Dấm Chua Có Những Tác Dụng Gì?
ấm là loại gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Do dấm có mùi thơm lại rất có ích với sức khoẻ con người nên nó được dùng khá phổ biến từ xưa tới nay. Ngay từ thời Xuân Thu, Trung Quốc đã có những xưởng chuyên tạo dấm.
Kỹ thuật nuôi dấm cũng do người Trung Quốc phát minh ra đầu tiên. Nguyên liệu làm dấm thường là lương thực. Qua tác dụng liên hoàn của nhiều loại vi sinh vật, tinh bột được chuyển hoá thành đường, đường được chuyển hoá thành rượu, rượu lại chuyển hoá thành dấm. Trên thực tế, tạo dấm là một chuỗi phản ứng hoá học ôxi hoá. Do nguyên liệu tạo dấm ở mỗi vùng là khác nhau nên cũng có nhiều loại dấm khác nhau. Ví dụ như dấm gạo, dấm táo tàu, dấm táo ta, dấm nho v.v… Trong số các loại dấm của Trung Quốc, dấm Lão Trần của tỉnh Sơn Tây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Dấm Lão Trần khi phối hợp với thuốc có thể dùng để uống hay xoa bóp ngoài, trị bệnh đau lưng, nhức mỏi gối; cao huyết áp, bổ xương… Thành phần chủ yếu của dấm là 1% đến 5% axítláttíc, ngoài ra còn có axít trong sữa chua, axít aminô, đường glyxêrin, muối, cồn v.v… Vì thế khi ăn dấm cơ thể của bạn có thể sản sinh ra một ít nhiệt lượng cung cấp cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Do dấm chua có tác dụng kiềm chế và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt nên những mầm bệnh rất khó sống được trong môi trường dấm. Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp như khuẩn song cầu, khuẩn hình cầu quả nho gây bệnh viêm phổi, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm truyền nhiễm đều không tồn tại được trong môi trường dấm. Vì thế vào mùa xuân và mùa thu, khi ăn rau nộm cho thêm một chút dấm không những làm món ăn thêm ngon mà còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh đường ruột. Vào mùa đông ăn dấm có thể phòng chống bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản, ho, hen…
Từ xưa tới nay, dấm vẫn là một loại dược phẩm có thể dùng để chữa bệnh. Ngoài việc dùng để rửa vết thương, dấm còn có thể dùng điều trị bệnh nấm móng, quai bị, côn trùng độc cắn, giun chui tuyến mật… Do dấm có tác dụng làm mềm hoá mạch máu nên người già cần ăn nhiều dấm để hạ huyết áp, giảm lượng đường glyxêrin trong máu, giảm lượng cholesterôn; phòng chống bệnh cao huyết áp và bệnh về mạch máu não.
Trong cuộc sống, dấm còn có rất nhiều tác dụng khác: khi xào rau cho thêm dấm có thể tránh sự phân rã của các vitamin; khi hầm xương cho một chút dấm có thề làm cho chất canxi trong xương dễ được hấp thụ hơn; với những đồ rán, ướp dấm có thể làm cho thức ăn trở nên đỡ ngấy; người say rượu có thề dùng dấm để giải rượu; dùng dấm để rửa đồ gia dụng có thể khử được mùi vị lạ; những bình ang đựng nước muốn rửa sạch có thể đổ dấm nóng vào đun sôi sau đó đem rửa, những vết nước hoa quả hay vết mốc trên quần áo có thể dùng dấm đế tẩy sạch v.v…
Trong công nghiệp hoá chất, axít láttic có trong dấm là một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng, nó được dùng để tạo ra các chất thơm của các loại đồ uống.
Bách Khoa Cuộc Sống Bách Khoa Cuộc Sống - Tuấn Minh Bách Khoa Cuộc Sống