Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Truy Tìm Sự Thật
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 78
Đ
ến lúc này cả thế giới đã tin rằng Trung Quốc đứng sau chiến dịch Hiểm họa đỏ vì những lý do chưa giải mã được, còn Nga đã xoá sạch Công ty Phượng hoàng để trả đũa. Và mặc cho cả phía Bắc Kinh và Moscow đưa ra bao nhiêu tuyên bố phủ nhận, lòng tin ấy không hề lay chuyển.
Bây giờ ở khắp mọi nơi, kể cả trên mạng và trên các trang viết, đều xuất hiện các giả thuyết rất chi tiết lý giải vì sao Trung Quốc lại làm một việc như thế, từ việc muốn thế giới quay lưng với quốc gia duy nhất ở châu Á là đối thủ thực sự cả về kinh tế và quân sự với Trung Quốc trên con đường trở thành bá chủ thế giới, cho tới những mối lo ngại ở Bắc Kinh rằng việc Nga trở lại chế độ độc tài tạo nên mối đe doạ thực sự đối với sự ổn định trong khu vực. Nhưng làm thế nào mà việc khiến Nga trở nên hung dữ và nguy hiểm hơn có thể loại bỏ mối đe doạ đó? Đây vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng khi người ta đã đủ muốn tin vào điều gì đó, sự thật và logic chẳng bao giờ ngăn được họ.
Dù lý do có là gì đi nữa, điều hoàn toàn đúng là bây giờ cả hai đang lên gân cốt. Hai nước có đường biên giới chung rất dài ở phía đông Mông Cổ, cùng một phần nhỏ nằm giữa Kazakhstan và Mông cổ.
Các đơn vị quân đội của Nga được thiết giáp và không quân yểm trợ đang triển khai ở cả hai vùng đó. Còn có tin đồn rằng theo kế hoạch đánh chiếm Trung Quốc, Gorshkov muốn đi thẳng qua đất Mông cổ, như thế đường tới Bắc Kinh sẽ gần hơn nhiều dù có thể gây ra một số vấn đề về chính trị và địa lý. Hiểu quá rõ điều ấy, người Trung Quốc đã dựng những bức tường bằng người và phương tiện ở các điểm trên. Vậy nhưng không có vẻ chiến tranh sắp nổ ra. Trên thực tế, cả hai nước đều biết rõ rằng một cuộc chiến như vậy sẽ dẫn đến kết cục cả hai cùng thua do tiềm lực ngang ngửa nhau. Song dù không có tuyên bố chính thức nào, người ta đều tin rằng cả Trung Quốc và Nga đều đã ký hợp đồng dài hạn với một tập đoàn quốc phòng giấu tên nhằm trang bị các loại vũ khí mới, để nếu vài năm nữa chiến tranh nổ ra thực sự, bên này có thể xoá sổ bên kia một cách hết sức chóng vánh.
Phản ứng trước những diễn biến ấy, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đều làm cùng một việc - tái vũ trang. Luôn thoải mái công khai ý định, Lầu Năm góc tuyên bố rằng nhờ có vị thế hơn hẳn nhiều nhà thầu quân sự lớn khác, công ty Ares đã được trao một loạt hợp đồng không cần qua đấu thầu vốn được chuẩn bị từ lâu nay nhằm xây dựng lại các sư đoàn tăng và pháo binh, nâng cấp hạ tầng hệ thống điện tử thu thập thông tin tình báo, cơ cấu lại hệ thống phòng thủ tên lửa, tái trang bị nhiều tàu sân bay, các tàu ngầm mang tên lửa đường đạn, các tàu khu trục, sản xuất vài ngàn xe thiết giáp chở quân cùng nhiều loại xe khác, nâng cấp máy bay chiến đấu Rapstor gần như mới tinh nhưng rõ ràng đã lạc hậu. Theo tuyên bố của Lầu Năm góc, chỉ có công ty Ares đặt trụ sở ở Mỹ - đơn vị sản xuất thực sự của hầu hết những thứ vũ khí ấy, với trình độ cao và khả năng quản lý trên phạm vi toàn cầu - mới có thể thực hiện khối lượng công việc lớn như vậy đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của quân đội Mỹ.
Một nguồn tin trong bộ quốc phòng Mỹ nói: "Điều đó sẽ đảm bảo quân đội Mỹ duy trì vị trí lực lượng chiến đấu số một thế giới trong vài thập kỷ tới".
Dự luật thông qua các khoản chi cho toàn bộ việc trên được Quốc hội nhanh chóng thông qua, sau đó Tổng thống ký phê chuẩn nhanh không kém.
Theo nhiều báo, một nguồn tin yêu cầu giấu tên (bởi ông ta không được phép cung cấp thông tin mình đưa ra) cho biết rằng các hợp đồng với Ares kéo dài tám năm và ngốn gần một ngàn tỷ đô-la của người đóng thuế. Việc này sẽ đẩy chi phí quân sự hàng năm của Mỹ lên hơn tám trăm tỷ đô-la, thậm chí vượt cả chi cho an sinh xã hội và khiến đây trở thành khoản chi ngân sách lớn nhất từ trước tới nay. Nhưng may mắn là về mặt kỹ thuật; khoản chi này lại không làm tăng thâm hụt ngân sách và món nợ quốc gia khổng lồ bởi một vài quan chức ma cáo - được sự hỗ trợ của các nghị sĩ xảo quyệt tương đương - đã có được khoản chi ấy bằng cách thông qua dự luật chi bổ sung mà về mặt kỹ thuật không tính vào ngân sách chính thức. Mà ở Washington, kỹ thuật là tất cả những gì đáng quan tâm.
"Vậy là thế hệ sau có thể lo lắng về thực tế", đó là lời nhận xét của một chính trị gia trong cuộc yêu cầu giấu tên - chứng tỏ vẫn muốn tiếp tục làm chính trị gia trong cuộc.
Sau khi ký dự luật chi cho quốc phòng tại một buổi lễ hoành tráng ở Nhà Trắng, trong buổi họp báo, tay tổng thống vốn đang đối mặt với khả năng khó được bầu lại do bị chỉ trích vì mềm yếu trước Nga đã tuyên bố với những lời lẽ hùng hồn nhất: "Bây giờ bất kỳ kẻ nào tìm cách gây hại cho những lợi ích của nước Mỹ sẽ thấy rằng chúng ta đã cực kỳ sẵn sàng thực hiện bất kỳ điều gì cần thiết để bảo vệ mình một cách hữu hiệu nhất, cầu Chúa tiếp tục phù hộ nước Mỹ". Ngay lập tức tỷ lệ ủng hộ ông ta trong cuộc thăm dò dư luận sau đó tăng mười một phần trăm. Chẳng có gì khiến giúp giành sự ủng hộ của cử tri bằng trò đe doạ cả.
Tập đoàn Ares khởi động chiến dịch quảng cáo đã được chuẩn bị công phu, trau chuốt nhiều tháng trước đó. Chiến dịch này không nói tới các hợp đồng hay những đồng đô-la có liên quan. Việc ấy bị công ty quảng cáo hàng đầu New York xây dựng nên thông điệp của Ares chê là quá thô thiển. Người đọc lời dẫn chỉ nói: "Nước Mỹ và tập đoàn Ares. Khi bên nhau, chúng ta bất khả chiến bại". Đó quả là một tuyên bố thực sự, thông điệp ẩn sau đó quá rõ ràng: Ares đã đặt mình ở vị thế ngang bằng với siêu cường duy nhất còn lại của thế giới. Tiếp sau thông điệp ngắn và đơn giản trên là những thước phim đen trắng kiểu cổ điển quay máy bay đang vần vũ, xe tăng lăn bánh, thuyền rẽ nước và một trung đội lính đang diễu binh. Tất cả khớp với giai điệu của một bài hát rất thịnh hành.
Người ta nói rằng nhóm người trước đây được tập trung để đánh giá tác động của đoạn phim quảng cáo đối với cảm xúc người xem đã khóc ngay trên ghế. Dân trong giới làm quảng cáo rỉ tai nhau rằng đó là khoản năm mươi triệu đô-la có hiệu quả nhất mà Nicolas Creel từng tiêu.
Mọi thứ diễn ra hoàn toàn đúng với kế hoạch do Creel và Pender vạch ra.
Tất cả, trừ một cú xóc nhỏ trên đường hoá ra chỉ làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.
Vào lúc nửa đêm giờ Mông cổ, một viên tướng mặt trận của Nga nhận được một loạt mệnh lệnh rối rắm về việc thực hiện cuộc tấn công mang tính thăm dò nhằm vào Trung Quốc, vốn là một tay chỉ huy hăng hái chưa bao giờ chứng kiến cảnh chiến đấu thực tế, cá nhân lại ghét tất cả những gì liên quan tới Trung Quốc, ngay lập tức ông ta ra lệnh thực hiện cuộc tấn công thăm dò ấy mà chẳng yêu cầu xác nhận từ cấp trên. Các họng pháo của lực lượng dưới quyền vị tướng này gầm lên nã đạn vào các mục tiêu đã xác định trước trong khi trên trời, những chiếc MiG lao vào không phận Trung Quốc. Những chiếc MiG ấy nhanh chóng gặp các máy bay tiêm kích của Trung Quốc mà thật trớ trêu cũng là máy bay dòng MiG đã được Trung Quốc cải tiến một cách hợp pháp theo sự cho phép của Nga từ trước. Vậy là về bản chất, các phi công của hai phía đều sử dụng một loại máy bay. Do cân bằng như thế, trận không chiến dẫn tới kết quả hoà, mỗi bên mất hai máy bay.
Phía Trung Quốc, hơi mất thể diện vì bị Nga nện một cú giữa mặt, ngay lập tức phản công. Trong sáu giờ đồng hồ sau đó, quân hai bên nã vào nhau tất cả những gì họ có.
Khi vụ việc kết thúc, ngoài số máy bay đã rơi, trận "thăm dò" dẫn tới hậu quả một thị trấn nông thôn Trung Quốc bị san bằng, hai ngàn dân thường thiệt mạng. Mười xe tăng, hai mươi xe bọc thép chở quân, bốn mươi pháo và chín trăm quân nhân Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến đấu khi một triệu loạt đạn các loại của Nga rơi xuống đầu - dù số đạn trượt mục tiêu lớn hơn rất nhiều số đạn bắn trúng.
Bên phía Nga, sáu trăm dân thường chẳng may kẹt giữa hai phe bỏ mạng, phần lớn vẫn còn nằm trên giường khi đạn rơi trúng nhà. Ngoài mất mát ấy còn có tám xe tăng nổ tung, sáu trực thăng bị bắn hạ, mười hai xe bọc thép chở quân bẹp dí, bốn trăm mười hai quân lìa đời, cả một khẩu đội pháo bốc hơi khi một loạt rốc-ket bắn trực tiếp làm cháy kho xăng gần đó. Một chi tiết ngoài lề khá thú vị là tổn thất trên gồm cả tính mạng của viên tướng Nga đã châm ngòi cho mọi việc từ đầu dựa trên các mệnh lệnh mà khi xác minh thêm mới rõ rằng lẽ ra viên tướng trên chỉ tiến hành cuộc tấn công như vậy trong trường hợp bị tấn công trước.
Thực ra đó là vấn đề liên quan đến chi tiết, có vẻ là thế.
Hai đội quân thở không ra hơi và còn choáng váng vì đạn pháo rút về các vị trí của mình để tổ chức lại và xem chuyện quái quỷ gì vừa xảy ra.
Nếu đây đã là khởi đầu của Thế chiến thứ ba, thực sự đó là khởi đầu thật gở.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Truy Tìm Sự Thật
David Baldacci
Truy Tìm Sự Thật - David Baldacci
https://isach.info/story.php?story=truy_tim_su_that__david_baldacci