Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mùi Hương Trầm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 14: Dọc Sông Yarlung Tsangpo
T
ôi hiểu tâm trạng của nhiều người Tây Tạng khi họ không muốn rời miền cao nguyên của họ để xuống đồng bằng. Và tôi cũng thể hiểu tại sao bà Alexandra David-Néel lúc tuổi đã 75 mà vẫn còn đi Tây Tạng lần thứ ba. Vì lẽ gì mà xứ Tây Tạng quyến rũ con người đến thế?
Xe chạy dọc theo Yarlung Tsangpo, từ Shigatse về lại Lhasa. Đây là con đường mới, được gọi là "new road", tôi đang từ giã hướng tây để trở lại phương đông. Tôi ngoái nhìn lại lần cuối hướng tây, nơi Ngân sơn đang ngự trị, nơi vương quốc Guge đang chờ tôi.
Tôi đã biết đoạn sông Tsangpo miền đông nam Lhasa, nơi mà các nhà vua Tây Tạng đã một thời xây dựng. Giờ đây tôi sẽ chạy khoảng trên 350km theo Tsangpo và xem con sông này sẽ biến dạng thế nào trên cao nguyên trùng điệp những đá này. Tôi sẽ không thể đi hết mấy ngàn cây số dọc Tsangpo được vì con sông này hiểm trở thế nào ta đã biết, nhưng cũng vì Tây Tạng đất rộng người thưa, người đi trên đường còn không có, làm gì có thuyền đi trên sông. Thật vậy, tôi không thấy một bóng thuyền nào cả trên con sông này, kể cả trong những đoạn sông hết sức hiền hòa.
Tôi nhớ đến Trường Giang của Trung Quốc và chợt thấy mình so sánh sai lầm. Người Trung Quốc đông đến mức họ phải sống trên sông hồ, còn tại Tây Tạng, thiên nhiên quá hào phóng, đất đai quá bát ngát, con người lẫn dê trừu chỉ là một chấm nhỏ trong cảnh quan vô tận. Đó là chưa kể thung lũng Yarlung Tsangpo tương đối đông dân, còn những nơi khác như miền bắc, miền đông Tây Tạng thì sự tĩnh lặng là âm thanh ngự trị thế giới. Cảnh quan vô tận, màu sắc rực rỡ trong một sự tĩnh lặng đến nao lòng, không có nơi nào trên thế giới ta có thể tìm thấy sự tương tự. Đó phải là ấn tượng ai ai cũng có khi đến Tây Tạng.
Có người dừng lại ở những ấn tượng đó và vội tìm những cảm giác quen thuộc để tâm tư bớt hoảng sợ vì sự xa lạ. Nhưng cũng có người sớm thấy rằng cảnh quan thiên nhiên bao la đó không làm ta lo sợ hay bơ vơ mà dường như trời đất đến gần với ta hơn, thân tình hơn. Đi thêm một bước, cảnh quan, màu sắc và sự tĩnh lặng, đó là con đường dẫn ta đến một cánh cửa. Con đường đó không hề giản đơn và ngắn ngủi, nó có thể rất dài và vì ta chưa đến nơi để mở cửa nên không mấy ai biết nó dài bao nhiêu.
Đó là cánh cửa của tâm linh, của ý thức được nâng lên và mở rộng. Tôi đoán như thế thôi vì mình chưa hề đi được xa. Thế nhưng tôi biết, thiên nhiên rộng mở làm ý thức ta lan tỏa. Màu sắc rực rỡ và thuần tịnh cho ta sớm biết, màu sắc chính là những "mẫu hình nguyên thủy", những cánh cửa trực tiếp dẫn vào sự chứng nghiệm. Sự tĩnh lặng đang ngự trị chỉ kéo ta về với nhận thức rằng tất cả âm thanh đều là sự nhảy múa vô thường trên nền tảng bất di bất dịch này.
Thế nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt diệu của Tây Tạng không chỉ làm hứng khởi tầm nghe nhìn của chúng ta vốn thường bị mây mù, khói đục và tiếng ồn che phủ. Nó tích cực hơn, nó dẫn đường mở lối cho nhận thức và ý niệm về cái miên viễn đang hiện hình trước mắt ta. Tâm ta biết rằng cái miên viễn không phải đi tìm đâu xa, nó nằm ngay trước mắt, nó hiện diện ngay trong lòng, chỉ mắt vướng bụi nên không thấy nó, chỉ lòng chưa tỉnh nên không nhận ra nó. Nhưng cái miên viễn cũng không phải trần trụi sờ sờ ra đó để ai cũng có thể ngắm nghía mà muốn tới với nó phải đi hết đoạn đường phi hữu phi không, phải tự tay mở cánh cửa vô môn, phải nghe được thứ tiếng không lời, phải vào chốn ẩn mật chỉ dành cho những người biết dâng hết tâm ý, biết buông rơi chính mình. Cảnh quan Tây Tạng là bước khởi đầu, không phải là đoạn kết thúc.
Con đường gọi là "new road" này nhìn trên bản đồ tưởng như xa lộ nhưng thực ra chỉ là một con đường nhỏ chạy dọc theo thung lũng Yarlung. Xe chạy khi gần khi xa mặt sông. Có khi xe phải lội nước vì có một con suối nào do băng tan sinh ra, chảy từ sườn Hy-mã ngang nhiên băng qua đường lộ để xuống sông Yarlung Tsangpo. Có đoạn thung lũng hẹp lại, đường phải chạy trên sườn núi, dưới là sông. Và cũng có khi đường chạy trên núi cao và dưới kia là hẻm núi, sông Yarlung Tsangpo bây giờ nằm xa tít phía dưới như một giải lụa màu ngọc thạch. Dưới kia chính là những "hiệp", chúng đẹp hơn, sâu hơn, hiểm yếu hơn cả Trường Giang tam hiệp mà tôi từng biết.
Thế nhưng tại sao những hẻm núi này không hề nổi tiếng? Có lẽ vì con người ít tới đây quá, so gì được với dân Trung Quốc ở Trường Giang. Những "hiệp" này thật ra là rất đẹp nhưng cảnh quan ở Tây Tạng ở đâu cũng vô song, đó là lý do chúng không nổi tiếng. Nhưng tại sao chúng phải nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên đâu phải để con người thừa nhận và khen tặng. Thiên nhiên quá cao quí và con người bé nhỏ biết bao.
Xe dừng ở một thị trấn nhỏ tên là Tadruka, chúng tôi xuống ăn trưa. Tadruka làm tôi nhớ những thị trấn trên quốc lộ số 1 của Việt Nam, nó là chỗ ăn uống dọc đường cho lữ khách. Thị trấn nằm bên sông Yarlung Tsangpo, phía trên là đường xe chạy, phía dưới là bến phà qua bên bờ bắc của sông. Chủ quán rõ là một phụ nữ trẻ người Hán, chị có nước da sáng trắng khác hẳn người Tây Tạng. Chị mừng quýnh khi thấy khách vô cả loạt và thú thật với chúng tôi là phải chạy đi mua thức ăn. Chúng tôi có thì giờ, người hướng dẫn đoàn nói. Chồng chị là một người Tây Tạng, anh lo làm bếp.
Chúng tôi tự nhiên vào bếp xem anh nấu nướng. Anh là người Tây Tạng nhưng lại nấu theo kiểu Trung Quốc, chắc học cách làm bếp của vợ. Chỉ với một cái nồi đáy tròn mà anh diệt gọn tất cả các món, chay mặn đều có, rau thịt không thiếu. Từ chiếc nồi đó mà anh đem thức ăn bốc khói ngùn ngụt thẳng lên bàn, trưa hôm đó chúng tôi có một bữa ăn ngon lành hiếm có. Những người dân giã chân chất biết bao, người dân Hán hay Tạng có bao giờ chống nhau, họ là những hình ảnh đẹp của con người sống thân ái và hạnh phúc. Ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế, những xung đột giữa các quốc gia, giữa các bộ tộc, giữa các giáo phái đều do tham vọng quyền lực của những người lãnh đạo.
Từ tiệm ăn này mà nhìn qua sông tôi lại thấy thăm thẳm những cao nguyên và núi đá, không có một bóng người, dưới sông không thấy ai qua phà. Mặc dù tiệm ăn ồn ào tiếng cười nói nhưng sự tĩnh lặng vẫn trùm khắp, hầu như tiếng ồn vội tắt ngay trong không gian bao la này.
Không gian bao la và tĩnh lặng nhưng không hề là sự chết vì màu sắc nơi đây quá sống động. Những màu sắc rực rỡ này làm ta nghĩ đến màu các vị Phật trong dạng Báo thân. Tôi chợt nhớ tại Tây Tạng, màu sắc là phương tiện để tạo linh ảnh, là cách để đi vào những tầng tâm thức ẩn mật. Sắc đỏ là tượng trưng lòng từ bi. Sắc lục tượng trưng cho sự an lạc, lòng vô úy, sự xả bỏ. Sắc vàng là màu của ánh mặt trời, là sự tăng trưởng, lớn mạnh, sự già giặn sung mãn. Sắc xanh là màu của tri kiến, của đại trí, của không gian mênh mông. Những màu sắc thuần tịnh này hầu như nhấc ta khỏi thế giới của Ứng thân để đi vào Báo thân.
Vì những lẽ đó mà Phật giáo Tây Tạng hay vận dụng phép tạo linh ảnh. Đối với người Tây Tạng, việc vận dụng linh ảnh để biết trước những chuyện xảy ra trong tương lai, để biết chuyện cách xa vạn dặm xem ra bình thường, họ không cho đó là cái gì huyền bí. Cảnh quan và màu sắc trên cao nguyên này hầu như nằm giữa dạng Ứng thân và Báo thân, con người sống trên đây hầu như thường xuyên qua lại giữa những tầng tâm thức.
Cái miên viễn tuyệt diệu mà người thường như tôi cảm thấy tại Tây Tạng phải chăng là mùi vị đầu của một cái mà ta nói chữ là "Pháp thân"? Tôi thì không bao giờ nghĩ mình sẽ chứng được cái đó, thật ra tôi cũng chưa bao giờ muốn. Thế nhưng nếu người-đồng-bằng tại Trung Quốc hay Việt Nam hình dung về Pháp thân một cách hết sức xa xôi và trừu tượng thì xem ra Phật Giáo Tây Tạng nói về nó một cách khá cụ thể. Họ xem Pháp thân là một điều có thể thực chứng được, có thể "thấy" được nó, miễn là tu học đúng cách, miễn là có thầy hướng dẫn.
Báo thân và Pháp thân là những điều quá xa vời đối với Phật tử thông thường. Nhưng tại Tây Tạng, nhiều người cho rằng các đạo sư có trình độ có thể truyền linh ảnh cho những ai muốn thấy Báo thân. Còn con người thì trong một đời làm người có thể chứng Pháp thân. Đó là lý do tại sao Phật Giáo Tây Tạng có nhiều phép tu huyền bí, có khi xa lạ đối với chúng ta.
Liệu bà Alexandra David-Néel trở lại Tây Tạng lúc tuổi đã cao để chứng thực điều gì hay không thì tôi không biết. Nhưng cảm nhận của tôi tại cao nguyên Tây Tạng là hết sức rõ. Đó là một miền đất có một không hai trên địa cầu, nơi đó con người có đầy đủ những yếu tố để sống một đời sống viễn ly, để nhìn vào bên trong, để mở rộng những biên giới của ý thức và để vươn lên một mức độ tâm linh cao hơn. Liệu những yếu tố đó chỉ do những tính chất địa lý vô song của Tây Tạng sinh ra hay vì phần đất này nằm trong vòng ảnh hưởng tâm linh vĩ đại của những ngọn núi ẩn mật, của những dòng sông thiêng liêng, của những vị giác ngộ đã sống nơi đây, của những con người đang thiền định đâu đó trong khe núi vách rừng, điều đó tôi không rõ.
Xe đã rời sông Yarlung Tsangpo để ngược về phía bắc hướng về Lhasa. Tôi sắp rời Tây Tạng để trở về đồng bằng. Nơi đó sẽ có một bầu khí quyển dễ thở hơn cho tôi nhưng phố phường chật hẹp, mây mù và tiếng huyên náo của cuộc đời sẽ chờ đón tôi.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mùi Hương Trầm
Nguyễn Tường Bách
Mùi Hương Trầm - Nguyễn Tường Bách
https://isach.info/story.php?story=mui_huong_tram__nguyen_tuong_bach