Con Hủi epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Phần II - Chương 23 -
hiều tháng nặng nề dài đằng đẵng trôi đi. Ở Guenbôvitre, Xuôđkôvxe và Obrône câm lặng khác thường. Nhất là tại dinh thự của đại công tử, sự tang tóc đã để lại những dấu ấn đậm nét. Lá cờ xanh trên tháp lâu đài cuộn rủ buồn bã. Người chánh quản lâu đài ra lệnh chắp thêm dải băng đen vào cờ. Lâu đài vẫn như xưa vươn cao trên đồi, kỳ vĩ, với bao loài cây cỏ tuyệt vời vây quanh cùng những thảm hoa xinh xắn. Nhưng bao trùm tất cả vẫn là một không khí thê lương.
Đại công tử trong thời kỳ tang chế ngồi lì một mình ở Guenbôvitre. Người ta e chàng sẽ rơi vào trạng thái ưu tư u uất, bởi lẽ giờ đây vẻ nghiêm trang chăm chú và hơi khắc nghiệt không hề rời khỏi mặt chàng. Chàng cương quyết và ngắn gọn gạt đi mọi lời nài ép phải ra nước ngoài, chàng không hề đi đâu, chẳng đến thăm một ai, cũng không tiếp ai tại nhà, ngoại trừ những người thân thích. Thi thoảng chàng ghé thăng người ông đang đau khổ tại Xuôđkôvxe hoặc thăm công tước phu nhân tại Obrône. Họ cũng ghé tới Guenbôvitre, nhưng cứ nghĩ đến rằng nơi đây nhẽ ra đã có thể chan chứa biết bao hạnh phúc vậy mà giờ đây tràn ngập biết bao nỗi buồn, họ lại đau lòng ra đi.
Có thể nơi chàng hay lui tới nhất là vợ chồng bá tước Trestka. Rita biết cách hoà hợp với tâm trạng trang nghiêm của chàng, còn Trestka thì trong mọi chuyện đều chiều theo ý vợ.
Toàn thể gia nhân điền trang Guenbôvitre và các xạ thủ vườn thú đều tự nguyện để tang nửa năm, hệt như trước đây vài văm, sau khi đại công nương Elgiơbiela qua đời. Những bộ đồng phục trang trọng được người ta cất đi. Lâu đài nom như thể bị bóng đêm bao phủ. Không hề có một cuộc vui nào được tổ chức trong tất cả các điền trang, ngay cả sau kỳ tang lễ. Mỗi người đều muốn tôn trọng nỗi đau đớn của đại công tử. Các thực tập sinh trầm ngâm đi lại, nhìn chủ nhân với vẻ đồng cảm và lo ngại, bởi bây giờ chàng trở nên rất kín đáo và lạnh lùng. Valđemar thường ngồi rất lâu trong phòng làm việc của một nhà điêu khắc nổi tiếng người Ba Lan mà chàng đã mời từ Rôma về Guenbôvitre. Chàng giao cho ông ta nhiệm vụ thi công đài tưởng niệm Xtefchia theo ý tưởng và bản vẽ của chính chàng. Vốn là một người quen đã lâu của đại công tử, nhà nghệ sĩ cố hết sức làm hài lòng chàng: ông hiểu rằng sẽ được trả công rất hậu cho công trình làm tại Guenbôvitre.
Thần kinh Valđemar đau như xé mỗi lần lui tới phòng làm việc của nhà điêu khắc, nhưng chàng không từ nan.
Chàng hay vào đó lúc đêm đến, hoặc những khi nhà điêu khắc vắng mặt, chăm chú ngắm công trình đang thành hình. Trở về, chàng cảm thấy một nỗi nhớ nhung và đau đớn khôn tả, dường như bộ óc của chàng đã biến thành một khối cẩm thạch sẽ che chở cho Xtefchia.
Đại công tử thường xuyên lui tới Rutraievô, gần như bao giờ cũng vi hành. Chàng thuê xe ngựa đi tới đó với rất nhiều hoa, chở thẳng ra nghĩa địa. Chàng ngồi lặng ở mộ vợ chưa cưới hàng giờ đồng hồ, trầm ngâm suy tư, nhìn chằm chằm vào ngôi mộ, để rồi lúc ra đi nỗi thương tiếc càng trở nên sâu sắc hơn. Bằng chứng duy nhất về việc chàng có mặt tại đó là những đoá hoa tươi thắm được xếp tầng tầng lớp lớp giữa những cây thuỳ dương và vẻ mặt ngời ngợi sung sướng của người gác nghĩa địa sau khi được thưởng một món tiền hậu hĩnh. Chàng chỉ rẽ vào thăm ông bà Ruđexki có đôi lần, mà mỗi lần cũng rất ngắn. Họ gắn liền nhau bởi những ký ức quá đỗi đớn đau. Sự gặp mặt khiến nỗi đau trong lòng họ càng tăng thêm. Về Guenbôvitre, Valđemar thường lui tới nhà nguyện của lâu đài, cay đắng nhớ lại lần cuối cùng Xtefchia tới đây, cuộc trò chuyện với nàng và nỗi hãi hùng của nàng khi chàng nói tới sự chiến thắng những khát vọng sống của bản thân mình. Phải chăng ngay từ lúc ấy nàng đã có linh cảm không lành rằng cái chết sẽ che lấp hạnh phúc của họ? Hay nàng vẫn luôn luôn nhớ đến những lời tiên đoán đã được thốt lên trong hành lang trước ảnh nữ thánh Magđalena?
Những lời đó đã trở thành sự thực! Sau cuộc đấu tranh với đời, chàng đã bước ra với đôi cánh tay gẫy gục, trong gông cùm nghiệt ngã trước một sức mạnh mà chàng không hề ngờ đến và không thể đương đầu.
Đúng một năm sau ngày mất của Xtefchia, cả gia tộc đại công tử tụ tập về dự lễ dựng tượng kỷ niệm nàng tại Rutraievô.
Tấm bia bằng cẩm thạch trắng khắc tên họ được đưa vào nhà thờ Rutraievô. Còn trên mộ dựng một bức tượng cũng tạc bằng cẩm thạch trắng, đẹp đến nỗi có thể dùng để tô điểm cho nghĩa địa Campô Xantô nổi tiếng của thành Ghênoa. Tượng cao, dựng đứng, biểu thị một khối đá trên đế hình chữ nhật. Phía bên trái, giữa những đoá huệ được tạc rất nghệ thuật, song song với khối đá nhưng cao hơn, là hình một thiếu nữa trẻ măng, người mảnh dẻ, mặc chiếc áo dài mỏng chảy dài thành những nếp gấp tuyệt mỹ. Dáng tượng có tầm vóc, mái tóc dày và những đưòng nét cổ điển của Xtefchia, giống đến nỗi như tạc theo người thật. Nhưng giống nhau hơn cả là những biểu hiện tinh thần. Bàn tay trái xinh xắn thò ra khỏi tay áo rộng buông xuôi, từ những ngón tay vừa rơi xuống một vòng gai giống như vừa bị ném đi. Mái đầu hơi hướng sang phải, mắt nàng như dán chặt vào một thiên thần có cánh, đang chạm một chân vào khối đá, như thể vừa bay từ trời cao xuống, đôi cánh dang rộng, chiếc áo khoác còn phập phồng hơi gió lộng của chuyến bay. Khuôn mặt trẻ trung xinh đẹp với búi tóc dài nặng. Và trong đà bay như còn vẳng lên tiếng đập cánh xào xạc ấy, cúi người duyên dáng, thiên thần đội chiếc vương miện tết bằng lá nguyệt quế lên mái đầu cô gái đang tươi cười nhìn thẳng vào thần. Cả thân hình của vị thiên thần dường như vẫn còn đang tràn ngập thanh âm, những chiếc lông cánh như còn đang vẫy, như cảm thấy hơi gió mát quạt ra từ chúng. Hình cô gái, tinh tế lạ lùng và duyên dáng vô chừng trong cử chỉ, chứa đựng trong mình biết bao ý tưởng siêu nhiên, khiến người ta nín thở chờ đợi giây phút nàng rời chân khỏi phiến đá cẩm thạch để bay như một vị thần lên chốn cao xanh. Khối tượng tạo một cảm giác hết sức nhẹ nhàng, như được tạc từ một tấm bánh thánh mỏng manh.
Phía dưới, trên một mảnh đá phiến, nổi rõ chiếc thập giá tạc phẳng và một hình đĩa ô van với những dòng chữ tạc nổi.
Bên dưới họ tên, ngày sinh và ngày mất, là dòng chữ:
Con Hủi Con Hủi - Mniszek- Helena Con Hủi