Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mặt Thật
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Từ 6 Ki Lô Đến...200 Gam -
S
ự bất công xã hội không phải gần đâymới có giữa tầng lớp cầm quyền và đồng bào của họ. Ngay từ thời chiến, sự bất công đã hiển nhiên và phi lý. Họ mở miệng ra là thao thao bất tuyệt về "phục vụ nhân dân"; "đầy tớ của nhân dân", về đạo đức cộng sản là hy sinh thì đi trước, hưởng thụ thì đi au.. Họ leo lẻo là phải lo cho cuộc sống của nhân dân đã, cuộc sống của người già, của trẻ nhỏ, của thương binh gia hình liệt sĩ. nhưng thực tế thì trái lại, họ lo cho họ trước hết.
Ngay từ những năm 1957, 1958 tiêu chuẩn cung cấp đã được định rõ qua chế độ sổ gạo và tem phiếu. Về gạo, tiêu chuẩn quân đội là 18 ki lô gam một tháng; dân thường lớn tuổi là 13 ki lô gam. Học sinh, sinh viên là 14 ki lô gam. Trẻ em từ 6 tuổi 7 ki lô, nâng dần lên. Vì thiếu thức ăn, thiếu thịt cá, rau có khi cũng đắt nếu không phải mùa, nên gạo trở thành món ăn chính! Với sô gạo trên, cố tiết kiệm mới tạm đủ; thường có nhà cứ đến khoảng ngày 20, ngày 22 đã hết gạo. Nhất là các em thiếu niên ở tuổi 12, 13 đến 15, 16, 17 tuổi bẻ gãy sừng trâu, thì thường bị đói. Còn cấp trên? Cấp trên thì không phải lo gì về gạo. Nhất là các gia đình Bộ chính trị và trung ương. Cứ một tháng các vị ủy viên Bộ chính trị đi dự chiêu đãi, tiệc tùng phải ít ra là 15 buổi. Các vị ủy viên trung ương còn hơn thế. Và các buổi ăn thường ở nhà thì gạo là rất phụ, thức ăn mới là chính. Gạo cho các vị, đã có cửa hàng gạo riêng ở đường Ngô Quyền, cùng đường với tòa nhà Bắc bộ phủ cũ cung cấp. Gạo ở đây là gạo hảo hạng. Thành ủy Hà nội đã giao cho hai hợp tác xã ở huyện Quốc Oai và huyện Từ Liêm dành riêng ra 100 héc ta cấy lúa dự và tám thơm cho các "cụ. Các thửa ruộng đặc biệt này được chăm sóc và quản lý đặc biệt, cứ như ruộng để lấy gạo tế trời và để vua "ngự" thời trước vậy. Các thửa ruộng ấy đều được giữ giống lúa thuần chủng, không xen lẫn với các thứ lúa khác, được chăm sóc đặc biệt, không dùng thuốc trừ sâu... Thời ấy, do chạy theo năng xuất cao nên khắp nơi lúa quý hiếm đều bị thay bởi loại lúa kém chất lượng, chỉ trừ có các thửa ruộng ngoại thành nói trên. Trong khi các cửa hàng gạo bán cho nhân dân đủ loại gạo xấu hôi, gạo xen trấu, mua về phải đãi đi đãi lại nhặt sạn, nhặt trấu... thì các vị quan chức chẳng phải lo mảy may về gạo; các bao gạo dự, gạo tám được đóng bao đẹp, cân đủ, được xe ô tô đưa đến tại gia, không chậm một ngày! Các em nhỏ thường phải ăn gạo hôi, gạo chẳng còn chất bổ, vì bị ẩm, mốc thì các "cụ ăn gạo thơm, bổ, ngon để luôn giảng giải rằng: Đây là chế độ cho dân, vì dân, phục vụ nhân dân! Rằng, trẻ em là mầm non được chế độ luôn "ưu đãi". Mua gạo đối với dân thường là cả một nỗi lo lắng, ám ảnh đến mất ăn mất ngủ. Nhà nào cũng mong ngóng tình hình cửa hàng gạo vào cuối tháng. Gạo còn hay hết? Xe tải của mậu dịch đã chở gạo đến chưa? Gạo đến chậm vài ngày là nguy hiểm chết người! Tiền đâu để đong gạo chợ? Tại đó, gạo đắt gấp 5 lần giá mậu dịch! Có khi chợ không có một hạt gạo vì buôn bán thóc gạo bị cấm, nhà nước được giữ độc quyền về lương thực. Và khi gạo về thì thật khốn khổ. Phải dậy sớm từ 2 giờ, 3 giờ sáng, ra đứng xếp hàng chờ đến 8 giờ cửa hàng mở cửa. Các bà mẹ, các em bé hốc hác, mệt mỏi, phát ốm vì đói ngủ, vì phải đứng chờ hàng 4,5 giờ chờ mua gạo.. Cảnh chen lấn, chửi bới, kêu la, than khóc ở cửa hàng gạo thật là bi thảm. Có một số thanh niên vạm vỡ được thuê để chen lấn kẻ khác! Một số tên lưu manh khống chế các cửa hàng. Các chị em bán hàng gạo thường là con cháu các gia đình có quyền thế ở địa phương tha hồ làm cao, đỏng đảnh, ban ơn. "Nhất thân, nhì quen" mà! Có gạo tốt họ giành cho bà con, họ hàng, bè bạn. Có gạo xấu, họ để dành" cho đồng bào! Cân gạo thì thật là vấn đề tai hại. Thường 9 kilogam về cân chỉ còn 8 kg 5? Kiện ai ? Kiện củ khoai à? Một chế độ có kiểm tra, thanh tra, thế nhưng chỉ là danh nghĩa. Luật pháp không có, đồng bào thấp cổ bé họng bị thua thiệt đủ thứ. Một chế độ cái gì cũng của "nhân dân", ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, cảnh sát nhân dân, tòa án nhân dân, báo nhân dân..: nhưng nhân dân bị cực nhục về cuộc sống hàng ngày không sao kể xiết! Tính chất đạo đức gỉa, giả dối phơi bày khắp nơi khắp chốn, khắp hang cùng ngỏ hẻm. ở miền Bắc một thời có một câu nói đùa rất có ý nghĩa: "Sao mà buồn thế, mà hết hoảng thế. Mất sổ gạo à?" Ôi! buồn lo như mất sổ gạo! Mất sổ gạo, có lẽ không có nỗi lo sợ nào lớn đến vậy! Vì mất sổ gạo là phải mua gạo lén, mua gạo ở nông thôn, không có ở chợ, đắt gấp 6,7 dân gạo mậu dịch. Một gia đình 5,6 người, phải đến gần một tạ gạo một tháng, thì lấy tiền đâu ra để mua.
Đến Tết, mỗi người được phân phối một kí lô gạo nếp. Đó là sự chiếu cố của đảng để dân gói bánh chưng, nấu xôi cúng ông bà. Nhưng có ăn gạo nếp chỉ được nửa kí lô, hoặc gạo nếp mà không hẳn là nếp. Gạo nếp mà không có nhựa, không dẻo, xen với gạo tẻ. Trong khi ấy, các vị tai to mặt lớn, ở cửa hàng đặc biệt, có đến một yến gạo nếp thơm cho mỗi gia đình. Đó là chưa kể quà cáp của các quan đầu tỉnh gửi về quà cho các vị lãnh đạo, toàn là những sản phẩm đặc sắc của địa phương: gạo nếp cẩm, gạo nếp thơm, gà thiến, vịt bầu, cốm, vây, bóng, măng lưỡi lợn, đào, lê, táo... Đó là những quà cáp kiểu cống nạp của cấp dưới cho cấp trênvào dịp Tết, chẳng khác gì lễ tết của các quan địa phương với vua và quan lớn ở triều đình thuở trước.
Còn tiêu chuẩn thịt? Trẻ em có 200 gam, thiếu niên có 400 gam một tháng. Khi thiếu thì cắt đi một nửa. Và có khi là thịt bạc nhạc. Trong khi các cụ trung ương, một tháng về danh nghĩa là 4 ki lô, trên thực tế là nhiều hơn bội phần, do các buổi chiêu đãi, yến tiệc, liên hoan, lễ lạc, quà cáp..., các cụ Bộ chính trụ thì là 6 kí lô, trên thực tế là hơn 10 kí lô, là không hạn chế, là quá sự cần thiết của dinh dưỡng... Cho nên càng lên cấp cao, bụng các cụ càng lớn, chất mỡ càng thêm nhiều, theo hình ảnh: bụng to, trán bóng, ăn nói oang oang; dáng đi oai vệ... trong khi các em bé của đồng bào thì gầy choắt lại, vì các cháu chỉ có tiêu chuẩn bằng 1 phần 10 của các cụ, của các cậu ấm cô chiêu quý tử của các cụ! Siêu dinh dưỡng ở một đầu, suy dinh dưỡng ở đầu kia là một sự thật hiển nhiên dưới "chủ nghĩa xã hội hiện thực", có khác gì chủ nghĩa tư bản, có mặt còn tệ hơn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mặt Thật
Bùi Tín
Mặt Thật - Bùi Tín
https://isach.info/story.php?story=mat_that__bui_tin