Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Suối Nguồn (The Fountainhead)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần 2 - Chương 08 C
C
ô thích những dịp hiếm hoi khi cô gặp Roark tại một bữa tiệc mà Heller hoặc Enright đưa anh tới. Cô thích cái tiếng “Cô Francon” lịch sự, lạnh lùng mà giọng anh phát ra. Cô thích thú khi thấy các chủ nhà tỏ ra hết sức lo lắng và cố gắng để cho hai người không chạm mặt nhau. Cô biết tất cả mọi người xung quanh họ đều mong đợi một trận chiến, một biểu hiện thù địch khó coi nào đó nhưng nó chẳng bao giờ tới. Cô không tìm kiếm Roark và cũng không tránh mặt anh. Họ nói chuyện với nhau nếu họ tình cờ bị đưa vào cùng một nhóm, giống như họ nói chuyện với bất kỳ ai khác. Việc đó chẳng đòi hỏi cố gắng nào cả; nó rất thực và phải phép, nó khiến mọi thứ trở nên phải phép, thậm chí cả bữa tiệc này. Cô tìm thấy một ý nghĩa sâu xa của sự hòa hợp chính nhờ vào cái thực tại là ở đây, giữa mọi người, họ được coi là những người xa lạ – xa lạ và thù địch. Cô nghĩ, những người này có thể suy đoán rất nhiều về quan hệ giữa anh và cô – ngoại trừ quan hệ thực giữa anh và cô. Nó khiến cho những giây phút giữa hai người trở nên to lớn hơn – những giây phút không bị chạm vào bởi cái nhìn của những kẻ khác, bởi lời nói của những kẻ khác, thậm chí không cả bởi sự suy đoán của họ. Cô nghĩ, cái đó không tồn tại ở đây, ngoại trừ tồn tại trong cô và trong anh. Cô cảm thấy một cảm giác chiếm hữu mà cô không thể cảm nhận ở bất kỳ nơi nào khác. Cô không bao giờ có thể sở hữu anh như cô sở hữu anh trong một căn phòng giữa những người lạ mặt, khi mà cô hiếm khi nào nhìn về hướng của anh.
Nếu cô liếc nhìn anh ngang qua căn phòng và thấy anh trò chuyện với những khuôn mặt thờ ơ, trống rỗng, cô quay đi, không quan tâm; nếu những khuôn mặt đó thù nghịch, cô quan sát một giây, hài lòng; cô tức giận khi cô thấy một nụ cười, một dấu hiệu của sự yêu mến hay đồng tình trên một gương mặt đang hướng về phía anh. Đó không phải là sự ghen tuông; cô không quan tâm liệu gương mặt đó là một người đàn ông hay một người đàn bà; cô tức giận vì sự đồng tình kia ám chỉ sự chia sẻ.
Cô bị hành hạ bởi những thứ vụn vặt: bởi con phố nơi anh sống, bởi bậc cửa nhà anh, bởi những chiếc xe hơi rẽ vào góc phố anh ở. Cô đặc biệt phẫn nộ với những chiếc xe hơi; cô ước gì cô có thể khiến chúng lái tiếp tới khu phố tiếp theo. Cô nhìn cái thùng rác trên bậc cửa nhà bên, và tự hỏi liệu nó có đứng đó khi anh đi qua, trên đường đến văn phòng vào sáng nay hay không, liệu anh có nhìn cái hộp thuốc lá nhàu nhĩ bên trên nó không.
Một lần, trong hành lang nhà anh, cô nhìn thấy một người đàn ông bước ra khỏi chiếc thang máy, cô bị sốc một giây; cô đã luôn cảm thấy như thể anh là cư dân duy nhất của ngôi nhà đó. Khi cô đi lên trong chiếc thang máy nhỏ tự động, cô đứng dựa vào tường, hai tay bắt chéo qua ngực, hai bàn tay ôm lấy hai vai, cảm thấy co ro và riêng tư như trong một căn buồng dưới một chiếc vòi hoa sen nước ấm vậy.
Cô nghĩ về điều đó trong lúc một quý ông nào đó đang kể cho cô về buổi trình diễn mới nhất ở rạp Broadway, trong khi Roark đang nhấm nháp một ly cốc-tai ở đầu kia của căn phòng, trong khi cô nghe thấy bà chủ nhà thì thầm với một ai đó rằng: “Lạy Chúa tôi, tôi không nghĩ là Gordon sẽ đưa Dominique đến – tôi biết Austen sẽ rất giận tôi, bởi vì cậu Roark bạn ông ta cũng ở đây, anh biết đấy.”
Sau đó, khi nằm vắt ngang trên giường anh, hai mắt nhắm lại, hai má ửng đỏ, đôi môi ẩm ướt, rũ bỏ hết cảm giác về những quy tắc mà cô tự áp đặt lên mình, rũ bỏ hết cảm giác về những lời nói của mình, cô thì thầm: “Roark, có một người đàn ông nói chuyện với anh hôm nay, và ông ta cười với anh, đồ ngốc, đồ ngu ngốc kinh tởm, tuần trước ông ta đi xem hai diễn viên hài và ông ta cũng thích họ; em đã muốn bảo lão ấy: đừng nhìn anh ấy, ông sẽ không còn quyền muốn nhìn gì thì nhìn nữa, đừng có thích anh ấy, ông sẽ phải căm thù cả phần còn lại của thế giới đấy, thế đấy, đồ ngu ngốc, hoặc cái này hoặc cái kia, không thể cả hai thứ cùng lúc được, không thể nhìn chúng như nhau được, đừng nhìn anh ấy, đừng thích anh ấy, đừng tán thành, đó là điều em muốn nói với ông ta, ông ta và cả cái đám người còn lại nữa, em không thể chịu đựng khi nhìn thấy thế, em không thể chịu đựng được điều đó, bất kỳ thứ gì tách anh xa khỏi nó, khỏi thế giới của họ, khỏi tất cả bọn họ, bất kỳ thứ gì, Roark ạ...” Cô không nghe thấy những lời cô đang nói, cô không nhìn thấy anh đang mỉm cười, cô không nhận ra sự thấu hiểu trọn vẹn trên khuôn mặt anh, cô chỉ nhìn thấy khuôn mặt anh kề sát khuôn mặt cô, và cô chẳng có gì phải giấu anh, chẳng có gì không thể nói ra, mọi thứ đều được chấp nhận, được giải đáp, được tìm thấy.
*
* *
Peter Keating hoang mang. Sự tận tụy đột ngột của Dominique đối với sự nghiệp của anh dường như thật đáng kinh ngạc, đáng vui mừng, và lại mang lại lợi ích to lớn; mọi người đều bảo anh vậy; nhưng có những lúc anh không cảm thấy kinh ngạc, không cảm thấy vui mừng; anh cảm thấy bất an.
Anh cố tránh mặt Guy Francon. “Làm thế nào mà cậu làm thế được hả Peter? Cậu làm thế nào vậy?” Francon sẽ hỏi như vậy. “Con bé hẳn là phát điên lên vì cậu! Ai mà nghĩ rằng chính Dominique chứ không phải ai khác...? Và ai mà nghĩ là con bé có thể làm thế...? Nó đã khiến tôi thành triệu phú rồi nếu nó làm việc đấy năm năm trước. Nhưng mà, tất nhiên, một người cha thì không thể là nguồn cảm hứng giống như một...” Ông bắt gặp một cái nhìn tăm tối trên mặt Keating và thay đổi đoạn kết của câu nói thành “như là người đàn ông của nó, chúng ta có thể nói thế không nhỉ?”
“Nghe này, bác Guy,” Keating cất tiếng rồi dừng lại, thở dài, và lẩm bẩm: “Xin bác, bác Guy, chúng ta không được...”
“Tôi biết, tôi biết, tôi biết mà. Chúng ta không được hấp tấp. Nhưng quỷ tha ma bắt, Peter, entre-nous[83] giữa hai chúng ta với nhau, chuyện đó chẳng phải đã công khai như một cuộc đính hôn rồi hay sao? Thậm chí còn hơn thế. Và ồn ào hơn ý chứ.” Rồi nụ cười biến mất, và khuôn mặt Francon trông ân cần, thanh thản, thật sự già nua – đấy là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi mà phẩm chất đích thực của ông lóe lên. “Tôi thấy mừng, Peter ạ,” ông nói một cách giản dị. “Đó là điều tôi đã muốn xảy ra. Tôi đoán là suy cho cùng, tôi luôn yêu quý Dominique. Tôi rất hạnh phúc. Tôi biết tôi sẽ giao con bé vào một chỗ tin cậy được. Con bé và mọi thứ khác nữa...”
“Thứ lỗi cho cháu. Cháu đang vội kinh khủng – cháu chỉ ngủ có hai tiếng đêm qua, nhà máy Colton, bác biết đấy, Chúa ơi, thật là một công trình lớn! – cũng nhờ có Dominique – nó là thứ giết người, nhưng bác hãy đợi đến khi bác nhìn thấy nó! Đợi đến khi bác nhìn thấy tờ séc nữa!”
“Con bé thật tuyệt, phải không? Hãy nói cho tôi nghe, tại sao nó lại làm thế? Tôi đã hỏi nó và tôi chẳng thể hiểu đầu đuôi những điều nó nói ra sao cả, nó nói với tôi những chuyện tào lao điên rồ nhất, cậu biết kiểu nói chuyện của nó đấy.”
“À, chúng ta nên để ý, chừng nào mà cô ấy còn làm thế!”
Anh không thể nói cho Francon biết rằng anh không có câu trả lời; anh không thể thú nhận được là anh chưa gặp Dominique một mình suốt nhiều tháng trời; rằng cô từ chối gặp anh.
Anh còn nhớ cuộc trò chuyện riêng cuối cùng với cô – trong xe tắc-xi trên đường về từ buổi họp do Toohey tổ chức. Anh còn nhớ sự bình tĩnh lạnh lùng trong những lời lăng mạ cô dành cho anh – sự khinh miệt cùng cực khiến cho những lời lăng mạ được thốt ra mà không có dấu hiệu của giận dữ. Anh đã chờ đợi bất kỳ điều gì sau đó – ngoại trừ việc thấy cô trở thành người ủng hộ anh, thành người phát ngôn cho anh, thậm chí gần như là – người dắt khách cho anh. Đây chính là chỗ không ổn – anh tự nhủ – bởi vì mình có thể nghĩ ra những từ như “dắt khách” khi nghĩ về chuyện đó.
Anh đã thấy cô thường xuyên kể từ khi cô bắt đầu chiến dịch tình nguyện của cô; anh đã được mời đến những bữa tiệc của cô – và được giới thiệu tới những khách hàng tương lai của mình; nhưng cô chưa bao giờ cho phép anh ở một mình với cô dù chỉ một giây. Anh đã cố cảm ơn cô và chất vấn cô. Nhưng anh không thể cố ép một cuộc trò chuyện khi cô không muốn tiếp chuyện, trong lúc một đám khách tò mò xúm xít khắp xung quanh họ. Vì thế anh tiếp tục mỉm cười ngọt ngào – bàn tay cô đặt hờ hững trên ống tay áo đen của chiếc áo vét-tông ăn tối của anh, đùi cô hơi tựa lên đùi anh khi cô đứng cạnh anh, dáng điệu sở hữu và thân mật – trông nó càng thân mật bởi cô làm ra vẻ không hề nhận biết điều đó trong lúc cô nói cho cả một vòng người ngưỡng mộ đứng quanh cô những gì cô nghĩ về tòa nhà Cosmo-Slotnick. Anh nghe thấy những nhận xét ghen tỵ từ tất cả bạn bè của mình. Anh là người duy nhất ở thành phố New York – anh cay đắng tự nhủ – không nghĩ rằng Dominique Francon yêu anh.
Nhưng anh biết sự thất thường nguy hiểm trong những ý thích của cô, và đây là một ý thích quá có giá, cho nên anh không thể làm xáo trộn nó. Anh tránh xa cô và gửi hoa cho cô; anh để mình trôi tự do theo ý thích ấy và cố không nghĩ về nó; chỉ có một chút gợn trong suy nghĩ là vẫn còn – cái gợn mỏng manh về sự bất ổn.
Một ngày nọ, anh tình cờ gặp cô trong một nhà hàng. Anh thấy cô đang ăn trưa một mình và nắm lấy cơ hội đó. Anh đi thẳng đến bàn cô, quyết tâm cư xử như một người bạn cũ chẳng nhớ gì ngoài lòng tốt không thể tin được được của cô. Sau nhiều lời nhận xét vui vẻ về may mắn của mình, anh hỏi: “Dominique sao em lại từ chối gặp anh?”
“Em gặp anh để làm gì nhỉ?”
“Nhưng vì Chúa toàn năng!...” Lời nói đó buột ra vô tình, với một âm thanh quá gay gắt, biểu thị một tức giận bị kìm hãm đã lâu, và anh vội vàng chữa lại, mỉm cười: “Thì, em không nghĩ là em nợ anh một cơ hội được cảm ơn em à?”
“Anh đã cảm ơn em rồi. Nhiều lần.”
“Ừ, nhưng em không nghĩ là chúng ta thực sự phải gặp riêng hay sao? Em không nghĩ rằng anh hơi... hoang mang hay sao?”
“Em chưa nghĩ đến điều đó. Vâng, em cho là anh sẽ có thể như thế.”
“Rồi sao?”
“Rồi sao cái gì?”
“Rút cục những chuyện này là thế nào?”
“Là... cho đến giờ thì là năm mươi nghìn đô la, em nghĩ thế.”
“Em đang tàn nhẫn đấy.”
“Muốn em dừng lại không?”
“Ồ không! Tức là, không phải...”
“Không phải là các công trình. Được thôi. Em sẽ không dừng chúng lại. Anh thấy chưa? Chúng ta đã có chuyện gì để nói cơ chứ? Em đang làm nhiều việc cho anh và anh thì hài lòng là em làm những việc ấy – và như thế chúng ta hoàn toàn đồng ý với nhau.”
“Em quả là biết nói những chuyện hài hước nhất trên đời! Hoàn toàn đồng ý. Cái này vừa thừa, lại vừa thiếu, đúng không? Chúng ta còn có thể cư xử thế nào trong hoàn cảnh này? Em không hy vọng là anh phải phản đối những gì em đang làm, đúng không?
“Không, em không hy vọng.”
“Nhưng đồng ý không phải là từ diễn tả điều anh cảm nhận. Anh biết ơn em rất nhiều, đến mức anh thấy choáng váng – anh bị nốc-ao – nào, đừng để anh bắt đầu nói chuyện ngớ ngẩn, anh biết em không thích thế – nhưng anh quá biết ơn em, đến nỗi anh không biết phải làm gì với bản thân mình nữa.”
“Tốt, Peter. Giờ thì anh đã cảm ơn em rồi đấy.”
“Em thấy đấy, anh chưa bao giờ dám nghĩ rằng em đánh giá cao hoặc quan tâm hoặc là để ý một tí nào đến công việc của anh. Thế mà rồi em... Đó là điều khiến anh rất hạnh phúc và... Dominique,” anh hỏi và giọng anh hơi đứt quãng, vì câu hỏi như một cái móc đang kéo căng một sợi dây dài, khuất, và anh biết nó dẫn tới cốt lõi cái cảm giác bất ổn trong anh, “em có thực sự nghĩ là anh là một kiến trúc sư lớn không?”
Cô mỉm cười chậm rãi. Cô nói: “Peter, nếu người ta nghe thấy anh hỏi thế, họ sẽ cười đấy. Đặc biệt là lại hỏi em.”
“Ừ, anh biết, nhưng... nhưng em có thực sự nghĩ thế không, những thứ mà em nói về anh?”
“Chúng có tác dụng.”
“Ừ, nhưng có phải đó là lý do em chọn anh? Vì em nghĩ anh giỏi?”
“Công việc của anh đang rất chạy. Đó không phải là bằng chứng hay sao?”
“Ừ... Không... Ý anh là... theo một nghĩa khác... Ý anh là... Dominique này, anh muốn nghe em nói một lần, chỉ một lần thôi, rằng anh...”
“Nghe này, Peter, em sẽ phải đi bây giờ, nhưng trước khi đi em phải nói với anh là bà Lonsdale có thể sẽ gọi anh vào ngày mai hoặc ngày kia. Hãy nhớ rằng bà ấy là một người ủng hộ những gì cấm kỵ, yêu chó, ghét phụ nữ hút thuốc, và tin vào sự đầu thai. Bà ấy muốn nhà bà ấy đẹp hơn là nhà bà Purdee – Ho be thiết kế nhà của Purdee – vì thế nếu anh nói với bà ấy là nhà bà Purdee trông phô trương và rằng sự đơn giản thực sự tốn nhiều tiền hơn nhiều thì mọi việc sẽ ổn. Anh có thể tán chuyện về đồ thêu dùng kim mũi nhỏ nữa. Đó là sở thích của bà ấy.”
Anh bước đi, sung sướng nghĩ về ngôi nhà của bà Lonsdale, và anh quên mất câu hỏi của mình. Về sau, anh nhớ ra nó một cách tức tối, và anh nhún vai tự bảo mình rằng cái tốt nhất trong những gì Dominique làm để giúp anh chính là việc cô ta không muốn gặp anh.
Như một sự bù đắp, anh tìm thấy vui thú trong việc tham dự những buổi gặp mặt của Hội đồng Các nhà Xây dựng Hoa Kỳ do Toohey dựng lên. Anh không biết vì sao anh lại nghĩ về nó như một sự bù đắp, nhưng anh quả có nghĩ như thế và điều đó làm anh yên tâm. Anh lắng nghe chăm chú khi Gordon L. Prescott phát biểu về ý nghĩ của ngành kiến trúc.
“Và vì thế ý nghĩa nội tại của nghề của chúng ta nằm ở cái thực tế triết học rằng chúng ta làm việc với cái trống rỗng. Chúng ta tạo nên khoảng trống rỗng mà trong đó những cơ thể vật lý chuyển động – để tiện lợi, chúng ta sẽ tạm gọi những cơ thể đó là con người. Và khi nói đến khoảng trống rỗng, ý tôi nói tới cái mà người ta vẫn thường gọi là các căn phòng. Như vậy, chỉ có kẻ thiếu chuyên môn ngu ngốc mới nghĩ là chúng ta xây nên những bức tường đá. Chúng ta không hề làm chuyện đó. Chúng ta dựng nên khoảng trống, như tôi đã chứng minh. Điều này dẫn chúng ta tới một hệ quả có tầm quan trọng cực lớn: tới việc thừa nhận vô điều kiện giả thuyết rằng ‘sự không có’ còn siêu việt hơn ‘sự có’. Nghĩa là, tới việc chấp nhận cái không-được-chấp-nhận. Tôi sẽ nói điều này bằng những từ ngữ đơn giản hơn – để làm rõ hơn mọi việc: ‘cái-không-gì-cả’ là siêu việt hơn ‘cái-có-gì-đó’. Vì thế, rõ ràng là người kiến trúc sư không chỉ là một người đi đặt những viên gạch – vì thực tế của những viên gạch dù gì cũng chỉ là một ảo tưởng thứ cấp. Kiến trúc sư là một linh mục siêu hình học, người làm việc với những thứ thuộc về bản chất, người có cam đảm để đối mặt với cái khái niệm nguyên thủy của thực-tại như là giả-thực-tại – bởi vì có cái-không-gì-cả và anh ta tạo ra cái thực-thể-không-gì-cả. Nếu điều này nghe có vẻ như một nghịch lý thì nó không phải là một bằng chứng của sự thiếu lô-gíc, mà là của một siêu lô-gíc – đấy là phép biện chứng của tất cả cuộc sống và nghệ thuật. Nếu anh dùng khái niệm cơ bản này trong các phép suy luận tất yếu, anh có thể đi đến những kết luận có tầm quan trọng to lớn về xã hội. Anh có thể thấy rằng một người phụ nữ đẹp không ưu việt bằng một người không-đẹp, rằng người biết đọc biết viết thì không ưu việt bằng người mù chữ, rằng người giàu có không ưu việt bằng người nghèo, và người có năng lực không bằng người kém năng lực. Kiến trúc sư là một minh họa cụ thể của một nghịch lý vĩ đại. Chúng ta hãy khiêm tốn trong niềm tự hào vĩ đại khi nhận ra điều này. Mọi thứ khác đều là chuyện nhảm nhí.”
Người ta không thể lo lắng về giá trị bản thân hay về sự vĩ đại khi lắng nghe điều này. Nó khiến cho sự tự tôn trở nên không cần thiết.
Keating lắng nghe với sự thỏa mãn tràn ngập. Anh liếc nhìn những người còn lại. Có một sự im lặng chăm chú trong khán giả; tất cả họ đều thích nó như anh thích vậy. Anh thấy một anh chàng đang nhai kẹo cao su, một người đàn ông kị móng tay mình bằng mép của một tập tài liệu bằng bìa cứng, một cậu trai trẻ vươn vai một cách thô lỗ. Cái đó cũng làm Keating hài lòng; cứ như thể họ nói: Chúng ta vui mừng lắng nghe những điều siêu phàm, nhưng không cần phải quá cung kính trước những điều siêu phàm.
Hội đồng những Nhà Xây dựng Hoa Kỳ họp mặt mỗi tháng một lần và không tham gia vào một hoạt động cụ thể nào cả, ngoài việc nghe các bài diễn văn và nhấm nháp một loại bia rẻ tiền. Thành viên của nó không tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Nó không có một thành tựu cụ thể nào cả.
Những buổi gặp mặt của Hội đồng được tổ chức trong một căn phòng lớn, bỏ không, bên trên một gara ở phía Tây thành phố. Một cầu thang dài, hẹp, không được thông hơi, dẫn đến một cánh cửa có ghi tên Hội đồng; bên trong có những chiếc ghế gấp, một chiếc bàn cho chủ tịch và một thùng rác. Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ coi Hội đồng những Nhà Xây dựng Hoa Kỳ là một trò đùa ngu xuẩn. “Mất thời gian với mấy trò họp hành vô bổ đó làm gì?” Trong những căn phòng thắp sáng trưng, đầy những vải lụa của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ, Francon hỏi Keating câu đó, mũi ông chun lại với một vẻ thích thú khinh khỉnh. “Cháu mà biết thì đã tốt” Keating trả lời vui vẻ. “Cháu thích chúng.” Ellsworth Toohey tham dự mọi buổi họp mặt của Hội đồng, nhưng không phát biểu. Ông ngồi trong một góc và lắng nghe.
Một đêm Keating và Toohey đi bộ về nhà cùng nhau sau cuộc họp mặt. Họ đi qua những đường phố tối, tồi tàn của khu phía Tây, và dừng lại để uống một tách cà phê ở một hiệu thuốc xơ xác. “Hiệu thuốc thì đã sao nào?” Toohey cười lớn khi Keating nhắc ông về những nhà hàng đã trở nên nổi tiếng nhờ sự xuất hiện thường xuyên của ông. “Ít nhất thì ở đây sẽ không ai nhận ra và làm phiền chúng ta cả.”
Ông phả một luồng khói từ điếu thuốc lá Ai Cập của mình vào một tấm biển Coca-Cola đã bạc màu trong góc ngồi của họ; ông gọi một cái bánh mì kẹp, ông nhẹ nhàng cắn một lát dưa chuột muối trông như thể đã lốm đốm vết ủng mặc dù thực tế không phải như vậy, và ông nói chuyện với Keating. Ông nói nhát gừng. Ban đầu, những gì ông nói không quan trọng; cái quan trọng chính là giọng ông, cái giọng nói vô song của Ellsworth Toohey. Keating cảm thấy như thể anh đang đứng giữa một đồng bằng rộng lớn, dưới những ngôi sao, được ôm ấp và được sở hữu, trong sự chắc chắn, trong an toàn.
“Thiện tâm, Peter ạ,” cái giọng ấy nói khẽ, “thiện tâm. Đó là điều răn đầu tiên, có thể là điều răn duy nhất. Đó là lý do tại sao tôi đã phải phê phán vở kịch mới đó trong bài báo của tôi hôm qua. Vở kịch đó thiếu cái thiện tâm cơ bản. Chúng ta phải có thiện tâm, Peter ạ, với tất cả mọi người quanh chúng ta. Chúng ta phải chấp nhận và tha thứ – có rất nhiều điều phải tha thứ trong mỗi chúng ta. Nếu cậu học cách yêu tất cả mọi thứ, cả những thứ tầm thường nhất, những thứ nhỏ mọn nhất, những thứ đê tiện nhất, thì rồi cái đê tiện nhất trong cậu sẽ được yêu mến. Rồi chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa của sự bình đẳng đại đồng, sự yên bình vĩ đại của tình anh em, một thế giới mới, Peter ạ, một thế giới mới tươi đẹp...”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Suối Nguồn (The Fountainhead)
Ayn Rand
Suối Nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand
https://isach.info/story.php?story=suoi_nguon_the_fountainhead__ayn_rand