Tái Sanh Duyên epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 64
ệ Minh Đường ôn tồn nói:
- Tự xét, lâu nay tôi đối xử với Trung Hiếu vương không có gì tệ bạc, nhưng không hiểu sao Trung Hiếu vương thừa lúc tôi vắng mặt lại dâng biểu đùa cợt làm tổn hại đến thanh danh tôi như vậy. Con người của tôi vốn có tánh cang trực, gặp việc trái cứ việc nói thẳng ra chứ không hề sợ ai và cũng không thiên vị ai cả, vì vậy tôi không tích hận Trung hiếu vương làm gì đâu; Vậy khi phu nhơn về, hãy tỏ lại cho Trung Hiếu vương biết tôi không cố chấp việc ấy, xin người đừng lo ngại . Nhưng tôi khuyên từ rày về sau, muốn làm việc gì cần phải suy nghĩ cho chín chắn, chớ nên làm liều như thế nữa.
Nói dứt lời, Lệ Minh Đường quay qua bảo Tố Hoa:
- Hiền thê hãy tiếp đãi Lưu Phu nhơn cho chu đáo, tôi xin cáo lỗi đây.
Nói rồi trở gót lui vào trong. Tố Hoa mời Lưu Yến Ngọc an tọa và nói :
- Phu quân tôi tánh nóng nảy lắm, hễ có việc gì cứ nói toạc ra không biết kiêng nể ai cả, nhưng không khi nào phu quân tôi biết giận hờn ai. Vậy Phu nhơn hãy về nói lại cho Trung hiếu vương biết sang đây chơi, không hề chi đâu mà ngại.
Lưu Yến Ngọc mừng rỡ đứng dậy chắp tay cảm tạ và nói :
- Hôm nay nhân dịp đến đây, tôi muốn vào bái yết bà nghĩa mẫu của ân sư, xin sư mẫu làm ơn bẩm giùm cho.
Tố Hoa lắc đầu từ thác :
- Gia mẫu tôi hôm nay khó ở, song phu nhơn đã có lòng mên yêu như vậy thì để tôi sai tỳ nữ đi mời.
Khi nữ tỳ vào bẩm thì Tôn Phu nhơn cáo từ chẳng ra, chỉ sai hai bà dì nương của Lệ Minh Đường thay thế.
Hai bà dì nưongvâng lịnh bước ra. Lưu Yến NGọc và Tố Hoa đứng dậy chào, rồi Tố Hoa mời hai bà ngồi, đoạn truyền nữ tỳ dọn yến lên để cùng nhau vui tiệc.
Vừa bắt chén, Tố Hoa vừa nghĩ thầm :
«Người ta đã có cam đảm đến đây, lẽ nào ta chịu thua sút sao?»
Nghĩ rồi nàng nhìn Lưu Yến Ngọc, mỉm cười hỏi :
- Chẳng hay phu nhơn dã có tin mừng chưa ?
Lưu Yến Ngọc nói :
- Tuy lâu nay Trung Hiếu vương cùng tôi kết tình chồng vợ, song vẫn chưa đồng sàng. Phu quân tôi tình nguyện chừng nào gặp đặng Mạnh Tiểu thơ mới chịu thành thân cùng tôi.
Tố Hoa cười nói :
- Mạnh Tiểu thơ đã biệt tích ba bốn năm nay rồi, hơi đâu Trung hiếu vương chịu khổ tâm thủ nghĩa như thế ?
Lưu Yến Ngọc nói :
- Phu quân tôi đã quyết như thế thì lòng dạ không bao giờ thay đổi.
Rồi Yến Ngọc lại hỏi :
- Thưa sư mẫu, khi đám cưới tôi, có nghe ân sư bảo sư mẫu đã hoài thai, vậy chẳng hay tháng nào lâm sản ?
Tố Hoa không đề phòng nên khi nghe Yến Ngọc hỏi lại tưởng nàng hỏi chận mình, nên lắc đầu :
- Tôi nào có hoài thai bao giờ đâu ?
Hai bà dì nương đồng cười nói :
- Phu nhơn đã hoài thai, thế là lâu nay vẫn giấu kín, nay có Lưu Phu nhơn nói ra đây mới rõ. Nếu không, làm sao biết được ?
Tố Hoa ngồi nghĩ cảm thấy hơi thẹn, vội đáp :
- Có lẽ phu quân tôi vui miệng nói chơi đó thôi, chớ nào có thai nghén gì đâu.
Hai bà dì nương tỏ vẻ không tin, nhưng chỉ mỉm cười không nói ra, cùng nhau uống thêm vài chén rượu nữa, đoạn Lưu Yến Ngọc đứng dậy cáo từ ra về.
Về đến Vương phủ, nàng thuật chuyện lại, mọi người thảy đều mừng rở. Sau đó lại hỏi thăm Lưu Yến Ngọc về Lương Phu nhơn, nhưng Yến Ngọc lại đáp xuôi :
- Xưa kia tôi cùng Tô Yến Tuyết chẳng qua gặp gỡ trong giây phút thôi, làm thế nào nhớ rõ mặt người được. Nhưng tôi xem người này không phải là Tô Yến Tuyết.
Cả nhà nghe nói, ai ai cũng đều cho lời của Lưu Yến Ngọc là đúng. Còn Thiếu Hoa nghe nói Lệ Thừa tướng không chấp nhứt mình và Lương Phu nhơn mời sang chơi, thì trong lòng vui sướng vô cùng.
Hôm sau, Thiếu Hoa dậy sớm lắm, bảo gia tướng thắng ngựa rồi cỡi thẳng đến tướng phủ.
Đến nơi, Thủ môn quan nói :
- Lệ Thừa tướng bận vào triều chưa về.
Thiếu Hoa không nói gì cả, cứ lặng lẽ xuống ngựa vào trong quan đường ngồi chờ. Chàng ngồi mãi đến giờ tỵ vẫn không thấy tăm dạng Lệ Minh Đường. Bỗng thấy gia tướng bưng mâm rượu thịt ra dọn và bước tới vòng tay thưa :
- Lương Phu nhơn tôi sợ Vương gia quá bữa đói lòng, nên sai chúng tôi dọn tiệc mời Vương gia dùng.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa cảm thấy mình vẫn còn được trọng đãi nên mừng lắm, tỏ lời cảm ơn rồi ngồi vào bàn ăn.
Ăn xong, chàng còn đợi hồi lâu nữa mới thấy Lệ Thừa tướng về. Thiếu Hoa liền quỳ lạy thưa :
- Hôm trước vì tôi dại dột nghe lời nhạc phụ tôi, nên đã xúc phạm đến ân sư, xin ân sư tha lỗi.
Lệ Minh Đường vội vàng xuống kiệu đỡ dậy, bảo :
- Việc ấy kể cũng mất thể diện thật, đối với người khác thì tôi không chịu nhịn, còn với niên huynh thì tôi không bao giờ chấp nhứt đâu. Vậy từ nay về sau có làm điều gì nên cẩn thận, chớ nên liều như thế nữa !
Thiếu Hoa chắp tay cảm tạ, rồi Lệ Minh Đường mời vào nhà trong. Sau khi an tọa, tên Thủ môn quan bước vào bẩm :
- Thưa Trung hiếu vương đến đây từ hồi sáng sớm và ngồi chờ đợi mãi đến bây giờ đấy.
Lệ Minh Đường tắc lưỡi nói :
- Ồ tội nghiệp thật ! Thế thì hãy dọn cơm ra đây đặng ta cùng ăn với Trung hiếu vương.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa cúi đầu thưa :
- Kính mời ân sư hãy dùng bữa, vì lúc nãy sư mẫu đã dọn cho tôi ăn rồi.
Lệ Minh Đường nghe nói, nghĩ thầm
«Thế thì Tô Yến Tuyến cũng hảo tâm đấy, nàng sợ chồng đói nên thết đãi ».
Nghĩ rồi, Lệ Minh Đường gọi gia tướng pha trà mời chàng uống. Thiếu hoa khép nép ngồi hầu chuyện hồi lâu rồi cáo từ. Về đến nơi, chàng thuật lại chuyện vợ chồng Lệ Thừa tướng hết lòng hậu đãi ; cả nhà ai nấy đều vui mừng hớn hở.
Nhắc qua vua Thành Tôn, từ ngày biết được Lệ Minh Đường là gái giả trai thì vua hằng trộm dấu thầm yêu, ước ao sao được nàng gởi quả tim vàng mới thỏa lòng sở nguyện
Vì vậy, vua thường sai tên nội giám tâm phúc là Huyền Xương đi dò xem, hễ thấy lúc nào chỉ có một mình Lệ Minh Đường trong nội các thì lập tức không báo cho vua hay.
Hôm ấy rằm tháng tư, Huyền Xương trông thấy Thừa tướng Lệ Minh Đường vào nội các, vội vã chạy về Thông Minh điện phi báo .
Vua Thành Tôn hỏi :
- Trong nội các còn ai nữa không ?
- Muôn tâu bệ hạ, hiện trong nội các chỉ có Lệ Thừa tướng và Mạnh Thượng thơ thôi !
Vua Thành Tôn phán :
- Ngươi hãy đến đó đứng bên ngoài chờ đợi, khi nào thấy hai người ra về thì đón Lệ Thừa tướng lại, bảo hãy mau mau vào đặng cùng trẫm đi thưởng hoa trong vườn Thượng uyển.
Huyền Xương vái dài vừa chạy đi, bỗng vua Thành Tôn gọi giựt lại bảo :
- Ta biết Lệ Thừa tướng chăm lo việc quốc chánh lắm, nên nếu bảo đi chơi e người không đi ; vậy ngươi hãy thưa rằng : trẫm dạy triệu vào để bàn việc quốc chánh nhé.
Huyền Xương phụng mạng lui ra, chạy thẳng đến nội các. Hắn chỉ chờ một lát thì thấy Lương Giám và Mạnh Sĩ Nguyên đều giao việc cho Lệ Minh Đường rồi đồng ra về. Huyền Xương đợi cho hai người đi khuất, mới vào bẩm :
- Tôi phụng mạng Thánh thượng, đến mời Thừa tướng vào Thông Minh điện.
Lệ Thừa ttướng hỏi :
- Chẳng hay Thánh thượng triệu ta có việc gì không ?
Huyền Xương nói :
- Tôi có nghe nói Thánh thượng muốn bàn việc quốc chánh với ngài.
Lệ Minh Đường gật dầu rồi theo chân Huyền Xương đến Thông Minh điện. Đến nơi, vua Thành Tôn cho ngồi và truyền pha trà dâng lên mời Lệ Minh Đường uống.
Trà nước xong, Lệ Minh Đường hỏi :
- Chẳng hay Thánh thượng triệu hạ thần đến đây có việc chi ?
Vua Thành Tôn mỉm cười nói :
- Hôm nay trẫm thấy trong vườn Thượng uyển trăm hoa đua nở nên muốn cùng tiên sanh đến đó dạo chơi, kẻo hoa kia chúng tủi phận mình và cười thầm cho kẻ trần gian không biết thưởng thức cái đẹp của thiên nhiên vậy.
Lệ Minh Đường nghe qua, nghiêm sắc mặt, hỏi :
- Bệ hạ muốn đi vườn Thượng uyển, tại sao lại bảo cần bàn việc quốc chánh ?
Vua Thành Tôn cười nói :
- Trẫm thấy tiên sanh chăm lo việc quốc chánh, nếu nói rằng đi chơi sợ tiên sanh không đến, nên phải nói dối đó.
Lệ Minh Đường trầm giọng nói :
- Hôm nay bệ hạ muốn đi chơi vườn Thượng uyển mà bảo là bàn việc quốc chánh, rồi mai sau có xảy ra việc quốc chánh, hạ thần cũng tưởng là đi chơi vườn Thượng uyền rồi trì hoãn, hỏng cả đại sự thì sao ? Vậy xin bệ hạ từ nay về sau đừng truyền dạy như thế nữa ?
Vua Thành Tôn nghĩ thầm :
« Nữ lưu mà ăn nói nghiêm trang chính đáng như vầy, thật trên đòi ít có ».
Nghĩ rồi, vua gật đầu đáp :
- Tiên sanh phân lẽ ấy đúng lắm, trẫm chấp nhận lời đề nghị của tiên sanh đây.
Nói xong, vua truyền thị vệ dắt hai con tuấn mã đến, rồi cùng Lệ Minh Đường thẳng đến vườn Thượng uyển.
Đến nơi, trông thấy trong vườn vô số kỳ hoa dị thảo, có cây cối xanh tươi, có núi non đẹp đẽ, có suối chảy nên thơ, lại có những con đường ngoằn ngoèo quanh co, trên cành cây chim hót líu lo, càng ngắm xem, càng cảm hứng trước phong cảnh hữu tình .
Lệ Minh Đường cất tiếng khen :
- Ôi! Phong cảnh vườn Thượng uyển này sao mà đẹp đẽ đến thế !
Vua Thành Tôn nói :
- Vậy thì tiên sanh hãy ngồi trên lưng ngựa vịnh một bài thi tức cảnh xem nào.
Lệ Minh Đường vâng mạng. Hai tên nội giám lập tức đem nghiên mực cùng tờ long tiên dâng cho nhà vua.
Vua Thành Tôn trông thấy nét bút như phượng múa rồng bay, dầu đề gồm năm chữ «HẠ NHỰT DU THƯỢNG UYỂN » với tám câu thơ đầy ý nghĩa :
Ất tất vinh đao nhập thượng lâm,
Tân phân phong khí phất y khâm.
Vân vi tợ đái sơn tề tịnh.
Thủy quái như tư động khẩu thâm.
Hiệp hạng danh huệ nghinh hóa nhựt,
Hoài dể tế thảo nhuận cam tâm
Khán hồi tiêu hớn biền hương xứ
Hạnh mộc nhơn ân hựu tức ngâm.
Xem xong, vua Thành Tôn cười đắc chí và cất tiếng khen :
- Cảnh trí vườn Thượng uyển đã đẹp mà lời văn lại quá thanh tao, tô điểm thêm vẻ đẹp, khiến phong cảnh càng thêm sinh sắc.
Vua Thành Tôn nhìn Lệ Minh Đường bằng đôi mắt thán phục lẫn trìu mến. Vua nói :
- Bây giờ trẫm thưởng cho khanh ba chén rượu nhuận bút để khanh uống với trẫm cho vui.
Rồi vua truyền nội giám rót rượu dâng lên, hai chúa tôi ngồi trên lưng ngựa, mỗi người uống ba chén, rung đùi ngâm đi ngâm lại bài thi, trông rất đắc ý.
Uống rồi, cả hai giục ngựa thẳng lên trên một chiếc cầu đá, đoạn gò cương đứng giữa cầu ngắm xem. Hai bên cầu đứng sừng sững hai hàng cây dương liễi thẳng tắp, mỗi thân cây to đến người ôm, cành lá sum sum suê một màu xanh biếc, ngọn gió thổi qua trỗi lên một bản nhạc thiên nhiên, hòa lẫn với giọng hót mấy con oanh vàng líu lo, nghe êm tai làm sao ? Dưới cầu, một con suối bạc, nước chảy lăn tăn tống vào những phiến đá tròn xinh xinh, dội bắn lên phản xạ ánh mặt trời chiều, tạo thành hình trăm nghìn con rồng đủ màu sắc.
Lệ Minh Đường chép miệng khen :
- Với cảnh đẹp này, tưởng không tài nào tả cho xiết !
Vua Thành Tôn nói :
- Cầu đá này gọi là « Xuân Liễu thạch kiều », vậy tiên sanh hãy vịnh một bài thi xem thử.
Lệ Minh Đường vâng mạng, vịnh ngay một bài thi với đầu đề là « TẶNG XUÂN LIỄU THẠCH KIỀU »và cũng gồm tám câu. Sau khi dâng lên, vua Thành Tôn rung đùi ngâm :
Bạch thạch kiều dầu tứng mã đề,
Xuân phong xuy cập liễu sơ tề.
Bích thành đảo ảnh yên quang âm ;
Thanh mạng thư âm nhứt sắc dê.
Lưu thủy tịnh trung song yến tục,
Cách huê thâm xứ nhứt oanh đề
Thượng lâm cửu độ lưu kim bối
Lưỡng lộ ân thâm võ tịch tây.
Vua Thành Tôn ngâm rồi, lại cất tiếng khen:
- Trọn bài thơ này không nói đến thạch kiều, thật quả đáng bực quán quân, thôi để trẫm ban cho ba chung rượu nữa.
Uống xong ba chén rượu đầy, vua liếc thấy đôi má Lệ Quân đỏ ửng lên như đóa hoa hường chớm nở, trong lòng vua Thành Tôn cảm thấy xao xuyến lạ thường, bèn liếc mắt đưa tình, điểm nụ cười duyên dáng, rồi lấy roi quất trên nhành liễu làm mấy hạt mưa còn đọng trên lá rơi xuống mặt Lệ Minh Đường.
Lệ Minh Đường nghĩ thầm:
“Lạ thật! Cớ sao Thánh thượng lại chơi giỡn như vậy! Hay là người đã biết ta là nữ lưu rồi chăng ?”
Rồi Lệ Minh Đường lấy tay chùi, tỏ vẻ không bằng lòng, khiến vua Thành Tôn thấy thế cũng hơi thẹn.
Sau đó, chúa tôi từ từ xuống thạch kiều. Lệ Minh Đường quay lại nói với Huyền Xương:
- Hoa cỏ tốt tươi trông mãi không chán, trần gian như thế này có khác nào tiên cảnh!
Huyền Xương gật đầu khen phải rồi lặng lẽ bước theo. Lúc ấy vua Thành Tôn thấy trên má Lệ Minh Đường còn ngời lên dấu nước, trông càng thắm càng xinh, liền nói:
- Tuy hoa cỏ tốt tươi thật, nhưng ngắm cho kỹ cũng không bì nổi vẻ đẹp của tiên sanh, vậy để trẫm vịnh một bài ca tụng cái dung mạo của tiên sanh xem sao!
Nói rồi, vua Thành Tôn lấy bút thảo một bài tứ tuyệt:
“Phong lưu cựu bải mạo ca tà,
Liễu tróc phi châu tiện hiểm hà
Kiếm nhựt thượng tlâm huê thất sắc,
Chỉ lưu giải tinh nhứt chi huê”
Viết xong, vua truyền nội giám trao cho Lệ Minh Đường xem. Lệ Minh Đường xem qua rồi thầm nghĩ:
“Thế là Thánh thượng biết ta là nữ lưu rồi. Nhưng Thánh thượng đã thông minh biết ta là nữ lưu, há lại không biết ta là người trinh bạch sao, lại có ý liều lĩnh như vậy?”.
Nghĩ đến đây, Lệ Minh Đường cảm thấy lửa giận phừng lên, đôi mà đỏ hồng trông càng thêm đằm thắm, khiến Thành Tôn nhìn không chớp mắt rồi nghĩ thầm:
“Nhất định đêm nay ta không thể bỏ qua được. Ta quyết cầm nàng ở lại đây, thế nào cũng thành sự”.
Nghĩ đoạn, vua bảo Lệ Minh Đường:
- Trời nóng nực quá, vậy đêm nay tiên sanh hãy cùng trẫm ra Phiếm Nguyệt đường, xuống thuyền hóng mát và đánh chơi ít ván cờ giải trí.
Lệ Minh Đường bâng lịnh, ngoan ngoãn đi theo vua Thành Tôn xuống thuyền. Nội giám đem cờ bày ra, chúa tôi cùng nhau uống rượu đánh cờ, Lệ Minh Đường cảm thấy trong lòng phấn khởi nên đánh luôn ba bàn mà ăn vua Thành Tôn hết hai. Cuộc cờ kéo dài mãi đến xế tà. lệ Minh Đường đứng dậy tâu xin về.
Vua Thành Tôn giả ý gật đầu, rồi cả hai đồng lên ngựa cùng đi. Nhưng khi đì được một quãng xa xa, vua Thành Tôn lại nói:
- Bây giờ đây còn sót một chỗ Thiên Hương quán, ở đó rất nhiều hoa mẫu đơn đang nở, vậy tiên sanh nên cùng trẫm ghé vào đó chơi chút, rồi hãy về cũng chẳng muộn chi.
lệ Minh Đường thấy trời còn sớm nên bằng lòng ngay. Hai người vào Thiên Hương quán, trông thấy hằng trăm chậu mẫu đơn đang nở hoa khoe màu mơn mởn. Có thứ màu hồng, màu tía, xen lẫn màu nâu; lại có thứ trắng tinh như tuyết, trông đẹp đẽ làm sao, thỉnh thoảng có ngọn gió thổi qua, mùi hương bay lên ngào ngạt, Lệ Minh Đường thích chí vỗ tay cười khen:
- Ờ chỗ này mới thật là bồng lai tiên cảnh!
Vua Thành Tôn thấy thế cũng lấy làm khoái chí, nói:
- Đêm nay trời trăng thanh gió mát, vậy tiên sanh hãy ở đây uống rượu thưởng hoa, kẻo để hoa nguyệt hờn trách đấy.
Lệ Minh Đường nghe nói, sợ vua thành Tôn có ý nghĩ gì bất chính chăng, nên vội cháp tay xin cáo từ nói:
- Hiện nay công việc quốc chánh rất bề bộn, xin Thánh thượng cho phép hạ thần lui về tiến hành công việc.
Vua Thành Tôn nói:
- Đang lúc thiên hạ thái bình, công việc quốc chánh hảy để ngày mai cũng được. Hôm nay sẵn dịp trăng thanh gió mát, nếu ta không thưởng thức thì chẳng là phụ tấm lòng của hoa nguyệt lắm sao?
Lệ Minh Đường nghe nói nghĩ thầm:
“Tuy Thánh thượng nghi ta là nữ lưu, nhưng trong lòng vẫn chưa lấy gì làm chắc, vậy ta cứ việc tỏ ra thái độ một nam nhi để cho Thánh thượng khỏi nghi ngờ nữa là hơn”
Nghĩ rồi cúi đầu vâng lời, ngồi xuống ghế. Kế đó, nội giám thắp đèn lên và bày tiệc rượu. Đến qua canh một, Lệ Minh Đường đứng dậy xin cáo từ. Vua Thành Tôn nói:
- Lúc này là lúc uống một chén rượu, vịnh một bài thơ, tiên sanh lại cáo thối là ý gì?
Nói dứt lời, vua truyền nội giám cuốn hết rèm châu lên, Lệ Minh Đường trông thấy trăng tỏa hoa thơm, cất tiếng khen:
- Ánh trăng chiếu trên cành hoa mẫu đơn phản xạ, ta có cảm giác như một áng mây bạc hạ xuống trần gian vậy.
Vua Thành Tôn nói:
- Thế thì tiên sanh phải vịnh một bài thơ mới được.
Lệ Minh Đường vâng mạng, liền lấy bút thảo ngay một bài vịnh hoa bạch mẫu đơn như sau:
Tiêu sái ban hà bất nhiễm nê.
Biệt truyền tiên vận ngạo vương phi.
Khinh bán dạ lộ ngân thiềm ảnh,
Bạc tiễn xuân phong ngọc yến y.
Thượng uyển thiều huê hà xáng xáng,
Trung đình hương khí tiết phi phi.
Trân châu thềm ngoại mung lung xứ,
Nghi thị khinh tiêu thị giả phi
Xem xong bài vịnh hoa bạch mẫu đơn, vua Thành Tôn càng khoái chí hơn nữa, nói :
- Bài thơ vịnh hoa bạch mẫu đơn này thật là tuyệt bút, tiên sanh vịnh luôn một bài hồng mẫu đơn nữa nhé !
Lệ Minh Đường ứng tiếng vâng lời, rồi sẵn nguồn cảm hứng, viết tiếp một bài :
- Đông hoàn tán ý tụ thiều huê,
Sơ suất khuynh thành đệ nhứt hoa,
Kim tráng xuân cam nồng đái tửu,
Ngọc lan phong tịnh án lưu hà.
Vương phi bạc hạn ngưng hồng võ,
Cam hậu khinh tiêu hoán phóng sa.
Kiêm dạ thừa ân bồi ngự yến,
Thiên Hương quán ngoại biệt tây tà.
Lời bình :
- Vua Thành Tôn quả là con người lãng mạn, đến độ không biết sỉ nhục là gì nữa. Dầu sao Hoàng Phủ Thiếu Hoa cũng là em vợ mình, tại sao lại muốn thông dâm với vợ của đứa em vợ mình là lý gì ? Hơn nữa, mình là bậc vua chúa, đời nào lại dám lấy vợ của tôi thần, có phải tự bôi nhọ cho mình không ?
Vua rủ rê Lệ Minh Đường đi chơi vườn thượng uyển, nhưng vừa mới gặp đã tỏ tư tưởng bất chánh, bị Lệ Minh Đường phản đối ngay, thế mà đức vua không biết xấu mặt, còn khen thầm là con người chánh đáng dễ yêu. Trên đời này có ai thông dâm được với con người chánh đáng bao giờ ? trong mọi cuộc thông dâm, phải cả hai đều có tư tưởng bất chánh cả thì mới được. Nhưng nếu vua Thành Tôn muốn xây dựng cùng Mạnh Lệ Quân bằng một tình yêu chánh đáng, liệu có được không ?
Xin đáp thẳng rằng : Không thể được. Vì lẽ Mạnh Lệ Quân là vợ của Thiếu Hoa là đại công thần, lại là em vợ của vua nữa, thì không lý nào vua lấy vợ cuả Thiếu Hoa được.
Trước tình cảnh đó, chắc vua Thành Tôn cũng thừa hiểu rằng đeo đuổi cuộc tình duyên này thì sẽ chuốc lấy thảm bại, thế mà Thành Tôn cứ việc nhắm mắt làm liều. Cho hay mỗi khi người ta yêu thì họ mù quáng, không suy sâu nghĩ kỹ gì cả .
Tái Sanh Duyên Tái Sanh Duyên - Mộng Bình Sơn Tái Sanh Duyên