Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cội Rễ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 105
T
ại đồn điền mới, mãi đến chủ nhật sau, khi ông chủ bà chủ Marê cưỡi xe ngựa đi lễ nhà thờ, cả gia đình mới có dịp ngồi lại hàn huyên với nhau.
"Nầy, rành là mẹ không muốn nhận định quá sớm đâu", Matilđa nói, đưa mắt nhìn quanh cả một lượt con cháu. "Dưng mà suốt tuần vừa rồi, mẹ mấy bà chủ Marê chuyện trò khá nhều ở trong nhà bếp trong khi mẹ nấu ăn. Mẹ phải nói rằng bà í mấy ông chủ mới nầy có vẻ là dững người Cơ đốc ngoan đạo. Mẹ cảm thấy dư chúng ta ở đây rồi sẽ khấm khá hơn nhều, trừ cái là bố các con chưa về, mấy lị Bà Nội mấy hai bà già còn ở lại chỗ mexừ Liơ thôi". Một lần nữa nhìn chăm chăm vào mặt các con, bà hỏi: "Vậy chứ bằng vào dững đều tai nghe mắt thấy, các con cảm thấy thế nào?"
Vơjơl nói: "À, mexừ Marê nầy xem chừng chả biết mấy về nghề nông cũng chả có vẻ ông chủ nữa!".
Matilđa ngắt lời: "Ấy là vì họ là người tỉnh thành mở cửa hiệu ở Bơlintơn cho đến khi chú ông í chết, di chúc để lại cho hai vợ chồng cái đồn điền nầy".
Vơjơl nói: "Lần nào nói chuyện mấy con, ông í cũng biểu đang tìm thuê một xú-ba-dăng người da trắng để đôn đốc chúng ta làm việc. Con vẫn biểu ông í rằng không cần phải tiêu phí tền, rằng ông í cần ít nhất là năm sáu lực điền nữa còn hơn một xú-ba-dăng. Con biểu ông í cứ để chúng ta làm thử, chúng ta sẽ độc lực trồng cho ông í dững vụ thuốc lá thật tốt...".
Asfođ xen vào: "Nơi nào có xú-ba-dăng cách-cơ dòm dỏ từng cử động một, là tui không có chịu ở lâu dài!".
Sau khi quắc mắt nhìn Asfođ, Vơjơl nói tiếp: "mexừ Marê nói ông í có đứng quan sát một lúc xem chúng ta làm việc dư thế nào". Anh ngừng một lát. "Con gần dư van ông í mua nốt Lili Xiu mấy cháu bé khỏi mexừ Cari ở đằng í và đưa mẹ con nó về đây. Con biểu ông í là Lili Xiu làm khỏe dư bất kỳ ai. Ông í biểu là để ông í nghĩ xem, cơ mà để mua chúng ta, hai vợ chồng ông í đã phải vay nhà băng một khoản cầm cố ngôi đại sảnh và để ông í xem năm nay bán được bao nhiêu thuốc lá" Vơjơl lại tạm ngừng. "Vì vậy tất cả chúng ta đều phải cố công làm lụng ra trò! Có thể nói dững người da trắng khác đang ý kiến mấy ông í rất nhiều rằng không có người trông coi, bọn nhọ chỉ làm việc nửa vời. Nếu chúng ta để ông í thấy ai lừng khừng chơi rông thì chắc chắn là cuối cùng, chúng ta sẽ có một xú-ba-dăng kèm riết cho mà coi". Vơjơl lại đưa mắt nhìn anh chàng Asfođ mặt sưng mày sỉa và nói thêm: "Thực đấy, tui nghĩ khi nào mexừ Marê phóng ngựa ra chỗ chúng ta làm việc, tui có hò hét mọi người một tí cũng là tốt thôi, cơ mà tất cả cũng hiểu tại sao phải thế".
"Nhất định rồi!" Asfođ nổi đóa, "Tui biết anh mấy một đứa khác nữa, bao giờ cũng cố tỏ vẻ là tên nhọ đặc biệt của ông chủ".
Tôm căng cả người, nhưng kìm được làm như hoàn toàn bỏ ngoài tai lời nhận xét của Asfođ trong khi Vơjơl nhổm nửa người dậy chĩa một ngón tay trỏ sần chai vì lao động ra phía trước: "Nầy, tau bẩu cho mà biết, có cái gì hỏng kiểu là tại ai đó không hòa thuận mấy ai cả! Không khéo mầy có ngày bị lôi thôi to đấy! Nói riêng phần tau thôi, nếu phải tay tau, có người sẽ cho một trong chúng ta đi đứt đấy!".
"Im đi! Cả hai đứa im cái chuyện bí bét í đi!". Matilđa lườm cả hai, rồi nhìn riết vào Asfođ, trước khi xoay đôi mắt khẩn khoản sang Tôm, rõ ràng là tìm cách làm dịu sự căng thẳng đột ngột đó. "Tôm, nhều lần mẹ thấy mầy mấy mexừ Marê trò chuyện ở dưới í trong khi mầy dựng cửa hiệu. Mầy cảm thấy binh tình thế nào".
Chậm rãi, tư lự, Tôm nói: "Con đồng ý là chúng ta ở đây ắt khá khẩm hơn. Dưng mà còn tùy phần lớn ở cách chúng ta lo liệu ra sao. Dư mẹ đã nói, mexừ Marê có vẻ không phải là một người da trắng tầm thường, đê tiện. Con cảm thấy dư anh Vơjơl nói, ông í chỉ phải cái không có mấy kinh nghiệm, thành thử không tin ở chúng ta. Thậm chí hơn thế nữa, con cho rằng ông í sợ chúng ta tưởng ông í dễ dãi cho nên ông í buộc mình hành động và nói năng ra vẻ hắc hơn bẩm tính của ông í, mà do vậy mới có chuyện xú-ba-dăng kia". Tôm ngừng một lát. "Theo ý con, mẹ cứ lựa chiều xoay khiến bà chủ. Còn bọn chúng con cần phải dậy cho ông chủ biết là ông í muốn tốt thì cứ để cho chúng ta yên".
Sau những tiếng thì thào tán đồng, giọng Matilđa rung lên niềm vui trước triển vọng rõ ràng về một tương lai đầy hứa hẹn của gia đình. "Ờ thế, gọn lại, theo dư các con nói, thì chúng ta phải xiết phục mexừ Marê mua nốt Lili Xiu mấy bé Iuriơ nữa. Về phần bố các con thì chúng ta không thể làm gì khác ngoài chờ đợi. Một hôm nào đó ông í lù lù bước vào đây"...
Cười khúc khích, Meri ngắt lời mẹ: "Với chiếc khăn quàng cổ màu xanh phất phơ và chiếc mũ quả dưa đen nghễu nghện trên đầu".
"Cái í thì mày nói rành đúng, con gái ạ", Matilđa mỉm cười với những người khác. Bà nói tiếp: "Cố nhiên, đây là mẹ chưa nói đến chuyện kéo Bà Nội mấy hai bà Xerơ và Malizi về. Mẹ đã được bà chủ Marê hứa giúp chuyện nầy. Mẹ đem hết lời lẽ tả thật mạnh mẽ để bà í thấy tất cả chúng ta đứt ruột đứt gan mà phân ly đôi ngả dư thế nào. Lậy Chúa! Bà chủ cũng khóc dư mẹ! Bà í biểu đừng có ai, kể cả bà í, xin mexừ Marê mua ba bà già cốc đế để làm gì, vô ích, cơ mà bà í hứa chắc dư đanh đóng cột là sẽ xin ông chủ kiếm việc làm mướn cho Tôm, mới cả cho đám trai các con nữa. Cho nên hẵng nhớ đinh ninh trong dạ rằng ở đây chúng ta không phải chỉ làm việc cho một ông chủ mới, chúng ta đang làm việc để cho gia đình ta sum họp trở lại".
Với quyết tâm ấy, cả gia đình bắt tay vào mùa trồng cấy năm 1856, Matilđa ngày càng được cả hai vợ chồng mexừ Marê tin, quý với lòng trung hậu và chân thật hiển nhiên, tài nấu nướng xuất sắc và khả năng nội trợ không chê trách vào đâu được của bà. Ông chủ thấy rõ Vơjơl luôn luôn đôn đốc, thúc dục các em trai, em gái mình để đạt một mùa thuốc lá bội thu. Ông thấy Tôm rõ ràng đã khôi phục lại đồn điền đến một tình trạng đáng thèm muốn, đôi bàn tay tài năng của anh sử dụng những dụng cụ phần lớn là làm lấy, biến những mảnh sắt vụn cũ, vứt đi gỉ nát thành hàng chục nông cụ mới, chắc chắn, cùng với những đồ gia dụng vừa được việc lại vừa có tác dụng trang trí.
Hầu hết các chiều chủ nhật, trừ những buổi chính hai vợ chồng nhà Marê đi đâu đó, các gia đình ở các đồn điền trong vùng thường đến thăm xã giao họ cùng những bạn bè cũ ở Bơlinhtơn, Grehơm, Ho Rivơ, Mibên và các tỉnh khác quanh đấy. Khi đưa khách dạo xem quanh đại sảnh và các sân sướng, vợ chồng Marê bao giờ cũng hãnh diện phô những thí dụ khác nhau về tài nghề của Tôm. Không mấy vị khách, ở trang trại cũng như ở tỉnh, ra về mà không nài ông chủ cho phép Tôm làm hoặc chữa cho họ một cái gì mà mexừ Marê thường sẵn sàng đồng ý. Dần dà, thêm nhiều mặt hàng thửa của Tôm xuất hiện quanh quận Alơmenx, do người nọ truyền mồm người kia quảng cáo cho anh và yêu cầu đầu tiên của bà Marê, là ông chủ kiếm việc làm thuê cho Tôm, trở nên hoàn toàn không cần thiết. Chẳng bao lâu, ngày nào cũng thấy những nô lệ trẻ và già, cưỡi la hoặc đôi khi đi bộ, mang những dụng cụ gẫy hoặc các đồ khác đến cho Tôm chữa. Một số ông chủ hoặc bà chủ phác họa những vật trang trí họ muốn thuê làm để bày ở nhà mình. Hoặc thi thoảng có những khách hàng yêu cầu mexừ Marê viết giấy thông hành cho Tôm cưỡi la đến một số đồn điền khác hoặc thị xã để sửa chữa hoặc sắp đặt thiết bị tại chỗ. Sang năm 1857, ngày nào Tôm cũng làm việc từ mờ sáng đến tối mịt, trừ chủ nhật, toàn bộ khối lượng công việc của anh ít ra cũng ngang với bác Aizêiơ, người đã dạy nghề cho anh. Khách hàng trả tiền cho ông chủ, hoặc tại đại sảnh hoặc khi gặp ông tại nhà thờ với các mức như mười bốn xu một móng đóng cho ngựa, la, hoặc bò, ba mươi bảy xu một cạp vành mới cho bánh xe tải, mười tám xu chữa một chàng nạng hoặc sáu xu mài một lưỡi cuốc. Giá cả cho công việc trang trí do khách hàng thiết kế lấy, được thương lượng đặc biệt, như năm đôla một rèm mắt cáo cho cổng trước, điểm hình lá sồi. Và mỗi cuối tuần mexừ Marê tính toán trả Tôm với tỉ lệ mười xu một đôla trên khoản tiền do việc làm của anh mang lại trong tuần trước. Sau khi cảm ơn ông chủ, Tôm giao số tiền hàng ngày cho bà mẹ Matilđa bỏ vào lọ thủy tinh đem chôn ở những chỗ mà chỉ bà và Tôm biết.
Những trưa thứ bảy, tuần làm việc kết thúc với các thành viên lực điền của gia đình. Kitzi-bé và Meri, nay đã mười chín và mười bảy, nhanh chóng tắm rửa, lấy dây buộc chặt những bím tóc ngắn, loăn xoăn và dùng xáp ống xoa mặt cho đen bóng lên. Rồi mặc những chiếc áo váy vải bông in hoa đẹp nhất, hồ cứng và là phẳng phiu, hai cô chẳng mấy chốc đã thấy xuất hiện ở cửa hiệu rèn, một cô đem đến một bình nước, hoặc có khi là bình "limônách" và cô kia một cái môi bằng vỏ bầu. Sau khi Tôm đã giải khát, hai cô múc từng môi đầy mời cái tốp nhỏ những gã nô lệ chiều thứ bảy nào cũng được chủ sai đến lấy những đồ mà Tôm hẹn sẽ hoàn thành vào cuối tuần. Tôm vừa thinh thích vừa hơi khó chịu nhận thấy những lời chọc ghẹo nhẹ nhàng nhất, vui vẻ nhất của hai em gái mình bao giờ cũng dành cho các chàng trai trẻ đẹp. Một đêm thứ bảy, anh chẳng lấy gì làm lạ khi nghe hóng thấy Matilđa trì triết: "Tau không mù đâu! Tau thấy bọn bay xuống dưới í ngỏng đuôi làm duyên làm dáng giữa bọn lền ông!" Kitzi-bé đáp lại vẻ thách thức: "Phải, mẹ ạ chúng con là lền bà! Chúng con chưa được gặp người lền ông nào ở chỗ mexừ Liơ cả!" Matilđa làu bàu cái gì Tôm nghe không rõ, song anh ngờ rằng thâm tâm bà cũng không phản đối như bà cố làm ra vẻ thế. Điều đó được xác nhận khi, một tháng sau, Matilđa bảo anh: "Tuồng dư anh để cho hai con bé chim chuột ngay dưới mũi anh. Tui nghĩ ít nhất anh cũng phải để mắt xem ngộ nhỡ chúng nó ngoắc nhầm phải dững đứa không ra gì!".
Trước sự ngạc nhiên của cả gia đình, không phải Kitzi-bé vốn đặc biệt "đỏm dáng" mà lại chính cô nàng Meri điềm đạm hơn nhiều là người đầu tiên lặng lẽ thông báo ý muốn "nhảy chồi" với một gã coi chuồng ngựa ở một đồn điền gần làng Mibên. Cô nài nỉ Matilđa: "Con biết mẹ có thể giúp con xiết phục ông chủ bán con với giá phải chăng khi nào ông chủ của Nicôđimơx xin mua, để chúng con được sống mấy nhau, mẹ ạ!". Nhưng Matilđa chỉ ầm ào mơ hồ, làm Meri khóc ròng.
"Lạy Chúa, Tôm ạ, mẹ quả không biết nên dư thế nào nữa!" Matilđa nói. "Cố nhiên, mẹ mừng cho con bé, mẹ thấy nó sung sướng thế cơ mà. Dưng rành mẹ ghét phải thấy có ai trong nhà ta bị bán đi nữa".
"Mẹ nhầm, mẹ ạ. Mà mẹ biết là mẹ nhầm đấy!" Tôm nói. "Con rành chả muốn lấy ai sống ở chỗ khác. Mẹ xem anh Vơjơl đấy. Kể từ khi chúng ta bị bán, anh í đâm ốm vì phải để Lili Xiu ở lại nơi kia!".
"Con giai ạ!", bà nói, "con đừng có nói mấy mẹ về chuyện lấy người nào mà mình chả mấy khi thấy mặt! Hằng bao lần, nhìn các con, mẹ mới biết là mình còn có một người chồng..." Matilđa ngập ngừng. "Dưng mà giở lại chuyện Meri sắp đi, không phải mẹ chỉ nghĩ về nó, mà về tất cả các con. Con làm việc quá nhiều nên mẹ đoán con không để ý, chứ bi giờ vào dững hôm chủ nhật nghỉ việc, chả mấy khi thấy mặt các anh em trai của con ở quanh đây nữa, độc có con mấy Vơjơl thôi. Dững đứa khác đi hết, chim chuột tợn..."
"Mẹ", Tôm sẵng giọng ngắt lời. "Chúng con nhớn nhao cả rồi!"
"Rành là thế!" Matilđa đáp lại. "Mẹ không nhằm vào cái í! Mẹ muốn nói cái gia đình này sắp xé lẻ ra trước gió trước khi chúng ta vun được nó xum họp trở lại!".
Trong một phút im lặng giữa hai mẹ con, Tôm cố nghĩ xem có thể nói được điều gì an ủi, anh cảm thấy ẩn dưới tâm trạng dễ cáu bẳn hoặc những cơn ủ rũ khác thường của mẹ anh gần đây, là cái thời hạn mà đáng lẽ cha anh phải trở về, nay đã qua hàng mấy tháng. Như bà vừa mới nói, bà lại phải sống với sự vắng mặt của chồng.
Tôm bàng hoàng khi Matilđa đột nhiên đưa mắt nhìn anh: "Khi nào con lấy vợ?".
"Bi giờ con chưa nghĩ đến chuyện í..." Bối rối, anh ngập ngừng và chuyển sang chuyện khác. "Con đang nghĩ về chuyện làm sao đưa được bà nội, bà Xerơ và bà Malizi về. Mẹ, hiện chúng ta đã để dành được ước chừng bao nhêu?".
"Không phải ước chừng gì cả! Mẹ nói đích xác cho anh biết! Cộng cả hai đôla bốn xu anh đưa mẹ chủ nhật rồi là tám mươi bảy đôla năm mươi xu".
Tôm lắc đầu: "Con còn phải làm hơn nữa".
"Giá Vơjơl mấy bọn nó góp thêm vào nữa".
"Không thể trách họ được. Việc đồng áng làm mướn thật khó kiếm, vì phần lớn các ông chủ cần thuê mướn người đều gọi đám nhọ tự do, các cha này làm chết thôi để kiếm hăm nhăm xu một ngày, không có thì chết đói. Rành là con phải làm nhều hơn thôi! Bà Nội, bà Xerơ và bà Malizi, tất cả đều già tợn rồi!".
"Bà Nội bi giờ quãng bảy mươi, còn bà Xerơ mấy bà Malizi thì ngót tám mươi rồi".
Một ý nghĩ bất chợt đến với Matilđa nét mặt bà bỗng có vẻ xa vời. "Tôm, con có biết mẹ chợt nghĩ đến cái gì không? Bà Nội thường kể cụ thân sinh ra bà là người Phi, cụ ghi nhớ tuổi mình bằng cách bỏ dững hòn sỏi vào trong vỏ một quả bầu. Con có nhớ là bà nói thế không?".
"Vâng, nhất định là con nhớ chứ". Anh dừng một lát. "Không biết bi giờ, cụ bao nhêu tuổi nhỉ?".
"Mẹ không nghe nói, chí ít cũng là theo sự nhớ của mẹ". Một vẻ bối rối lộ trên mặt bà. "Còn tùy là mình nói về thời kỳ nào. Khi Bà Nội Kitzi bị bán đi khỏi cụ mấy cụ bà, thì cụ tuổi này, rồi khi Thượng đế gọi cụ về chầu, thì cụ lại tuổi khác…". Bà ngần ngừ. "Con biết đấy, bà nội sắp bảy mươi, thì cụ ắt chết đã lâu rồi. Cả cụ bà nữa cũng vậy. Tội nghiệp linh hồn các cụ!".
"Phải…" Tôm nói, vẻ trầm tư. "Đôi khi con cứ tự hỏi không biết hình dáng các cụ ra sao. Cứ nghe kể về các cụ hoài!"
Matilđa nói: "Mẹ cũng thế, con giai ạ". Bà rướn thẳng người trong chiếc ghế tựa. "Dưng mà lại nói về bà nội, bà Xerơ và bà Malizi, đêm nào mẹ cũng quỳ gối xin Thượng đế ở bên các bà và mẹ cầu nguyện là hôm nào đó, bố con tới đây, tền đầy túi và mua các bà về". Bà cười rạng rỡ. "Một buổi sáng, chúng mình ngước nhìn lên, thấy cả bốn người tự do dư chim trời!".
"Đó rành là một cảnh tượng đáng nhìn!" Tôm nhoẻn miệng cười.
Một sự im lặng buông xuống giữa hai mẹ con, mỗi người chìm vào những ý nghĩ riêng. Tôm đang suy tính rằng bây giờ là một thời điểm và không khí thuận lợi hơn lúc nào hết để anh tâm sự với mẹ về một điều mà anh đã thận trọng giữ kín, không để lộ cho ai biết, song xem ra bây giờ đang có chiều hướng phát triển.
Anh dùng một câu hỏi lúc trước của Matilđa để đưa đà: "Mẹ à, ban nãy mẹ đã hỏi con có khi nào nghĩ đến chuyện lấy vợ, phải không ạ?"
Matilđa rướn người phắt dậy, mặt rạng rỡ và mắt sáng lên: "Phải, con giai ạ!".
Tôm những muốn tự đá mình vì tội đã khơi vấn đề lên. Anh gần như đau đớn tìm cách tiếp tục như thế nào. Rồi rắn rỏi: "À, coi dư con gặp một cô gái và chúng con đã chuyện trò tí ti…"
"Lạy Chúa lòng lành, Tom! Ai vậy!"
"Chả phải ai mẹ quen biết đâu! Tên cô í là Airin. Một số người gọi là Rini. Là người của mexừ Eđuyn Hâut làm ở trong đại sảnh của họ..."
"Cái mexừ Hâut giàu bự mà ông chủ, bà chủ biểu có cái nhà máy bông ở thung Alơmenx í à?"
"Vâng..." Vẻ mặt Tôm có phần giống như vẻ mặt một chú bé bị bắt quả tang ăn vụng bánh.
"Lậy Chúa!" Một vẻ tươi hơn hớn lan khắp mặt mày Matilđa. Cuối cùng, rồi mèo cũng bắt được chuột! Bật dậy, đột ngột ôm chầm lấy cậu con trai đang lúng túng, bà sôi nổi nói: "Mẹ rất mừng cho con, Tôm ạ, rành là mừng!".
"Khoan! Khoan đã, mẹ!". Gỡ ra, anh vẫy tay cho bà trở lại ghế ngồi. "Con chỉ biểu là chúng con mới chuyện trò thôi mà!".
"Nhỏ nầy, con là đứa con kín miệng nhất của mẹ khi con thở hơi đầu tiên! Nếu con thừa nhận đến mức đã gặp một đứa con gái, thì mẹ biết là con có gì hơn thế nữa!".
Anh gần như lừ mắt với mẹ. "Con không muốn mẹ thì thào gì mấy ai đâu, mẹ nghe con đấy chứ?".
"Mẹ biết ông chủ sẽ mua nó cho con, nhỏ ạ! Kể thêm về nó cho mẹ nghe đi, Tôm!" Biết bao điều ập đến trong đầu Matilđa dồn dập đến nỗi trào cả ra... tận trong cùng tâm trí bà lóe lên hình ảnh những chiếc bánh ngọt ngày cưới mà bà sẽ bỏ vào lò...
"Muộn rồi con phải về..." Nhưng bà nhanh chân ra cửa trước anh. "Mẹ rất sung sướng sắp có người thành đôi thành lứa mấy các con! Con là đứa cưng nhất của mẹ!" Đã lâu Tôm mới thấy mẹ cười hồ hởi sung sướng như thế. "Mẹ đoán về già, rồi mẹ cũng giống bà nội Kitzi, chỉ mong có thêm cháu!" Tôm đi lướt qua, ra đến ngoài còn nghe thấy bà nói: "Mẹ còn sống khá lâu, thậm chí có thể trông thấy một số chắt nội, chắt ngoại, chưa chừng!".
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cội Rễ
Alex Haley
Cội Rễ - Alex Haley
https://isach.info/story.php?story=coi_re__alex_haley