Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Z.28
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Z.28 Đêm Cuối Cùng Của Tử Tội - Chương 9: Chiếc Chìa Khóa Bí Mật
V
ăn Bình vòng vào đại lộ Lý Thường Kiệt rồi lái từ từ ra vườn hoa Cửa Nam.
Chương trình đêm nay của chàng tạm xong, chàng định trả xe rồi về phòng kéo một giấc ngủ đến sáng. Tiếng máy êm ái của chiếc Moskwich làm chàng bằng lòng. Mặc dầu có bốn máy và 1358 phân khối, và bốn tốc lực như chiếcc Simca của Pháp, chiếc Moskwich của Z.62 lại chạy rất nhanh như xe đua.
Đến trước cửa hàng mậu dịch quốc doanh ở vườn hoa, chàng đậu lại, cất chìa khóa công-tắc xuống dưới chân, sửa soạn bước xuống. Bỗng chàng nhận ra một bóng đen từ vĩa hè tiến lại.
Chàng khựng người, đặt tay vào khẩu Nagan. Nhưng người lạ đã cất tiếng:
- Chào đồng chí Liêm. Bác sĩ Minh đây.
Câu nói này là một phần ám ngữ hồi tối chàng trao đổi với nhân viên của Z.62 mang xe cho chàng ở chợ Hôm. Người đàn ông gày gò, nét mặt lì lợm mở cửa xe, chui vào phía tay lái, giọng nhỏ nhẹ:
- Tôi đây. Gớm, đợi anh hơn một tiếng đồng hồ.
Văn Bình ngồi xê sang bên:
- Anh dặn tôi đậu xe ở đây ồi về nhà kia mà.
- Vâng. Nhưng Z.62 lại ra lệnh cho tôi chờ anh để đưa anh tới trụ sở.
- Z.62 muốn gặp tôi?
- Vâng. Có chuyện gấp.
- Gặp ở đâu?
- Tôi không biết. Tôi chỉ có nhiệm vụ chở anh tới hẻm Gia Ngư.
Văn Bình ngồi yên, lặng lẽ hút thuốc lá.
Chàng thầm khen Tổ Chức của Z.62. Vũ Kính cũng không liên lạc trực tiếp với Z.62, và người này cũng vậy. Đề phòng bại lộ, Z.62 đặt ra một hệ thống trung gian, mỗi nhân viên dưới quyền chỉ được biết một phần công việc.
Xe chạy đến giữa hẻm Gia Ngư thì đâu lại.
Tứ phía tối om.
Văn Bình thấy phía trước một cái xe hơi đen, đèn đỏ đằng sau nháy lên hai cái rồi tắt.
Người lạ nói với chàng:
- Thôi, chào anh. Hẹn anh lần khác. Chiếc Vônga đậu phía trên xe đưa anh tới trụ sở bí mật.
Chàng tiến nhanh lại chiếc Vônga, cửa sau đã mở sẵn. Tài xế chờ chàng đóng cửa, rồi lái đi, không hề nhích mép.
Đã quen với xe hơi phía sau bức màn sắt, chàng nhận ra đây là chiếc Vônga M-21 (1) một loại xe khá lớn, 2448 phân khối - nghĩa là bằng Métxêđét 250 của Đức - sang số tự động, được ráp tại xưởng Gọtki, Nga Sô.
Xe chạy gần năm phút, đã hết đường Cửa Đông mà tài xế vẫn câm như thóc, chàng bèn gợi chuyện:
- Đi đâu hả anh?
Tài xế cất tiếng đáp làm chàng giựt mình:
- Tôi không phải là "anh" mà là "cô".
Thì ra tài xế là phụ nữ. Giọng nàng êm êm như tiếng ru ngủ của các cô gái phòng trà thanh lịch ở Đông Kinh. Văn Bình ồ lên một tiếng, để tỏ ra sự kinh ngạc.
Chàng gạ gẫm:
- Ồ, tôi không ngờ ở Hà Nội lại có đàn bà lái xe giỏi như thế!
Nàng phì cười:
- Em nghe danh anh từ lâu rồi. Z.62 dặn em không được trò chuyện với anh.
- Vì sao?
- Vì anh là tay tán gái nguy hiểm nhứt.
- Chắc Z.62 lại ghen rồi.
- Anh lầm.
Chàng định phản đối thì nghe tiếng còi huýt. Tài xế thắng lại. Xe hơi vừa qua bót cảnh sát Hàng Dậu.
Từ trên xe díp đậu sát lề, một nhân viên công an nhảy xuống, chạy tới, trên tay lăm lăm khẩu tiểu liên Tiệp-Khắc K-50. Văn Bình chột dạ, chuẩn bị phản công.
Người công an hỏi:
- Xe ai đấy?
Tài xế đáp, ỏn ẻn:
- Các anh điên rồi sao? Thử nhìn bảng số xem xe của ai rồi hãy chặn lại.
Người công an nói:
- Tôi nhìn rồi. Đây là xe của đại sứ quán Trung quốc.
Thiếu nữ nhún vai:
- Vậy anh đứng xê ra cho tôi chạy. Anh có biết chặn xe của đại sứ quán Trung quốc lại sẽ xảy ra hậu quả nào không?
Người công an liếm mép:
- Xin lỗi đồng chí.
Rồi y tiu nghỉu như mèo cắt tai, trở về xe díp. Thiếu nữ tống ga, lên đường Hàng Thao. Văn Bình hỏi nàng:
- Có thật xe của tòa đại sứ Trung cộng không cô?
Nàng cười:
- Nó cũng thật như tên anh là Tăng Minh và tên em là Nguyệt Thanh vậy.
- Nhỡ họ chặn liều lại thì sao?
- Không dám đâu. Tòa đại sứ Trung cộng là ông trời con ở đây. Công an sợ họ như hét. Vả lại, em đã mang sẵn giấy tờ. Họ đã chặn em nhiều lần rồi, lần nào họ cũng xin lỗi em.
- Cô nói giọng lơ lớ, chắc không phải người Hà Nội. Cô ra đây từ bao giờ?
- Bí mật nghề nghiệp.
- À, cô ở lại sau hiệp định Giơ-neo phải không?
- Em đã bảo bí mật nghề nghiệp mà. Anh hỏi lôi thôi lắm. Để em mách với Z.62.
- Hừ, lát nữa tôi sẽ tặng cho y một quả đấm.
Nàng cười ngây thơ:
- Em chỉ sợ anh không dám dơ tay lên thôi.
- Cô có đánh cuộc với tôi không?
- Đánh cuộc thế nào?
- Nếu tôi đấm Z.62 một cái, cô sẽ phải cho tôi….
- Em biết anh muốn gì rồi. Được, em sẽ bằng lòng cho anh hôn.
- Vào môi.
- Dĩ nhiên. Chẳng lẽ lại hôn vào mũi.
- Hôn hai cái, cô chịu không?
- Hai, chứ năm cái, em cũng bằng lòng. Nhưng nếu anh thua?
- Tôi sẵn sàng ăn đòn.
- Anh giỏi võ lắm, đánh anh chỉ tổ đau tay em.
- Vậy cô muốn gì?
- Em muốn anh hôn con mèo tam thể của em. Một con mèo cái. Nó xinh lắm.
- Ồ, tưởng gì khó khăn, chứ giản dị như thế thì tôi xin ký cả hai tay.
- Anh đừng vội cho là giản dị. Nhục lắm, anh ạ. Nếu các cô ở Sàigòn biết chuyện anh hôn mèo cái, thì cả đời anh sẽ không dám tán tỉnh nhăng nhít nữa. Thôi, em không muốn hạ nhục anh. Em bằng lòng cho anh rút lại lởi cam kết.
Văn Bình bực mình hết sức. Hồi ở Sàigòn, Quỳnh Loan đã xỏ chàng một vố suýt chết, suốt đêm nằm còng queo trong một bót quận III với muỗi rệp. Bọn con gái trong ban Biệt Vụ đã cười chàng có lẽ đến thế kỷ sau mới hết. Lẽ nào chỉ đấm Z.62 rồi được ôm hôn mỹ nhân mà chàng chịu thua. Trừ phi Z.62 là một võ sĩ vô địch thế giới về hạng nặng, kiêm thêm chức vô địch nhu đạo.
Xét ra chàng không đến nỗi tồi về võ thuật. Dầu Z.62 ba đầu sáu tay, và am tường cả chưởng phong, chàng cũng đấm y được một cái. Chà, đấm xong, rồi kéo người đẹp vào lòng, cho đôi nhũ hoa áp vào vai, trước khi từ từ xúi xuống, hôn thật mạnh vào cặp môi hàm tiếu.
Bất giác, chàng nhìn vào gương chiếu hậu.
Nửa khuôn mặt trái xoan của Nguyệt Thanh in lên trên, đôi mắt to và sáng long lanh dưới làn mi dài cong vút, cái mũi dọc dừa như nặn, và cái miệng (chao ôi, miệng của nàng đẹp đến nỗi một cuốn thường thiên lục bát như Kim Vân Kiều, một thi bá như Nguyễn Du cũng tả không hết) lúc nào cũng hé ra như muốn đòi hôn.
Nàng mặc áo kín cổ nên chàng không thấy gáy và vai, song chắc nàng có thân hình trắng trẻo và đều đặn. Nàng phải là nhân viên cừ khôi của ban Biệt Vụ.
Nguyệt Thanh lái vào một con đường tối gần nhà máy điện Yên Phụ.
Văn Bình nhận ra một biệt thự mênh mông. Nàng phóng qua cửa cổng mở rộng vào trong.
Chàng hỏi:
- Khiếp, ngôi nhà lớn quá.
Nàng cười:
- Không phải của Z.62 đâu. Đây là nhà công của chính phủ Hà Nội.
Xe chạy thẳng vào ga-ra. Chàng thấy ba cái xe khác đậu sẵn. Nguyệt Thanh mở một cửa hông trong nhà xe.
- Mời anh.
Chàng giựt mình khi thấy một con đường hầm. Nguyệt Thanh nói:
- Bậc đá hơi trơn, xin anh cẩn thận. Em không thể bật đèn sợ lộ. Bên cạnh là một trại lính. Cả thảy có 17 bậc. Z.62 cho làm 17 bậc để nhắc nhân viên nhớ tới vỹ tuyến 17, chia đôi hai miền Nam Bắc.
Văn Bình bước xuống. Nguyệt Thanh bấm một cái nút bí mật, cánh cửa nhẹ nhàng đóng kín lại. Lúc ấy nàng mới vặn đèn, tuy nhiên, ngọn đèn quá yếu, chỉ tỏa một ánh sáng mờ mờ.
Một tiếng nói vọng lên:
- Ai đó?
Nguyệt Thanh đáp:
- Mùa thu.
Một ngọn đèn khác bật lên. Văn Bình đặt chân xuống nền gạch khô ráo.
Chàng nhận ra một nhà hầm lớn, tường đúc bê-tông. Một người đàn ông để râu mép, mặc binh phục Bắc Việt, cầm tiểu liên, chạy lại. Thấy chàng, y chìa bàn tay:
- Chào anh, Z.62 đang đợi anh trong phòng.
Y đứng sang bên cho Văn Bình và Nguyệt Thanh bước qua một cánh cửa hình tròn.
Bên trong là một căn phòng nhỏ, có ghế ngồi, tứ phía toàn máy móc kỳ dị. Nguyệt Thanh kéo ghế:
- Mời anh chờ một phút. Em vào báo cáo xong rồi đưa anh vào.
Văn Bình bắt chân chữ ngũ, phì phèo điếu Salem. Tuy ở dưới hầm, không khí vẫn dễ thở. Nguyệt Thanh bước ra, thấy chàng hút thuốc bỗng tái mặt:
- Chết. Ở dưới này không hút thuốc được đâu. Anh dụi đi, kẻo nguy to.
- Cô sợ hỏa hoạn hả?
- Vâng. Phòng này đựng toàn chất nổ và vật dễ bắt lửa. May quá, nếu anh đãng trí tung tàn thuốc vào góc phòng thì đã nổ toang cả rồi.
Văn Bình dẫm lên trên mẫu thuốc cháy dở. Ngoan ngoãn, chàng theo Nguyệt Thanh vào phòng trong. Chàng trù định khi gặp Z.62 sẽ đấm nhẹ một cái vào bụng, nếu y ngạc nhiên thì sẽ cười trừ và nói:
- Xin lỗi anh.
Nụ cười tren môi chàng tắt ngúm khi chàng được đối diện Z.62. Nguyệt Thanh lôi áo chàng, diễu cợt:
- Z.62 đấy. Anh đấm đi.
Văn Bình chết đứng như Từ Hải. Một lần nữa, chàng đã bị con bé 18 tuổi cho vào xiếc. Trên đời, chàng có thể đấm mọi người, song không thể đấm Z.62.
Vì Z.62 là đàn bà.
Một thiếu phụ già da mặt nhăn nheo, tóc bạc phơ.
Bà già đang cầm trên tay khẩu súng lục vội đặt xuống bàn, một cái bàn mộc xiêu vẹo, trên để một cái máy vô tuyến và ba quả lựu đạn. Thiếu phụ nheo đôi mắt sau làn kính dày cộm:
- À, Z.28. Chào anh.
Văn Bình chôn chân, miệng cứng lại, như bị gắn hàm thiếc. Chàng lúng búng:
- Chào bà… Z.62…. Thú thật, tôi không ngờ.
Thiếu phụ nói, giọng hiền hậu:
- Anh không ngờ Z.62 là đàn bà chứ gì? Anh thua cuộc rồi. Rõ con Nguyệt Thanh đáo để thật.
Văn Bình nhìn thẳng vào mắt thiếu phụ:
- Thưa, cô Thanh đã trình với bà phải không? Tôi xin chịu thua.
Nguyệt Thanh xen vào:
- Ồ, ông phải hôn con mèo cái của em rồi.
Thiếu phụ quát:
- Con nhãi, mày phá vừa vừa chứ! Mày có chịu tạ tội với ông bạn của tao không nào.
Văn Bình ngơ ngác không hiểu sao thì thiếu phụ tiếp:
- Con dại, cái mang, xin ông thể tình cho. Nó là con gái ruột của tôi và nghịch như quỷ sứ.
Rồi bà thở dài:
- Không biết trời cho tôi sống bao lâu nữa. Tôi chỉ còn mụn con cuối cùng này thôi. Sinh được bốn đứa, ba trai một gái, thì ba đứa trai bị chết vì công vụ.
Chợt nhớ lại một mẩu tâm sự mà ông Hoàng nói với chàng cách đây đã lâu, Văn Bình tần ngần:
- Thưa bà, phải chăng bà là Hoa, bạn thân của ông Hoàng hồi còn trẻ?
Mắt bà lão trở nên mơ màng:
- Phải, tên thật của tôi là Hoa. Huyền Hoa. Tên thật của ông Hoàng bắt đầu bằng chữ Ng, chắc ông đã biết. Hoa và Ng là Hoang, thêm dấu Huyền là Hoàng. Ông ấy lấy bí danh là Hoàng như là món quà biếu người bạn cố tri gần nửa thế kỷ trước.
- Thưa, ông Hoàng năm nay đã trên sáu mươi rồi.
- Tuổi thật 65. Ông ấy hơn tôi 7 tuổi. Năm nay tôi 58. Tôi với ông Hoàng là người đồng hương. Quê chúng tôi ở Cái Bè, trên đường Mỹ Tho, xứ sản xuất cam rất ngọt, anh đã biết. Hồi nhỏ, chúng tôi đi học cùng trường, cả hai đều giỏi toán. Chúng tôi lên Sàigòn tiếp tục trung học.
Trong thời gian này, ông Hoàng đưa tôi gia nhập một Tổ Chức chống thực dân, đòi độc lập. Ông Hoàng phụ trách ban tình báo, tôi là phụ tá, chúng tôi có khiếu tình báo từ nhỏ. Đại chiến thứ nhứt xảy ra, Tổ Chức bị vỡ, ông Hoàng xuống tàu trốn sang Âu châu. Chúng tôi hẹn nhau gá nghĩa trăm năm, song vì hoàn cảnh gia đình tôi phải lấy chồng. Khi ông Hoàng trở về, tôi đã thành gia thất.
Từ đó, ông Hoàng phiêu bạt khắp bốn phương trời. Sau đó, tôi được tin vợ ông đã bị hạ sát trong một vụ thanh toán quốc tế tại Ba-lê. Rồi ông Hoàng về nước, điều khiển ngành gián điệp. Nhà tôi cũng tạ thế., nhưng chúng tôi đã lớn tuổi, công việc quốc gia lại nặng nề, nên không dám nghĩ tới chuyện vợ chồng nữa. Triệu Dung được gọi về Sàigòn, tôi bèn xin ra ngoài này, lãnh đạo phong trào. Từ bao năm nay, tôi không hề thổ lộ đời tư cho cộng sự viên biết. Anh là người đầu tiên, vì ông Hoàng coi anh như con.
Tôi ở Hà Nội, bị địch vây tỏa tứ bề, song vẫn hoạt động được. Con Thanh làm thư ký riêng cho tôi, cũng như cô Nguyên Hương đối với ông Hoàng.
- Thưa, cô Thanh bao nhiêu tuổi?
- 25. Trông nó trẻ như con gái 18. Nó phải cái tính nghịch tinh thôi, còn công việc thì giỏi lắm. Về võ nghệ, nó vào hạng khá, nhiều phen không có nó đi theo thì tôi đã mất mạng.
Thiếu phụ cầm khẩu súng lên ngắm nghía:
- Thôi, chuyện hão mãi, mất thời giờ. Sở dĩ tôi cho mời anh đến đây vì có việc cần. Lẽ ra, khi anh đến Hà Nội, tôi cho nhân viên tới gặp anh ở Bờ Hồ, song vì một chuyện bất ngờ xảy ra ở Vọng-các, chương trình tiếp xúc phải bãi bỏ. Môrít đã tử nạn rồi, anh biết không?
Văn Bình bàng hoàng:
- Thưa bà không.
- Vào phút chót, trước khi anh lên phi cơ, Môrít khám phá ra việc Saratiên lợi dụng Tăng Minh để mang một mật thư ra Bắc Việt. Anh ấy hạ sát Saratiên và bị trúng đạn. Nếu Môrít chịu vào bệnh viện gắp đạn thì không chết, đằng này, lại cố về nhà đánh điện báo cáo tự sự với ông Hoàng. Vì Môrít sợ trì chậm, địch sẽ phăng ra anh ở Hà Nội.
Văn Bình ngồi im, nét mặt buồn rầu. Trong đời gián điệp, chàng đã mất nhiều người bạn thân nhưng cái chết của Môrít đến quá đột ngột, và đau sót. Thiếu phụ nói tiếp, giọng đều đều:
- Biết địch bố trí người chờ anh ở Trạm 4 để lấy tài liệu, tôi phải ra lệnh cho Vũ Kính tiếp xúc thẳng với anh. Kết quả là Sáu Ngọt và Lệ Mai bị loại trừ. Đêm nay hay ngày mai, tôi tin là địch còn tới nữa, tôi báo anh biết để liệu đối phó.
Hai cái chết xảy ra trong một đêm làm địch bối rối. Tôi lo Vũ Kính sẽ bị lộ, nên từ phút này Kính không liên lạc với anh nữa.
- Rầy rà quá. Việc gì phải trá làm Tăng Minh, đáp máy bay từ Vọng-các ra Hà Nội, để gặp bao nhiêu phiền phức. Giá ông Hoàng cho tôi nhảy dù xuống có tiện hơn không.
Thiếu phụ nhấc mục kỉnh:
- Có lẽ ông Hoàng chưa cho anh biết phần cuối của kế hoạch. Hiện nay, ta có một số người cần đưa về Sàigòn. Khi phi cơ từ giả Hà Nội, người của ta sẽ giả làm nhân viên phái đoàn. Việc đánh tráo rất dễ vì Vũ Kính được chính quyền Bắc Việt cử ra để đảm trách an ninh cho phái đoàn. Nhất cử lưỡng tiện, ta vừa đưa được người về, vừa thủ tiêu được một số nhân viên của địch. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận là khi đề ra kế hoạch kể trên, ông Hoàng không ngờ có vụ Saratiên. Việc phiến loạn Thái nhờ Tăng Minh chuyển mật thư ra Hà Nội đã làm kế hoạch của ta bị đảo lộn. Chính vì thế ông Hoàng đã ra lệnh cho anh phải hoàn thành công tác trong vòng 72 giờ đồng hồ. Nội đêm mai, ông Hoàng sẽ chờ anh ngoài khơi trong tàu ngầm, đề phòng anh bại lộ.
- Ngoài này đã có nhiều nữ nhân viên giỏi, việc gì phải đưa thêm Quỳnh Ngọc ra nữa?
- À, cô Ngọc có hai nhiệm vụ. Thứ nhứt, tiếp tay với anh trên đường về, thứ hai, ru ngủ trưởng phái đoàn Phạm Bài, một kẻ khá nguy hiểm. Phạm Bài đã hạ sát một số nhân viên của ta ở Thái Lan. Một mũi tên bắn hai con chim, ta sẽ nhân cơ hội bắt y hoặc giết y.
Văn Bình vuốt mớ tóc xõa xuống trán:
- Tôi bắt đầu hiểu rõ rồi. Bây giờ bà muốn tôi làm gì?
Thiếu phụ nói:
- Tài liệu anh lấy được đâu, đưa cho tôi.
Văn Bình đặt lên bàn hai tập hồ sơ. Mắt thiếu phụ sáng lên:
- Sáng mai, phủ Thủ Tướng sẽ nhận được bản sao của tài liệu này. Đó là bằng chứng cần thiết để loại trừ Phan Mỹ.
- Nếu họ không bắt Phan Mỹ thì sao?
- Anh yên tâm. Hai phe thân Tàu và thân Nga chống nhau dữ dội lắm, có thể ăn tươi nuốt sống nhau được. Dưới áp lực của đại tá Kamốp, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp phải cho bắt Phan Mỹ.
- Nếu Phan Mỹ bị bắt?
- Thì Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh và sứ quán Trung cộng sẽ ra mặt phản đối, hoặc ít ra cũng đá ngầm phe thân Nga. Sở dĩ ông Hoàng cử anh ra đây, vì anh là tay bắn giỏi nhất Sở. Anh có nhiệm vụ hạ sát một số nhân vật thuộc hai phe để đổ thêm dầu vào lửa.
- Đêm nay, tôi vừa giết 8 nhân viên Smerch rồi.
- Tôi biết.
- Thưa, tại sao bà biết?
Thiếu phụ cười:
- Tôi đã cho nhân viên theo anh. 8 người của Smerch bị giết, thế tất Kamốp sẽ nghi Phan Mỹ. Nội ngày mai, họ sẽ ra lệnh bắt y. À, ông Hoàng vừa cho tôi biết anh bắn súng tài hơn trước nhiều. Đó là điều may.
Văn Bình ngồi nghe, toát bồ hôi. Thảo nào ông Hoàng sai Quỳnh Loan lái xe cán chàng để xem phản ứng, và bắt chàng biểu diễn tác xạ.
Thiếu phụ quay lưng, kéo tấm riềm màu xám cùng màu với tường, để lộ ra cái tủ lớn, không có cửa, bên trong để toàn súng. Súng ngắn, súng dài, súng tiểu liên đủ cỡ của Nga Sô và Trung cộng.
Thiếu phụ bưng hai khẩu súng trường đặt lên bàn, và hỏi Văn Bình:
- Anh biết súng gì không?
Chàng quan sát kỹ 2 khẩu súng chế tạo tại Nga Sô, khẩu nào cũng dài ngoằn và gắn ống viẽn kính để bắn xa.
- Thưa, một khẩu MN và một Tôkarếp (2)
Thiếu phụ xoa tay có vẻ mãn nguyện:
- Tài lắm. Chỉ có anh mới biết xử dụng các loại súng do phe cộng sản chế tạo. Anh em ở đây chỉ ở vào mức trung bình thôi. Súng đã lạ, mục tiêu lại cách xa một, hai trăm thước, lại chỉ được bắn một phát thôi, phi anh, không ai có thể làm nổi. Anh định dùng khẩu nào?
Chàng lắc đầu:
- Loại súng trường này có cái lợi là dễ nhắm, và bắn xa được, bì đạn chứa 5 viên, to và dài, trúng vào người là mất mạng, song tôi thấy cồng kềnh và chậm chạp lắm. Mặt khác, hai khẩu này đã được chế tạo từ hơn một phần tư thế kỷ trước, không sánh nổi các võ khí hiện thời. Súng trường của bộ binh Sô Viết được coi là kém nhất thế giới. Nếu có thể, xin bà cho tôi một khẩu tiểu liên nhỏ.
Thiếu phụ bưng 5 khẩu tiểu liên để trước mặt Văn Bình:
- Anh tha hồ chọn. Tôi còn có cả trung và đại liên. 5 khẩu tiểu liên này đều bắn đạn 7,62 ly, khẩu 34/38, chứa 25 viên, khẩu PPD 1940 (3) băng đạn tròn chứa 71 viên, khẩu PPSh 1941 (4) , chứa 71 viên, khẩu Sudarếp PPS 1942 (5) , cán gập, băng đạn chứa 35 viên, và sau cùng khẩu PPS 1943.
Không suy nghĩ, chàng đáp ngay:
- Tôi xin lãnh một trong hai khẩu sau cùng. Các khẩu kia có tầm bắn xa, từ 50 đến 500 thước, xa gấp đôi khẩu PPS, song lại nặng tới 4 kílô, lại hơi dài. Súng PPS không có báng gỗ, có thể giấu trong người. Giữa hai kiểu PPS 1942 và 1943, tôi chọn loại sau.
- Súng PPS 1943 tiện đây, song theo tôi, nó hơi dài. Các khẩu PPD và PPSh tuy dài thật, báng lại bằng gỗ, có thể cắt ngắn. Cả nòng và báng dài 0m75, cắt nửa cái báng đi, còn lại nửa thước. Anh nghĩ thế nào?
- PPS là súng của binh chủng nhảy dù Sô Viết, bắn rất chính xác. Tôi có thể cưa cho ngắn đi 20 phân.
- Thế thì được. Tôi cho lau dầu lại, và đưa cho anh khi cần đến. Bao giờ anh gặp lại cô Vương Lệ?
Văn Bình sửng sốt:
- Trời, sao bà biết?
- Anh đừng quên tôi là phụ tá của ông Hoàng. Tính mạng của anh rất quý, ông Hoàng đã ra lệnh cho tôi đình chỉ mọi công việc, dốc toàn lực vào việc bảo vệ và giúp đỡ anh.
Chàng thở dài nhè nhẹ:
- Thưa bà, Vương Lệ hẹn tôi đêm mai.
Thiếu phụ đứng dậy:
- Có lẽ tôi còn có dịp trò chuyện với anh nữa. Thôi anh về, Nguyệt Thanh lái xe cho anh.
Văn Bình cảm thấy phải hỏi một câu để thỏa mãn tính tò mò cố hữu:
- Thưa, ngôi nhà này của ai?
- Của ủy ban thành phố. Người ở trong nhà là một viên chức cao cấp trong Đảng và Nhà Nước. Họ đi Đồ Sơn nghỉ mát cuối tuần rồi. Họ có hai gia nhân. Gia nhân đều là nhân viên thân tín của tôi. Chiếc Vônga anh đi lúc nãy là của Nhà Nước. Tôi cho thay bảng số luôn luôn. Trong xe có một thùng thuốc nổ cực mạnh. Chỉ ấn nút ở táp-lô là xe nổ tung.
Nguyệt Thanh đã đứng ở ngưỡng cửa.
Ngắm nàng, Văn Bình tê tái cả lòng. Bộ ngực căng cứng của nàng chứng tỏ nàng là con gái chưa hề bị đàn ông tàn phá. Tuy nhiên, trước mặt bà mẹ, chàng không dám giương đôi mắt hau háu để bóc trần thân thể cân đối, nõn nàng của cô con gái rượu.
Hai người đi sát nhau ra ngoài.
Mùi hương da thịt của nàng thơm thơm như có chất men. Lúc Văn Bình lên tới nhà xe, tứ phía vẫn đen ngòm và vắng tanh. Chàng hỏi nàng:
- Quái, nhà của viên chức cao cấp sao không có người gác thế này?
Nàng cười ngây thơ:
- Có chứ, anh không thấy họ đấy thôi. Họ đều núp trong bụi rậm. Ngoài ra còn có ba con bêt-giê kinh khủng nữa. Chúng chạy thật nhanh mà không gây ra tiếng động, khi nghe được thì cuống họng đã bị cắn đứt lìa.
- Bẹt-giê ở đâu?
- Người gác nhốt lại rồi. Anh là thượng khách nên không muốn bọn bẹt-giê làm phiền.
- Người gác là nhân viên của mình à?
- Dĩ nhiên. Nếu không anh đã được ăn một băng đạn tiểu liên. Ồ, họ bắn tài lắm, cách xa 20 thước có thể bắn tắt ngọn nến.
Gió đêm trên đê Yên Phụ quạt nhè nhẹ vào da thịt chàng. Nàng lái từ từ, dáng điệu khoan thai như người dạo mát. Chàng phàn nàn:
- Giá tôi được ngồi cạnh cô thì vui biết mấy.
- Không được đâu. Em phải làm tài xế. Vả lại, má em đã dặn kỹ. Em sớ rớ đến anh, bà đánh chết.
- Mẹ nào đánh chết con được.
- Hừ, anh chưa biết đấy thôi. Má em giỏi nhu đạo lắm. May anh không đấm bà ấy, chớ lơ mơ thì gãy xương tay. Em nghe tiếng anh giỏi nhu đạo, song má em đã học được nhiều miếng kỳ lạ. Ôi chao, khi má em nổi xung, phát cho một cái vào mông thì cả tuần phải nằm sấp.
- Để tôi xoa mông cho đỡ đau.
- Xấu hổ chưa, ai cho phép anh đụng vào mông em.
- Thì cô cho vuốt má vậy.
- Lại nguy hơn nữa. Má em dặn nếu son trên môi bị nhạt, nghĩa là em hôn anh, sẽ phải ăn đòn. Anh biết không? Son phấn ở đây chỉ bán chợ đen, dân thường không tài nào mua được. Mọi ngày, má vẫn cho em dùng tự do. Từ chiều nay, bà ấy cất thỏi son đi.
Xe hơi đã chạy hết đường Cửa Đông. Nàng đậu lại:
- Chỗ này tối, anh xuống đi bộ về Hàng Mành.
Lợi dụng trời tối, chàng nhỏm dậy, vòng tay qua cổ nàng, giọng thân mật:
- Nguyệt Thanh phải đền tôi đi.
- Đền gì anh?
- Lúc nãy cô làm nhục tôi, giờ đây cô phải cho tôi hôn đền.
Nàng giẫy nẫy:
- Chết, anh đừng hôn vào môi em.
- Tôi hôn vào cổ nhé. Cô có cái cổ đẹp quá.
Nàng ngửa cổ, cười khúc khích.
Chàng hôn vào, nàng co rúm người lại trong khoái cảm vô biên. Chàng kéo toạc hàng cúc bấm, vạt áo trước của nàng mở toang, bên dưới nàng không mặc gì hết.
Qua bóng đêm mờ mờ, da thịt nàng hiện ra trắng như tuyết. Chàng ôm ghì lấy nàng. Song nàng gỡ ra:
- Từ trước đến nay, anh làm như vậy mấy trăm lần rồi?
Chàng sững sờ, không thốt được một tiếng. Nàng tiếp, giọng âu yếm:
- Thú thật, từ thuở cập kê đến giờ, em chưa gặp người con trai nào đáng yêu như anh. Em đã 25 rồi, không còn con nít nữa. Nếu má em không căn dặn, em đã ngã vào lòng anh, mặc anh làm gì tùy ý. Nhưng anh ơi, em sợ ăn phải bùa mê tình ái của anh rồi dứt không ra nữa. Em lai sợ cô nào đó tặng cho viên kẹo đồng vào ngực.
- Tôi đã làm gì có vợ.
- Nhưng anh có nhiều người yêu.
- Làm người giữa thế kỷ nguyên tử này, ai chẳng có người yêu.
- Riêng anh, anh đã hứa hôn.
- Trời.
- Đúng hơn, anh bị hứa hôn. Vị hôn thê của anh nguy hiểm lắm, cô ấy có thể làm mất mạng như chơi.
- Ai thế?
- Anh cứ đùa mãi. Cô Nguyên Hương chứ còn ai nữa! Má em cho biết cô Hương là con nuôi của ông Hoàng. Em coi ông Hoàng như dượng tuy má chưa phải vợ chính thức. Nguyên Hương và em là hai chị em. Lẽ nào em lại cướp người yêu của chị? Cho anh hôn một cái là đủ lắm rồi, anh đừng đòi hỏi thêm nữa.
Văn Bình đắng họng, buông nàng ra. Nàng nói:
- Anh đừng nghĩ lầm về em, tội nghiệp. Em yêu anh lắm, họa là phỗng đá mới dững dưng trước một người đàn ông vẹn toàn như anh. Nhưng anh ơi….
Chàng lặng lẽ mở cửa xe.
Từ ít lâu nay, Nguyên Hương đâm ra ghen lạ lùng. Nàng đã lập kế làm chàng thất điên bát đảo ở Sàigòn. Con mắt vô hình của nàng lại theo chàng ra tận Hà Nội. Câu nói của nàng ở trong bin-đinh Nguyễn Huệ ở Sàigòn, trước khi chàng lên đường, còn văng vẳng bên tai pha lẫn hờn trách và đe dọa quyết liệt:
- Em sẽ cho người theo anh từ bây giờ cho đến khi anh từ giả Sàigòn. Anh không giữ lời hứa thì chết với em nghe chưa? Em đã trình với ông Hoàng rồi. Nếu anh còn lăng nhăng, em sẽ bắt anh phải cưới em làm vợ ngay khi anh trở về. Em sẽ nhốt anh trong phòng này không cho đi đâu hết.
Tới gần Hàng Mành, Văn Bình rẽ vào đường hẻm.
Hẻm này ăn thông với cửa sau của Trạm trú ngụ. Lối đi nhỏ vừa tối, vừa khuất, nên chàng không sợ bại lộ.
Chàng tra chìa khóa vào ổ, cánh cửa gỗ mở ra êm như ru.
Chàng rảo qua một cái sân lớn, mở cánh cửa thứ hai, rồi trèo cầu thang riêng, giành cho nhân viên cứu hỏa.
Đèn hành lang đã tắt hết. Mọi người đã ngủ một giấc say sưa, và sắp trở dậy, vì trời đã gần sáng.
Vào phòng, việc thứ nhứt của chàng là cởi bỏ quần áo, vặn nước rửa mặt. Bụi và bồ hôi dính đầy người, chàng vẫn có thói quen dội thật nhiều nước trước khi lên giường.
Chàng lại tức tối khi thấy nước chảy ri rỉ từng giọt, vàng khè, ngửi sặc mùi phèn. Chàng chỉ kịp rửa cái bàn chải đánh răng là vòi nước tắt tịt.
Thở dài, chàng đi ra ngoài, nằm vật xuống giường, vắt tay lên trán, bâng khuâng nhớ đến những buồng tắm đủ nước lạnh và nóng sực nức mùi hoa và sà-phòng đắt tiền. Lê chân qua khắp thế giới, ngủ đêm trong hàng trăm lữ điếm, chàng rất sợ khi phải hoạt động phía sau bức màn sắt.
Tại Mạc-tư-khoa, nhiều khi vòi nước cũng nghẹt cứng. Nhiều đêm ở Đông-bá-linh, chàng thức dậy, vặn đèn kên đọc sách thì điện tắt, vì nhà đương cuộc tiết kiệm hơi thắp. Chả bù với những ôten cao chọc trời ở Nữu-ước, Ba-lê, chỉ cần đạt chân xuống Miami, Vọng-các, Đài-bắc cũng đủ thưởng thức những tiện nghi sang trọng.
Chàng không quên được khung cảnh thơ mộng của lữ điếm Koxankian ở khu Tây Nam Đông-kinh, gần núi Phú-sĩ hùng vĩ, 170 căn phòng tối tân, tràn đầy ánh nắng ban mai và màu xanh cây cỏ. Có lần Văn Bình mặc kimônô ngồi xếp bằng trên chiếu tatami, uống rượi sakê với gà quay - món ăn đặc biệt của khách sạn - bên cạnh một cô gái có sắc đẹp mê hồn.
Muốn lên cao thì ngụ tại khách sạn Đại-sứ (6) ở Hồng-kông, cao đúng 19 tầng, gồm 375 phòng, nhìn thẳng ra biển, hoặc khách sạn Mỹ (7) gồm một ngàn phòng đẹp như động tiên. Văn Bình lại biết những ô-ten cao hơn, như Vương-điếm (8) , cao 22 tầng, 275 phòng, với những ngọn đèn kỳ lạ, khiến du khách có cảm tưởng lạc chơi non bồng, nước nhược, ở giữa thủ đô Đan-mạch.
Những quốc gia chậm tiến như Thổ-nhĩ-kỳ, Ai-cập, Li-băng, Libéria, Do-thái, Mã-lai cũng có những khách sạn đồ sộ như lâu đài, bên trong đầy đủ tiện nghi một ngàn một đêm lẻ.
Khách sạn Hiutơn (9) ở Thổ đứng sừng sửng bên bờ đại dương, ở Li-băng, khách sạn Phượng-hoàng (10) 14 tầng, rực rỡ màu xanh của bờ biển Địa-trung-hải… ở Ai-cập, khách sạn Hiutơn 12 tầng, 400 phòng, bên giòng sôn Nin (11) huyền bí, với những cô hầu gái tuyệt đẹp và học giỏi và phần đông đã kết hôn với du khách từ phương xa lại….
Văn Bình không thể nào quên được những ngày thần tiên ở Cactơn (12) trên đảo Bétmuýt (13) , phòng nào cũng mở rộng ra biển, ngày nào chàng cũng mặc đồ nhái lặn xuống nước để bắn cá, hoặc rủ những cô gái đẹp, bơi ra xa, trèo lên mỏm đá, cởi bỏ hai mảnh bikini nhỏ xíu trên mình ra nằm ngửa tắm nắng và hưởng lạc.
Thích cô đơn thì tìm tới Mễ-tây-cơ, thuê một ngôi nhà riêng trong khách sạn Hiutơn (14) . Có 62 nhà riêng mà những 41 hồ tắm đặc biệt. Còn nếu muốn trốn tránh cuộc đời ô trọc thì đi Ba-tây, ở giữa rừng núi bao la, gần thác nước trắng xóa (15) , cách thủ đô gần ngàn cây số, không có điện thoại trong phòng, cũng không có tiệm bán đồ.
Năm ngoái, nhân được nghỉ xả hơi giữa hai công tác hiểm nghèo, Văn Bình đã lén đi Ba-tây, ở lì với một cô bạn gái Nam-Mỹ, người căng phồng như cao-su, bụng vừa trét tay, miệng và tóc thơm phức. Chàng khóa kín cửa suốt một tuần lễ, hai người ăn toàn đồ hộp, ăn xong lại nằm, cho đến khi mệt nhoài chàng mới lên phi cơ trở về.
Văn Bình lại thở dài.
Mình mẩy ngứa ngáy, chàng nằm mãi không ngủ được. Chàng ngồi dậy móc túi lấy thuốc lá. Chùm chia khóa dẹt của Tăng Minh tuột ra khỏi túi rơi xuống đất kêu keng một tiếng. Tiếng kêu hơi khác thường của chùm chìa khóa làm chàng nghĩ ngợi.
Chàng nhặt lên ngắm nghía: ba cái dẹt, bốn cái tròn hình thù quái dị. Lúc còn ở Vọng-các, chàng đã tần ngần khi cất chùm chia khóa to tướng vào túi. Ra Hà Nội, chàng quên bẵng, ném xuống dưới đệm nằm chận lên trên. Tình cờ chàng tìm ra và bỏ lại vào túi.
Chàng thả chùm chia khóa xuống sàn lần nữa. Âm thanh do các chìa khóa gây ra không đều. Chàng sực nhớ tới đồng xu kền Mỹ mà công an liên bang F.B.I. bắt được, nhờ một chú bé bán báo. Một hôm tung đồng xu chơi, chú bé nhận thấy tiếng kêu không dòn, chứng tỏ đồng xu rỗng ruột, và sau đó F.B.I. khám phá ra bên trong một cuộn phim nhỏ xíu của gián điệp Sô Viết.
Văn Bình không thể lầm được: trong bẩy cái chìa khóa, ít ra một cái rỗng ruột. Chàng móc con dao đặc biệt ra, dùng một cái lưỡi cong, nậy đầu cái chìa lớn nhất hình tròn. Chàng hì hục gần nửa tiếng đồng hồ, bồ hôi toát ra như tắm mà cái chìa vẫn trơ trơ.
Tuy nhiên, chàng không nản trí. Chàng biết bên trong có sự lạ. Nếu có cây đèn xì, chỉ một phút là xong. Ngọn lửa cực mạnh phun vào, sắt chảy ra, đầu khóa bị bật tung dễ dàng.
Văn Bình suýt reo lên một tiếng. Quả chàng đoán đúng: cái chìa khóa bị rỗng ruột. Chàng dốc ngược, một sợi tóc nhỏ li ti cuộn tròn tuột ra. Đó là một cuộn phim vi ti. Không có dụng cụ để coi phim, chàng đành giấu sợi tóc vào buồng tắm cùng cái chìa khóa mà chàng không bít lại được, rồi trèo lên giường.
Lần này, chàng ngủ được liền. Có lẽ chưa bao giờ chàng ngủ mê như đêm nay. Trời lại gần sáng, thời khắc thuận tiện nhứt một đêm cho giấc ngủ say. Chàng ngủ say đến nỗi cửa phòng mở ra, một bóng đen khoan thai bước vào mà chàng không biết. Lệ thường, chỉ một tiếng động khác thường là chàng được linh tính đánh thức.
Bóng đen thản nhiên vặn đèn lên. Ánh đèn đột ngột làm chàng chói mắt. Song chàng vẫn còn ngái ngủ. Chàng quay mặt vào tường gát:
- Gì thế? Có cho người ta ngủ không?
Bóng đen - một người cao lớn, nắm tay to bằng quả phật thủ, mặc đồ kaki vàng, dáng điệu cứng nhắt như quân nhân chuyên nghiệp - nhìn Văn Bình nằm trên giường bằng cặp mắt trừng trừng. Y cần nhìn thật lâu để tìm yếu huyệt.
Văn Bình lại trở mình. Cái huyệt dưới vú lộ ra. Huyệt này ăn thông với thần kinh hệ, làm nạn nhân bất tỉnh tức khắc, nếu bị đánh trúng. Văn Bình kêu "hự" một tiếng rồi ngoẹo đầu sang bên. Chàng thiếp đi luôn.
Bóng đen mở cửa, kêu hai người khác vào. Họ gói Văn Bình vào cái mền rồi khiêng lên vai xuống đường bằng cửa hậu, cánh cửa lúc nào cũng khóa chặt mà Văn Bình đã mở hồi tối. Một chiếc xe hơi dài ngoằng đậu sát lề.
Trời tối sầm lại. Đó là giây phút chuẩn bị cuối cùng trước rạng đông của ban đêm.
Nước lạnh vã vào mặt, Văn Bình tỉnh dậy. Một ngọn đèn sáng quắc chiếu vào giữa mắt chàng.
Chàng nhắm nghiền mắt, định thần trong một phút. Thì một tiếng quát chói tai vẳng lên:
- Tăng Minh?
Tiếng quát dữ dội không làm chàng lo sợ, trái lại, chàng càng yên tâm hơn trước. Chàng đã đoán ra bọn bắt cóc chàng là ai. Chắc họ đưa chàng về một trụ sở bí mật để tra khảo về vụ bộ com-lê và chùm chia khóa đựng tài liệu.
Chàng yên tâm vì biết chưa bị bại lộ. Họ còn tin chàng là giáo sư Tăng Minh. Chàng còn có hy vọng thoát hiểm. Tiếng quát chát chúa lại cất lên:
- Tăng Minh, tại sao anh phản?
Chàng giả vờ giựt mình sửng sốt:
- Phản? Phản ai mới được chứ? Tôi không hiểu anh nói gì hết.
Ngọn đèn hơn năm trăm nến làm mắt chàng chói lòa. Chàng chỉ thấy lờ mờ bóng người phía trước. Họ cố tình dùng đèn thật sáng để chàng mệt mỏi, mất tinh thần, và để chàng không nhận diện được ai.
- Đừng vờ vịt nữa. Tại sao anh lại phản Saratiên?
Chàng nhỏm dậy, phản đối:
- Trước khi trả lời, tôi muốn biết đây là đâu, các anh là ai? Tôi là tân khách của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và là một nhân vật biết tiếng trong giới Việt kiều ở Thái-lan. Sự coi thường luật pháp của các anh sẽ đưa tới hậu quả tai hại. Công an Hà Nội sẽ không để các anh yên đâu.
Một tràng cười ròn rã chứa đầy ngạo mạn trả lời chàng. Rồi người lúc nãy tiếp:
- Công an, công an, ha ha…. anh đừng hy vọng hão huyền, công an không tài nào tìm ra, và tìm ra nữa, cũng chẳng làm gì được chúng tôi. Chúng tôi còn là cha công an Hà Nội nữa, anh biết không?
- Hừ, bọn cướp đường, bọn tai sai đế quốc.
Văn Bình giả vờ dùng miệng lưỡi thân cộng để dò xét phản ứng đối phương. Thì họ đáp ngay:
- Anh mới là tay sai đế quốc.
Chàng chồm lên:
- Tôi cấm anh không được hỗn xược. Tôi là yếu nhân của chi bộ cộng sản hải ngoại.
Tiếng cười vụt tắt, một giọng nói nghiêm nghị khác nổi lên:
- Anh là yếu nhân cộng sản, sao lại phản Saratiên?
Chàng lắc đầu:
- Các anh lầm rồi. Tôi không bao giờ phản ai cả. Chính Saratiên đã đánh lừa tôi.
- Đánh lừa thế nào?
- Tôi không nói. Đó là một bí mật, sống để dạ, chết đem đi.
- Chúng tôi có cách bắt anh nói.
- Muốn làm gì, tùy ý, tôi không sợ.
Chàng dọa già vì biết bọn họ không dám làm mạnh. Dầu sao chàng cũng là nhân viên trong phái đoàn tham quan Việt kiều. Nếu muốn thủ tiêu chàng, họ phải đợi tới khi chàng về Vọng-các mới ra tay. Chàng nhắm mắt lại. Ánh điện năm trăm nến làm chàng bắt đầu đau sói vào óc.
Tiếng ra lệnh lúc nãy lại vang lên:
- Đưa nó sang phòng tra tấn.
Tra tấn! Trong đời, Văn Bình đã nghe tiếng này cả trăm lần. Chàng đã chịu mọi hình thức tra tấn kinh khủng của nghề gián điệp, và chưa bao giờ hé răng.
Chàng bị lôi vào một căn phòng bẩn thỉu tường quét vôi trắng đã cũ, đầy vết máu khô. Sát tường là một bể nước hình vuông, chứa hai phần ba một thứ nước đen đen, xông lên mùi hôi thối nồng nặc. Trên một cái bàn sắt lớn, chàng thấy đủ binh cụ. Chàng tưởng như lùi lại thời tiền sử với cảnh khoét mắt, xẻo tai, lột da nhồi trấu và lăng trì.
Bên tai chàng rú lên một giọng cười ghê rợn:
- Mày đã nếm mùi tra tấn của Dét-ta-pô (16) chưa? Ai đã vào Dét-ta-pô đừng hòng trở về với cuộc sống loài người. Thế mà ở đây chúng tao còn tàn nhẫn hơn Dét-ta-pô một bậc. Tăng Minh, nếu mày chưa muốn chết, chưa muốn mất hết móng tay, móng chân, chưa muốn cắt đứt bộ phận sinh dục thì khai đi, thành thật khai đi. Tài liệu của Saratiên, mày để đâu?
Văn Bình nính thinh. Chàng không lạ gì kỹ thuật thẩm vấn thần sầu quỷ khốc của mật vụ quốc xã. Chàng đã nếm một lần trong thời gian phục vụ trong hàng ngũ OSS ở châu Âu trong đại chiến thứ hai. May thay, chàng vượt ngục trốn thoát, nếu không, chàng đã mất mạng, hoặc nếu còn sống thì cũng thân tàn ma dại.
Trong một phần trăm giây đồng hồ, cuốn phim tra tấn rùng rợn của thời quốc xã xa xưa được chiếu lại trong óc chàng. Những người yêu nước bị bắt còng tay, xiềng chân suốt ngày đêm và nhốt trong những căn phòng nhỏ xíu ngạt thở. Mười ngày sau khi bị bắt, họ bị dẫn tới phòng khảo cung.
Nạn nhân phải quỳ trên một cái ghế hình tam giác, một nhân viên mật vụ đứng trên vai nhún xuống. Hoặc tay chân trói còng queo bằng giây kẽm, và treo tòng teng vào chấn song, vào móc thịt, cho đến khi bất tỉnh. Răng, móng tay, móng chân, bị nhổ ra bằng kềm sắt. Vú và chỗ kín bị châm thuốc lá cháy đỏ vào. Nhiều khi Dét-ta-pô còn dùng đèn xì để đốt nữa.
Tra điện là một hình thức thông thường: một đầu giây cột vào mắt cá chân, đầu kia dính vào vú hoặc bộ phân sinh dục. Gan bàn chân bị cắt nát bằng dao cạo, sau đó nạn nhân phải bước vào muối. Ngoài ra còn có những miếng bông tẩm ét-xăng được nhét vào kẽ tay và kẽ chân rồi châm lửa cháy xèo xèo.
Hình thức "đi tàu ngầm" được coi là khiếp đảm nhất. Nạn nhân bị còng tay ra sau lưng, dìm đầu vào bể nước lạnh 4 độ, pha lẫn nước tiểu và xú uế, cho đến khi bụng trương lên và ngộp thở. Khi ngất đi, nạn nhân được lôi tóc cho tỉnh dậy, rồi tiếp tục uống nước nữa.
Như cái máy, Văn Bình ngồi xuống cái ghế siêu vẹo, đối diện bàn đựng hình cụ. Lỏng chỏng trong một cái thau nhôm, chàng đếm được 10 cây kềm đủ cỡ lớn nhỏ bê bết máu. Móng tay, móng chân, răng hàm còn dính thịt lổn nhổn vứt la liệt trên bàn.
Một tiếng quát điếc tai:
- Chìa tay ra.
Văn Bình lặng lẽ tuân theo.
- Nhổ tay trái trước.
Văn Bình cố nghĩ đến một cô gái đẹp, một chai huýt-ky hảo hạng và một bịch thuốc Salem thơm mùi bạc hà. Uống hết nửa chai, chàng nhìn người đẹp cởi bỏ áo quần rồi ôm nàng vào lòng. Trong căn phòng mát rợi, chỉ còn một ngọn đèn đêm màu hồng dịu dàng. Văn Bình muốn kéo dài giây phút tưởng tượng thần tiên ấy mãi. Chàng hy vọng quên được phần nào nỗi đau đớn về thể xác dưới cây kềm sắt.
Miệng kềm đã cắn vào móng ngón cái của chàng, kèm theo giọng nói vỗ về:
- Tăng Minh, anh nói thật đi, chúng tôi không muốn anh thành kẻ tàn phế. Đời đẹp lắm, anh quên rồi ư? Mất hết móng, mất hết răng, anh không còn bảnh trai như trước nữa. Con gái đẹp sẽ không thèm ngó ngàng đến anh. Chúng tôi biết anh rất thích đàn bà. Anh có nhiều nhân tình, cô nào cũng đẹp và nẩy nở. Một đoàn thoát y vũ nổi tiếng vừa ghé Vọng-các. Mấy ngày nữa, anh được xem rồi. Chết trong lúc này, chết không đáng chết, uổng quá. Nghĩ lại đi, Tăng Minh. Chúng tôi sẽ cho anh thật nhiều tiền. Nếu anh cần gái đẹp, chúng tôi sẽ đưa anh hàng tá, tha hồ chọn lựa. Đàn bà Hà Nội đẹp lắm, anh biết không? Họ trắng như trứng gà bóc chứ không ngăm ngăm như ở Thái-lan đâu.
Văn Bình vẫn ngồi yên. Chàng giả vờ run rẩy:
- Tôi đã khai thật mà các anh không tin. Phút chót, Saratiên chẳng đưa gì cho tôi cả.
Văn Bình bị tát mạnh vào mặt. Chàng ngã chúi xuống đất. Tiếng chửi nổi lên:
- Láo khoét. Mất mấy móng tay rồi mày phải nói.
Văn Bình bị đạp thêm một cái vào ngực nữa. Thường lệ chàng đã vùng dậy, tặng cho đối phương một bài học về nhu đạo. Song chàng chợt nhớ ra Tăng Minh là một thanh niên chơi bời, trói gà không chặt. Chàng đành mím môi chịu đòn.
Một giọng lạ mà quen - lạ vì mới cất lên lần đầu từ khi Văn Bình được đưa tới nhà giam bí mật, quen vì chàng đã nghe hồi tối - ngọt ngào rót vào tai chàng:
- Tăng Minh, anh bướng bĩnh như vậy làm gì, tổ thiệt thân mà thôi. May tôi đến kịp nếu không anh đã tàn phế. Thôi các đồng chí, đừng tra tấn nũa, để tôi dùng lời thuyết phục Tăng Minh. Trời đã khuya rồi các đồng chí nên đưa Tăng Minh về Trạm.
Văn Bình không tỏ vẻ sửng sốt. Giọng nói ngọt ngào này là của Phan Mỹ, trùm gián điệp của bộ Ngoại Giao. Nếu Phan Mỹ khám phá ra chàng là người lập mưu lẻn vào văn phòng đánh cắp tài liệu, y sẽ không ngọt ngào nữa. Việc chàng bị Phan Mỹ bắt cóc đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề đang làm kế hoạch của ông Hoàng chậm lại.
Rủi mà may, như Tái Ông mất ngựa, vụ Saratiên xô chàng vào một tình trạng khó khăn dễ bại lộ, mặt khác, lại giúp chàng khám phá ra nhiều bí mật động trời. Ngoài bức thư quan trọng Môrít đoạt được ở Vọng-các, viết bằng mực riêng vào ve áo vét-tông, ông Hoàng còn có cuốn phim tí hon giấu trong chiếc chìa khóa hình tròn nữa. Văn Bình nhủ thầm sẽ tìm cách liên lạc cấp tốc với bà Huyền Hoa, tức Z.62, để chuyển cuốn phim về Sàigòn cho ông tổng giám đốc.
Văn Bình chưa kịp đáp thì một cái bao bố dầy cộm được chụp vào đầu chàng. Chàng để yên không phản kháng. Chàng biết là sắp được tự do. Phan Mỹ ra lệnh chụp bao bố để chàng không nhận ra địa chỉ nhà giam.
Bao bố quá dầy, chàng không còn thấy gì nữa. Đèn đóm bỗng tắt ngúm. Phan Mỹ nắm bàn tay chàng, thân mật:
- Anh Tăng Minh, Saratiên đưa cho anh mấy cái chìa khóa?
Văn Bình đáp liều:
- Tôi không nhận được gì cả.
Phan Mỹ mân mê chùm chìa khóa trong tay:
- Anh có cả thảy mấy chìa?
- Sáu chìa. Ba cái dẹt, ba cái tròn.
Vừa trả lời, chàng vừa lo ngại. Chiếc chìa khóa dẹt chàng đã giấu trong phòng tắm cùng với cuộn phim. Nếu đàn em Phan Mỹ lục lọi trong phòng tắm, chàng sẽ mất mạng.
Phan Mỹ lại hỏi, vẫn bằng giọng đều đều:
- Sáu chìa này, anh dùng để mở tủ nào?
- Trong văn phòng của tôi.
- Lạ nhỉ. Tôi chưa hề thấy loại chìa nào kỳ cục như của anh. Này anh Tăng Minh, nếu anh có điều gì chưa dám nói, anh cứ nói ra, tôi không làm phiền anh đâu. Tôi long trọng cam kết giữ kín những điều anh tiết lộ. Về tiền, anh cần bao nhiêu, tôi cũng đủ sức cung cấp cho anh. Nhưng thôi, tôi chưa muốn anh quyết định ngay bây giờ. Để anh về phòng ngủ cho lại sức. Đêm mai, tôi sẽ mời anh tới đây lần nữa. À, tôi chỉ cần dặn anh một điều. Cấm anh không được hé môi với ai về những việc xảy ra đêm nay. Tôi rất tốt nhưng rất ác đối với những kẻ coi thường lệnh tôi. Anh tâm sự với ai, tôi cũng biết, và khi ấy tôi sẽ tàn nhẫn hết sức. Anh đừng hy vọng công an Hà Nội sẽ giúp anh. Vì tôi còn mạnh hơn công an Hà Nội nữa. Anh nhớ chưa?
Văn Bình đáp:
- Vâng, tôi nhớ.
Chàng được dìu qua một hành lang lạnh toát rồi trèo đúng hai chục bậc thang lên trên. Tiếng động cơ xe hơi từ xa vọng lại cho chàng biết gian phòng tra tấn được ăn sâu dưới đất. Nghe tiếng bánh xe cán sỏi lạo xạo và tiếng hô quen thuộc của người gác, chàng khấp khởi mừng thầm: căn nhà bí mật là hầm bộ Ngoai Giao.
Xe hơi chạy được một quãng, Văn Bình bỗng đau nhói ở bắp đùi. Tay chân chàng bỗng nhiên tê dại. Chàng vận dụng nghị lực để chống chọi với sự thèm ngủ đang xâm lấn thân thể, song sức chàng chỉ có hạn. Thuốc mê được tiêm vào thịt chàng có tác dụng vô cùng ghê gớm. Chàng ngoẹo đầu vào nệm xe, ngủ mê man.
Chàng tỉnh dậy thì trời đã sáng từ lâu. Nhìn tứ phía, chàng nhận ra căn phòng quen thuộc ở Hàng Mành. Ánh nắng vàng hoe lọt vào cửa sổ chiếu vào cái giường chăn mền xô lệch. Chàng ngáp dài, khua chân tìm dép. Miệng chàng khô đắng như hồi khuya vừa uống nhiều rượu mạnh. Đầu chàng nặng chĩu một cách lạ lùng.
Chàng vụt nhớ mọi việc xảy ra.
Những phút trong tổng hành doanh dưới đất của bà Huyền Hoa, cánh tay phải của ông Hoàng ở miền Bắc.
Những phút trong tổng hành doanh dưới đất của Phan Mỹ, cánh tay phải của tòa đại sứ Trung Hoa cộng sản.
Những phút say sưa với Vương Lệ, vợ hờ của Bôrin, tình nhân của Phan Mỹ.
Nhất là những phút dị thường với Nguyệt Thanh, cô con gái rượu của Z.62, có khuôn mặt như nặn, tấm thân nõn nàng, và làn hơi thơm mát.
Văn Bình thở dài. Chàng vừa nhớ lại lời nói của Phan Mỹ. Đêm nay, hắn sẽ cho người tới đây nữa.
Chàng không sợ tra tấn, cũng không sợ thần Chết, song cảm thấy bị dồn vào tình trạng cá chậu chim lồng. Phan Mỹ còn nghi ngờ nên giả vờ ngọt ngào cho chàng về, và sai người theo dõi. Đàn em của hắn sẽ không rời chàng phút nào. Chắc Phan Mỹ có đàn em trong Trạm Hàng Mành nên chàng bị bắt cóc và trả về mà không ai biết.
Muốn hoạt động hữu hiệu, chàng phải rời Trạm Hàng Mành. Chàng quyết định báo tin cho Quỳnh Ngọc biết.
Chàng vừa mặc quần áo xong thì tiếng đằng hắn ngoài cửa. Tiếng đằng hắng của một người đàn bà. Tiếp theo tiếng sột soạt. Rồi một tờ giấy được luồn qua khe cửa vào phòng.
Nhanh như cắt, chàng vặn khóa, mở cửa. Hành lang vắng tanh. Người đàn bà bí mật đã biến đâu mất.
Văn Bình lượm mảnh giấy lên đọc. Bên trong chỉ có một giòng chữ nguệch ngoặt bằng bút chì:
"Đúng mười một giờ, phố Hàng Gai".
8.
Văn Bình hiểu liền. 6 cộng với 2 là 8. Z.62 vừa gửi thư cho chàng. Như vậy có nghĩa là Z.62 gài được cộng sự viên trong Trạm. Chàng nhìn đồng hồ: 10.45.
Còn 15 phút nữa.
Vào giờ này, phái đoàn kiều bào đã đi hết. Chương trình tham quan còn hai ngày nữa thì kết thúc, phái đoàn sẽ từ giả Hà Nội về Vọng-các. Chàng cũng còn nhiều nhất là hai ngày nữa để hoàn thành kế hoạch của ông Hoàng.
Chàng đang băn khoăn không biết làm cách nào ra đường mà không bị nhân viên của địch theo dõi thì đột nhiên một hồi còi rú lên.
Còi báo động phi cơ Mỹ.
Từ ngày chàng ra Bắc, đây là lần đầu có báo động. Chàng không tin cuộc báo động này là ngẫu nhiên. Chắc bà Huyền Hoa đã can thiệp với ông Hoàng. Vì có báo động, mọi người đua nhau xuống hầm trú ẩn, bà mới có thể gặp chàng dễ dàng trên đường phố ngày thường đông đúc, đầy rẫy tai mắt của địch.
Tiếng còi rú lên thê thảm như hàng triệu con heo bị chọc tiết.
Còi báo động được đặt ở nhà Bưu Điện Bờ Hồ và Cửa Đông, gần Hàng Mành nên Văn Bình nghe rõ mồn một.
Dường như tiếng còi trốn phi cơ oanh tạc có ma lực làm bầu trời Hà Nội đang nắng chang chang, và trong vắt không một chút gợn, bỗng tối sầm lại một màu tang tóc ảm đạm. Thành phố Hà Nội đang ồn ào đột nhiên câm họng, như thành phố của những người chết.
Quả chàng đoán đúng, bọn cán bộ trong Trạm chiêu đãi đã bỏ chạy xuống hầm ở đầu đường, để lại căn nhà trống trải, rộng mênh mông.
Người gác thường trực gần cầu thang cũng không còn nữa.
Văn Bình đốt thuốc Salem thản nhiên xô cửa ra ngoài đường. Tiếng còi vừa dứt. Ngoài đường đang còn đông người. Mặt ai nấy cũng đượm vẻ hốt hoảng. Mỗi người mặc một thứ y phục khác nhau: kẻ có y phục chỉnh tề, người ở trần bận quần cụt, hầu hết phụ nữ đều chạy chân đất, song người nào cũng xách nơi tay hoặc đeo sau lưng một cái bị đựng gia tài điền sản.
Văn Bình suýt đụng phải nhiều người chạy ngược chiều. Họ không có thời giờ xin lỗi và cũng không để ý đến chàng.
Một thiếu nữ trạc hai mươi từ trong nhà chạy vụt ra suýt ôm chầm lấy chàng. Chàng kéo luôn nàng vào lòng, đặt cái hôn nhẹ lên môi. Buông ra thấy một người đàn ông lạ, thiếu nữ bẽn lẽn bỏ chạy mất vào đám đông lôi thôi lếch thếch.
Văn Bình ra đến đường Hàng Gai.
Chàng giả vờ nép vào hàng hiên, liếc lại phía sau.
Chàng không ngăn được bực bội vì một tên chó săn đang lẽo đẽo theo chàng, cách chừng năm chục thước. Không hiểu hắn cố ý cho chàng thấy hay hắn là nhân viên kém kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong lúc này, chàng không muốn ai đi theo hết. Chàng phải tìm cách cho hắn ăn bụi mới được.
Văn Bình bách bộ trên đường Hàng Gai.
Đường sá sắp sửa vắng tanh rồi, nếu chàng không gặp bà Huyền Hoa, chàng không thể đi một mình lù lù trên vĩa hè thế này trong khi toàn thể dân Hà Nội đã chui xuống hầm trú ẩn.
Bà Hoa dặn chàng tới đường Hàng Gai, nhưng không nói rõ tới chỗ nào.
Bỗng chàng giật mình.
Biết đâu không phải thư của Z.62. Biết đâu Phan Mỹ lập mưu đưa chàng vào xiếc. Văn Bình đứng lặng một giây đồng hồ. Chàng thường làm việc theo linh tính. Linh tính của chàng ít khi bị lầm. Chàng tin chắc là thư của bà Huyền Hoa.
Một hồi còi thứ nhì kéo lên rền rĩ.
Loạt còi này báo hiệu phi cơ Mỹ sắp tới không phận Hà Nội. Trong một hay hai phút nữa, mọi người đều phải xuống hầm. Ngoài đường chỉ còn một số ít nhân viên phòng thủ thụ động và xe hơi cứu thương.
Quái, bà Hoa đợi chàng ở đâu?
Trước hết, chàng phải đối phó với tên tay sai của Phan Mỹ lẽo đẽo phía sau.
Chàng tạt vào mái hiên, hút thuốc lá chờ hắn tới. Lạ lùng xiết bao, vừa khi ấy, một chiếc xe mang dấu hiệu chữ thập đỏ bên hông và trên mui - xe cứu thương - từ đường Hàng Mành chạy tới, đậu xịch ngay cạnh tên đi theo.
Cửa xe mở ra, trong chớp mắt, hắn trèo lên. Văn Bình giựt mình. Có lẽ Phan Mỹ lợi dụng tình trạng báo động để bắt cóc và thủ tiêu chàng.
Trông trước, trông sau, Văn Bình bố trí đường lối thoát thân. Cách chàng hai thước là một bức tường thấp, chàng nhún lên là có thể vượt qua. Đường Hàng Gai có ngõ hẻm quanh co bên trong. Chàng lại thuộc làu, bắt được chàng không phải dễ trừ phi chúng có nhiều người.
Nhưng nếu người ta có súng tiểu liên trong xe?
Một họng súng đen ngòm chĩa ra, chàng không thể nhảy tường được nữa, vì trong vòng ba bốn thước, súng máy có thể giết chết một con ruồi.
Chàng bèn cho tay vào túi lấy dao. Phó mặc cho may rủi, nếu địch chậm tay trong vòng một phần mười tích tắc đồng hồ, chàng có thể phóng lưỡi dao lá liễu vào ngón tay bóp cò của tên cầm súng.
Chiếc xe cứu thương sơn trắng đã đậu lại. Giờ phút quan trọng đã đến.
Như chàng dự tính, cửa trước mở ra, Văn Bình nghiêng mình sang bên, lưỡi dao mỏng dính nhảy vào lòng bàn tay.
Tacata… Tacata….
Tacata… Tacata….
o O o
Trước đó mấy giờ đồng hồ, khi Văn Bình còn ngủ mê mệt, tòa biệt thự 3 tầng quét vôi trắng sau nhà pha Hỏa Lò, đường Hàng Bông Thợ Ruộm đã hoạt động ồn ào. Đó là tổng hành doanh Smerch ở Hà Nội.
Chiếc ZIM đồ sộ sơn đen của đại tá Kamốp vượt qua cánh cổng lớn bịt kín bằng tôn dầy sơn trắng. Một quân nhân Sô Viết, cổ áo không đeo huy hiệu cấp bực, chờ Kamốp trên thềm, nét mặt đăm chiêu.
Bước xuống xe, Kamốp giựt mình:
- Chào thiếu tướng.
Người quân nhân không đeo lon là thiếu tướng Hôlếp, tùy viên quân sự tòa đại sứ Nga Sô tại Hà Nội, kiêm giám đốc trú sứ các cơ quan gián điệp Sô Viết. (17)
Hôlếp chỉ độ 40 là cùng. Y thuộc vào "đợt sóng mở" của ban lãnh đạo mật vụ Sô Viết và là bồ bịch của Sêmisátni (18) , trùm do thám Nga Sô. Nếu Kamốp gầy, cao, mặt choắt, hàm răng bám chất nicôtin vàng ệch, bàn tay sần sùi, nhỡn tuyến lạnh như nước đá, sắc như dao cạo, thì ngược lại, thiếu tướng Hôlếp có một thân hình tầm thước, đậm bề ngang, răng trắng như ngà, bàn tay mềm mại như bàn tay của nhạc sĩ dương cầm, và đôi mắt, dịu dàng, ấm áp, loại mắt mà đàn bà thích nhất.
Tuy nhiên, cái mã ngoài hiền lành và đĩ điếm ấy lại chứa đựng một bộ óc kinh khủng của nghề do thám. Hôlếp giết người như ngóe, mười ngón tay tháp bút xinh xắn kia đã am tường những miếng nhu đạo bí hiểm nhất thế giới, và chỉ cần đụng vào người là đối phương chết không kịp trối.
Ít khi Hôlếp thân chinh đến văn phòng của đại tá Kamốp, trừ phi có công việc vô cùng quan trọng. Bắt tay Kamốp, thiếu tướng Hôlếp nói, giọng nhỏ nhẹ:
- Tôi vừa nhận được điện thoại của phủ Thủ Tướng.
- Về vụ gì, thưa thiếu tướng?
Hôlếp hạ thấp giọng:
- Vụ Phan Mỹ.
Kamốp khựng người:
- Xin mời thiếu tướng vào trong này.
Cánh cửa bằng thép mở ra êm như ru. Hôlếp ngồi xuống ghế bành, Kamốp đặt cái tẩu thuốc lá cháy dở xuống bàn. Y vốn biết tính của Hôlếp: tính ghét thiên hạ hút thuốc trước mặt. Hôlếp khoát tay:
- Đồng chí cứ hút đi. Dân nghiện mà…. Chúng mình sắp có nhiều việc phải làm.
Nhặt cái tẩu lên, Kamốp nói:
- Xin lỗi thiếu tướng.
Hôlếp nói giọng đều đều:
- Phủ Thủ Tướng đã nắm được bằng chứng cụ thể về việc Phan Mỹ tạo phản.
- Tôi đã tiên đoán việc này từ nhiều ngày nay. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn chưa biết xử trí ra sao. Trừ khử được Phan Mỹ không phải là dễ. Tòa đại sứ Trung quốc sẽ làm rùm beng lên.
Hôlếp lắc đầu:
- Họ làm gì, kệ họ. Phủ Thủ Tướng sẽ đối phó với hắn, ta chỉ dứng ngoài mà thôi. Sở dĩ tôi đích thân gặp đại tá vì Phan Mỹ đã cung cấp cho địch một hồ sơ quan trọng nhan đề là "những khuyết điểm của nền tình báo Sô Viết".
- Trời!
- Tôi muốn đại tá bố trí bắt Phan Mỹ nội trong ngày nay. Đêm qua, hắn giết một loạt tám nhân viên của ta, tôi không thể tha thứ được.
- Thưa, nếu bắt không được?
- Tùy đại tá lo liệu, tôi không cần biết rõ chi tiết. Đại tá nhớ chưa? Bắt đầu từ phút này, tôi không muốn nghe ai nói đến tên Phan Mỹ nữa. Tên hắn phải được gạch khỏi sổ bộ bằng bất cứ cách nào.
Hôlếp xô ghế đứng dậy:
- Nội ngày nay, đại tá phải báo cáo kết quả cho tôi.
Kamốp định đưa Hôlếp ra tận xe, nhưng Hôlếp gạt đi:
- Tôi ra một mình cũng được. Thời giờ gấp trút lắm, đại tá phài làm ngay mới kịp. Sáng mai, Phan Mỹ đã đi Bắc Kinh rồi.
Kamốp tái mặt. Hôlếp chỉ đích thân điều khiển những công tác quan hệ và hiểm nghèo. Hôlếp đã ra lệnh là phải thành công. Ngay đến ông đại sứ cũng sợ Hôlếp như cọp. Kamốp mới vinh thăng đại tá được ba tháng, nếu công việc thất bại, lon đại tá có thể bị bốc hơi như chơi mặc dầu y là một nhân viên nồng cốt và có uy thế của cơ quan ám sát Smerch.
Chờ cho Hôlếp ra khỏi phòng, Kamốp ấn chuông. Một nhân viên bận thường phục xô cửa vào. Kamốp hất hàm:
- Vào phút này, Phan Mỹ đang ở đâu?
Tên nhân viên đáp như máy:
- Thưa, toán X19 vừa báo cáo về xong. Phan Mỹ đang ở bộ Ngoại Giao. Bên phủ Thủ Tướng gọi sang có chuyện cần nhưng hắn cáo bận không tới. Hắn vừa gọi điện thoại cho ông bộ trưởng.
- Bọn họ nói với nhau những gì?
- Thưa, điện thoại của Phan Mỹ được gắn dụng cụ an toàn (19) do Liên Sô cung cấp nên nghe trộm không được.
Kamốp sẵn giọng:
- Cơ quan nào cung cấp dụng cụ an toàn cho hắn?
- Thưa Smerch. Chính đại tá đã ký giấy chấp thuận, năm ngoái.
Kamốp thở dài:
- Hừ, gậy ông đập lưng ông. Anh em đã bố trí sẵn sàng chưa?
- Thưa rồi. Phan Mỹ cũng phòng vệ chu đáo lắm. Từ mấy hôm nay, đi đâu hắn cũng mang hai toán vệ sĩ đi theo. Xe hắn đi giữa, một chiếc díp mở đường, chiếc thứ hai chạy sau. Trên mỗi xe đều có 4 nhân viên trang bị tiểu liên K-50. Xe hơi của Phan Mỹ lúc nào cũng quay kiếng kín mít. Tưởng cần báo cáo thêm với đại tá là xe hắn được lót bằng tôn dầy 5 ly, đạn thường bắn không thủng. Kiếng xe cũng được chế riêng tại Mạc-tư-khoa, có thể ngăn lằn đạn. Xe hơi khóa bên trong, bên ngoài không tài nào mở được. Loại xe này Hà Nội chỉ có 4 cái.
Kamốp gát:
- Biết rồi. Tao biết rồi. Mày đừng dậy tao nữa. Chiếc xe của Phan Mỹ được ráp tại xưởng Gọt-ki. Tao đã nghiên cứu kỹ lưỡng, bề ngoài nó là một pháo đài bằng thép, nhưng bên trong nó có một vài yếu điểm. Tuy nhiên, tao có cần mày ném lựu đạn hoặc bắn vào xe Phan Mỹ đâu mà bàn đến chuyện này. Tao chỉ muốn mày bắt sống hắn. Bắt sống hắn một cách êm thắm.
Tiếng chim hót vang lanh lảnh trong căn phòng điều hòa khí hậu. Đó là tiếng chuông điện thoại. Kamốp áp ống nghe vào tai, vẻ mặt đăm chiêu. Da trán y nhíu lại. Ở đầu giây là tiếng nói của một người Việt, dùng Nga ngữ thông suốt nhưng giọng chưa sõi.
Kamốp nhếch mép:
- Chào đại tướng. Tôi vừa gặp đồng chí Hôlếp xong. Vụ Phan Mỹ sẽ được hoàn tất nội ngày nay.
Người Việt được Kamốp gọi là đại tướng nói:
- Đồng chí thủ tướng và tôi đã kêu Phan Mỹ tới văn phòng để bào chữa, song hắn thoái thác không tới. Chúng tôi định lừa hắn qua phủ Thủ Tướng rồi giữ lại luôn. Nhưng hắn là con cáo già nên đánh hơi thấy liền. Hồi 9 giờ, đồng chí Trường Chinh và đại tướng Nguyễn Chí Thanh gặp tôi và yêu cầu xếp bỏ vụ Phan Mỹ lại. Họ nói rằng vụ Phan Mỹ là một âm mưu ly gián của địch, hoặc ít ra cũng là một kế hoạch bẩn thỉu của bọn phản động trong tòa đại sứ Sô Viết. Tôi đã nặng lời với họ. Tôi hỏi họ bọn phản động này là ai thì họ cho biết sẽ triệu tập đại hội Trung Ương Đảng, và sẽ dùng đa số áp đảo, loại trừ chúng tôi ra ngoài. Họ nói thật, không dọa đâu. Hiện nay, họ đang nắm đa số trong Trung Ương Đảng. Đại tá nghĩ sao?
- Tôi không thể trì hoãn thêm nữa. Phan Mỹ là cái gai đâm vào mắt, để chậm ngày nào, hư mất thêm ngày ấy.
- Nhưng bây giờ không thể lừa bắt được đâu.
- Tôi có cách khác.
- Nếu vậy thì còn gì bằng. Tuy nhiên, tôi xin báo đại tá biết là vụ Phan Mỹ phải được thi hành một cách kín nhẹm, nếu để tùm lum ra, vị trí anh em tôi trong Trung Ương sẽ bị nguy ngập. Chỉ còn ngày nay nữa thôi, đúng 5 giờ sáng mai, hắn sẽ đáp máy bay đi Bắc Kinh, và hắn ở lì bên Trung quốc cho tới khi Trung Ương nhóm họp. Diệt được hắn trong lúc này sẽ làm phe hắn mất tinh thần, đa số của Trung Ương sẽ ngả về phía anh em tôi. Trăm sự tôi trông cậy vào Smerch, vào tướng Hôlếp, vào sự lãnh đạo cừ khôi của đại tá.
Kamốp mỉm cười:
- Cám ơn. Đồng chí đừng lo, cứ ăn no ngủ kỹ, mặc tôi hành động.
Kamốp gác điện thoại.
Một tiếng chim hót khác lại nổi lên.
Mặt Kamốp vụt tươi tỉnh. Một nhân viên báo cáo về:
- Thưa đại tá. Phan Mỹ sửa soạn rời bộ Ngoại Giao.
- Hắn đi đâu?
- Thưa, đi tới tòa đại sứ Trung quốc.
- Có biết khi nào hắn về văn phòng không?
- Thưa, đến trưa.
- Được. Mày cứ túc trực ở đó chờ lệnh.
Kamốp quay ra phía tên nhân viên mặc thường phục đợi trong phòng:
- Kêu Bôrin tới đây gặp tôi ngay có việc cần.
- Thưa, thiếu tá Bôrin?
- Phải, thiếu tá Anáttát Bôrin. Tôi cần gặp Bôrin nội buổi sáng này.
- Thưa, Bôrin còn đau.
- Mặc kệ. Nếu y không đi được thì vực lên cáng, khiêng về đây.
- Thưa, Bôrin đâu đến nỗi phải nằm băng-ca. Hai hôm nay, y ghen với cô vợ nên nằm mọp trong phòng.
Kamốp lẩm bẩm:
- Ghen! Hừ, ghen vậy mà hay.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tacata… Tacata….
Tiếng súng máy nổ dòn. Nhưng đó không phải từ trong xe Hồng-thập-tự phát ra. Hàng loạt phát đại liên nữa nổ tiếp. Có lẽ giàn cao xạ ngoài bờ sông Hồng Hà đang bắn lên không. Tuy nhiên, không có tiếng phi cơ nào.
Lưỡi dao mỏng dính sắp được phóng ra bỗng chùn lại. Văn Bình vừa nhận ra một khuôn mặt quen thuộc. Người lái xe cứu thương là một bà già tóc bạc phơ.
Bà Huyền Hoa tức Z.62, cánh tay phải của ông Hoàng ở Bắc Việt. Sau làn kiếng trắng dày cộm, cặp mắt bà Hoa vụt sáng một cách dị thường. Hiểu ý, Văn Bình nhảy lên xe. Chiếc Rờnô cũ kỹ lách ra khỏi lề, phóng một mạch trên con đường vắng tanh.
Bà Hoa mỉm cười:
- Chào anh. Tên nhân viên của địch đi sau anh đã bị con Nguyệt Thanh hạ thủ.
Chàng hỏi:
- Tại sao hắn lại dại dột trèo lên xe như thế?
Nguyệt Thanh ló mặt ra khung cửa hình chữ nhật ngăn phòng lái với phía sau xe, nhí nhảnh:
- Anh nổi tiếng là đệ nhất điệp viên mà khờ khạo quá!
Bà Hoa mắng át con:
- Con quỷ sứ! Mày thử bớt hỗn một chút xem nào. Mày phải xin lổi đi nếu không lát nữa tao đánh đòn.
Văn Bình xen vào:
- Cô Thanh nói đúng đấy. Xin bà tha lỗi cho cô.
Nguyệt Thanh reo lên:
- Đấy, "cụ" thấy chưa. Anh ấy xin lỗi cho con rồi. Anh Văn Bình ơi, sở dĩ thằng nhân viên của Phan Mỹ trèo lên xe vì hắn thấy em dơ tay vẫy. Trời ơi, em đâu đến nỗi xấu. Được một thiếu nữ đẹp gọi đến, phỗng đá cũng phải chạy lại, huống hồ là một anh đàn ông quèn.
Văn Bình định đáp bằng một câu "nịnh đầm" nhưng sực nghĩ tới bà mẹ nghiêm khắc ngôi bên, chàng đành nín lặng. Bà Hoa vừa sang số, vừa nói:
- Phan Mỹ không thể biết được nhân viên của hắn đi đâu vì lát nữa, tôi sẽ ngâm xác chết vào thùng át-xít. Trong 24 tiếng đồng hồ, thân thể sẽ tan ra nước.Tôi không ngờ một thanh niên lực lưỡng, được huấn luyện về do thám, mà không chịu nổi một ngón đòn tầm thường của con Thanh.
Nguyệt Thanh cười dòn tan:
- Con đánh trúng vào huyệt tử của hắn. Hắn chết không kịp ngáp.
Bà Hoa nói:
- Con để yên cho mẹ bàn chuyện với Z.28.
Rồi ngoảnh sang phía Văn Bình:
- Lẽ ra, đêm nay hay ngày mai tôi mới liên lạc với anh, nhưng tôi đổi ý kiến vì tình thế biến chuyển quá nhanh. Hồi khuya, anh bị Phan Mỹ bắt đưa về bộ Ngoại Giao, tôi cho người đi theo. Tôi biết họ chưa dám làm gì anh nên không ra tay can thiệp. Nhưng dầu sao anh cũng sắp sửa bị lộ. Phan Mỹ là một người thông minh và có biệt tài gián điệp, sớm muộn hắn sẽ phăng ra.
Vụ này quá quan trọng nên mẹ con tôi phải đích thân làm lấy, không thể giao cho anh em cộng sự viên biết. Biết gặp anh ban ngày rất khó, tôi phải điện cho ông Hoàng xin một phi đội phản lực bay vào vùng trời Hà Nội. Dân chúng Hà Nội rất sợ báo động. Nghe tiếng còi rú, người nào người nấy đều bỏ hết mọi việc, chạy bán sống bán chết xuống hầm. Những cuộc oanh tạc kinh khủng ở Thanh Hóa, Nam Định và Lạch Tray đã làm họ xuống tinh thần rất nhiều. Trong khi thiên hạ nhốn nháo, anh có thể ra đường dễ dàng. Tôi cũng có thể gặp anh dễ dàng.
Văn Bình ngắt lời:
- Xe cứu thương này thật hay giả, thưa bà?
Bà Hoa đáp:
- Thật một trăm phần trăm. Chắc anh chưa biết tôi là bác sĩ của bệnh viện Phủ Doãn. Bác sĩ cũng thật một trăm phần trăm, cũng như Triệu Dung ngày trước. Làm nghề bác sĩ, đi lại được dễ dàng, không bị công an để ý. Tôi lại ở trong ban cứu thương phòng thủ thụ động. Mỗi lần báo động, tôi tha hồ xách xe chạy rong trong thành phố. Bắt ai, giết ai, lúc này là tiện nhất.
Văn Bình hỏi:
- Thưa, bây giờ bà cần làm gì?
Bà Hoa nheo mắt:
- Cần cái tài bách bộ xuyên dương của anh?
- Thưa, bắn ai?
- Một yếu nhân của địch. Khẩu tiểu liên PPs, anh chọn hồi hôm tôi đã cho cưa báng, anh có thể giấu vào trong người. Bây giờ là mười một giờ mười lăm. Còn 45 phút nữa.
- Bắn Phan Mỹ hay Kamốp?
- Cần gì ám sát hai người ấy. Phan Mỹ llà đứa nham hiểm, để hắn sống thì cuộc tranh chấp giữa hai phe thân Nga và thân Tàu ở đây mới xâu xé nhau quyết liệt. Giết Kamốp thì Smerch mất một tay đa mưu túc kế. Phải có hai hổ đồng cân, đồng lạng thì cuộc vật lộn mới luôn luôn gay cấn và thích thú. Vả lại, trong lúc này, ám sát được Phan Mỹ và Kamốp chẳng phải dễ. Vì vậy tôi đã nghĩ đến một mục phiêu khác. Phải giết một người nào mà hai phe gầm gừ nhau thêm. Người đó là Hôlếp.
- Thiếu tướng Hôlếp?
- Phải. Hắn là thiếu tướng RU. Bề ngoài hắn chỉ là tùy viên quân sự sứ quán Sô Viết, nhưng thật ra hắn là tay quan trọng nhất, phụ trách việc điều hợp hoạt động của các cơ quan điệp báo Sô Viết ở đây như RU, KGB và Smerch. Kể ra, hắn kiểm soát cả RUMID, cơ quan gián điệp thuộc bộ Ngoai Giao, nhưng lại vướng Phan Mỹ. Hắn lôi Phan Mỹ về nhiều lần không được, nên giữa hai người đã có sự thù hằn. Hôlếp bị ám sát, mặc nhiên dư luận phải nghi ngờ Phan Mỹ.
- Thưa, kế hoạch hành động ra sao?
- Tổng quát, các yếu nhân điệp báo ở Hà Nội đều được phòng vệ hết sức thận trọng. Xe hơi của họ đều bọc sắt. Sắt bên hông dầy 5 ly, còn sắt dưới sàn xe dầy những 10 ly, nổ bom dưới gầm xe không thể làm người ngồi trong xe bị tử thương. Kiếng cửa cũng được chế bằng vật liệu riêng, trừ phi đạn bắn chiến xa mới xuyên qua nổi. Tuy nhiên, tôi vẫn trù tính việc ám sát Hôlếp bằng cách bắn vào xe hơi.
- Thưa, Hôlếp đi xe loại nào?
- Như anh đã biết, các yếu nhân ở đây đều dùng xe Zil. Xe của Hôlếp là loại Zil III, thứ được chế tạo đặc biệt. Lòng máy của nó tương đương với xe Hoa-kỳ cỡ lớn, nghĩa là trên 6.000 phân khối, tốc lực tối đa 170 cây số một giờ. Nó cũng cồng kềnh như xe Mỹ, dài trên sáu thước, rộng trên hai thước. Trong xe có đủ tiện nghi tối tân: một cái tủ lạnh đựng đồ uống, hai máy thu thanh âm thanh nổi, một máy điện thoại siêu tần số liên lạc với tổng hành doanh, một bàn viết, ghế ngồi có thể biến thành giường ngủ êm ái.
- Còn võ khí?
- Ở phía trước, cạnh tay lái, có một cái nút riêng, ấn vào, bốn quả tạc đạn sa mù nổ cùng một lúc. Trong một tích tắc đồng hồ, cả khu vực sẽ bị sa mù che kín, không thể nhìn thấy gì hết. Khi bị tấn công bất ngờ, tài xế sẽ ấn nút nổ tạc đạn, và sau đó đeo một cái kiếng riêng vào mắt, lái xe ra khỏi vùng nguy hiểm, hoặc nhìn thấu qua làn sương tìm ra kẻ tấn công.
Còn võ khí thi trong xe có ba khẩu đại liên tự động, tương tự như súng máy gắn trên phi cơ Mig-19. Hẳn anh đã biết loại Mig-19 này đeo ở mũi hai khẩu đại bác 37 ly và hai khẩu khác 23 ly ở hai cánh. Tóm lại, xe hơi của Hôlếp được võ trang như một chiến xa hạng nặng.
- Thưa trong xe có mấy người?
- Phía trước là tài xế và người phụ. Còn ở băng sau là Hôlếp và một vệ sĩ.
- Lạ nhỉ, một vệ sĩ thì Hôlếp ngồi ở đâu?
- Anh thắc mắc rất đúng. Lệ thường, hai vệ sĩ phải ngồi kèm hai bên, biến thành cái mộc chắn đạn. Nhưng Hôlếp lại mắc một chứng bệnh kỳ quặc: hắn không thể vào nơi đông người. Hễ đông là hắn ngộp thở. Cũng vì sợ ngộp thở nên hắn không muốn vệ sĩ ngồi ép hai bên. Hắn có thói quen ngồi sát cửa.
- Nếu xe chạy chậm lại, tôi có thể bắn trúng được. Nhược bằng….
- Thong thả. Hôlếp mặc trong người một cái áo giáp khá dày, loại áo bằng ni-lông mà binh sĩ Hoa Kỳ mặc trong cuộc chiến tranh Cao-ly ấy mà. Loại áo này dày hơn, bằng bẩy lớp chỉ ni-lông đặc biệt, đạn thường khó thể xuyên qua.
- Vì vậy tôi sẽ nhắm vào đầu.
- Đúng. Anh chỉ có thể bắn vào màng tang. Và chỉ có thời gian bắn một phát.
Bà Hoa lái xe vào một ngõ hẻm mà Văn Bình không biết tên ở khu Cửa Đông. Chiếc xe cứu thương chạy lọt vào trong sân một ngôi nhà rộng cửa cổng vừa mở.
Bà ra lệnh cho Văn Bình:
- Anh xuống trước đi. Mời anh vào phòng khách, tôi sẽ đưa bản đồ cho anh nghiên cứu.
Văn Bình bước vào một căn phòng trang trí theo lối cổ với bộ trường kỷ gỗ mun khảm xa cừ, với cái sập chân quỳ chạm long phượng, và những cái thống Giang Tây cao lớn in các đoạn trong truyện Tam-quốc-chí.
Bà Hoa mời chàng ngồi, đoạn nói:
- Rượu huýt-ky để sẵn trên bàn, mời anh dùng tự nhiên. Tôi không biết uống rượu.
Chờ Văn Bình cạn một hơi ba ly rượu đầy ắp, bà Hoa nói, giọng thản nhiên như người kể chuyện:
- Hôlếp là một biệt tài về do thám, song y đã phạm phải hai khuyết điểm. Khuyết điểm thứ nhất mà anh đã biết là bệnh ngộp thở. Còn khuyết điểm thứ hai khả dĩ giúp chúng ta thực hiện kế hoạch được dễ dàng là sự tôn trọng giờ giấc đến cực độ. Thật vậy, đức tính căn bản của nghề do thám là sinh sống không chừng mực, mỗi lúc một khác, mỗi ngày một khác, không có giờ giấc nào nhất định, khiến đối phương không biết được ta ăn giờ nào, ngủ khi nào, và ăn ngủ ở đâu. Hôlếp lại sống như một cái máy tốt. Buổi sáng, đúng 7 giờ hắn thức dậy, tập thể dục đúng mười phút, đến 7 rưỡi hắn dùng điểm tâm và bữa nào hắn cũng uống một ly sửa và ăn một mẩu bánh mì phết bơ, kẹp dăm-bông. 8 giờ, hắn ra vườn, lên xe đi tới tòa đại sứ. Dầu bận việc đến đâu, đúng 12 giờ rưỡi hắn cũng về nhà. Nhà hắn là một tòa biệt thự lớn, phòng thủ kiên cố ở đại lộ Lý Thường Kiệt. Xe hơi của hắn về đến cổng vừa đúng 1 giờ kém 5 phút.
Vào đến sân, hắn xuống xe, ôm vợ hắn hôn rồi đùa một hai phút với bầy chó Đan-Mạch. Tưởng anh cần biết vợ hắn còn trẻ, rất trẻ, chỉ trên hai mươi là cùng, và hắn cưng vợ vô cùng. Thời gian anh có thể hành động là khoảng từ 1 giờ kém 4 phút đến 1 giờ đúng. Tuy nhiên….
- Có phải bà muốn nói là chung quanh không có căn nhà nào cao để núp bắn phải không?
Bà Huyền Hoa trải một tấm bản đồ thành phố Hà Nội lớn bằng cái chiếu xuống đất:
- Đúng thế. Muốn bằn trúng Hôlếp, phải núp một vị trí cao hơn, hoặc trên cây, hoặc trên sân thượng một nhà đối diện. Trên đại lộ Lý Thường Kiệt có nhiều cây me và cây bàng xum xuê, song tôi không tin là anh trèo lên được vì nhân viên công an gác nhan nhản. Về nhà thì chỉ có biệt thự của Hôlếp là cao nhất trong khu vực.
- Tường nhà Hôlếp cao bao nhiêu?
- Gần bốn thước, chưa kể hàng rào giăng bên trên.
Văn Bình nhún vai:
- Thế thì khó lắm. Bà nghĩ xem dọc đường Hôlếp có dừng lại đâu, hoặc tài xế phải chậm lại ở ngã tư nào không?
Bà Hoa mỉm cười:
- Tôi đã nghĩ đến rồi. Anh còn nhớ vụ Hêđờrích (20) bị kháng chiến Tiệp-Khắc ám sát chứ?
- Thưa nhớ.
- Kế hoạch của tôi không khác gì họ mấy. Bao giờ Hôlếp cũng qua đường Hàng Lọng để về Lý Thường Kiệt. Từ hôm qua, ở góc đường Hàng Lọng có một chỗ công nhân thủy điện đào xuống sửa chữa. Theo chỗ tôi biết, chiều nay họ mới làm xong.
Bà Hoa lấy bút chì mầu đánh một cái dấu chữ thập đỏ vào bản đồ. Văn Bình gật gù:
- À, tôi nhận ra rồi. Nơi này gần đường xe lửa, và đối diện với một nhà ngủ ba tầng.
- Phải, nhà ngủ này đã được trưng dụng cho nhân viên của bộ Ngoại Giao ở.
- Nhân viên của bộ Ngoại Giao?
- Phải. Nói rõ hơn nhân viên của Phan Mỹ. Từ lầu nhất, anh có thể bắn trúng Hôlếp khi xe hắn chậm lại một vào giây đồng hồ.
- Tôi vào nhà bằng cách nào?
- À, đó là một chung cư nên đi vào không bị để ý. Có người gác nhưng vào giờ ấy y còn bận tắm rửa. Anh có thể trèo cầu thang và vào thẳng căn phòng đã định.
- Có những ai trong phòng, thưa bà?
Bà Huyền Hoa thở dài:
- Thú thật với anh là tôi chưa biết. Lệnh của ông Hoàng ban ra gấp quá, tôi không có đủ thời giờ đi sâu vào chi tiết. Vả lại, xin anh hiểu cho là tôi đang thiếu người.
Văn Bình gạt đi:
- Thiết tưởng cũng không quan trọng lắm. Nếu Hôlếp cho xe chạy chậm lại trong một giây đồng hồ, tôi sẽ có thể hạ sát hắn dễ dàng.
Chàng đứng dậy. Bà Hoa nhìn đồng hồ:
- Đúng 12 giờ. Ta lên đường thì vừa.
Nguyệt Thanh đặt lên bàn một cái hộp đàn vĩ cầm màu đỏ đẹp mắt. Nàng mở nắp đàn, lấy ra khẩu súng máy PPs Sô Viết, nheo mắy nhì chàng một cách ý nhị.
Văn Bình quan sát kỹ càng nòng súng, thử lảy cò, cho bì đạn vào và cầm súng gọn trong tay, giả vờ nhắm bắn. Khẩu tiểu liên này khá thích hợp. Chàng chỉ cần bắn một phát. Nhiều lắm là hai phát.
Bà Hoa nói:
- Báo động đã hết từ nãy. Bây giờ Nguyệt Thanh lái xe đưa anh tới gần Hàng Lọng và chờ anh ở ngoài. Thôi, chúc anh may mắn.
Bà Hoa đi thẳng vào bên trong. Văn Bình thầm phục tài tổ chức của bà Hoa khi thấy Nguyệt Thanh giấu xe cứu thương vào trong ga-ra và nổ máy một chiếc Citroen sơn đen cũ mèm.
Nàng vừa vặn đề-ma-rơ vừa nói:
- Anh đừng khinh cái xe cà tàng này. Vị tất xe đua của anh đã chạy kịp nó.
Văn Bình cười:
- Sao em biết anh có xe đua?
Nàng trề môi:
- Ối chao, ai lại không biết. Anh là ông vua xe đua ở Sàigòn. Xe nào, anh cũng dùng một năm là bán lại, mua xe khác.
- Biết anh là vua xe đua, sao còn dám coi thường?
- Vì chiếc Citroen này của em có một bộ máy đặc biệt. Lệ thường, xe Citroen có hai loại, 11 và 15 mã lực, xe của em thuộc loại 11, có thể chạy tới 145 cây số một giờ. Nhưng anh ơi, bên trong không còn là máy Citroen nữa mà là máy xe đua Ferrari, 23 ngựa, trọng lượng gần bốn ngàn phân khối, nghĩa là lớn bằng máy xe Hoa Kỳ. Tốc độ bao nhiêu anh biết không?
Văn Bình làm thinh, Nguyệt Thanh nói:
- Ba trăm cây số một giờ. Còn nhanh hơn cả Mercédès 300SL nữa.
Văn Bình mỉm cười:
- Đường sá Hà Nội chỉ chạy đến một trăm một giờ là lật xe rồi, cần gì phải ba trăm.
Nguyệt Thanh nhăn mặt, phụng phịu:
- Anh không thích thì thôi, việc gì phải công kích em.
Xe hơi đã ra khỏi hẻm. Trông mặt dễ thương của Nguyệt Thanh, chàng muốn ôm ghì lấy, ngoạm một miếng vào má, song chàng sực nhớ đang ở Hà Nội, và ban ngày ban mặt.
Như đọc được ý nghĩ xấu trong đầu chàng, nàng dơ ngón tay trỏ lên:
- Anh định làm liều phải không? Anh coi chừng đấy, em cho xe hơi vào cột điện.
Nàng lái một tay, và lơ đễnh trong một phần trăm giây đồng hồ nên chiếc Citroen từ bên phải chạy sang bên trái, loạng choạng như say rượu. Một cam-nhông quân sự từ phía trước phóng nhanh tới. Chiếc Môlôtôva sơn màu xám, che lưới ngụy trang để tránh máy bay oanh tạc, sửng sững như đầu máy xe lửa đang xả hết tốc lực, có lẽ đến trăm cây số một giờ.
Khi ấy Văn Bình mới thấy tài lái xe cừ khôi của cô gái nhí nhảnh. Nhanh như điện, nàng bẻ hết vô-lăng về bên hữu rồi trả lại, chiếc cam-nhông khổng lồ vụt qua, cách xe hai người một gang tay. Văn Bình liếc nhìn Nguyệt Thanh.
Trên khuôn mặt tươi như hoa nở của nàng, không hề hiện ra một nét sợ hãi. Nàng vẫn giữ thái độ thản nhiên như hồi nãy dùng atêmi hạ sát nhân viên của Phan Mỹ ở đường Hàng Mành. Nổi tiếng là điệp viên bình tĩnh nhất Sở, Văn Bình lại thấy nàng bình tĩnh không kém, có lẽ còn hơn nữa, nếu nàng là đàn ông.
Ngoảnh mặt về phía chàng, Nguyệt Thanh tủm tỉm cười:
- Anh sợ chúng mình tan xác phải không? Anh đừng lo, ngày nào em cũng lái xe hú tim như thế. Em đã bảo rằng chiếc Citroen cà khổ này chạy nhanh hơn xe đua thượng thặng mà anh không tin. Giờ đây, anh đã thấy chưa?
Văn Bình thở phào ra:
- Anh mất đến một lít máu rồi. Em đừng chơi đùa như vậy nữa.
- Thôi được. Em tạm tha cho anh. Chừng nào em vào Sàigòn, sẽ thi lái xe trên xa lộ Biên-Hòa với anh một bữa. Em cam đoan một ăn mười là anh sẽ thua em.
- Ừ, anh chịu thua.
Chàng bỗng nhớ ra từ nãy giờ xưng hô quá thân mật với nàng. Trong giây phút, chàng quên bẵng Quỳnh Ngọc, quên bẵng những người đàn bà xinh như mộng đang mỏi mắt chờ đợi ở Sàigòn, hoặc ở khắp nơi trên trái đất. Bàn tay hơi run, chàng bật lửa châm thuốc Salem.
Nguyệt Thanh lái loanh quanh một hồi rồi hướng về đường Hàng Lọng.
Đồng hồ trên xe chỉ đúng 12 giờ 45 phút. Nàng lái xe sát lề, đậu lại:
- Em chờ anh ở đây. Trong vòng 30 phút nữa, Hôlếp sẽ qua chỗ anh núp. Nghĩa là vào lúc 12g45. Xong xuôi, anh xách túi đàn đựng súng lại đây. 12g50 hoặc 12g55, chúng mình về được rồi.
Mặt Nguyệt Thanh bỗng trở nên nghiêm trọng. Nàng đưa cái hộp hình bầu dục bên trong đựng tiểu liên cho chàng. Trong giây phút này, đột nhiên Văn Bình cảm thấy tâm hồn lạnh lẽo lạ thường. Chàng muốn ôm ghì nàng vào lòng.
Một ý nghĩ tương tự cũng nhú lên trong đầu Nguyệt Thanh. Từ khi gặp chàng, nàng đã nôn nao trong dạ. Nhưng nàng đã tuân theo lời dặn của mẹ. Chàng như cái bóng, hoạt động một thời gian ngắn ở Hà Nội rồi biến đi nơi khác, bà Hoa không muốn nàng trở thành cô gái thất tình đêm ngày chờ đợi hạnh phúc không bao giờ thành tựu.
Nàng phải vận dụng hết nghị lực để khỏi trái lời mẹ. Song mỗi lần được ở gần chàng, nàng cảm thấy sớm muộn nàng sẽ ngã vào lòng người thanh niên đầy quyến rũ ấy. Linh tính phụ nữ đột ngột báo cho biết một sự bất tường sắp xảy ra.
Văn Bình ngoảnh lại nhìn nàng.
Nàng vội quay mặt ra chỗ khác. Nếu không nước mắt sẽ ràn rụa trên má, và nàng sẽ thét lớn:
- Ở lại với em, đừng đi nữa. Em sợ lắm.
Lần thứ nhất trong đời nguy hiểm, nàng biết sợ. Sợ gì nàng không biết.
Tiếng kêu rè rè từ táp-lô xe hơi vảng ra. Nàng giật mình, bồ hôi toát đầm. Đó là tiếng kêu của máy walkie-talkie (21) bí mật liên lạc giữa nàng và mẹ. Bà Huyền Hoa chỉ kêu vô tuyến cho con mỗi khi gặp trường hợp khẩn cấp.
Nổi tiếng bình tĩnh nhất mà nàng bỗng run run. Ngón tay run run của Nguyệt Thanh ấn vào nút nghe.
Ngoài xe hơi, ánh nắng vẩn vàng lóe trên con đường nhựa lồi lõm, trên những máu tôn màu xám ảm đạm. Văn Bình vừa đi khuất sau một thân cây lớn.
Chú thích
1. Volga M-21. Loại xe này trông hao hao như Chevrolet của Mỹ, đời 1950.
2. MN là Moisin-Nagant. Moisin là tên đại tá Sergeivanovich Morin. Tôkarếp là súng do tướng Tôkarev sáng chế.
3. PPD 1940 do tướng Degtuarov chế tạo vào năm 1940.
4. Năm 1941, súng PDSh ra đời do Shpaghin vẽ kiểu, nên có chữ Sh ở sau.
5. Hai loại súng PPS này do Suradev chế tạo trong năm 1942 và 1943. Tiểu liên Suradev được trang bị cho binh sĩ nhảy dù Sô Viết. Vì là súng tốt nên Nga Sô chỉ gởi một số rất ít cho các quân đội chư hầu.
6. Tất cả những khách sạn mà Văn Bình vừa nhớ lại đều mới được cất xong. Đây là khách sạn Ambassador, xây mất 5 triệu mỹ-kim, hàng năm, trên 25.000 du khách tới, trong số có Z.28.
7. American
8. Royal Hotel
9. Hilton, ở Istamboul, trên bờ biển Bosphore
10. Hotel Phoenica, ở Beyrut
11. Khách dạn Hilton, bên dòng sông Nil, 27 cô gái hầu bàn đã tìm được chồng trong đám du khách
12. Carlton beach, tiền phòng từ 6 đến 8 ngàn bạc VN một ngày.
13. Bermudes
14. Hilton Hotel ở Las Brisax (ngọn gió mát) Acapulco, tiền phòng từ 5 ngàn đến 17 ngàn bạc VN một ngày, phòng nào cũng có tủ lạnh riêng chứa đầy trái cây tươi.
15. Hotel des Cataralas tại thác nước Iguacy mất 15 năm mới hoàn thành, xung quanh toàn kỳ hoa dị thảo - Điệp viên Văn Bình đã lê thân khắp thế giới, và những ô-ten kể trên mới là những phần trăm những nơi Z.28 ngụ lại.
16. Tức là Gestapo, Die Geheime Staatspolizei. Tiếng Đức, Geheime là bí mật. Die Geheime Staatspolizei là công an mật vụ quốc gia, gọi tắt là Gestapo.
17. Giám đốc trú sứ là đại diện gián điệp tại một nước hải ngoại.
18. Tức là Vladimir Y. Semichastny, trên ba mươi tuổi. Semichasrny thay thế Aleksandr N. Shelepin, một người cũng mới trên tứ tuần. Hiện Nga Sô đang trẻ trung hóa ngành do thám công an.
19. Dụng cụ an toàn: một thứ máy riêng gắn liền vào điện thoại mà công dụng là ngăn không cho người ngoài nghe trộm, hoặc lắp trộm máy ghi âm. Nó trị giá trên một ngàn mỹ kim. Ở Sàigòn hiện có dụng cụ an toàn.
20. Vụ ám sát này là mẫu mực của thể thức ám sát người đi xe hơi. Người bị ám sát là Hêđờrích (Heydrich), thống đốc bảo hộ nước Tiệp-Khắc, cựu tổng giám đốc mật vụ Đức-quốc-xã. Năm 1942, quân đội quốc-xã thắng như chẻ tre. Tiệp-Khắc bị chiếm đóng và biến thành bảo hộ. Dưới sự thống trị của Hêđờrích, nhân dân Tiệp gia nhập kháng chiến đông đảo, và một nhóm ba thanh niên được huấn luyện tại Anh quốc trở về xứ ám sát Hêđờrích. Nạn nhân ngồi cạnh tài xế, ở băng trước xe Mercédes, đến một chỗ đường giốc phải chậm lại, một thanh niên chạy ra bắn một loạt đạn, thanh niên thứ hai lăn một quả bom tới xe và nổ tung. Sau này, bị bao vây trong một nhà thờ, các thanh niên ái quốc này kháng cự đến người cuối cùng.
21. Walkie-talkie là loại máy vô tuyến bỏ túi, thứ nhỏ nhất bằng gói thuốc lá có thể liên lạc giữa hai người trong đường kính một cây số. Loại máy của cảnh sát Sàigòn có tầm hoạt động rộng hơn. Hiện nay, các sở do thám đã chế tạo một thứ walkie-talkie chỉ nhỏ bằng phân nửa gói thuốc Bastos mà có tầm liên lạc xa 5 cây số, và nghe rõ như điện thoại trong thành phố.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Z.28
Người Thứ Tám
Z.28 - Người Thứ Tám
https://isach.info/story.php?story=z_28__nguoi_thu_tam