Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Ăn Cầu Nguyện Yêu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 81
T
ôi không biết ông thầy mo của mình bao nhiêu tuổi. Tôi đã hỏi ông, nhưng ông không chắc. Tôi nhớ hình như khi còn ở đây hai năm trước, người phiên dịch đã nói rằng ông tám mươi. Nhưng mới đây Mario hỏi ông bao nhiêu tuổi và Ketut nói, “Có lẽ sáu mươi lăm, không chắc.” Khi tôi hỏi ông sinh năm nào, ông nói không nhớ lúc ra đời. Tôi biết khi người Nhật chiếm đóng Bali trong Thế chiến thứ Hai thì ông đã trưởng thành, vậy là bây giờ ông khoảng tám mươi tuổi. Nhưng khi ông kể cho tôi câu chuyện làm cháy cánh tay thời còn trẻ, và tôi hỏi ông chuyện đó xảy ra vào năm nào, ông nói, “Tôi không biết. Có lẽ 1920.” Nếu ông khoảng hai mươi tuổi vào năm 1920, vậy giờ ông là bao nhiêu tuổi? Có lẽ một trăm lẻ năm? Nên giờ chúng tôi có thể ước chừng là ông đâu đó từ sáu mươi đến một trăm lẻ năm tuổi.
Tôi cũng đã nhận thấy ước lượng tuổi của ông thay đổi theo ngày, dựa theo cảm nhận của ông. Khi ông đã thật sự mệt, ông sẽ thở dài và nói, “Có lẽ hôm nay là tám mươi lăm rồi.” Nhưng khi cảm thấy vui vẻ hơn ông sẽ nói, “Tôi nghĩ hôm nay mình sáu mươi tuổi.” Có lẽ đây là một cách phỏng đoán tuổi hay hơn bất kỳ cách nào – anh cảm thấy mình bao nhiêu tuổi? Thật ra, còn gì quan trọng nữa? Dù vậy, tôi luôn cố hình dung ra. Một buổi chiều tôi trở nên thật sự giản dị và chỉ hỏi, “Ketut – sinh nhật ông khi nào?”
“Thứ Năm,” ông đáp.
“Thứ Năm này à?”
“Không. Không phải thứ Năm này. Một thứ Năm.”
Đây là một khởi đầu tốt... nhưng còn có thông tin nào khác nữa không? Một thứ Năm vào tháng nào? Vào năm nào? Không thể biết được. Dù sao, ở Bali ngày trong tuần ta ra đời quan trọng hơn năm, đấy là lý do dù Ketut không biết mình bao nhiêu tuổi, ông vẫn có thể cho tôi biết là thần đỡ đầu của trẻ con sinh vào thứ Năm là Shiva Kẻ Hủy diệt, và rằng ngày đó có hai linh hồn thú dẫn dắt – sư tử và cọp. Cây chính thức của trẻ con sinh vào ngày thứ Năm là cây đa. Con chim chính thức là chim công. Một người sinh vào ngày thứ Năm thì luôn nói trước, ngắt lời tất cả mọi người khác, có thể hơi hung hăng, thường đẹp trai (“một thằng ăn chơi hay con ăn chơi” theo từ của Ketut) nhưng có một tính cách chung là dứng đắn, với một trí nhớ xuất sắc và một khát khao giúp đỡ người khác.
Khi bệnh nhân Bali của ông đến vì những vấn đề sức khỏe hay kinh tế hay quan hệ trầm trọng, ông luôn hỏi họ sinh vào ngày nào trong tuần, để pha chế những câu cầu nguyện và thuốc men đúng để giúp họ. Vì đôi khi, theo Ketut nói, “Người ta bệnh vì ngày sinh” và cần một chút điều chỉnh tử vi để đưa họ trở lại cân bằng. Mới đây có một gia đình trong vùng đã dẫn dắt đứa con trai út đến gặp Ketut. Đứa bé có lẽ bốn tuổi. Tôi hỏi vấn đề là gì vậy và Ketut diễn giải là gia đình lo lắng về “vấn đề với thằng nhỏ rất hung hăng này. Nó không chịu nghe lời. Cư xử không tốt. Không chú ý. Mọi người trong nhà mệt mỏi vì thằng bé. Ngoài ra, đôi khi thằng bé này còn bị chóng mặt ghê lắm.”
Ketut hỏi cha cậu bé ông có thể bồng cậu bé chốc lát không. Họ để thằng bé vào lòng Ketut và cậu bé ngã người dựa vào ngực ông thầy mo già, thoải mái, không sợ hãi. Ketut giữ nó dịu dàng, đặt lòng bàn tay lên trán đứa bé, nhắm mắt. Rồi ông đặt lòng bàn tay lên bụng bé, lại nhắm mắt. Ông mỉm cười và nói nhẹ nhàng với đứa bé suốt lúc đó. Việc kiểm tra kết thúc nhanh chóng. Ketut trả đứa bé lại cho bố mẹ nó, và họ ra về ngay sau đó với toa thuốc và một ít nước thiêng. Ketut bảo tôi ông đã hỏi bố mẹ cậu bé về những chi tiết lúc sinh ra của cậu và đã phát hiện ra cậu bé ra đời dưới một ngôi sao xấu và vào ngày thứ Bảy – một ngày sinh chứa các sức mạnh thiên nhiên là những linh hồn xấu tiềm tàng, như hồn ma, hồn cú, hồn gà trống (khiến cậu bé hay đánh đấm) và hồn bù nhìn (gây ra chứng chóng mặt của cậu bé).
Nhưng không phải chỉ toàn chuyện xấu. Vì ra đời vào ngày thứ Bảy, và người ta có thể làm cho những linh hồn này mạnh mẽ thêm. Có thể phải thực hiện một loạt cúng bái và cậu bé sẽ trở lại cân bằng.
“Tại sao ông đặt tay lên trán và bụng thằng bé?” tôi hỏi. “Ông kiểm tra xem có sốt không à?”
“Tôi kiểm tra não của nó,” Ketut nói. “Để xem trong tâm trí có linh hồn ác không.”
“Loại linh hồn ác nào?”
“Liss,” ông nói. “Tôi là người Bali. Tôi tin tà thuật. Tôi tin những linh hồn ác từ các dòng sông hiện lên và hại người.”
“Cậu bé có linh hồn ác không?”
“Không. Nó chỉ bệnh ở ngày sinh. Gia đình nó sẽ cúng thần. Sẽ ổn thôi. Còn cô, Liss? Cô có thực hành thiền Bali mỗi đêm không? Giữ tâm và trí sạch sẽ không?”
“Hàng đêm,” tôi hứa.
“Cô học mỉm cười ngay cả trong gan chứ?”
“Ngay cả trong gan tôi, Ketut. Cười toe toét trong gan mình.”
“Tốt. Nụ cười này sẽ biến cô thành một phụ nữ xinh đẹp. Nó sẽ cho cô quyền năng để rất xinh đẹp. Cô có thể dùng quyền năng này – quyền năng xinh đẹp! – để có cái cô muốn trong cuộc đời.”
“Quyền năng xinh đẹp!” tôi lặp lại cụm từ, thích thú. Như một con búp bê Barbie thiền. “Tôi muốn quyền năng xinh đẹp!”
“Cô cũng còn thiền Ấn Độ nữa chứ?”
“Mỗi sáng.”
“Tốt. Đừng quên Yoga của mình. Có ích cho cô. Tiếp tục thực hành hai loại thiền - Ấn Độ và Bali sẽ tốt cho cô. Hai cái khác nhau, nhưng đều tốt như nhau. Như nhau. Tôi nghĩ về tôn giáo, đa số chúng đều khá giống nhau.”
“Không phải ai cũng nghĩ vậy, Ketut. Một số người muốn tranh luận về Thượng Đế.”
“Không cần thiết,” ông nói. “Tôi có một ý kiến hay, ví dụ cô gặp ai đó từ tôn giáo khác và ông ta muốn tranh luận về Thượng Đế. Ý kiến của tôi là, cô lắng nghe tất cả những gì người này nói về Thượng Đế. Đừng bao giờ tranh cãi về Thượng Đế với hắn ta. Điều tốt nhất cần nói là, “Tôi đồng ý với anh.” Rồi cô về nhà, cầu nguyện điều cô muốn. Đây là ý kiến của tôi để người ta có hòa bình về tôn giáo.”
Ketut lúc nào cũng hếch cằm. Tôi để ý, đầu ông hơi ngả về sau, vừa thách đố vừa thanh lịch cùng một lúc. Như một ông vua già tọc mạch, ông nhìn cả thế giới qua mũi mình. Da ông bóng láng, nâu vàng. Ông gần như hói trụi, nhưng bù lại có cặp lông mày dài và rậm một cách khác thường trông cứ như chúng háo hức muốn bay. Trừ mấy cái răng sún và cánh tay phải cháy thành sẹo, ông có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Ông bảo tôi ông đã từng là một diễn viên múa khi còn trẻ, trình diễn trong các nghi lễ đền thờ, và rằng hồi đó ông đẹp đẽ. Tôi tin điều đó. Ông chỉ ăn một bữa mỗi ngày – một đĩa cơm Bali điển hình giản dị với thịt vịt hay cá. Ông thích uống một tách cà phê với đường mỗi ngày, chủ yếu chỉ để ghi dấu sự kiện là ông có thể lo nổi cà phê và đường. Các bạn nữa, cũng có thể sống đến một trăm lẻ năm tuổi với chế độ ăn như vậy. Ông giữ cơ thể khỏe mạnh, ông nói, bằng thiền mỗi đêm trước khi ngủ và bằng cách rút năng lượng lành mạnh của vũ trụ vào trong trung tâm của mình. Ông nói cơ thể con người được cấu tạo bằng chỉ năm yếu tố của toàn thể sáng tạo – nước (apa), lửa (tejo), gió (bayu), hư không (akasa) và đất (pritiwi) – và tất cả những gì ta phải làm là tập trung vào hiện thực này khi thiền, ta sẽ tiếp nhận được năng lượng từ tất cả các nguồn này và ta sẽ mạnh mẽ. Để chứng minh tai nghe thành ngữ tiếng Anh thỉnh thoảng rất chính xác của mình, ông nói, “Tiểu vũ trụ trở thành đại vũ trụ. Ta – tiểu vũ trụ - sẽ trở thành giống như vũ trụ - đại vũ trụ.”
Hôm nay ông rất bận rộn, bệnh nhân Bali xếp chật chứng khắp sân như nêm cối, tất cả họ đều bế trẻ con và mang đồ lễ trong lòng. Khách của ông là nông dân, doanh nhân, những ông bố và những cụ bà. Có những ông bố bà mẹ có con nhỏ không tiêu hóa được, và những ông già bị những lời nguyền tà yểm độc. Có những người đàn ông trẻ đảo điên trong sân hận và thú tính, rồi những người đàn bà trẻ tìm bạn trăm năm trong khi trẻ con chịu đựng rên la vì chứng phát ban. Tất cả đều mất cân bằng; tất cả đều mất cân bằng; tất cả đều phục hồi lại thăng bằng.
Thế nhưng tâm trạng mọi người trong sân nhà Ketut luôn là sự kiên nhẫn tuyệt đối. Đôi khi người ta phải chờ trong ba giờ đồng hồ Ketut mới hở tay chăm sóc họ, nhưng họ không bao giờ có chuyện, ngay cả giậm chân hay trợn mắt vì bực tức. Cũng đặc biệt nữa là cách bọn trẻ chờ, tựa mình vào những bà mẹ xinh đẹp của chúng, nghịch ngón tay của mình cho qua thời gian. Về sau tôi luôn thấy buồn cười vì hóa ra chính những đứa bé yên tĩnh này được đưa đến gặp Ketut vì bố mẹ thấy đứa trẻ “quá hư” và cần chữa trị. Cô gái nhỏ ấy sao? Cô bé ba tuổi đã ngồi yên dưới mặt trời nóng ran trong bốn giờ liền, không than phiền cũng không có đồ ăn vặt hay đồ chơi đó ư? Bé mà hư ư? Ước gì tôi có thể nói, “Mọi người ơi – mọi người muốn thấy sự hư đốn à, tôi sẽ dẫn mọi người tới Mỹ, chỉ cho mọi người thấy những đứa trẻ sẽ khiến mọi người tin vào Ritalin[39].” Nhưng chỉ vì ở đây có một chuẩn mực khác về hạnh kiểm ở trẻ con.
Ketut chữa trị tất cả bệnh nhân một cách ân cần, hết người này sang người khác, dường như không bận tâm thời gian trôi qua mà chú tâm đến tất cả mọi người đúng theo cái họ cần không kể là ai đang đợi để được chăm sóc tiếp theo. Ông bận đến nỗi thậm chí không ăn bữa trưa duy nhất của mình mà cứ ngồi lì ở hiên, vì lòng tôn kính với Thượng Đế và tổ tiên mình mà ngồi đó hàng giờ liên tục, chữa trị cho tất cả mọi người. Đến tối, mắt ông trông mệt mỏi như mắt của một bác sĩ phẫu thuật ở trận địa trong Nội chiến. Bệnh nhân cuối cùng của ông trong ngày là một người đàn ông Bali trung niên có rắc rối nặng khi than phiền là ông đã không ngon giấc hàng tuần rồi; ông bị ma ám, ông nói, bởi một ác mộng bị “chết đuối ở hai dòng sông cùng một lúc.”
Cho đến chiều nay, tôi vẫn không rõ vai trò của mình trong đời Ketut là gì. Mỗi ngày tôi đã hỏi ông có thật sự chắc ông muốn tôi ở cạnh không, và ông cứ khăng khăng là tôi phải tới và ở cạnh ông. Tôi cảm thấy có lỗi vì đã chiếm quá nhiều thời gian trong ngày của ông ấy, nhưng ông luôn có vẻ thất vọng khi tôi ra về vào cuối mỗi buổi chiều. Tôi chẳng thật sự dạy ông tiếng Anh gì cả. Tiếng Anh ông đã học chẳng biết từ bao nhiêu thập kỷ trước rồi giờ đã ăn sâu vào trí ông đến nỗi không còn nhiều chỗ trống để sửa sai hay thêm từ mới. Tôi chỉ có thể làm được mỗi một điều là dạy ông nói, “Nice to see you,” khi tôi đến thay vì “Nice to meet you”.
Tối nay, khi bệnh nhân cuối cùng của ông về và Ketut mệt lử, trông già đi vì phục vụ mệt mỏi, tôi hỏi ông giờ tôi có nên đi và để ông được chút riêng tư không, ông đáp, “Tôi luôn có thời gian cho cô.” Rồi ông yêu cầu tôi kể ít chuyện về Ấn Độ, về Mỹ, về Ý, về gia đình tôi. Đó là khi tôi nhận ra mình không phải là thầy tiếng Anh của Ketut, cũng không đúng là học trò lý thuyết của ông, mà tôi là niềm vui nhỏ mọn nhất và giản dị nhất của ông thầy mo già này – tôi là bầu bạn của ông ấy. Tôi là ai đó để ông có thể trò chuyện vì ông thích nghe về thế giới mà ông không có nhiều cơ hội nhìn thấy.
Trong những giờ chúng tôi cùng nhau bên hiên nhà, Ketut hỏi tôi những câu hỏi về mọi thứ từ giá xe ở Mexico đến nguyên nhân bệnh AIDS. (Tôi cố gắng với cả hai chủ đề, dù tôi tin có những chuyên gia có thể trả lời cụ thể hơn.) Trong đời mình Ketut chưa bao giờ ra khỏi đảo Bali. Thật sự, ông có rất ít thời gian rời khỏi cái hiên. Đã có lần ông đi hành hương đến núi Agung, ngọn núi lửa lớn nhất và quan trọng nhất về tâm linh ở Bali, nhưng ông nói năng lượng ở đó mạnh mẽ đến nỗi chắc chắn là ông không thể thiền vì sợ mình có thể bị ngọn lửa thiêng thiêu rụi. Ông đến các đền thờ vào các dịp nghi lễ lớn quan trọng và ông được các nhà hàng xóm mời tiến hành đám cưới hay các nghi thức vòng đời, nhưng phần lớn thời gian ta có thể tìm thấy ông ở đây, ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu tre, bao quanh là những từ điển y khoa toàn thư bằng lá cọ của ông cố, chăm sóc cho mọi người, xoa dịu những con quỷ và thỉnh thoảng thưởng cho mình một tách cà phê với đường.
“Tối qua tôi có một giấc mơ về cô,” hôm nay ông bảo tôi. “Tôi mơ thấy cô đạp xe đạp đi bất kỳ nơi đâu.”
Vì ông dừng, tôi gợi ý sửa một lỗi văn phạm. “Ý ông là ông có một giấc mơ là tôi đang đạp xe đạp khắp nơi?”
“Đúng! Tối qua tôi mơ thấy cô đạp xe đạp đi bất kỳ nơi đâu và khắp nơi. Trong giấc mơ tôi thấy cô rất vui vẻ! Khắp thế giới, cô đạp xe đạp. Và tôi đi theo cô!”
Có lẽ ông ấy ước ông có thể...
“Có lẽ ngày nào đó ông có thể đến thăm tôi ở Mỹ, Ketut,” tôi nói.
“Không thể, Liss.” Ông lắc đầu, vui vẻ chấp nhận số phận mình. “Không có đủ răng để đi máy bay.”
12
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Ăn Cầu Nguyện Yêu
Elizabeth Gilbert
Ăn Cầu Nguyện Yêu - Elizabeth Gilbert
https://isach.info/story.php?story=an_cau_nguyen_yeu__elizabeth_gilbert