Special Tasks epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 9 : Raul Vallenberg, “Phòng Thí Nghiệm - X” Và Những Bí Mật Chính Trị Khác Của Kremli​
. Những dính líu của gia đình Vallenberg
Bí mật quây quanh Raul Vallenberg, nhà ngoại giao Thuỵ Điển, nổi tiếng trên thế giới nhờ hoạt động cứu những người Do Thái trong thế chiến II và mất tích năm 1945, đến giờ vẫn chưa được khám phá. Vallenberg bị bắt bởi phản gián quân đội XMERS năm 1945 ở Budapest và bị bí mật thủ tiêu, như thuộc giả định, ở nhà tù của MGB năm 1947. Qua nửa thế kỷ trong những cuộc điều tra vô vọng được tiến hành bởi những nhân viên KGB cũng như các nhà báo, nhưng vẫn không tìm ra hồ sơ điều tra và nhà tù.
Mới đây tìm ra bức thư của trưởng Tổng cục tình báo NKVD Liên Xô Fitin gửi XMERS, nơi đã bắt Vallenberg năm 1945 với yêu cầu chuyển ông ta cho tình báo trong mục đích tác chiến. Thế nhưng Abakumov né tránh đề nghị đó, chắc là nhằm gán thành công vụ Vallenberg cho bộ máy của mình.
Raul Vallenberg thuộc một gia đình tài phiệt tài chính đã giữ từ đầu năm 1944 các tiếp xúc bí mật với đại diện chính phủ Xô Viết. Dù tôi không được giao xử lý Vallenberg và các mối liên hệ của ông ta với các cơ quan đặc biệt Đức và Mỹ, tôi biết về đóng góp gia đình ông vào ký kết hoà bình tay đôi với Phần Lan. Các báo cáo của phản gián quân đội về Raul Vallenberg - một đối tượng thích hợp để chiêu mộ hoặc làm con tin. Việc bắt Vallenberg, hỏi cung, hoàn cảnh cái chết tất cả khẳng định rằng đó là mưu đồ chiêu mộ ông, nhưng ông khước từ cộng tác với chúng ta. Có thể, nguy cơ bại lộ của ý đồ chiêu mộ Vallenberg là bản án tử hình đối với ông.
Trong những năm chiến tranh đại diện chúng ta ở Stokholm nhận được chỉ thị tìm những người có uy tín trong xã hội Thuỵ Điển có thể trở thành những người môi giới khi tiến hành đàm phán với Phần Lan. Chính đó là lúc chúng ta xác lập được những tiếp xúc với gia đình Vallenberg.
Stalin lo Phần Lan, đồng minh của Đức từ 1941, có thể ký kết hiệp ước hoà bình với Mỹ, không tính đến quyền lợi của chúng ta ở vùng Baltic. Người Mỹ, về phía mình, sợ rằng chúng ta sẽ xâm chiếm Phần Lan. Thế nhưng chúng ta không có khả năng đó: quan trọng với chúng ta là sự trung lập của nước láng giềng gần nhất, để lợi dụng nó cho các quyền lợi của mình thông qua các điệp viên ảnh hưởng trong các đảng phái chính trị chủ yếu của Phần Lan. Những người này đồng ý cộng tác nếu chúng ta bảo đảm sự trung lập cho nhà nước Phần Lan. Ngoài ra, họ muốn đóng vai trung gian giữa phương Đông và phương Tây.
Rất thú vị là vào những năm 70- 80 các giới chính trị có uy tín ở Ba Lan, Bungari, Rumani, Tiệp Khắc, Hungari cũng như các nước vùng Baltic học đòi mẫu Phần Lan khi đấu tranh vì sự độc lập nhà nước của mình. Những ý đồ này của cả hai phía, dự định và chống lại nó, được gọi là Phần Lan hoá.
Tôi vẫn nhớ năm 1938 một năm trước cuộc chiến tranh Phần Lan- Liên Xô, Stalin ra lệnh chuyển 200.000 đôla để ủng hộ đảng các tiểu chủ Phần Lan để nó đóng một vai trò nhất định trong sự hình thành lập trường của chính phủ về điều chỉnh những vấn đề biên giới. Đại tá Rưbkin, bạn tôi, lúc ấy là bí thư thứ nhất sứ quán Liên Xô ở Phần Lan và nổi tiếng ở đấy với tên Iartsev, đã chuyển tiền cho người Phần Lan. Tự Stalin hướng dẫn cho ông cần phải nói thế nào với các nhà hoạt động chính trị nhận tiền từ chúng ta, cũng như về sự chuẩn bị những đàm phán bí mật với các đại diện chính phủ Phần Lan vói mục đích ký kết hiệp ước không tấn công và sự hợp tác được lên kế hoạch với sự tham gia của nhân vật được uỷ nhiệm của chính phủ Xô viết mà người đứng đầu chính phủ Phần Lan Mannergeim biết rõ. Đó là công tước Ignatiev, tác giả cuốn sách Năm mươi năm trong đội ngũ. Những đề nghị Iartsev chuyển cho chính phủ Phần Lan bị Mannergeim gạt bỏ, và thông tin cho Hitler về đề nghị bất thường của phía Liên Xô. Như thế, lãnh đạo Đức, phê chuẩn quyết định bắt đầu đàm phán với chúng ta về ký kết hiệp ước không tấn công đã biết rất rõ rằng, đề nghị của họ Moskva không thể xem là một sự bất ngờ hoàn toàn và không thể chấp nhận. Rất thú vị là những thương thuyết này được tiến hành hoàn toàn bí mật đối vối đại sứ Liên Xô ở Phần Lan Derevenko.
Trong những năm chiến tranh Rưbkin và vợ ông đã lãnh đạo mạng tình báo của ta ở Stokholm. Một trong những nhiệm vụ của họ là giữ các mối tiếp xúc với mạng điệp viên “Dàn đồng Ca Đỏ” ở Đức qua kênh Thụy Điển. Vợ Rưbkin nổi tiếng với nhiều người như một nhà văn viết cho thiếu nhi qua các sách Trái tim người mẹ, Xuyên qua bóng tối lạnh cóng, Những đốm lửa v.v. bà ký tên thời con gái, Voxkrexenxcaia. Trong các giới ngoại giao Stokholm và Moskva người đẹp này được biết như Zoia Iatseva, nổi bật không chỉ bởi sắc đẹp mà còn bởi tri thức tuyệt vời về tiếng Đức và tiếng Phần Lan. Còn Rưbkin, cao, cân đối, là người quyến rũ, có cảm giác hài hước tinh tế và là người kể chuyện hấp dẫn. Hai vợ chồng rất nổi tiếng giữa các nhà ngoại giao ở thủ đô Thuỵ Điển, điều cho phép họ luôn rõ được những ý đồ thăm dò của người Đức làm sáng tỏ khả năng hoà ước tay đôi với Mỹ và Anh không có sự tham gia của Liên Xô. Nhân thể, tình báo Đức trong mục đích khiêu khích, vào những năm 1943 - 1944 đã tung tin ở Stokholm về khả năng đàm phán có thể giữa Liên Xô và Đức không có sự tham gia của Mỹ và Anh.
Vợ chồng Rưbkin tham gia tích cực chuẩn bị những hiệp ước kinh tế bí mật. Năm 1942 nhờ điệp viên của chúng ta, diễn viên và nhà văn châm biếm Thuỵ Điển nổi tiếng Karl Herkhard, họ đã kết thúc được một vụ trao đổi hàng hoá: chúng ta nhận được thép chất lượng cao của Thuỵ Điển rất cần cho chế tạo máy bay để đổi lấy platin. Sự trung lập của Thuỵ Điển bị vi phạm thô bạo, nhưng nhà băng thực hiện vụ làm ăn này đã nhận lợi nhuận khá. Cổ phiếu kiểm soát nhà băng này thuộc gia đình Vallenberg.
Karl Herkhard có quan hệ thân hữu vối ông chú của Raul Vallenberg, Markus Vallenberg và theo kế hoạch được phê duyệt ở Moskva, đã giới thiệu Zoia Rưbkina với ông ta trong một buổi tiếp đãi.
Zoia đã làm Markus Vallenberg say mê. Họ còn gặp nhau một lần nữa tại một khách sạn sang trọng thuộc gia đình Vallenberg gần Stokholm. Họ bàn đến khả năng tổ chức cuộc gặp mặt của các nhà ngoại giao hai nước, Liên Xô và Phần Lan, đang nằm trong tình trạng chiến tranh, mà tại đó họ có thể thảo luận việc ký kết hiệp ước hoà bình tay đôi. Zoia Rưbkina nói với Vallenberg là cần cho người Phần Lan rõ: phía Liên Xô bảo đảm tính độc lập trọn vẹn của Phần Lan khi kết thúc chiến tranh, nhưng vì sự tiếp tục những hoạt động chiến đấu ở Baltic tính đến sự hiện diện quân sự hạn chế trong các cảng Phần Lan và sự bố trí các căn cứ hải quân và không quân trên lãnh thổ của họ.
Gia đình Vallenberg có các quyền lợi ở Phần Lan và rất quan tâm đến sự ổn định hoà bình của các quan hệ Liên Xô- Phần Lan.
Chỉ cần hai tuần đủ cho Markus Vallenberg tổ chức được cuộc gặp của Zoia vói đại diện chính phủ Phần Lan Iukho Kusty Paasikivi, muộn hơn trở thành tổng thống. Alexandra Kollontai, đại sứ Liên Xô ở Thuỵ Sĩ đại diện cho phía Liên Xô trong các cuộc đàm phán.
Special Tasks Special Tasks - Pavel Xudoplatov Special Tasks