivơ đi dự một hội nghị hòa bình lớn ở cái thủ đô Oasinhtơn!".
Nhưng mấy ngày sau, Tôm nghe thấy các khách hàng của lò rèn nói rằng Chánh án Raffin đã buồn rầu trở về, cho biết hội nghị hòa bình thất bại, kết thúc bằng những cãi vã bùng nổ giữa các đại biểu trẻ ở miền Bắc và miền Nam. Sau đó, một xà ích da đen kể lại với Tôm là anh ta đã trực tiếp được người gác cổng tòa án quận Alơmenx cho biết rằng một cuộc mít-tinh đông tới gần một nghìn bốn trăm người da trắng ở địa phương - Tôm biết trong đó có cả mexừ Marê - đã được tổ chức, và mexừ Hâut, chủ cũ của Airin, cùng nhiều người khác cũng quan trọng như ông ta đã thét lớn là cần phải ngăn ngừa chiến tranh và đập bàn gọi bất kỳ ai tham gia liên minh (các bang miền Nam) là "đồ phản bội". Người gác cổng cũng nói cho tay xà ích biết là một mexừ Jailz Miben, được bầu ra để tới một hội nghị bang về vấn đề ly khai, thông báo biểu quyết của quận Alơmenx ở lại trong liên bang với bốn phiếu thuận một phiếu chống.
Gia đình khó mà theo dõi kịp tất cả những tin tức do Tôm hay Matilđa thuật lại mỗi đêm. Chỉ trong một ngày tháng ba mà hàng loạt tin dồn dập tới, nào tổng thống Lincôn đã tuyên thệ nhậm chức, nào một cái cờ của "Liên minh" đã được phát hiện trong một buổi lễ lớn ở Môngômđri, Elơbemơ, nào là Tổng thống của "Liên minh", Jef Đevix, đã tuyên bố bãi bỏ việc buôn bán nô lệ Phi. Mấy ngày sau, sự căng thẳng mới tăng lên đến độ sốt cuồng cùng với việc thông báo là cơ quan lập pháp Bắc Carôlinơ đã kêu gọi lập tức huy động hai vạn lính tình nguyện quân.
Sáng sớm ngày thứ sáu, 12-4-1861, mexừ Marê đã đi xe ngựa tới dự một cuộc họp ở thị trấn Miben, và Luyx, Jêimz, Asfođ, Kitzi-bé cùng Meri ở ngoài đồng đang bận bịu cấy những mầm cây thuốc lá thì bắt đầu nhận thấy một số lớn người da trắng tấp nập khác thường, phóng ngựa hết tốc lực qua, dọc theo đường cái lớn. Khi một người cưỡi ngựa ghìm chậm lại một thoáng, giận dữ vung nắm đấm về phía họ và quát tháo một điều gì không ai hiểu ra sao, Vơjơl bèn phái Kitzi-bé chạy từ cánh đồng về bảo cho Tôm, Matilđa và Airin biết là một chuyện gì quan trọng ắt đã xảy ra.
Tôm, bình thường vẫn điềm tĩnh, cũng phát bực khi Kitzi-bé không sao nói được cụ thể hơn một chút. "Họ quát tháo cái gì?" Anh hỏi. Nhưng cô chỉ có thể nhắc lại rằng người cưỡi ngựa nọ ở xa quá nên không nghe rõ được.
"Tốt nhất là tui cứ lấy con la, phóng ra xem sao". Tôm nói.
"Dưng mà chú không có giấy thông hành!" Vơjơl kêu to khi thấy Tôm phóng la xuôi lối xe chạy.
"Phải liều thế thôi!" Tôm thét lớn đáp lại.
Lúc anh ra tới đường cái lớn, nó đã bắt đầu giống như một trường đua ngựa và anh biết những kỵ sĩ nọ hẳn đang hướng tới khu cơ xưởng của Công ty, tại đó sở điện tín nhận được những tin tức quan trọng qua đường dây thép dăng trên các đầu cột. Trong khi ruổi ngựa, một số người gào to, trao đổi với nhau, song dường như họ cũng không biết gì nhiều hơn anh. Đi qua những người da đen và da trắng nghèo chạy bộ, Tôm biết là điều tệ hại nhất đã xảy ra, nhưng tim anh vẫn se lại khi tới khu sửa chữa hỏa xa và trông thấy đám người đông nghịt chen chúc quanh sở điện tín.
Nhảy xuống đất và buộc la xong, anh chạy một vòng rộng quanh đám lộn xộn những người da trắng giận dữ hoa chân múa tay đang nhìn lên những dây điện tín như thể chờ đợi trông thấy một cái gì đến theo đường ấy. Rẽ sang một bên, anh tới chỗ một tốp người da đen và nghe thấy họ đang nói huyên thuyên: "mexừ Lincôn rành là sắp sửa tranh đấu cho chúng ta bi giờ!"... "Rốt cuộc, tuồng như Thượng Đế cũng đến dân nhọ tí chút!"... "Thật không thể ngờ được!"... "Tự do, lậy Chúa, tự do!".
Kéo một ông già sang bên để hỏi, Tôm được biết điều gì đã xảy ra. Quân đội Nam Carôlinơ đang bắn vào pháo đài Xơmtơ của nhà nước Liên bang ở cảng Tsalztơn và hai mươi chín căn cứ khác của nhà nước Liên bang đã bị đánh chiếm theo lệnh của Tổng thống Đevix. Chiến tranh đã thực sự bắt đầu. Ngay cả sau khi Tôm mang tin trở về an toàn trước khi ông chủ về đến nhà, hàng tuần nữa hệ thống truyền tin của người da đen vẫn tràn ngập những thông báo. Sau hai ngày bị vây hãm - họ được biết như vậy - pháo đài Xơmtơ đã đầu hàng, với hai mươi lăm người của cả hai bên bị chết, và hơn một nghìn nô lệ hiện đang xếp bao cát làm công sự chặn các lối vào cảng Tsalztơn. Sau khi báo cho Tổng thống Lincôn rằng ông đừng hòng lấy lính Bắc Carôlinơ, Thống đốc Bắc Carôlinơ Jon Elix giao hàng ngàn lính với súng hoả mai cho quân đội Liên Minh. Tổng thống Đevix kêu gọi tất cả những người da trắng từ mười tám đến ba mươi lăm tuổi tình nguyện chiến đấu ba năm, và hạ lệnh rằng cứ mười nô lệ nam ở bất kỳ đồn điền nào, thì một phải đi làm lao dịch không công phục vụ chiến tranh. Tướng Rôbớt E.li rút khỏi lục quân Mỹ để chỉ huy quân đội Vơjiniơ. Và nghe nói là mọi dinh cơ của chính phủ ở thủ đô Oasinhtơn đều đông nghịt lính vũ trang và đầy những ụ sắt xi măng đề phòng các lực lượng miền Nam xâm lăng.
Trong khi đó, khắp quận Alơmenx, dân da trắng sắp thành từng dãy dài hàng chục người để ghi tên đi chiến đấu. Tôm nghe thấy một xà ích da đen lái xe tải kể rằng ông chủ anh ta đã gọi người gia bộc tin cẩn nhất vào đại sảnh, bảo: "Này anh, bây giờ ta mong anh trông nom bà chủ và bọn trẻ cho đến khi ta trở về, nghe không?". Và một số người da trắng ghé lại chỗ anh đóng móng cho ngựa trước khi đến thị trấn Miben tập họp với số còn lại của "Đại đội Hofilđ" mới thành lập ở quận Alơmenx, để đáp chuyến xe lửa đang đợi đưa họ đến một trại huấn luyện ở Tsalốt. Một xà ích da đen đã đưa ông chủ, bà chủ của mình tới đó để tiễn con trai cả, tả lại cho Tôm nghe cảnh tượng đó: đám phụ nữ khóc thảm thiết, bọn con trai họ thò người khỏi cửa sổ các toa tầu, hò hét loạn xạ, làm rung động cả không khí, nhiều gã hô: "Chúng tôi đi tống cổ bọn chó đẻ Yanki ấy xuống tàu và sẽ về trước bữa điểm tâm!". Tay xà ích nói: "Cậu công tử mặc bộ quân phục mới màu xám, cậu cũng khóc dữ dư ông chủ, bà chủ, rồi họ bắt đầu hôn hít, ôm ghì nhau mãi đến khi cuối cùng họ dư là rứt ra khỏi nhau, đứng ở giữa đường khụt khà khụt khịt. Chả cần phải nói dối làm gì, tui cũng khóc nốt!".
Chú thích
1. Dân hoặc lính Mỹ ở miền Bắc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cội Rễ
Alex Haley
Cội Rễ - Alex Haley
https://isach.info/story.php?story=coi_re__alex_haley