O
ng nhà giàu nọ có hai chàng rể: rể lớn là một dân cày chất phác hiền lành, nhưng tính cục mịch, rể nhỏ là một anh học trò chăm học, nhưng lại hay khoe chữ nghĩa. Bữa nọ nhân có mặt hai chàng, ông bố vợ muốn thử tài anh rể nhỏ, nhân thể để làm bẽ mặt 2 anh rể lớn, liền rủ hai anh đi dạo chơi quanh làng. Đến bên một cái ao, thấy đàn ngỗng đang bơi lội, tiếng kêu oang oác, ông bố vợ hỏi anh rể nhỏ tại sao ngỗng lại kêu to thế, anh này nghiêm trang đáp: « Trường cảnh tắc đại thanh (nghĩa là cổ dài thì tiếng kêu to) ».
Ông bố vợ cười chế nhạo, và thầm phục anh rể nhỏ hay chữ. Khi gặp một đàn vịt, ông bố vợ hỏi tại sao vịt nổi trên mặt nước, anh rể nhỏ trả lời: « Đa mao thiểu nhục tắc phù (nhiều lông ít thịt thì nổi) ».
Còn anh rể lớn cũng lại nói: « Trời sinh thế! ». Cuối cùng đến một tảng đá lớn nứt đôi ở gần đồi, ông bố vợ hỏi tại sao tảng đá nứt ra, anh rể nhỏ đáp: « Phi nhân đả tắc lôi đả (không người đánh tất trời đánh) ».
Về đến nhà, anh rể nhỏ được bố vợ khen ngợi nên lên mặt. Anh rể lớn thấy vậy, tức quá đỏ mặt vặn lại anh rể nhỏ: « Chú mày bảo « Trường cảnh tắc đại thanh » thế con ễnh ương cổ đâu mà cũng kêu to? Còn « đa mao thiểu nhục tắc phù » thế cái thuyền làm gì có mao, có nhục mà cũng nổi? Đến đá nứt mà chú mày bảo « phi nhân đả tắc lôi đả » thì láo quá, láo quá. Tao hỏi cái chỗ chú mày ở bụng mẹ chui ra, nhân nào đả, lôi nào đả, sao nó cũng nứt đôi ra vậy. Thế chẳng phải « trời sinh » là gì thế?! »