Chương 62. -
HƯƠNG kết
62.Sau đạì hội Trấn Bắc chia tay,
Hồng Diệp kể Hàn Môn tình sử.
Năm Bính Ngọ ( 1786 ) Nguyễn Huệ bắc chinh, kết thúc Trịnh quyền, trả lại chính quyền cho vua Lê, cưới con vua Lê, công chúa Ngọc Hân, rồi rút quân về Đàng trong. Chúa cuối cùng là Trịnh Khải, nạn nhân của phản trắc và xu thời, tự tử ở làng Nhật Chiêu.
Nhà Lê khôi phục quyền hành, thay vì cấp tốc thiết lập chương trình an dân tế thế thì việc làm đàu tiên là tìm đủ cách trả thù nhà Trịnh. Lâu đài, cung điện, những công trình kiến thiết tuyệt vời của nhà Trịnh, thay vì xử dụng, trùng tu, để lại cho thế hệ mai sau, thì nhà Lê cho thiêu hủy, lửa cháy hơn mười ngày mớt tắt. Lại truy tầm, chém giết tất cả những ai có liên lạc với Trịnh quyền, hay chỉ nghi có liên lạc mà thôi...
Trong lịch sử, Nhà nọ trả thù Nhà kia liên tiếp, phải chăng là ‘’ sản phẩm ‘’ đạc biệt của nước mình? Quốc Đức hỏi Nguyên Thái khi hai người gập nhau, gần hai mươi năm sau, tại mt quán nước bên đường gần Trung Vân. Quán nước ngèo nàn, xiêu vẹo, vài ct tre nâng đỡ mái rơm không đủ che mưa. Bao nhiêu quán nước mỹ thuật, khang trang trên đường đều bị tiêu tan, chán chường tình thế, không còn ai nghĩ đến kinh doanh sản xuất...Thái mệt mỏi dựa cột tre, tay nâng bát chè xanh nóng bỏng mà bà hàng, lão phụ tóc bạc phơ vừa trao, tầm mắt xa xăm vô đînh, không trả lời Đức. Đừc cũng chẳng cần Thái góp ý kiến, Đức đặt câu hỏi mình đãy thôi. Đức tiếp tục, một mình:
- Tôi đi tìm một xã hội ‘’không tưởng’’, một xã hội không thù hằn chia rẽ, một xã hội đöàn kết yêu thương, một xã hội đùm bọc, đón nhận... Ở đâu có xã hội ấy? Ừ thì không tưởng.. không tưởng chỉ vì mọi người không tin tưởng mà thôi... Nếu mọi người cùng lý tưởng hiền hoà nhân ái ấy, thì xã hội ấy sẽ thành ‘’ thực tưởng ‘’! Tôi, chính tôi, vì trong phút giây thiếu tin tưởng, nên đôi bàn tay đã nhúng máu, trong những hành động trả thù bẩn thỉu, tủn mủn, hèn hạ....quên hẳn hiền hoà nhân ái của Trấn Bắc Song Lưu?Công trình kiến trúc Chiêu vân Các dù có giấy tờ trao lại Lê triều xử dụng hy vọng để lại cho thế hệ mai sau, cùng các bảo vật từ thượng cổ sưu tầm thành viện bảo tàng cũng bị hoả thiêu bốn năm ngày mới tắt. Không nhữg thế, toàn thể gia nhân hơn trăm nam nữ rất nhiều thiếu nhi đều bị thủ tiêu dã man mọi rợ. Tội ác ấy đã làm tôi mất bình tĩnh, rồi chính tôi cũng đi vào tội ác, cùng mấy gia nhân tâm phúc, về Kẻ Chợ xử bọn ác ôn!-
Thái quay lại nhìn Đức soè đôi bàn tay trước mặt mình, mà đôi giòng lệ đang lan tràn trên má.Lúc đó Thái mới để ý tới những nét thời gian trên mặt bạn. Vừng trán cao rộng, trong sáng có máy làn sóng lương tâm bão tố, vài vết nhăn mãn kiếp, rồi đây, ngày càng sâu in. Tóc điểm tuyết sương mà cũng may, bạn vẫn giữ vững vẻ hiên ngang anh hùng thời trẻ. Đã lâu Thái không soi gương, Thái cho hình dáng Đức là phản ảnh của mình. Chắc mình cũng già như bạn? Thái quên mình kém bạn nhiều tuổi, gần mt giáp. Vi vàng đưa bàn tay lên trán mình dò xét. Chưa có vết nhăn thì phải. Nhưng lòng mình chắc chắn cũng già như tâm can bạn... Bao nhiêu thất bại, thành công cũng nhiều, nhưng tính sổ chỉ còn ân hận lầm đường? Lầm đường? nhưng đâu là chính đạo? Tại sao Song Lưu Hội lại không như Mạc, như Trịnh, như Lê, như Tây sơn, như Nguyễn, cũng chiếm cứ đất đai và con dân, rồi trong địa phận mình, tha hồ áp dụng cải cách duy tân? Điểm này đã bàn cãi nhiều lần, mà chưa có quyết định đổi chiều tranh đấu. Vẫn chương trình giáo dục cuả Trấn Bắc và binh đoàn kiẻu mẫu Điền Sơn! Không tranh thủ thời gian, trong khi bao nhiêu sự kiện lịch sử rập rồn nối tiếp. Từ ngày làm bổn phận con dân, thành địa phương quân giúp Tây Sơn diệt Mãn Thanh, quân lực hao mòn quá nửa, trung tâm giáo dục gần như tiêu tan, không còn điều kiện vãn hồi nhanh chóng, vì hậu thuẫn kinh tế ở Kinh Bắc hoàn toàn huỷ diệt. Các cơ quan kinh tế Song Lưu bị chiếm đoạt, xưởng dệt Dương Châu hoàn toàn thiêu hủy, không phải bởi Mãn Thanh mà lại bởi quân Lê, theo lệnh của Mãn Thanh. Quân Lê ngu tối không biết thâm ý Mãn Thanh là diệt trừ cạnh tranh sản xuất lụa vải... Hệ thống phòng thủ tân tiến kiên cố, Quang Anh cùng bà Xuân Thảo và Quế Anh Dưong Châu chỉ huy. Quân Lê tấn công ba ngày không nổi, mấy trăm quân sĩ hy sinh, đến ngày thứ tư, quân Lê tấn công vũ bão, nhưng bị chất nổ đặt ngầm và đại bác, thứ đạn mới khi tới đích nổ tung, vì thế quân Lê hy sinh thêm không biết bao nhiêu nhân mạng. Quang Anh hy vọng họ rút lui, nhưng lại thấy nhiều người thay thế tấn công. Quang Anh ngạc nhiên không hiểu tại sao quân Lê hiếu chiến đến thế? Thì ra trong binh đoàn Lê có đoàn cố vấn Mãn Thanh, mang cờ Sàm Nghi Đống, An Nam đô hộ phủ đi sau....
Ông Quang Anh thấy quân Lê hy sinh quá nhiều mà gia nhân mình cũng mất một phần ba đành thoả thuận với vợ và con dâu, để tránh thiệt hại thêm sinh linh, rút lui qua đường bí mật... Phải chăng cũng chỉ vì lòng nhân ái ấy mà Song Lưu đã không thành công? Mải suy tư, chàng quên Thái trước mặt mình, tiếp tục một mình:
- Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn không sao quên. Có nhiều đêm ác mộng trở về, giấc ngủ chẳng yên, tôi không rời ngành Y từ ngày đó, xông pha chiến trường, những mong hy sinh trận địa, nhưng Trời vẫn cho tôi còn nặng nợ đời. Trên trận địa, tôi đã cứu sống biết bao người, bạn, thù không phân...không phải kể công với Thái đâu, nhưng thực ra từ trước, ‘’thiên chức’’ của tôi là chữa bệnh cho người, tôi vẫn yêu mến ngành y, mấy cha dòng Tên ở Trấn Bắc giúp tôi khá nhiều, từ nay tôi sẽ không quên cứu nhân đ thế, để chuc ti với lương tâm.-
Thái chợt tỉnh, nhìn bạn:
- Không phải riêng anh có vấn đề lương tâm. Người em này vì quá giầu tình cảm, nghĩ đến chuyện đời, nghĩ đến chuyện mình, cũng nhiều đêm thao thức.Tại sao chúng ta lại hy sinh giúp Tây Sơn? Tại sao Tây sơn đã phụ lòng tin cậy chúng ta? đã thua Nguyễn Ánh?- Quốc Đức trở về câu chuyện:
- Sao cần gì hỏi tôi? Quang Trung chỉ anh hùng sáng suốt trong giai đoạn dành chính quyền hay trong giai đoạn quân sự mà thôi. Khi được chính quyền lên cái ghế gọi là ngôi báu, thì lại trở về ngu tối. Tôi không ngần ngại nói ‘’trở về ngu tối’’, vì ông ta lại khước từ những phương pháp giáo dục tân tiến cướp thời gian, ông ta lại nghe bọn xu nịnh hủ nho trở về nôm hán, đề nghị dùng mẫu tự La tinh của chúng ta không những bị xếp xó, mà lại còn một duyên cớ để bọn quan lại Tây Sơn truy kích chúng ta... Rồi, ông ta không cương quyết thống nhất đãt nước, lại áp dụng gia đình trị chia thành ba vùng cùng kiệt quệ luôn luôn kình địch nhau. Thua Nguyễn Ánh là phải. Có thể nói ông ta thua Nguyễn Ánh về ‘’ngoại giao’’! Thái ơi, thay vì khi chiến thắng Mãn Thanh xong, lập tức thi hành chính sách ngoại giao muôn mặt, nghĩa là với tất cả các cường quốc tây phương lúc đó có mặt trên đãt nước trong lãnh vực kinh tế để quân bình và chống trọi với người ‘’Pháp Lan Tây’’ khi bọn người này đang rời xa lãnh vực kinh tế mà đi vào lãnh vực quân sự giúp Nguyễn Ánh thành công. Người anh hùng thiên tài quân sự nhưng thiển tài chính trị, lại trở về ngoại giao mt mặt với ‘’Thiên Quốc Trung Hoa’’... Than ôi cái ‘’trung thành’’ Khổng học hiểu nhầm! -
Thái buồn rầu:
- Nhầm lẫn liên tiếp của các chính quyền thay nhau, đến lượt nhà Nguyễn trả thù Tây Sơn. Lại trả thù! người mình lúc nào cũng chỉ nghĩ đến trả thù! Mà nhà Tây Sơn cũng mắc tội trả thù, tàn sát một bọn Minh Hương, gốc Trung Hoa, mà tổ tiên lánh nạn nước ta từ khi Mãn Thanh chiến thắng nhà Minh vì ông ta nghi bọn ấy liên lạc với Nguyễn Ánh... Anh Đức ơi! Đồng ý với anh là ông ta thiển cận, không hiểu biết gì ngoại giao muôn mặt mà chỉ biết nhìn một hướng, hướng Bắc từ ngàn xưa...Tôi cũng không tin là ông ta thực sự muốn bắc chinh đòi lại Lưỡng Qüảng. Dự định công bố chỉ là đe dọa phương Bắc mà thôi. Nếu ông ta thực sự muốn thế thì ông ta đã thống nhất sơn hà, khuếch trương kinh tế, đi vào khoa học, canh tân đất nước, như chúng ta đề nghị, mà rời bỏ ngay chính sách gia đình trị, như anh nói, từ khi đại thắng Mãn Thanh, và trong khi Nguyễn Ánh còn đang thất bại, lưu vong bên Xiêm La...Chúng ta không có điều kiện, mà cũng chả bao giờ có ý gây hấn với Trung Quốc, chúng ta chỉ muốn sống đc lập, thái bình...Chuyện Lý Thường Kiệt xưa kia cũng chỉ là mt chiến tranh ngoại giao mà thôi. phải không? anh Đức?.-
Đức chưa kịp trả lời thì đột nhiên lão bà chủ quán nói:
- Thôi đi, hai cháu đừng than vãn ngày xưa nỂa! Hai cháu nói ngày nay và nghĩ tương lai...cho già này một niềm hy vọng. -.
Đức, Thái ngạc nhiên nghe lâo bà xen vào câu chuyện, với giọng nói trong sáng rành rọt, cương quyết, thanh âm Kẻ Chợ. Lúc đó mới để ý tới lão bà, đôi má đày nét thời gian, nhưng cặp mắt sáng ngời, linh động dưới hàng mi trắng tuyết.... Đức, Thái vội vàng đứng lên chắp tay cúi đầu chào, rồi Đức nói:
- Nếu con không nhầm, bà là từ mẫu Song Lưu? -
Bà gật đầu định nói gì thì Đức ra hiệu xin bà đừng tiếp câu:
- Từ mẫu để yên, con nhớ lại..... Từ mẫu trông nom trú quán mật Song Lưu gần phường Bích Câu, xóm Thanh Thủy, nơi có hồ rau muống tuyệt trần? Từ mẫu thuc hệ thống của tiện ni Quế Anh nên con không nhớ ra ngay -
( Đối với nữ hội viên Song Lưu lên chức từ mẫu, các hội viên trẻ quan trọng bực nào chăng nỂa, cũng xưng con gọi mẹ. )
Lão bà:
- Mẹ thực sung sướng được con nhớ lại. Đó là niềm an ủi cho một đời hy sinh. Mẹ vào Song lưu từ năm mười tám, khi vị hôn phu của mẹ bị bắt đi lính thú, mẹ đi khắp nơi tìm kiếm vừa tìm kiếm, vừa hoạt động cho Hội, hai năm sau, tới nơi đồn trú, thì được biết người tình của mẹ đã hy sinh...Lãnh nhiệm vụ từ mẫu năm bốn mươi, mẹ đã đau lòng chứng kiến biết bao đổi thay của đất nước và riêng của hội ta... à mà làm sao chính mẹ còn về quá khứ nhỉ... xin lỗi vừa trách hai con... Quế Anh Dương Châu là ‘’con dâu’’ quý của mẹ, nhưng đã gần hai chục năm rồi, mẹ vào tổ chức của một người con biết, mẹ chưa có quyền nói ra giờ phút này... cũng vì thế mà Đức con không biết cái quán nghèo nàn xiêu vẹo này là một địa điểm liên lạc mà mẹ mua lại, có người cho biết là hai con hẹn nhau ở đây. -
Thái:
- Con rất ít đến quán trọ mật nên không biết mẹ, lại thêm con vừa ở Đàng trong về... Con ở Đàng trong từ ngày Gia Long chưa đăng quang..., nhưng mà ai cho biết hai chúng con hẹn nhau nơi đây?-
Lão bà:
- Nhưng mẹ biết Thái vì mẹ được đọc Nhật ký của con, mà hai con ơi, mẹ đã khóc mấy đêm trường vì việc đi cứu công chúa Ngọc Hân và mẹ con bà Bùi thị Xuân đã thất bại... Đức và Thái hai con đã cùng đoàn viên đi đường bộ vào Phú Xuân thì ra Thái ở lại đàng trong từ ngày ấy. Mẹ đã nóng lòng nhìn thấy hải thuyền Âu Cơ hồi bến, rồi mẹ mới dổi đi làm việc miền sơn cước.. Hỏi đùa con nhé, mẹ có thêm con dâu nào gốc đàng trong không? hãy trả lời đi, còn ai cho biết hai con hẹn nhau nơi đây thì lát nữa sẽ nói!-
Thái đỏ mặt, tới tuổi này vẫn đỏ mặt khi nghe ai hỏi chuyện riêng của mình:
-Xin sẽ có dịp kể mẹ nghe sau... Mẹ bảo nói chuyện hiện tại mà. -
Lão bà:
- Phải, hiện tại không trong sáng cho hi ta và cho đất nước. Nhà vua Gia Long không trả thù nữa nhưng những quan lại địa phương hăng hái kiên nhẫn hơn nhà vua, tâng công, truy tầm giết tróc, đốt phá, không cứ hi ta mà cả những hi đoàn khác, kết án tất cả nhỂng ai gửi điều trần canh tân đãt nước đến nhà vua... Có khi những bản ấy chưa chắc đến tay nhà vua, đã bị các b, các nịnh thần, các quan lại tâng công hủy bỏ....Các con định sao? Hàng phục hay chống đối?... Chống đối cách nào? -
Đức và Thái thực ngạc nhiên thấy từ mẫu hiểu rõ thời sự tình tiết, mà lại đi quá xa nhiệm vụ nuôi nấng đoàn viên. Lão bà hiểu ý:
- Các con đừng ngạc nhiên.... mẹ có thêm nhiều nhiệm vụ... người phụ trách mẹ vẫn giữ chiều hướng, nhưng đổi phương thức hành đng từ hai ba năm rồi.-
Đức:
- Đây là nhận xét của hội ta: Nhà vua Gia long lên ngôi thế là đã hơn mười năm rồi... nhưng thực là một tình trạng nghịch lý: đất nước đã thống nhất, nhưng là một nước nghèo nàn sầu khổ. Tự do kém trước nhiều. Khi còn Trịnh, còn Lê, sự thực thì Trấn Bắc, và các chi nhánh Song Lưu thương xã, hoạt động khá tự do, như từ mẫu đã thấy. Kể cả tổ chức quân lực, binh đoàn kiểu mẫu cũng ít khi bị các chính quyền tấn công... thế mà nay những hội đoàn thương mại hay những tổ chức tương tế, tương thân cũng bị ghép vào tội chống lại nhà vua.... Nhà vua ra những luật lệ ngu tối, kỳ khôi, khắc nghiệt cấm đoán tự do xây dựng nhà cửa, tự do ăn mặc... Từ mẫu vì sao phải ăn mặc nâu sồng buồn thảm, vá chằng, vá đụp, rồi từ mẫu đi đôi dép rơm nát bẩn...và ở thôn quê, và cả ngay ở thị thành, người dân thường nam nữ không được đi giày, đi dép, phải đi chân đãt. Nhà vua lấy cớ, không cho dân sa sỉ, nhưng thực ra để nom rõ giai cấp, thường dân ăn mặc nâu sồng; chân đất, còn chức việc tùy theo thứ bực, áo gấm, áo sa, hia, giày, giép chỉ định rõ ràng... Nhà cửa tư nhân thì không đươc xây cất có lầu, có gác cao, chỉ được xây nhà trệt; mà nếu cất xây thành nhiều gian thì không được xây cất theo hình chữ Đinh hay hình chữ Môn....gàn dở có thừa... chữ Môn, chữ Đinh phải chăng là hình cung điện nhà vua? Văn học thì không biết thêm bao nhiêu chữ húy nưã không được dùng?-
-Ngu tối, gàn dở đến nỗi những nhà cửa tư nhân xây cât có gác có lầu cũng bị phá đi.... con qua Kinh Bắc gần đây những dinh cơ khang trang như Đặng gia đều bị triệt phá, dân chúng nghèo đói cất toàn nhà lá nhà rơm lụp xụp hai bên đường...Từ mẫu ơi, người có nhớ các từ mẫu Song Lưü ngày xưa ăn mặc duyên dáng sắc mầu nhất là từ khi xưởng lụa Dương Châu biết cách nhum mầu không kém Trung Quốc... mà thành phố hay thôn quê, ai nấy tự do ăn mặc mầu sắc vui tươi..người thôn quê cũng giép cũng giày... Con qua Kẻ Chợ gần đây nghĩ nực cười, nhiều tranh lụa, tranh sơn mài, vẽ hình tố nữ chân đất!!! Những luật lệ ngu dốt này, chúng ta sẽ chống đối. -
Thái nói một mạch, từ mẫu tủm tỉm:
Bỏ lãnh vực chính trị, hỏi chuyện, Đức mới nhớ ra từ mẫu họ Đào, tên Hiên Khanh, mt từ mẫu rất đắc lực của Song Lưu mất tích khi Quang Trung diệt Mãn Thanh ở Kẻ Chợ. Chốn tránh Mãn Thanh, Đào từ mẫu rời Kẻ Chợ chạy phía tây bắc, lên tới thượng du, rồi ở lại sơn cước từ ngày ấy. Đào từ mẫu vào nhà trong hồi lâu ra với xiêm y sơn cước mẫu xanh, chân trong đôi hải sảo đàng hoàng.. từ mẫu cho biết đã gần tám mươi lăm, nhưng thực khoẻ mạnh đẹp lão. Đức vừa rứt lời khen ngợi thì nghe tiếng vó ngựa và tiếng nhạc xe Lưu Ly từ xa vọng lại. Đức và Thái sửa soạn đề phòng thì Đào từ mẫu lắng tai nghe tồi nói: đúng hẹn thực! đúng hẹn thực!
Xe ngừng trước quán, mọi người xuống ngựa, tiếng oanh cười nói rộn ràng... Đi vắng quá lâu, trên mười năm, kể từ ngày Quang Trung băng hà, Đức thì hoạt động gần thành Phú Xuân, Thái thì gần vùng Gia Định, hai người chưa nhận ra tiếng ai. Đang phân vân thì một người hiện ra ngường cửa, rạng rỡ xiêm y sơn cước. Chàng nhìn Đức: bạn như người mất hồn, ngồi thừ, không cử chỉ, đôi mắt không rời người đẹp. Người đẹp chắp tay chào Đức... lúc đó Đức mới đùng lên, nghiêng mình đáp lễ:
- Nông Lan em, em, em có mạnh không? Lâu quá, lâu ngày không gập.-
Thái lại trở về ‘’nhiệm vụ’’ nhà văn, quan sát. Nghe tiếng ‘’em’’ của bạn, thanh âm rung động, rồi thì tiếng ‘’ lâu ‘’ nhấn mạnh đầy yêu thương mến nhớ... Thái tủm tỉm nhìn bạn, mối nghi ngờ của Thái có thẻ xoá bỏ từ nay... Nhất định là hai người có chuyện gì rồi. Người đẹp như thế mà không có chuyện gì thì cũng vô lý... nhưng Thái lại nghĩ, chuyện nào thì việc gì đến mình? Nghĩ đến đây thì Nông Lan quay lại phía chàng thân mật:
- Chị Nông Lan chào chú Thái! -
Đứng lên đáp lễ, nhưng Thái không bằng lòng lắm. Thái chợt nhớ lại câu chào bề chị của Quế Anh Trung Vân... Nông Lan còn kém tuổi mình...Đó là cái gàn của Thái. Dù có chuyện gì với Đức chăng nữa thì cũng làm chị ta sao được? Đức đã về bình tĩnh, nhìn Thái mỉm cười trêu chọc..
Nông Lan đưa Đức một bao thơ:
Đúc cầm thơ, dịnh mở, nhưng ngập ngừng hồi lâu, quay lại phía Thái:
- Thái nhớ không? khi Thái cùng anh và đồng đoàn tới Phú Xuân thì biết bao tiếc hận, nhà vua Gia Long đã hành hình dã man mẹ con bà Bùi thị Xuân...Theo như đã dịnh Thái đi Nam, còn tôi đi tới bến hải thuyền Âu Cơ báo tin thất bại, nhưng dọc đường bị nhiều cản trở, gần mười ngày sau mới tới dịa điểm, hải thuyền Âu Cơ đã nhổ neo về Bắc vì Khắc Tỉnh Song Kê Đao đã đến trước báo tin, nên tôi nhân dịp nán ở Phú Xuân ít ngày để tổ chức lại các chi nhánh Song Lưu cho hợp với tình thế mới. Cho người về báo chị thì hơn tháng sau nhận được thơ của chị trách móc đủ điều khuyên tôi ở lại Đàng trong với ‘’ hạnh phúc mới ‘’. Ngạc nhiên, cho điều tra, thì ra anh chàng Song Kê Đao, vẫn chưa khỏi ghen càn, nói với chị là anh ta thấy Nông Lan và anh đi thuyền trên sông Hương gần Phú Xuân. Khám phá ra chính anh ta gây những cản trở trên đường bằng cách báo cho các cơ quan của chính quyền mới, vì thế anh mớt đến muộn ở nơi hẹn. Chị là nữ tướng, trí óc khoa học, thế mà cũng mờ quáng ghen tuông... Anh cũng mờ quáng giận chị, ở lại Phú Xuân, rồi công việc bn bề, thời gian qua nhanh., khi về Bắc thì đã bao đổi thay.. gập chị thì chị không còn đối xử với anh như xưa nữa. Anh cải chính, chị không trả lời. Thế sự làm chị đi vào thất vọng buồn rầu hơn anh. Lúc nào cũng nhắc đến xưởng dệt Dương Châu bị chính người mình tàn phá... anh nghiên cứu ngành y, chị đang trải qua thời kỳ thiếu phụ, sang thời kỳ gần ngũ tuần, trí khôn xuất chúng đến đâu cũng mất thăng bằng. Anh về Bắc nhưng cũng ít khi về nơi cư trú mới của gia đình... anh và chị cũng đã quen luôn xa nhau vì tình thế đấu tranh thời loạn. Anh sợ đọc thơ của chị.... thơ đây, chú Thái đọc h anh, nếu tin vui thì anh mới đọc. -
Khi này, từ mẫu đã ra ngoài đón đoàn người đi theo Bế Nông Lan. Đoàn này chưa có lệnh vào quán nên vẫn chờ ngoài đường. Trong quán chỉ có ba người. Thái từ chối.
Đức nhấn mạnh, Thái đành mở bao thơ, nhưng Thái không đọc thành tiếng:
-Quế Anh Dương Châu thôn nữ gửi anh Quốc Đức thương yêu,
Nghĩ lại, thì ra em cũng nhi nữ thường tình như ai, đau lòng khi nguời tình chia sẻ con tim, lo lắng khi người tính xa vắng....’’việc lớn’’ đấu tranh anh vẫn nhắc, nhỂng lúc ấy chẳng còn ý nghĩa. Nay em đã hồi tỉnh, bình tĩnh tính suy thì chúng ta không thể là nhỂng lứa đôi thường tình trong thiên hạ mà lỗi cũng nơi em phần lớn. Em đã không trọn nhiệm vụ bẩm sinh thiên phú, luôn luôn bên cạnh người tình, xa lánh anh trong ham mê nghiên cứu học tập...hơn hai năm xa lánh chồng con, trên đảo vắng, cùng Phan Lão Trượng, Phan Vi Vi và hai cha dòng Tên đóng thuyền Âu Cơ, nhỂng mong sau này, cùng anh mênh mông biển cả đến những phương trời xa lạ học hỏi tài người... than ôi Âu Cơ đã thất bại trong nhiệm vụ đàu, người đàn bà làm nhỂng chuyện ngược đời là em, nghĩ lại thực gàn dở, tỉnh ra đã mun... trước đài gương thấy sắc dáng đổi thay, nhưng mỗi khi anh về, em vẫn nhìn anh và thấy anh qua nét dấu thời gian, còn qua ánh mắt anh nhìn em, em tưởng chỉ thấy nhỂng ánh nhìn bói soi y học?
Anh thương yêu, tỉnh giấc đãu tranh, tình em cho anh nguyên vẹn thuả nào, yêu là chiếm đóng, nhưng yêu cũng là hy sinh cởi mở, hạnh phúc chung và hạnh phúc riêng của người tình là hai có thể sống chung mãn kiếp, phải không anh? nghĩ thế nên em tìm thấy quân bình trí óc.
Em đã nghỉ ‘’việc lớn’’, em sẽ viết sách như anh muốn, và em trông nom săn sóc song thân anh và song thân em, hiện nay cùng mái nhà thanh bạch, nhưng bốn ông bà hạnh phúc vui tươi. Thân phụ anh và ông sinh em đều bị thương nhẹ trong trận Kinh Bắc, cố tật còn mang, nhưng vết thương tinh thần chắc nặng vô lường...Trở về trông nom gia đình mới khám phá ra giỂa hai con Quốc Bình và Chiêu Liên có điều gì khác thường. Chúng nó quấn quít bên nhau xuốt ngày. Thì ra là số mệnh của gia đình ta, em muốn nhắc lại chuyện anh và Quế Anh Trung Vân, nhưng cũng may, Chiêu Liên không phải là con chúng ta... em nghĩ nên giải tỏa cho hai con sau này thành vợ nên chồng, chắc anh không phản đối. Chúng nó đang đến lớn khôn. Từ ngày Quốc Bình nó biết Chiêu Liên không phải em gái nó say mê con bé, mà con Chiêu Liên cũng say mê Quốc Bình... Việc này em đã nhờ Nông Lan trông nom, canh chừng tránh sự chúng nó vượt vòng lễ giáo, trước khi quỳ lạy trước bàn thờ gia tiên...như chúng ta phải không anh? Phan thanh Liễu, mẹ Chiêu Liên vẫn biệt tích, mà gia đình họ Trương Vĩnh Quy cũng không dấu vết, thế là chúng ta đơn phương quyết định vậy, anh nghĩ sao.? Em thương yêu con bé Thanh Mai mà chúng ta đặt thêm tên Chiêu Liên, như con gái chúng ta. Nếu nó thành con dâu thì càng hay...âu cũng là số trời... bây giờ em cũng tin...nhảm như mọi người.
Tại sao em nhờ Nông Lan? Nông Lan đến thăm em sau khi Âu Cơ về bến. Em mới hiểu tại sao Nông Lan khước từ không lên thuyền Âu Cơ vào Phú Xuân... Nông Lan không thể bỏ chi đoàn vừa thành lập ở thượng du, thế mà em nghe Song Kê Đao, yên trí Nông Lan theo anh đường b...Nhưng hai chị em có dịp hàn huyên tâm tình, cảm tình nẩy nở giữa đôi bên rồi em thương Nông Lan như người em gái... người em gái mà em không có, bố mẹ hiếm hoi chỉ có mt mình em như anh đã biết; Lan thú thực thương yêu anh từ ngày Thiện Lương, nhưng hai người chưa hề phản bi em...hai tiếng phản bi là Nông Lan dùng đãy...còn em cho chỉ là chuyện đời, không ai phản bi ai trên tình trường.
Em rất tin Nông Lan, con người hiên ngang quán xuyến. Nông Lan đã hoàn thành ‘’đại bản doanh’’ của chúng ta ở miền Cao Bắc, không phải nơi ‘’vạn đại dung thân’’ đâu, nhưng hệ thống phòng thủ kiên cố, an toàn...cũng có thể nói là trường cửu và nơi đó sẽ là hậu tuyến của Trung Vân.
Con cháu Song Lưu sẽ chia nhau ở hai nơi Trung Vân và Cao Bắc cho nên em không ngần ngại giao phó Quốc Bình và Chiêu Liên...
Song Lưu tổ chức đại hi ở Đồng Du, Như ý đài...và sau đại hi đoàn viên sẽ phân tán vào bóng tối, tự lập, tự túc trong mọi ngành kháp các nơi trong đất nước. Anh và chú Thái có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là tổ chức những trạm liên lạc bí mật giúp đỡ đoàn viên...Em sẽ gập anh ở đại hội.
Thơ này còn mục đích là giải toả mọi vấn đề lương tâm cho anh và em Nông Lan... viết tới dòng này, lòng em thực sự cởi mở, đón nhận... em đùa hai người nhé. Thế là em tuân theo đạo luật gia đình của Gia Long: Nước ta chế độ đa thê, muốn lấy vợ lẽ thì phải cần có sự thoả thuận của vợ cả, sự thỏa thuận có thể bằng giấy tờ...mà im lặng của vợ cả cũng là ưng thuận... nay em xin thoả thuận bằng giấy tờ.. Vả lại, anh đã nghiên cứu y dược rất nhiều, em xin nói thẳng, tới tuổi nào, vấn đề nam nữ không quan trọng như xưa... em nghĩ rằng quan trọng hơn hết là sức khoẻ sinh sống tự nhiên của anh...nói thế chắc anh hiểu rồi...
ngày... tháng...năm... ký tên Quế Anh Dương Châu.
Thái đọc xong, trả thơ Quốc Đức:
- Anh Đức, không có gì buồn đâu. Chị cho phép anh đấy! -
Đức cầm thơ, nóng ruội hỏi Thái:
- cho phép? cho phép? cho phép gì đây? -
Thái:
- thì xin anh và chị Nông Lan cùng đọc thì biết, - Thái nhấn mạnh tiếng chị để trêu chọc, rồi bỗng nghĩ đến chuyện mình vội vàng tiếp tục,- nhưng anh Đức ơi, anh hãy coi chừng phụ nữ phức tạp tâm tình, em không biết chị có thực lòng cho phép hay chỉ thử lòng nam tử chúng ta mà thôi...Bạch Phụng và Cúc Xuyên thử lòng người em này quá nhiều... diệu kế là mặc theo chiều gió yêu thương...rồi tùy cơ ứng biến...-
Đức đọc nhanh thơ, không nghe Thái đã nói gì, gấp thơ bỏ túi, ngượng nghịu nhìn Nông Lan. Nông Lan chắc không biết nội dung bức thư cho nên nàng bình tĩnh mời Đức, Thái ra cửa. Ghé tai Đức, Nông Lan nói:
- Chị sai em đến đón anh và Thái về đại hội, nhưng những người có mặt hôm nay nơi đây là do sự tổ chức của từ mẫu Đào Hiên Khanh.... Đào từ mẫu là người cũ của chị đấy, bà lên thượng du vào cơ quan em rất đắc lực, nhiều sáng kiến, em vẫn chưa biết có phải chị sai lên cơ quan em không? Nhưng từ mẫu thương em như con gái, nên không bao giờ em hỏi...có lẽ cũng nhờ bà nên chị đã đón tiếp em như em gái, mà em biết chị thực tình, bởi vì thỉnh thoảng chị hỏi thăm em về Đào từ Mẫu. Tờ báo cáo của bà về em đã làm chị rất nhiều cảm tình cho em.Chắc là vì thế, còn hôm nay có nhiều ngạc nhiên cho Thái. -
Đoàn người ngựa vừa đến thêm, nghiêm trang chờ. Đến lượt Thái giật mình bồi hồi cảm động: trên cỗ xe Lưu Ly do La Cúc Xuyên cầm cương, có sư mẫu Kim Chi,thân mẫu của Cúc Xuyên, mà ghế sau thì có sư bác Lương Trinh đang cúi mặt lần tràng hạt bên Đào Từ Mẫu. Nghiêm trang trên mình ngựa, Đinh Bạch Phụng nhìn Thái không chớp mắt. Sau Bạch Phụng, một đoàn thanh thiếu nhi nam nữ:Quốc Bình và Chiêu Liên, Nguyên Thành và Đông Xuyên, nhiều trẻ em khác đều trên ngựa, nghiêm trang đợi chờ như duyệt binh. Sau này được biết trong số đó có cả Vị An con Lương Trinh, và con gái nuôi của Giang. Thái bồi hồi vừa cảm động, vừa lo sợ. Cảm đng vì bao năm qua nay mới gập lại những người tình, nhưng lo sợ vì tất cả quá khứ tình duyên chợt hiện ra trước một thứ toà án mà thẩm phán tối cao là Đào từ mẫu. Nhưng trấn tĩnh vì thấy mọi người vui vẻ nói cười. Thái đến trước sư mẫu Kim Chi chắp tay cúi đàu. Sư mẫu hiền từ:
- Ta miễn lễ cho con, cám ơn con đã ở bên Cúc Xuyên khi em nó còn trong tuổi khó khăn. Ta xa lánh, nương náu Phật đường đã bao năm, về trần tục để chịu phen thử thách, cõi lòng thanh thản được nhìn thấy con gái và con rể -
Thái định cải chính, nhưng Cúc Xuyên đưa mắt can ngăn, Thái đành vâng dạ cho xong. Thái quay về phía Lương Trinh, chắp tay cúi chào, khe khẽ:
-Thái tôi xin chào em! -
Lương Trinh vẫn tiếp tục lần tràng hạt:
- Xin chư vị thập phương lượng thứ, đã từ lâu tai tôi không nghe rõ. -
Thái không biết nói gì thêm, đi về phía Bạch Phụng. Bạch Phụng nghiêng mình chào Thái, Thái cũng chắp tay, lễ phép, khách sáo đáp lại. Không lời trao đổi, nhưng Thái nhận được ánh nhìn yêu thương trìu mến của Phụng, Thái yên tâm đi đến bên hai con Nguyên Thành và Đông Xuyên. Hai con định xuống ngựa, Thái ra hiệu ngồi yên. Không khí nghiêm trang nghi lễ đè nén tâm hồn Thái. Không hiểu có phải Đào từ Mẫu cố tình như thế không. Mục đích nào? Sau cùng, Thái nghĩ lại câu mình vừa khuyên Đức: thôi thì cứ mặc theo chiều gió, rồi tùy cơ ứng biến...
Nhưng khi Đức và Thái duyệt hết đoàn người ngựa thì bọn thanh thiếu nhi ríu rít nói cười. Không khí trở về vui tươi. Nông Lan nói hành trình là đi Đồng Du dự đại hội như đã định, không có việc gì khác. Nông Lan đề nghị Đức chỉ huy. Đức từ chối. Thái cũng từ chối. Nông Lan quay lại vẫy tay từ biệt lão bà chủ quán cũ, người này thay thế Đào từ mẫu, như đã thu xếp.
Nông Lan ra lệnh giao ngựa cho Đức và Thái, rồi đoàn thẳng hướng Đồng Du rong ruổi. Cả ngày ấy, Đức và Thái theo đoàn, sung sướng làm quen với mấy đứa con. Đêm ấy cắm trại ven rừng.
Hôm sau, sau khoảng hai mươi dậm, Nông Lan ra lệnh ngừng. một ngã tư:
- Nhiệm vụ của Lan tạm ngừng nơi đây. Lan có việc cần rẽ sang đông, nhưng sẽ đúng hẹn ở Như ý Đài. Quyền chỉ huy giao lại cho Phụng và Xuyên. Đoàn cứ việc thẳng tiến, đi tiên phong có để lại dấu hiệu an toàn.-
Rứt lời cúi chào, giục ngựa sang Đông. Đức định đến bên Nông Lan thì nàng đã rời đoàn từ xa vẫy tay từ biệt. Đoàn tiép tục chừng một dậm, Đức ghé tai Thái:
- Thái kín đáo trông nom đoàn nhé, còn tôi đi đâu, chắc Thái biết!-
Thái mỉm cười khe khẽ:
- Người anh thương của em, em hiểu. Cứ yên trí, em sẽ kín đáo trông chừng, không bao giờ va chạm lòng tự ái của các nàng. Cứ việc đi. -
Đức ghim cương chậm lại, không ai để ý, Đức giục ngựa phi bay phía Đông...
Thái lẩm bẩm mt mình: có thời gian tranh đãu, có thời gian yêu thương, thôi mặc theo chiều gió, ứng biến tùy cơ.....
+=+=+=+=+=+
Thương Giang Diễm Sử Thương Giang Diễm Sử - Bùi Văn Nhẫm