Chương 49: Bayswater, Luân Đôn
giờ 15 phút sáng thứ bảy.
Gabriel choàng tỉnh, cảm giác như mình đã ngủ một giấc dài cả thế kỉ. Anh liếc nhìn qua cái đồng hồ báo thức rồi nhìn sang Chiara. Nàng nằm lẫn trong mớ chăn màn cạnh anh hệt như bức tượng Hy Lạp ngã vật khỏi chân đế. Anh nhẹ nhàng tuột khỏi giường, bật đài lên nghe trong lúc pha cà phê. Đài BBC thông báo rằng chưa có thông tin trả lời của ông đại sứ Halton về lời đề nghị tiền chuộc, và rằng cũng chưa có tin tức gì về số phận của cô gái bị bắt cóc. Người dân Luân Đôn cũng được cảnh báo về tình hình an ninh của thành phố. Sẽ có cảnh sát canh gác kiểm tra dày đặc trên các tuyến phố mua sắm chính cũng như trên tàu điện ngầm và các nhà ga. Mãi đến bản tin thời tiết, Gabriel mới có được chút thoải mái. Đài dự báo sẽ có mưa rào nhẹ rải rác và trời quang mây.
Anh uống xong cốc đầu tiên và như thường lệ, anh vào phòng tắm, dành chút ít thời gian để nước từ vòi sen xả xuống người. Mấy vết xước trên mặt làm cho anh chẳng thể cạo được râu. Vài ngày nay anh thấy mình ưa nhìn hơn vì hai bên má của anh hơi phình ra thì phải. Chiara vò đầu lúc anh bước vào phòng ngủ rồi kéo anh vào giường. Nửa tỉnh nửa mơ, Chiara và anh lại yêu nhau lần cuối trước khi anh bước vào ngày phán quyết.
Cả hai rời nhà lúc chín giờ kém mười và chở nhau trên chiếc môtô BMW của Chiara. Hoá ra cơn mưa mà bản tin thời tiết đã dự báo vẫn chưa đến, mà đường phố cũng không có cái vẻ hối hả tấp nập thường thấy vào mùa mua sắm Giáng sinh. Hai người phóng xuống đường Bayster thẳng tiến đến đồi Notting rồi vòng theo phố nhà thờ Kensington để đến chỗ toà án cũ. Một nhóm biểu tình nho nhỏ đang tụ tập trước đại sứ quán; nhóm này cầm cờ Israel mà vẫy – các lá cờ có vẽ thêm các dấu thập ngoặc – và la to cái gì đó, nghe như có Do Thái rồi cả Đức quốc xã nữa. Gabriel và Chiara lẫn vào trong qua cánh cổng đang mở rồi biến mất.
Mọi người trong nhóm cũ đã đến đông đủ, đang tụ lại trong phòng họp lớn nhất của đại sứ quán. Cả nhóm y hệt như đám dân tị nạn đang tránh bão. Mọi người đã tới - cả bộ phận ở trạm đóng tại Luân Đôn và các nhóm nhỏ rải rác khắp nơi ở châu Âu cũng đã tề tựu đông đủ. Uzi Navot mang theo cả nửa tá đặc vụ cùng đến từ đại lộ King Saul. Gabriel thầm nghĩ đây có thể là chiến dịch quy mô nhất và quan trọng nhất từng diễn ra trên châu lục này. Tuy thế họ chưa biết phải làm gì để chiến dịch này thành công.
Shamron hôm nay mặc quần kaki và áo khoác da bó sát đang ngồi chỗ bàn họp. Gabriel ngồi xuống bên cạnh ông, họ cứ thế nhìn nhau một lúc lâu. Mãi một lúc sau Shamron mới nặng nề đứng dậy, gọi cả phòng tập trung.
“Mười giờ tối nay, Gabriel sẽ lên đường tiến vào địa ngục”, ông dõng dạc. “Nhiệm vụ của các anh là phải bảo đảm rằng anh chàng này sẽ lại quay trở ra còn mọi người khác phải sống sót. Tôi cần nghe ý kiến. Dù ý kiến đó của một người mới học việc cũng đáng để ta xem xét”.
Shamron ngồi xuống để mọi người tự nhiên. Các thành viên lập tức bắt chuyện ngay sau khi Shamron dứt lời. Gabriel hất đầu về phía sau, cười vang. Thấy sung sướng khi lại được vè nhà.
Mọi người làm việc hết cả buổi sáng, chỉ nghỉ một lúc để ăn trưa rồi lại tiếp tục hết buổi chiều. 5 giờ 30, Gabriel dẫn Chiara vào một căn phòng trống rồi hôn nàng lần cuối. Lát sau, vì lo ngại mình sẽ diễn một cảnh ngớ ngẩn trước mặt Shamron, anh chuồn khỏi Đại sứ quán. Gabriel băng qua các con phố trong khu Kensington tiến về Mayfair. Lúc rảo bước qua công viên Hyde Park, anh dừng lại một chút đúng chỗ ấy. Tại vị trí này buổi sáng hôm xảy ra vụ tấn công và thấy xác nạn nhận Chris Petty, nhân viên an ninh ngoại giao Mỹ. Cách đó vài bước là một bó hoa héo rũ được cắm xuống đất và một mẫu tin nhắn ghi trên giấy thô cứng. Tin nhắn ghi vài lời biết ơn những người Mỹ đã chết. Đó là nơi Samir al-Masri đã chết trước họng súng của Gabriel, là nơi đài tưởng niệm thứ hai được dựng lên cho những người tử vì đạo tại công viên Hyde Park. Cái tên mà những kẻ ủng hộ bọn chúng tại Luân Đôn đã tôn vinh. Các nền văn minh giằng co nhau chỉ trong vài mét vuông giữa lòng thành phố.
Anh băng qua bãi cỏ góc công viên rồi rẽ vào phố Suối Nguồn. Adrian Carter đang đứng cạnh khu bảo tồn sinh vật biển chỗ cổng Bắc, miệng không ngừng bập bập vào cái tẩu. Carter chào Gabriel như thể ngạc nhiên lắm khi thấy anh đến đây vậy, sau đó nắm tay Gabriel dẫn vào trong.
Hai túi tiền đang nằm trên tầng thượng chỗ văn phòng ngài đại sứ Halton. Một toán đặc vụ của DS nhận canh gác số tiền trên. Gabriel nhìn mặt từng người, quay sang Carter.
“Không mật hiệu gì hết, đúng không, Adrian?”.
“Không có”.
“Ông đem cho tôi xe gì vậy?”.
“Một chhiếc Vauxhall Vectra xám đen và ít hao xăng nhé”.
“Nó đâu?”.
“Ở phố Suối Nguồn”.
“Hai cái bao có bỏ vừa cốp xe không?”.
“Vừa. Chúng tôi kiểm tra rồi”.
“Vậy cho tiền vào đi chứ”.
Carter nhíu mày. “Tôi không biết anh thì sao nhưng tôi không bao giờ để ví của mình trong xe, chứ đừng nói đến ba mươi triệu đô la tiền mặt”.
“Quanh Đại sứ quán lúc này toàn cảnh sát”, Gabriel nói. “Không có tên ăn cắp nào dại dột đến mức đi đánh quả mấy chiếc xe đâu”.
Carter gật đầu với mấy tay nhân viên đặc vụ của DS. Lát sau hai cái túi bốc hơi.
“Adrian, tôi muốn có vài lời riêng với ông đại sứ”.
Caretrr há hốc mồm, tỏ ý phản đối. “Tôi qua chỗ trung tâm điều hành chiến dịch đây. Và đừng có đến muộn, Gabriel nhé. Chuyến này không có cậu là không thành trò trống gì đâu”.
Nội dung cuộc trò chuyện của Gabriel và vị đại sứ không bao giờ được tiết lộ. Nó không tồn tại trong bất kỳ cuốn băng ghi âm nào, cả dạng hồ sơ mật hay công khai cũng vậy. Họ nói chuyện không quá một phút. Các nhân viên DS đứng gác bên ngoài kể lại rằng lúc tiến về trung tâm điều hành chiến dịch, mắt Gabriel ươn ướt nhưng đầy quyết tâm. Lần này bọn khủng bố không để anh phải đợi lâu. Đồng hồ chỗ John O’Donnel chỉ 20 giờ 14 giây thì chuông điện thoại reo vang. Gabriel chụp ngay lấy điện thoại như thể anh vui mừng vì suốt cuộc đời chưa bao giờ được dùng nó. Giọng anh lúc đó vô cùng điềm tĩnh, cách nói chuyện của anh lúc nghe chỉ dẫn của bọn chúng hệt như viên sĩ quan cảnh sát đang ghi nhận hiện trường một vụ tai nạn giao thông. Anh không hỏi bọn chúng câu nào, trên mặt anh không có biểu hiện gì khác ngoài sự căm phẫn hằn sâu. Lúc 20 giờ 57 giây, người ta nghe anh lầm bầm với bọn khủng bố. “Tao sẽ tới đó”. Anh gác máy, đứng dậy, khoác áo và đi xuống cầu thang. Lần này Carter không cản anh như hôm trước nữa.
Anh dừng một chút chỗ phòng kính ở tầng một để cài tai nghe siêu nhỏ và gắn cái micro bé tí vào cổ họng. Xong xuôi, anh gật đầu chào người gác cửa rồi đi ra chỗ sân Đại sứ quán qua cổng Bắc. Chiếc ôtô Carter mang đến đậu ngay chỗ có bảng cấm đỗ xe góc phố Bắc Audley. Chì khoá xe đang nằm gọn trong túi Gabriel, cả bộ thiết bị định vị vệ tinh GPS bé bằng đồng năm xu. Anh mở cốp xe kiểm tra nhanh hai túi tiền trước khi gắn máy GPS vào phía dưới đèn sau rồi ngồi vào tay lái và khởi động máy. Lát sau anh rẽ vào phố Oxford và tò mò nhìn dòng người đi mua sắm. Nhóm quan sát của Carter đi theo Gabriel đến tận phố Albany. Họ chụp được tấm hình cuối trước khi anh rẽ và đi về hướng Bắc. Họ mất liên lạc với anh từ đó. Với cả người Mỹ và người Anh, Gabriel đã mất hút trên màn hình rađa.
Tuy nhiên, điều đó không xảy ra tại đại sứ quán Israel khu Kensington này. Đây có thể là một trong những sự trùng hợp kỳ lạ khi một nhóm tín đồ thiên Chúa giáo có thiện chí đã chọn đêm đó là đêm cầu nguyện vì hoà bình trên vùng đất thánh. Bên trong toà nhà, Ari Shamron và Uzi Navot cũng đang cầu nguyện. Họ cầu nguyện sự bình yên không chỉ trong ngày lễ mà còn cho cả gia đình nữa. Họ ngồi quanh cái bàn ám khói trong phòng điều hành chỉ đạo các nhóm vào chỗ này chỗ kia. Mấy cái đèn xanh nhấp nháy dọc theo rìa phía đông công viên Regant góc hướng về Hampstead.
Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng - Daniel Silver Kẻ Phụng Sự Thầm Lặng