Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Linh Sơn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 72
- Đ
ây không phải là tiểu thuyết!
- Vậy là gì? Hắn hỏi.
- Tiểu thuyết phải có một chuyện đủ đầu đuôi hẳn hoi.
Hắn nói hắn cũng kể chuyện, nhưng một số nào đó kể đủ đầu đuôi, một số khác thì không.
- Nếu không tôn trọng một trật tự nào cả thì tác giả không biết dắt đưa tình tiết đi như thế nào nữa đâu.
- À được, xin anh cho biết dắt đưa như thế nào vậy đây.
- Trước hết phải có mở đầu, rồi phát triển, đến cao trào và kết thúc. Đó là những kiến thức cơ bản để viết tiểu thuyết.
Hắn hỏi liệu có cách viết nào ở ngoài những tiêu chuẩn cơ bản kia không. Với chuyện, người ta kể một số chuyện bằng bắt đầu từ đầu, một số khác bằng kết cục, một số có mở đầu nhưng không có kết cục, một số chỉ có kết cục hay một phần, không thể kể lại cho đến hết, một số có thể kể lại hết nhưng không phải luôn là cần thiết vì chẳng có cái gì hay đáng kể lại; vậy mà tất cả vẫn đều là chuyện.
- Anh muốn kể chuyện của anh như thế nào đi nữa thì chuyện vẫn cần phải có một nhân vật chính, đúng không? Một cuốn tiểu thuyết muốn gì cũng phải có nhiều nhân vật chính nhưng ở anh?...
- "Ta", "mi", "nàng", "hắn" trong sách tôi chẳng lẽ không phải là nhân vật? Hắn hỏi.
- Chẳng qua là những nhân xưng khác nhau. Thay đổi góc độ thuật kể, anh cũng không miễn được cái việc khắc họa chân dung nhân vật đâu. Dù anh coi các nhân xưng đó là nhân vật đi nữa thì sách của anh cũng chẳng có một hình tượng rõ rệt nào. Mà đến miêu tả trong đó cũng không thể nói là có được nữa cơ.
Hắn nói hắn không vẽ chân dung.
- Đúng thế, tiểu thuyết không phải là hội họa, nó là nghệ thuật ngôn ngữ. Nhưng anh tưởng sự tán hót giữa các nhân xưng ấy với nhau là thay được cho việc dựng tính cách nhân vật hay sao?
Hắn nói hắn cũng không có ý định dựng tính cách một nhân vật nào, bản thân hắn cũng không biết là hắn có tính cách nữa không cơ.
- Anh viết cái tiểu thuyết gì vậy đây? Chính anh cũng không hiểu tiểu thuyết là gì mà.
Hắn bèn kính cẩn xin ngài vui lòng cho hắn một định nghĩa về tiểu thuyết.
Nhà phê bình cuối cùng với vẻ mặt khinh khỉnh, rít qua kẽ răng:
- Lại một cha hiện đại chủ nghĩa bắt chước phương Tây mà bắt chước không giống.
Hắn nói ra đây là một tiểu thuyết phương Đông.
- Ở phương Đông càng có ít hơn các thủ pháp kỳ quái như vậy, anh đem các chuyện du lịch, các diễn giải về đạo đức, cảm tưởng, bút ký, tiểu phẩm, nghị luận bất thành lý luận, ngụ ngôn cũng chẳng ra ngụ ngôn rồi chép thêm ít vào dân ca, ca dao cộng với chuyện ma quỷ bịa đặt lăng nhăng không ra thần thoại, tất cả cái đó trộn bát nháo vào với nhau và nghiễm nhiên coi là viết tiểu thuyết.
Hắn nói các sách địa phương chí thời Chiến quốc, các bản viết về người về quái thời Lưỡng Hà Hán, Ngụy tấn Nam triều Bắc triều, các truyền kỳ đời Đường, các thoại bản đời Tống Nguyên, chương hồi và bút ký Minh Thanh, từ cổ cho đến nay, chuyện kể đầu phố, diễn giải đạo đức, các ghi chép về các điều kỳ lạ đều là tiểu thuyết cả, chưa từng có ai đặt ra quy tắc sất cả.
- Anh lại còn thuộc cả vào trường phái truy tìm gốc rễ nữa cơ đấy ư?
Hắn vội giải thích rằng các nhãn hiệu đó chính là ngài dán lên thôi. Nếu hắn viết tiểu thuyết thì là để cho khỏi bị khổ sở vì cô đơn, là để cho thú vui của riêng bản thân hắn. Hắn không nghĩ rồi hắn sẽ bước vào cái khung của giới văn học, ngay bây giờ hắn đã muốn bò ra khỏi cái đó rồi. Hắn vốn không hy vọng kiếm ăn bằng các loại sách vở này; với hắn tiểu thuyết là một món xa xỉ, xa vời với mọi kế mưu sinh.
- Hư vô chủ nghĩa!
Hắn nói thật là hắn chẳng có cái chủ nghĩa nào, thế nên mới sa vào hư vô, vả chăng, hư vô hình như không có nghĩa là trống không, cũng giống như mi, cái ảnh tượng của ta trong truyện, mà hắn lại là ảnh tượng phía sau của mi, một hình ảnh của hình ảnh, tuy không có mặt mũi nhưng vẫn cứ coi được là một đại từ nhân xưng.
Nhà phê bình phất tay áo đi.
Hắn trái lại phân vân, không rõ cái được gọi là quan trọng ở trong tiểu thuyết có phải là ở chỗ kể chuyện hay không? Hay là ở cách kể? Hay là không phải ở cách kể mà là ở thái độ của lúc kể? Hay là không phải ở thái độ mà là ở chỗ xác định thái độ? Hay là không phải ở xác định thái độ mà là ở điểm xuất phát của việc xác định thái độ? Hay nếu không phải điểm xuất phát đó thì là cái tôi của điểm xuất phát? Hay nếu không phải cái tôi thì là sự cảm nhận cái tôi? Hay nếu không có sự cảm nhận cái tôi thì là quá trình cảm nhận? Hay nếu không phải quá trình ấy mà là chính bản thân hành vi? Hay nếu không phải bản thân hành vi mà lại chính là tính khả năng của hành vi ấy? Hay nếu không phải tính khả năng ấy mà lại là sự lựa chọn tính khả năng ấy? Hay nếu không sự lựa chọn ấy mà là sự tất yếu của lựa chọn? Hay nếu điều quan trọng không ở trong tính tất yếu mà là ở trong ngôn ngữ? Hay nếu không phải ở trong bản thân ngôn ngữ mà là ở chỗ ngôn ngữ có mùi vị hay không? Ấy vậy mà hắn chỉ là có mỗi việc say sưa sử dụng ngôn ngữ để kể chuyện đàn ông đàn bà, tình yêu, đam mê và tính dục, cái sống và cái chết, tâm hồn, niềm vui và nỗi đau khổ của thể xác con người ở trong xác thịt nó và con người ở trong các quan hệ chính trị, và sự chạy trốn của con người ở trước chính trị, và cái hiện thực mà người ta không thể chạy trốn, và sự tưởng tượng ở ngoài cái hiện thực và trong hai thì cái nào thật hơn, và sự phủ định của phủ định với cái mục đích hữu lợi nó không tương đẳng với tính tất yếu, và tính phi lý của lô gích, và việc giữ khoảng cách đối với suy nghĩ hợp lý ra khỏi cuộc thảo luận về nội dung và hình thức, và hình thức có ý nghĩa và nội dung không có ý nghĩa và thế nào là ý nghĩa, thế nào là sự quy định đối với ý nghĩa và thượng đế là ai cũng muốn làm và sự sùng bái các ngẫu tượng vô thần và sự thèm của tự ngã được phong là triết gia và tình yêu bản thân và lãnh cảm mà hóa điên loạn, dẫn tới tẩu hỏa nhập ma và các bản lĩnh siêu phàm và tâm thần phân liệt và sự ngồi thiền và sự ngồi mà không thiền nổi và lầm tưởng và đạo dưỡng thân không phải là đạo và đạo có thể nói và đạo không thể nói và đạo không thể không nói và mốt và sự nổi loạn chống lại cái mốt dung tục một gậy đánh chết tươi và đánh trẻ con và trước hết cho ra nền giáo dục nhồi vào bụng chúng đầy mực và đứa nào gần mực thì đen và đen thì có gì là xấu và người tốt người xấu không phải là người và tính người lại ác hơn tính sói và ác nhất là kẻ khác, là địa ngục tức là ở ngay trong tâm địa và tự tìm lấy phiền não và niết bàn và tất cả đều đã hết và cái gì không hiện hữu và cái gì hiện hữu hiện hữu và không hiện hữu và sinh thành của kết cấu của sinh thành ngữ pháp và cái gì chưa nói không có nghĩa là không nói và nói cũng vô ích đối với biện luận về công năng và chiến tranh giữa nam nữ chẳng ai thắng ai trong đó và đánh cờ chỉ tiến hay lui quân cờ tức là dinh dưỡng tính tình tức là cái gốc của nhân tính và người phải ăn cơm và chết đói là sự vật, thất tiết mới là sự lớn và chân lý không thể phán đoán và bất khả tri luận và kinh nghiệm là không đáng dựa vào, chỉ cái gậy đáng dựa và đáng ngã thì phải ngã và đả đảo tiểu thuyết cách mạng của văn học mê tín và cách mạng tiểu thuyết và cách cái mạng của tiểu thuyết.
Chương này có thể đọc có thể không đọc nhưng đọc rồi thì thôi cứ đọc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Linh Sơn
Cao Hành Kiện
Linh Sơn - Cao Hành Kiện
https://isach.info/story.php?story=linh_son__cao_hanh_kien