Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thanh Cung Mười Ba Triều
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hồi 54 - Các Hoàng Tử Tranh Nhau Ngôi Thái Tử
T
rong cuộc Nam tuần lần thứ tư này, Khang Hi hoàng đế lại giao cho hoàng thái tử Dân Nhung giám quốc như cũ.
Trực Quận vương Dân Đê, Ung Quận vương Dân Trinh trong lòng rất lấy làm ghét thái tử. Hai người ngầm khiển tướng điều binh đến hành thích thái tử kể đã khá nhiều lân, nhưng Đông cung có đông người bảo vệ nên chưa từng bị độc thủ của họ. Duy chỉ có mỗi lẩn đại chiến thi hai bên lại hết mất vài ba tay hảo hán.
Dân Nhung căm giận Dân Trinh đến cốt tuỷ. Nhung bèn đem trọng lễ ra bên ngoài, mời rất nhiều vị đạo nhân tới Đông cung làm phép để thu hồn nhiếp phách xác của Trinh. Trong vương phủ của Dân Trinh, những tay pháp sĩ mới về cũng không ít. Mỗi lần bên Đông cung thi hành pháp thuật là mỗi lần bị bên Ung vương phủ phá giải tiêu hết. Về sau, thái tử Dân Nhung mời được một vị Thiết quan đạo sĩ (đạo sĩ đầu đội mũ sắt) từ Giang Tây tới. Vị đạo sĩ này có một pháp thuật hết sức kỳ lạ. Pháp khí của ông ta tên là Huyết trích tử. Đây là một cái mũ bằng sắt. Khi Thiết quan đạo nhân niệm thần chú, Huyết trích tử liền bay lên trên không, lén vào nhà kẻ thù, chụp vào đầu, lập tức cắt đứt đầu địch nhân rồi lại bay lên không trở về. Người bị cụt đầu không chảy một giọt máu nào nơi cổ, bởi vậy nó mới có cái tên là Huyết trích. Khi nó tới thì dù ở giữa đám ngàn quân vạn ngựa đi nữa cũng vẫn bị cắt đầu ngọt xớt. Pháp khí lặng lẽ tới cũng như lặng lẽ đi, vừa nhanh lại vừa không có tiếng động, chỉ nháy mắt là đầu đã mất tiêu từ lúc nào, khiến đối phương có lưu ý đề phòng tới đâu cũng vô hiệu.
Ung vương dò biết được tin này, trong lòng rất lấy làm lo sợ Vương bèn củng mấy vị sư Lạt Ma thương nghị. Trong bọn, có người đứng lên nói:
- Trừ phi mời được vị Đại Lạt Ma của tại hạ tới, chứ còn không ai trừ được tên đạo sĩ mũ sắt này đâu.
Ung vương nghe đoạn, bèn đích thân tới Ung Hoà cung, mời nhà sư Đại Lạt Ma. Lúc đầu Đại Lạt Ma không chịu, nhưng về sau, khi vương hứa hê việc thành thì sẽ có thưởng hậu, Đại Lạt Ma mới vui lòng mang pháp khí tới Vương phủ.
Nhà sư Đại Lạt Ma trước hết lấy một cuộn kinh Phật, bảo Ung vương đội lên đầu, phía trên dùng mũ chụp lên. Cuốn kinh Phật có một pháp lực vô biên, có thể chống lại được với Huyết trích tử. Đại Lạt Ma còn lấy một căn tinh thất phía ngoài phòng ngủ của Ung vương, ngày đêm ngồi đó để phòng vệ Ung vương vốn có bốn vị phi tử. Nguyên phi tên Nữu Cô Lộc với Ung,vương, hai người ân ái hết sức mặn nồng. Nay thấy chồng có nạn, bà bèn hầu hạ ngày đêm bên cạnh.
Một hôm, vào giữa lúc đêm khuya canh vắng, bà Nữu Cô Lộc cùng Ung vương đang nằm trên giường chung gối trò chuyện, bỗng thấy từ ngoài cửa một vật gì tròn tròn đen đen bay vút vào chạm vào đầu. Ung vương nghe chát một tiếng. May cho Ung vương trên đầu có cuộn kinh Phật sớm tối không rời nên pháp khí kia không thể hại được tính mạng của vương. Bà Nữu Cô Lộc nằm bên cạnh sợ quá, la rầm lên. Phía ngoài, nhà sư Đại Lạt Ma, vội nhảy ra khỏi tĩnh thất quan sát, chỉ thấy cái pháp khí nọ đang bay từ trong phòng Ung vương ra. Nhà sư Đại Lạt Ma lẹ tay vội cởi tuột chiếc áo cà sa trên mình, vung lên như một cái ltới, chụp lấy pháp khí.
Khi pháp khí nọ bị chiếc cà sa chụp thì người trong phủ nghe tin, vội chạy tới thỉnh an. Ung vương bị pháp khí đập mạnh vào trán gây thương tích, đau nhưng cũng cố gượng ngồi dậy. Nhà sư Đại Lạt Ma lấy Huyết trích tử từ trong chiếc áo cà sa ra đưa cho Ung vương, miệng nói:
- Đây là một lợi khí sát nhân độc nhất vô nhị, vương gia hãy giữ lấy, về sau nhờ nó có thể chế phục được thiên hạ đấy!
Ung Vương tiếp lấy xem qua, thấy Huyết trích tử vốn là một chiếc mũ sắt đen thui, ánh sáng lạnh bắn ra bốn phía khiến ai trông thấy cũng phải mất vía bạt hồn.
Qua ngày hôm sau, Trực vương Dân Đê được tin, vội chạy lại xem. Trinh bèn đem tình hình nội vụ ra kể hết. Đê thấy lúc đó không có ai, bèn cầm tay Trinh kéo vào một căn mật thất, thì thào bảo Trinh:
- Ta hiện mời được một vị Đại Lạt Ma tên gọi Ba Hán Cách Long từ Mông Cổ tới. Đạo thuật của ông này rất cao. Ông ta có thư phù niệm chú, trấn ém được hồn người. Bọn ta chỉ cần dò hỏi niên can tám chữ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) của thái tử rồi viết lên tờ giấy, đút vào bụng hình nộm, một mặt mời Ba Hán Canh Long lập pháp bùa, niệm thần chú bảy ngày bảy đêm thì thái tử bên Đông cung thế nào cũng phát điên, không còn hay biết gì nữa. Đến lúc Dân Nhung không còn làm Thái tử được nữa thì bọn ta hai đứa sẽ tính toán với nhau sau.
Trinh nghe đoạn bỗng nghĩ ra một kế, bèn nói ngay cho Đê nghe. Xong đâu đấy, bọn Đê, Trinh liền cho mời nhà sư Đại Lạt Ma tới, đưa cho hai ngàn lạng bạc và nhờ nhà sư cứ như thế như thế hành sự.
Lại nói thái tử Dân Nhung thấy Thiết quan đạo nhân không thành công, trong lòng hết sức buồn bã. Ít hôm sau, thái tử bỗng tự nhiên mê mê man man, nhuốm bệnh nặng. Ban đầu, lúc thì nóng, lúc thì lạnh nhưng về sau bệnh càng ngày càng trầm trọng, cuối cùng thái tử đâm ra điên cuồng, miệng nói huyên thuyên, đôi má đỏ như lửa, hễ thấy người là đánh. Bên Đông cung, từ dưới lẽn trên, ai cũng đâm hoảng.
Tướng quốc Trương Anh mời ngự y lại trị bệnh cho thái tử. Nhưng có ngờ đâu vị ngự y đã nhận bạc hối lộ của Đại Lạt Ma, bèn lấy hai viên A Cô Ma hoàn cho thái tử uống. Thái tử ngủ một đêm dậy, quả nhiên bệnh tình giảm nhẹ đi nhiều, nhưng lại bị cái chứng "dâm" kinh khủng. Suốt ngày, thái tử chỉ cùng bọn phi tần mây mưa trăng gió. Thế mà vẫn chưa đã thái tử hễ thấy con cung nữ nào là lôi lên giường con ấy.
Đê và Trinh hai vương được tin đó, đều đem các phúc tấn đến Đông cung vấn an. Chẳng ngờ thái tử thấy anh em hai người này tới, chẳng nói chẳng rằng, chỉ trợn mắt nhìn chằm chặp vào mặt bà chị dâu là Tố Luân phi tử và cô em dâu là Nữa Cô Lộc phi tử. Nhìn đến lúc xuất thần, thái tử bỗng nhảy chồm tới, giơ hai tay ra ôm chầm lấy Nữa Cô Lộc. Bà Nữa nhanh chân né, kịp tránh thoát. Thấy hụt bà Nữa, thái tử quay sang bà chị Tố Luân. Bà bị thái tử hai tay ôm quàng lấy eo ếch rồi siết chặt, mặc cho bà vùng vẫy giãy giụa cách nào cũng không thoát ra được.
Dân Đê trông thấy, bất giác cả giận, vội chạy tới đẩy mạnh khen thái tử bật ra, té ngửa trên mặt đất. Đê hầm hầm tức giận, kéo tay vợ chạy khỏi cung. Đê tính tới tâu ngay việc này cho phụ hoàng rõ, nhưng bà Tố Luân phi tử cố can:
- Phụ hoàng vừa ở Giang Nam về chưa được bao ngày. Ta hãy cố nhịn vài hôm đợi khi phụ hoàng nhàn rảnh, lúc đó tấu minh cũng chẳng muộn.
Đê nghe lời vợ, tạm thời nín nhịn lòng giận tức.
Giữa lúc đó bỗng từ quan ngoại có tin quân báo về việc người Nga La Tư đem đại binh mã tiến đánh Mông Cổ. Khang Hi hoàng đế bèn hạ dụ sai bọn Đô thống Bành Công Xuân đốc lính tới miền ái Quân, hợp với quân của Tát Bố Tố đánh thốc tới Nhã Khắc Tát. Phá tan được thành Nhã Khắc Tát, Thanh quân mới cùng người Nga đính ước giảng hoà.
Chẳng bao lâu sau quân thám lại báo tin về bộ lạc Cát Nhĩ Đan xứ Mông Cổ liên hiệp với người Nga La Tư tạo phản.
Khang Hi hoàng đế bèn phong Dụ Thân Vương Phúc Toàn làm Phủ viễn đại tướng quân cùng với hoàng tử Dân Đê đem quân xuất cửa Cổ Bắc, đồng thời phong Cung Thân Vương Thường Ninh làm An Bắc đại tướng quân cùng với Giản Thân Vương Nhã Bố đem quân xuất cửa Hỉ Phong nghênh địch.
Ai ngờ quân Cát Nhĩ Đan mười phần kiêu dũng, vừa công phá quân Mông Cổ của A Lạp Ni lại vừa đánh vào Ô Châu Mục, Trấn, thẳng tới đánh tan quân của Cung Thân Vương, sau đó tiến sâu vào miền đông bắc Đa Luân của O Lan Bố Thông.
Phía Thanh binh may được Dụ Thân Vương dùng hoả pháo đánh được Đà Thành (dùng lạc đà làm thành để vây địch) của Cát Nhĩ Đan, khiến bộ lạc này đại bại, phải lui về miền Y Lạp Cổ Khắc Tam Hồ Khắc Đồ.
Dụ vương đang định xua quân xông thẳng vào miền này thì bỗng được tin Khang Hi hoàng đế nhuốm bệnh nặng tại thành Bắc lạc, đành ban sư trở về bắc Kinh.
Hồi đó, thái tử Dân Nhung bệnh càng ngày càng nặng. Cơn điên làm cho thái tử chẳng khác gì con loài thú, thấy người là đánh, thấy vật là phá. Đám phi tử nơi Đông cung ngày đêm chỉ khóc ròng. Bệnh của Thái tử quả đã đến lúc vô phương cứu chữa. Khang Hi hoàng đế mới về nên hoàng hậu có ý muốn giấu chuyện này đi, bởi vì ngài đang bệnh, lại vừa chịu cảnh chiến tranh quá vất vả gian lao.
Qua năm sau, bộ lạc Cát Nhĩ Đan lại đem ba vạn kỵ binh, tiến dọc theo sông Lục Liễu xuống đánh phá Khách Nhĩ Khách rồi tiến luôn tới đánh Ban Nhan Ô Lan.
Lúc đó Khang Hi hoàng đế sức khỏe đã hồi phục, bèn quyết ý ngự giá thân chính đem mười vạn đại quân chia làm ba lộ
Đông, Trung và Tây. Đại nguyên soái Đông lộ là Hắc long giang tướng quân Tát Bô Tố, Đại nguyên soái Tây lộ là đại tướng quân Phi Dương Cố đem đội cường binh Cam Thiểm từ Ninh Hạ vượt sa mạc dọc theo sông Thổ Lạp, đánh thốc vào mặt sau của địch. Còn Trung lộ thì hoàng đế đảm nhận trọng trách chỉ huy. Ngài xua quân theo cửa Độc Thạch tới Đa Luân Bạc, rồi hướng về phía tây sa mạc, lại theo đường Khoa Bố Đa dọc hữu ngạn sông Lục Liên, qua núi Ngách Nhĩ Đức Ni Đà La Hải Sơn.
Quân Cát Nhĩ Đan thấy lều vàng, cờ long độc của Khang Hi hoàng đế, hoảng hồn bạt vía, vội theo đường núi Đà Nặc Sơn chạy trốn. Hoàng đế xua quân đuổi tới Tháp Mễ Nhĩ thì kịp. Hai quân liều chết chiến đấu. Cát Nhĩ Đan lại đại bại. Tây lộ, Đông lộ hai chi quân mã lúc đó cũng đã hướng về phía hông bao vây địch, khiến chúa Cát Nhĩ Đan không đường trốn chạy. Khang Hi hoàng đế khuyên hàng nhưng Cát Nhĩ Đan đã uống thuốc độc chết trong Ô doanh. Hàng binh đem thây Cát Nhĩ Đan dâng vào trung quân. Từ đó các bộ lạc miền Khách Nhi Khách đều qui hàng Thanh triều. Khang Hi hoàng đế ban sư về kinh trong lòng hết sức hân hoan.
Về tới kinh, Khang Hi hoàng đế mới nhớ tới thái tử, bèn triệu sư phó của thái tử là Hùng Tử Lý vào cung tương kiến.
Bọn nội đại thần Sách Ngạch Đồ biết dấu giếm không xong bèn cho đưa thái tử vào theo. Bọn hoàng tử Dân Đê, Dân Chỉ, Dân Trinh, Dân Dị, Dân Đường, Dân Tường, Dân Đề tất cả anh em hơn mườì người đều đứng cả một bên. Thái tử Dân Nhung thấy vua cha mà cũng chẳng biết hành lễ thinh an, chỉ một mực chân nhảy miệng kêu cuồng loạn. Khang Hi hoàng đế thấy thế rất lấy làm lạ, vội hỏi, mới biết thái tử bị bệnh quá lâu, vô phương cứu chữa. Ngài lập tức toạ triều, hỏi các đại thần văn võ xử tại cách nào đối với thái tử, thì từ đại học sĩ Trương Anh, Trương Đình Ngọc, bối lặc Long Khoa Đa đến đại tướng Miên Canh nghiêu, các lão Trần Thế Quan, vốn thuộc phe Ung vương, tất cả đều một giọng tâu xin truất phế thái tử. Hoàng đế cũng biết Dân Nhung bệnh đã đến mức đó thì không còn có thể làm thái tử được nữa nên hạ một đạo chỉ dụ phế thái tử làm thứ nhân (người dân thường), phải dọn ra khỏi Đông cung.
Tin này truyền tới tai các hoàng tử, ông nào ông nấy tỏ vẻ vui mừng khôn tả. Ông nào cũng hy vọng mình được ngồi vào ngôi vị đó. Trong số này, phải nói ông hoàng Bát A Kha Dân Dị lòng tối thâm hiểm, lúc nào cũng rắp tâm mưu đồ cái địa vị ấy. Ông ta ngầm bỏ ra rất nhiều tiền bạc, mua chuộc bọn đại thần A Linh A, Tán trận đại thần Ngạc Luân Đại, Thượng thư Vương Hồng Tự, Thị lang Khuê Tự. Khéo thay lúc đó hoàng đế lại có thánh chỉ xuống sai bọn Đạt Nhĩ Hán Thân Vương là Ngạch Luân Đại hội họp đủ các đại thần Mãn Hán cùng bàn việc kế lập thái tử.
Thế là bọn nội đại thần A Linh A, bèn ngầm viết ba chữ Bát A Kha rồi đưa vào cung. Ngờ đâu Khang Hi hoàng đế lại rất ghét Bát A Kha, ghét vào bực nhất trong số các hoàng tử.
Bát A Kha không những mặt mũi đã xấu mà phẩm hạnh lại quá tệ Hoàng đế đoán biết bên trong hẳn còn tệ đoan gì đây, bèn nhân lúc ngồi toạ triều, truy vấn về chuyện này.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thanh Cung Mười Ba Triều
Hứa Tiếu Thiên
Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên
https://isach.info/story.php?story=thanh_cung_muoi_ba_trieu__hua_tieu_thien