Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Linh Sơn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 57
R
ời huyện phòng, ở phía bắc hơn nữa, ta vào huyện Thần Nông Giá. Đây chính là nơi hện nay mọi người đang nói nhiều nhất đến người rừng. Theo "Vẫn Dương phủ chí" trong các vùng rừng trải ra trên tám trăm dặm từ bắc xuống nam này, chỉ là "tiếng hổ gầm giữa ban ngày và tiếng khỉ kêu không dứt", bằng chứng về sự biệt lập của địa điểm. ta không hề đến đây để điều tra về người rừng, đúng ra là ta đến để xem rừng tự nhiên có còn hay không. Đây cũng chẳng phải là một sứ mệnh cảm khiến ta họat động lần này, cho dù nó chưa mất đi ở trong ta. Cái cảm ấy đè nặng lên ta, nó ngăn ta sống tự nhiên. Chỉ nghĩ đã từ thượng nguồn sông Trường Giang, từ các cao nguyên đi xuống như thế này, thì ta làm sao lại bỏ qua được vùng trung lưu đây. Không có mục đích cũng là mục đích, kiếm tìm cũng là một mục tiêu, bất kể mục tiêu kiếm tìm là gì. bản thân cuộc đời ban đầu có mục đích gì đâu, chỉ là cứ đi lên như thế mà thôi.
Suốt đêm mưa như thác, đến tảng sáng, trời tiếp tục mưa nhỏ. Dọc hai bên đường cái, không có rừng anò xứng với tên gọi, chỉ là những bụi gai cát đằng và những cây đào khỉ mặt đỏ bò lan. Một dòng nước vàng nhờ nhờ chảy trong các sông suối. Mười một giờ trưa, đến huyện lỵ, ta tạt vào trung tâm đón tiếp của sở lâm nghiệp kiếm một cái xe có thể đưa ta vào rừng. Ta rơi vào họi nghị cán bộ ba cấp khác nhau. Ta không rõ là những đẳng cấp nào nhưng tất cả họ đều làm torng ngành khai thác gỗ.
Vào giờ ăn, trường một cung đoạn đón tiếp ta, biết rằng ta là nhà văn ở Bắc Kinh, ông mời ta cùng dự và để ta ngồi bên cạnh người tài xế sẽ đưa ta đi trong chiều hôm ấy. lái xe mời ta cạn chén.
- Không uống được rượu nếu không có một nhà văn cùng bàn! - anh ta tử tế và vui vẻ reo lên.
Uống từng bát đầy một, rượu gạo cháy bỏng, chảy trong cổ họng và mắt đỏ hết lên. Ta không thể làm họ cụt hứng nên uống với họ. Cuối bữa, đầu ta quay cuồng và tài xế thì không lái xe nổi nữa.
Chiều, những người dự hội nghị tiếp tục họp nhưng anh tài xế mở cửa một phòng khách rồi mỗi người leo lên một cái giường ngủ tới tận tối.
Bữa tối, những món thừa buổi trưa và rượu được dọn lên. Lại say, ta chỉ có thể qua đêm ở trung tâm đón tiếp. Tài xế đến báo cho ta biết trong núi, nước đã làm ngập đường, không biết ngày mai liệu có đi được nổi không. Anh tài sung sướng vì đã tranh thủ được cơ hội để nghỉ ngơi.
Tối ấy, trường cung đoạn đến tán gẫu với ta. Ông múôn biết thủ đô người ta ăn những gì. Các món bưng lên trước tiên là gì? Rồi các món bưng lên sau? Ông nói đã từng gặp một ai đó từng tham quan Cố Cung ở Bắc Kinh, kể vơớ ông ta rằng xưa người ta giết những một trăm con vịt để làm độc một món cho Từ Hi thái hậu. Có đúng thế không? Thế chỗ Mao Chủ tịch ở, có đến tham quan được không? Ta đã thấy bộ quần áo vá của chủ tịch chiếu lên truyền hình chưa? Còn ta thì tranh thủ chuyện trò để hỏi ông về tình hình hiện nay ở nơi này.
Ông kể rằng trước giải phóng, nơi này không có mấy người: một gia đình tiều phu gốc gác Nam Hà, một gia đình khác người Đầu Hà. Gỗ đưa đi bằng đường sông. lường gổ bán ra ngoài không đến một trăm năm chục mét khối mỗi năm. Từ đây đến Thần Nông Giá, chỉ đếm được ba nóc nhà. Trước năm 1960, rừng chưa bị phá mấy, sau đó mở một con đường to và sự tình bèn thay đổi. Bây giờ phải nộp năm mưới nghìn mét khối gỗ mỗi năm, sản lường phát triển, người đến nhiều. Ngày xưa, bắt đầu có sấm xuân, cá xuất hiện trong các hố nước trên núi, lấy tre chắn dòng lại bắt được hàng rổ cá. Bây giờ chẳng được ăn cá nữa.
Ta hỏi thêm ông về lịch sự huyện này. Ông bỏ giầy ngồi dạng chân ở trên giường:
- Nếu nói lịch sử thì phải ngược lên xa đấy! rất gần chỗ này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy răng người vượn cổ pitêcantrốp.
Thấy ta không mấy quan tâm tới mấy con vượn già cổ lỗ, ông bắt đầu nói sang người rừng.
- Nếu anh gặp nó, nó có thể nắm lấy hai vai anh mà lắc cho đến khi anh chóng mặt lên mới bỏ đi mà cười khanh khách rất to.
Ta nghĩ chắc ông đã đọc cái này trong các sách cổ.
- Ông đã nhìn thấy người rừng chưa?
- Tốt nhất là đừng nhìn thấy. nó cao hơn cánh ta, trên hai mét, đầy lông đỏ, tóc xõa dài. Nói đến nó không thấy hãi nhưng nếu trông thấy nó thật thì khiếp lắm. Nhưng tự dưng thì nó không làm hại. Nếu không làm gì nó, nó còn ia iô kêu lên như trò chuyện, mà đặc biệt hễ thấy phụ nữ, thì lại ngóac mồm ra cười.
Tất cả nhữg đều này ông đều nghe thấy người ta nói, sợ rằng nói đã hàng nghìn năm, ông cũng chẳng nói điều gì mới. Ta thà cắt lời ông:
- Trong số công nhân viên ở đây, có ai nhìn thấy nó chưa?
- Hẳn là rồi chứ. Chủ tịch Ủy ban cách mạng thị trấn Tùng Bạch một hôm đo xe jeep với những người khác đã bị một số người rừng ra chặn lại. Họsững sờ cả ra thế rồi thấy nó đung đưa người mà bỏ đi. Họ là cán bộ ở vùng này, chúng tôi đều biết rõ.
- Từ hồi còn Ủy ban cách mạng, thế thì chuyện đó xảy ra cũng đã là lâu rồi. Gần đây người ta có thấy nó không?
- Ối người đến điều tra về người rừng, mỗi năm cả trăm, từ khắp mọi nơi, Viện khoa học trung ương Bắc Kinh này, các giáo sư đại học ở Thượng Hải này, các chính ủy quân đội này và năm ngoái có cả hai người từ Hồng Kông đến, một thương gia và một lính cứu hỏa; chúng tôi không cho họ vào.
- Đã có người nhìn thấy người rừng rồi chứ?
- Chắc chứ! Người mà tôi muốn nói với anh, đó là chính ủy của nhóm tìm kiếm người rừng, ông ta là quân nhân, ngay trong xe của ông ta có hai anh bảo vệ. Cũng lại là một lần mưa cả đêm. Đường ngập, sương mù dày đặc dâng lên. Họ gặp đúng ngừơi rừng.
- Họ có bắt nó không?
- Đèn pha chỉ chiếu sáng được có hai ba mét. Họ lấy được súng và xuống xe thì nó đã chạy trốn mất rồi.
Thất vọng, ta gật gật đầu.
- Mới đây đã lập ra một Hội nghiên cứu người rừng do nguyên vụ trường tuyên truyền của Ủy ban Đảng đích thân lãnh đạo. Họ có ảnh về vết chân, tóc và lông của người rừng đấy.
- Cái đó, tôi đã được xem, trong một triển lãm chắc là của Hội này tổ chức. Tôi cũng đã xem cả những ảnh phóng to các vết chân. Ngòai ra họ còn xuất bản một tập tư liệu cung cấp nhiều trích dẫn trong các sách cổ về người rừng cũng như các phóng sự nước ngoài về người rừng yeti và các ảnh về những vết chân khổng lồ.Họ còn giới thiệu cả các tường trình của những chứng nhân.
Ta muốn cho ông thấy ta đầy hiểu biết chuyện này.
- Tôi đã từng xem ảnh bàn chân người rừng.
- Nó như thế nào? Ông cúi về phía ta và hỏi.
- Giống chân con gấu trúc, khô quắt lại.
- Thế thì là của giả, ông gật đầu nói, gấu trúc là gấu trúc, bàn chân người rừng phải to hơn bàn chân gấu trúc chứ, đại khái cũng như bàn chân người thường. tại sao lúc trước tôi nói với anh về răng vượn ngày xưa? Theo tôi, người rừng là người vượn pinêcantrốp không tiến hóa thành người! Anh nghĩ sao?
- Không chắc, ta nói sau khi ngáp một cái chắc là do rượu gạo.
Ông vươn vai, ngáp theo ta, mệt mỏi vì họp hành cả ngày và chè chén.
Hôm sau, họ lại họp tiếp. ta buộc phải nghỉ thêm một ngày vì theo anh tài xế, đường chưa sửa xong. Ta quay lại gặp ông trường cung đoạn:
- Tôi không múôn quấy ôngtrong khai đang họp thế này nhưng liệu có một cán bộ già nào hiểu biết lịch sử địa phương không? Tôi muốn nói chuyển với một ngừơ như thế.
Ông chỉ cho ta nguyên huyện trưởng thời Quốc dân đảng, mới ra khỏi trại cải tạo lao động:
- Ông này biết hết đấy. Đúng là một trí thức. Tổ vừa được lập ra để soạn thảo biên niên sử của huyện thường đến hỏi ông ấy để ông ấy kiểm tra các tài liệu cơ bản của họ.
Sau khi hỏi thăm từng nhà một, ta mới tìm thấy ông già kia trong cái ngõ ẩm tối, lầy lội.
Đó là một ông già gầy còm, mắt quăng quắc. Ông mời ta ngồi vào gian nhà chính rồi vừa húng hắng ho vừa mới ta dùng trà và hạt dưa. Rõ ràng là ông rất lo ngại, ông không hiểu lý do thăm viếng của ta.
Ta giải thích rằng ta có ý viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử không hề liên quan tới thời kỳ hiện nay. Ta chỉ muốn đến gặp ông để nghe ông cố vấn. Nhẹ người, ông ngừng ho và nhổm lên, châm một điếu thuốc rồi ông tựa lưng thẳng như chữ I vào một chiếc ghế dựa bằng gỗ. ông bắt đầu nói, vững tâm:
- Dưới thời Tây Chu đây thuộc về đất Bành, thời Xuân Thu thuốc đất Sở; thời Chiến Quốc thì trở thành điểm chiến lước Tần, Sở tranh nhau. Khi giao tranh dữ dội, người chết như ruồi. chuyễn đó xảy ra đã lâu lắm, đất này vẫn cứ hoang vu. Sau khi người Mãn vượt qua quan ải toàn huyện dân đinh hơn ba nghìn người mà bị giết chỉ còn ba trăm. Từ hồi có các cuộc nổi dậy của Khăn Đỏ dưới thời Nguyên, vùng này không lúc nào ngừng cướp bóc.
Ta không biết ông có coi Khăn Đỏ như giặc cướp không.
- Thế lực của Lý Tự Thành cuối đời nhà Minh chỉ bị tiêu diệt vào năm Khang Hy thứ hai. Năm đầu tiên đới Gia Khánh, tất cả vùng này do giáo phái Bạch Liên kiểm soát. Trương Hiến Trung và quân lính Niệm cũng đã từng đánh chiếm nơi đây. Rồi lính của Thái Bình Thiên Quốc, thời Cộng hòa thì bọn quan phỉ, thổ phỉ và binh phỉ.
- Nơi đây vậy luôn là sào huyệt phỉ?
Ông cười không trả lời.
- Hòa bình trở lại, người các nơi lại đổ đến, dân số mới vượng lên. Sách sử đã ghi rằng vua Bình nhà Chu đã thu thập dân ca ở đây, chứng tỏ hơn bảy trăm năm trườc công nguyên, dân ca đã phồn thịnh.
- Quả là cổ xưa thật, ta nói. Ôn g có thể cho nghe những chuyện chính ông đã trải qua? Chẳng hạn thời Công hòa các thứ phỉ đã làm loạn như thế nào?
- Về bọn quan phỉ tôi có thể lấy một thí dụ. Một sư đoàn hai nghìn lính làm binh bíên. Chúng hiếp hàng trăm phụ nữ, bắt theo hơn hai trăm con tin, cả người lớn lẫn trẻ con, để đổi lấy súng đạn, vải bông và đèn pin. Mỗi thủ cấp khoảng một hai nghìn nguyên, phải nộp đúng hạn, nộp dần dần. Người được chỉ định sẽ mang tiền đến nơi đã hẹn. Nếu chậm, dù chỉ nửa ngày, đứa trẻ bị bắt làm con tin cũng bị hành quyết. Và đồi khi, những người nộp tiền chuộc cũng chỉ nhận được một cái tai. Còn bọn cướp nhỏ không tổ chức thành đoàn thành đám thì chỉ đi cướp tiền và đồ đạc, giết những ai định chống lại.
- Thế có biết đến những thời kỳ hòa bình và thịnh vượng không?
- Thời kỳ hòa bình và thịnh vượng ư!... Ông gật gù, suy nghĩ chút ít. Vâng, cũng đã có. Thời ấy tôi đến huyện lỵ dự chợ phiên của chùa, ngày ba tháng Ba: đếm được chín sân khấu kịch với các rui kèo sơn then và chạm khắc, một chụ gánh hát nối tiếp nhau ngày đêm. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, năm thứ năm của nước Công Hòa, các trường ở huyện lỵ để trở thành nơi nam nữ học sinh cùng học chung lớp, ở đấy tổ chức các cuộc thi đấu thể thao lớn, các vận động viên nữ mặc quần đùi ngắn thi chạy. Sau năm 26 của chế độ Cộng hòa, các tập quán càng thay đổi hàng năm từ ngày mồng một đến ngày mười sáu đầu năm, ờ các ngã tư phố huyện người ta kê hàng chục bàng cờ bạc. trong một đêm, một đại địa chủ đã thua mất một trăm linh tám ngôi miếu thờ thổ địa. Anh tính xem như thế thì bằng bao nhiêu cánh đồng và rừng rú chứ! Có đến hơn hai chục cái nhà thổ. Không treo biển hiệu, nhưng thế là tốt. Họ đế đấy ngày đêm, từ trăm dặm xa gần. Sau đó đến cuộc chiến giữa ba quân phiệt, Tường Giới Thạch, Phùng Ngọc Tường và Diêm Tích Sơn, rồi kháng chiến, người Nhật đã phá sạch tất cả. Cuối cùng là quyền lực của các bang hội bè đảng, chúng cực thịnh cho tới khi chinh phủ nhân dân nắm được mọi sự. Thời ấy, trong tám trăm người của huyện lỵ, Hắc bang, đảng đen đã có bốn trăm môn đệ. Quyền lực của nó lọt vào tận các tầng lớp trên, các thơ lại của phủ huyện cũng ở trong tổ chức này, dưới nữa đến cả người nghèo. Chúng làm đủ chuyện: bắt cóc đàn bà, trộm cắp, buôn bán phụ nữ góa chồng. Bọn trộm cũng phải quỳ lại Lão Năm, Lão Năm thủ lĩnh điều đến đám cưới, đám ma hằng trăm đứa ăn mày. Nếu không cho chúng đôi ba ưu đãi nào thì ngay đến cả súng cũng không trục nổi chúng đi. Thành viên của Hắc bang tuổi trạc đôi mươi còn thành viên của Hồng bang, hội đỏ thì già hơn và nói chung chúng chỉ huy các trùm cướp.
- Thành viên các hội kín ấy có ám hiệu gì để nhận ra nhau?
Ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề.
- Ở Hắc bang, trong nhà các thành viên đều gọi nhau họ Lý, ra ngoài là họ Phan, gặp nhau xưng hô "huynh đệ" rồi nói "miệng khôg rời Phan, tay không rời tam".
Ông làm một vòng tròn bằng ngón tay cái và ngón trỏ rồi duỗi ba ngón kia ra.
- Đấy, ám hiệu nhận nhau của chúng. Chúng gọi nhau là Lão Năm, Lão Chín, đàn bà thì Chị Tư, Chị Bảy. Những người khác thế hệ thì là Cha và Con, Sư phụ hay Sư mẫu. Người của Hồng bang gọi nhau là ông lớn, người của Hắc bang là Đại ca. Trong các quán trà, chuúg chỉ cần ngồi xuống rồi đặt cái mũ bẻ cong vành lên bàn là lập tức uống trà hút thuốc không mất tiền.
- Bản thân ông, ông có tham gia vào bang nào chưa? Ta thận trọng hỏi.
Ông làm một ngụm trà rồi khe khẽ cười
- Vào thời ấy, không có một vài quan hệ, không thể nào thành quan huyện được đâu.
Rồi ông lắc đầu nói thêm:
- Là chuyện trước kia rồi.
- Ông có nghĩ là thời Cách mạng văn hóa, các bè phái với nhau cũng có tí chút giống như thế không?
- Một đằng diễn ra giữa cách đồng chí cách mạng, một đằng giữa bon phỉ đánh đồng mà so sánh sao được, ông kiên quyết bác lại.
Không khí lạnh đi một lát. Ông đứng lên và lại bắt đầu khúm núm mời ta trà, hạt dưa.
- Tôi không bị chính phủ hành hạ. Tôi, một tội phạm, nếu không vào tù thì lẽ ra đã phải đến trình diện trứơc các phong trào quần chúng và có thể tôi đã chẳng sống nổi được tới hôm nay.
- Nhưng thời kỳ đại trị thái bình lớn là hiếm.
- Như ngày nay! Chúng ta đang trải qua một thời kỳ mà đất nước thái bình và dân chúng yên ổn, đúng không? Ông thận trọng hỏi ta.
- Có cơm ăn và còn có thể uống rượu.
- Còn đòi gì hơn nữa chứ?
- Đúng thế.
- Dung cho tôi được đọc sách, ấy mới là sung sướng. Kiến nhân đa sự thủy tri nhàn, thấy người đời bộn bề vì công việc mới bắt đầu hiểu chữ nhàn, ông nhìn ra sân nói.
Mưa bụi lại bắt đầu rơi ngoài sân.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Linh Sơn
Cao Hành Kiện
Linh Sơn - Cao Hành Kiện
https://isach.info/story.php?story=linh_son__cao_hanh_kien