Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
100 Truyện Hay Cực Ngắn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Luận Án Tiến Sĩ
B
ốn chục tuổi anh mới bảo vệ luận án phó tiến sĩ ở trong nước. Đề tài khoa học thì ấp ủ lâu rồi, nhưng còn phải kiếm sống gian truân lắm. Hết nuôi gà rồi nuôi lợn trên ban công, cố gắng lắm anh mới làm xong cái “canđiđát”. Chưa tính thời gian và công sức, chỉ riêng chi phí cho việc bảo vệ đã làm anh phải bán đứt đi một con lợn cữ xuất chuồng (do vậy mà những kẻ độc mồm đã gọi anh là “phó tiến sĩ ỉn” – về sau tôi được biết thêm). Anh hi vọng đi Nga lần này về, có chút vốn, anh sẽ chuyển lên “làm ăn lớn”: có tủ lạnh để làm đá bán, sắm cái máy dệt len cho vợ làm hàng. Thế là có thể yên tâm ngồi làm khoa học được rồi. Nếu kịp bảo vệ ở Nga cái bằng tiến sĩ nữa thì thuận đủ đàng, sự nghiệp khoa học vậy là đã đến lúc “cam lai”.
Anh tâm sự với tôi chân tình như thế vào một tối đầu năm 1986. Trước đó ít phút, tình cờ tôi gặp anh ở gần trường. Trời tối, tuyết mờ mịt, anh đi cắm cúi, vai vác một cái túi to đùng, tay cầm cái cặp “đíplômát”. Ái ngại khi nhìn cái túi trĩu nặng trên thân hình còm cõi của anh, lại về cùng đường, tôi ngỏ ý khuân giúp anh gánh nặng này một đoạn.
- Có gì đâu – anh cười bẽn lẽn – mấy thứ lặt vặt thôi mà. Sáng nay tớ lên thư viện, chiều về sớm đảo qua mấy cửa hang, mua mỗi nơi một ít.
Miệng túi căng nứt để lộ ra vài xấp vở 3 xu; mấy chồng cốc 7 xu, một mớ thìa nhôm, dăm chục con “chút chit”… Đó cũng là những mặt hang chính mà tôi thấy khi bước vào phòng anh mấy phút sau. Nóc tủ, gầm giường, sàn nhà ngổn ngang những thùng các tong lèn đầy hàng xén. Ở góc phòng, cái bàn nhỏ bề bộn sách vở trông thật lạc long. “Cái “hạ tầng cơ sở” này là để nuôi cái “thượng tầng kiến trúc” này đây” – anh chỉ đống hàng xén rồi vỗ vào luận án tiến sĩ đang viết dở.
Thực tập ở Nga một năm rồi, ngày nào anh cũng chia thời gian thành hai nửa: một nửa dành cho luận án tiến sĩ, nửa kia lăn lóc ở các cửa hàng để mua vở 3 xu, cốc 7 xu… mang về nước “nuôi” sự nghiệp khoa học. “Bây giờ mà cứ “tủ lạnh, nồi hầm, bàn là”… thì kiếm đâu ra – anh giải thích – mua giá cao chỉ nuôi béo bọn đầu cơ. Cho nên mình năng động chuyển sang những thứ lặt vặt này. Tuy mất thời giờ, nhưng về nước cũng thành một khoản to tiền. Con nhà nghèo, phải có cái cách của nhà nghèo chứ!”… Rồi anh nói rộng ra chuyện làm khoa học trong nước: “Mình phải có cái kiểu riêng. Phải năng động lấy cái này nuôi cái kia. Đòi hỏi sống bằng làm khoa học như ở phương Tây là ảo tưởng”.
Sau cuộc nói chuyện với anh ít lâu, tôi về nước. Loay hoay mất vài năm chưa biết “năng động” kiểu gì để “lấy cái này nuôi cái kia” thì vận may đến; tôi được đi hội thảo khoa học ở một nước tư bản. “Sếp” của tôi, đã từng đi tư bản mòn cả gót giày, hào phóng chia sẻ những kinh nghiệm của mình. “Quần áo mang đi ít thôi, để chỗ mà mang mì ăn liền. Bảo mẹ cậu làm cho cân ruốc, có prôtít mới có sức làm việc. Mang vài hộp vitamin đi nữa, rau quả bên đó đắt kinh người, ăn vào bằng ăn thịt vợ con…”. Giọng ông bỗng trầm lại: “Kể ra đi góp mặt với đồng nghiệp quốc tế mà thế này thì cũng nhếch nhác thật. Nhưng cái nghèo đâu có đi với cái sang”.
Nghe cái thuyết “nhà nghèo” quen quen, bất giác tôi nhớ tới anh – người “nuôi khoa học” bằng những thùng hàng xén.
Không ngờ khi dừng chân ở Matxcơva trên đường đi hội nghị tôi gặp lại anh. Hóa ra anh có một cửa hàng bán áo gió ở đây. Hàng trong nước gửi sang mỗi lần hàng chục kiện. Tiền bán được đổi ra “xanh” ngay. “Hơi đâu mà đi mua đồ lặt vặt – anh cười khi nhớ lại cái thời “vở 3 xu, cốc 7 xu” – Kinh tế nhà nước bung ra rồi, mình cũng phải theo kịp thời đại”.
Tôi hỏi thăm anh đã bảo vệ luận án tiến sĩ chưa. “Chưa, hồi đó có hai năm mà nhiều việc quá. Cố thì cũng xong được đấy, nhưng được cái bằng mà về nước trắng tay thì cũng chẳng làm khoa học nổi”. Anh mới quay lại Nga nửa năm trước để dự hội nghị, sau tìm cách ở lại làm ăn vài vụ (chuyến hàng lần trước chẳng ăn thua gì!). Cũng muốn lấy thêm tài liệu cho luận án tiến sĩ. “Mục đích chính của mình vẫn là khoa học. Làm kinh tế chỉ để có phương tiện thôi” – anh tâm sự.
Từ đó tôi không gặp anh nữa. Mới đây, nghe nói “mùa áo gió” ở Nga đã tàn, tôi lại nghĩ tới anh. Không biết anh đã bảo vệ luận án tiến sĩ chưa?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
100 Truyện Hay Cực Ngắn
Nhiều Tác Giả
100 Truyện Hay Cực Ngắn - Nhiều Tác Giả
https://isach.info/story.php?story=100_truyen_hay_cuc_ngan__nhieu_tac_gia