Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Hai Đầu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 50: Tìm Vật Báu, Ba Nàng Đi Theo Vào Tây Tạng - Vào Chùa Cấm, Bốn Người Kết Bạn Đi Trên Sông
T
hiên Tứ đẩy lui được Chí Tường rồi, liền phi thân lên lưng Tiểu Ngân phóng đuổi theo ba nàng kia luôn. Chàng quay đầu lại nhìn thấy Chí Tường không đuổi theo mới hơi yên tâm.
Thấy Thiên Tứ đuổi theo tới, Doãn Ngọc rất lo âu hỏi:
- Công tử có đả thương cha thiếp không?
Thiên Tứ vừa cười vừa đáp:
- Nể mặt Ngọc muội, ngu huynh không đả thương ông ta, chỉ làm cho ông ta biết không hy vọng gì mà rút lui thôi. Chờ khi nào mà chúng ta tìm kiếm thấy Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ rồi, lúc ấy sẽ cùng Ngọc muội quay trở về Cống Lai, xem ông ta đã biết hối cải làm lại một người tốt chưa?
Bại Sự lão nhân xen lời nói:
- Trên thiên hạ này tuy có rất nhiều sự kỳ lạ, nhưng chưa nghe thấy ai nói con rể lại giết bố vợ bao giờ. Doãn cô nương cứ yên tâm, sau này việc cưới xin của cô nương còn phải được ông ta nhận lời thì mới thành tựu được.
Doãn Ngọc hổ thẹn cúi đầu xuống, nàng lại càng kính mến Thiên Tứ thêm.
Tất cả sáu người ra khỏi núi Cống Lai, Bại Sự lão nhân liền tặng cho Hà Tam một số tiền, để y làm ăn sinh sống, thế rồi các người mới bàn đến việc đi kiếm Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ.
Thiên Tứ liền nói:
- Hiện giờ chưa đến kỳ hẹn, chắc Lục Như Cư Sĩ các người chưa tới Thành Đô đâu. Không biết chúng ta nên đi thẳng Tây Tạng ngay, hay là đi Thành Đô hẹn ước họ trước rồi cùng rủ họ đi một thể?
Hàn Thiến Thiến xen lời nói:
- Võ công của Ban Thiền Hoạt Phật như thế nào, tiểu muội với chị họ Hoa đã được thấy rõ ở Âm Phong Các rồi, huống hồ Tây Tạng lại là sào huyệt của họ. Theo ý tiểu muội thì mình càng đi nhiều người bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Bằng không…
Thiên Tứ đáp:
- Thiến muội nói rất phải, nhưng bệnh của Trương Thiến Thiến càng ngày càng nặng thêm, cần phải đi tìm kiếm Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ cứu chữa ngay mới được. Nếu chúng ta còn đi Thành Đô đợi chờ các người, chỉ e kéo dài thời gian quá lâu không kịp cứu chữa cho nàng ta thì sao?
Bại Sự lão nhân cũng lên tiếng:
- Thế thì vậy bốn người cứ đi thẳng Tây Tạng kiếm thuốc, lão phu có đi theo cũng vô ích. Chi bằng để một mình lão phu đi Thành Đô đến nhà Tôn Mộng Công đợi các người, nếu rủ thêm được vài người đắc lực đi chùa Kha Sa Ba thì càng hay.
Hàn Thiến Thiến lại nói tiếp:
- Được như vậy thì còn gì bằng. Chúng ta nên biết rõ hàng tung của nhau, thì mới đỡ mất thời gian và lỡ công việc. Dưỡng phụ nên vất vả một phen vậy.
Bại Sự lão nhân vừa cười vừa đỡ lời:
- Vì con gái nuôi, vì con rể nuôi, thì lão phu có vất vả thêm một chút cũng không sao.
Thế rồi năm người chia tay nhau, một mình Bại Sự lão nhân đi Thành Đô, Thiên Tứ với ba nàng nọ bốn người cưỡi hai con thần thú đi Tây Khang trực chỉ Tây Tạng.
Bốn ngày sau, các người đã đến Lộc Mã Lãnh, biên giới Tây Tạng liền. Suốt dọc đường, bốn người cưỡi con thú khác lạ, nên khiến rất nhiều người để ý tới, nhất là Thiên Tứ với ba nàng đều không có kinh nghiệm giang hồ, ăn nói lại không e dè, vì vậy mà tiếng tăm đã sớm đồn đi khắp nơi.
Thiên hạ đồn rằng: “Có bốn thiếu niên cao thủ định đi Tây Tạng để tìm kiếm Bích Ngọc Thiềm Thừ của Phật sống.“
Lời đồn ấy đi nhanh thực, khi bốn người vừa tới Lộc Mã Lãnh, thì đã phát giác có rất nhiều nhân vật khác đã tới trước, thị trấn nho nhỏ ấy liền vui vẻ náo nhiệt ngay.
Hàn Thiến Thiến đã phát giác tình thế khác lạ trước, nàng ta khẽ bảo Thiên Tứ rằng:
- Đại ca, tiểu muội thấy có rất nhiều người cứ liếc nhìn chúng ta hoài, không hiểu họ nhìn như thế có dụng ý gì?
Thiên Tứ đáp:
- Kệ họ, đằng nào cũng thế, chúng ta chỉ ở đây nghỉ ngơi có một đêm, ngày mai đã lên đường vào Tây Tạng rồi. Hiền muội trông nom Trương Thiến Thiến và có Doãn Cô nương giúp cho, võ công của cô ta rất cao siêu, người cũng khôn ngoan lanh lẹ.
Hàn Thiến Thiến khẽ gật đầu nói tiếp:
- Tiểu muội còn phát giác một người cứ theo dõi chúng ta hoài, người đó hình như là Ải Cước Thổ Lưu Hoàn, người trong nhóm “Tạng Biên Ngũ Hổ“.
Thiên Tứ nghe nói ngạc nhiên vội hỏi lại:
- Có thực không? Suýt tý nữa thì ngu huynh quên mất, nơi đây là phạm vi thế lực của Tây Tạng Mật Tôn Môn, Tạng Biên Ngũ Hổ lại có thù với chúng ta.
Chàng đang nói thì bỗng có người đàn ông tuổi trạc trung niên, người vạm vỡ, hai mắt sáng quắc, cứ ngắm nhìn Hàn Thiến Thiến hoài.
Thấy thế, Thiên Tứ không nói gì nữa. Hàn Thiến Thiến với Doãn Ngọc liền dắt Trương Thiến Thiến về phòng nghỉ ngơi.
Người nọ đi tới trước mặt Thiên Tứ, chắp tay chào vừa cười vừa nói:
- Lão huynh diễm phúc thật, một người mà theo những ba cô nương có cả tuyệt đẹp và cực xấu trong thiên hạ, phong vị này ít ai lại được lãnh hội đủ mùi như thế.
Thiên Tứ không biết người đó là ai, nhưng thấy đối phương nói mỉa mình như vậy, chàng có vẻ không vui liền hỏi lại:
- Các hạ nói như thế có ý nghĩa gì?
Người nọ vừa cười vừa đáp:
- Không có ý nghĩa gì hết, trong khi đi đường rỗi rãi chúng ta đàm thoại với nhau cho đỡ buồn nhé?
Thiên Tứ liền đứng dậy đáp:
- Tại hạ đang bận việc, không thể tiếp các hạ được.
Nói xong chàng định đi luôn. Người nọ nhanh tay chộp luôn lấy cổ tay chàng, vừa cười vửa nói tiếp:
- Sao La thiếu hiệp lại khinh người như thế?
Nhất thời không đề phòng, bị đối phương nắm trúng yếu huyệt ở cổ tay, Thiên Tứ kinh hãi thầm giận giữ quát hỏi:
- Ngươi muốn cái gì?
Người nọ vừa cười vừa đáp:
- Không muốn gì hết, mà chỉ muốn được nói chuyện với chú em chơi giây lát thôi.
Thiên Tứ đáp:
- Mỗ với ngươi không có chuyện gì đáng nói hết.
Người nọ nói tiếp:
- Sao lại không? Chuyến đi này của các người là muốn vào Tây Tạng tìm kiếm Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ. Bạn không nghĩ lại xem, trong Tây Tạng là nơi đầm rồng hang hổ, chẳng lẽ bạn không muốn có thêm mấy người trợ giúp, để tiện việc…
Thiên Tứ thấy đối phương nói như vậy càng kinh hãi thêm, bỗng vận chân lực lên hất mạnh cánh tay một cái, mồm thì quát lớn:
- Buông tay ra!
Năm ngón tay của người nọ vừa bóp chặt một cái đã cảm thấy cổ tay của chàng cứng rắn như sắt đá và chàng đã dùng phương pháp Di Cung Hóa Huyệt¬ khiến huyệt đạo lẩn khuất hẳn, nên người nọ không sao nắm vững được tay chàng nữa.
Trong lúc đối phương vừa kinh hoàng, thì Thiên Tứ đã hất luôn cánh tay một cái, y đành phải buông tay chàng ra, cười gằn hai tiếng và nói:
- Không ngờ La thiếu hiệp lại không thích đùa rỡn như thế. Tại hạ đến đây là muốn báo tin cho thiếu hiệp hay một viêc rất quan trọng, ngờ đâu các hạ lại hẹp lượng như vậy.
Thiên Tứ đáp:
- Chúng ta không quen biết nhau bao giờ, còn có việc gì quan trọng mà đáng để bạn phải đặc biệt đến cho hay.
Người nọ vừa cười vừa đáp:
- Tất nhiên phải có chuyện thì tại hạ mới đến báo tin cho thiếu hiệp biết được chứ? Nào, lại đây chúng ta ngồi xuống thủng thằng nói chuyện với nhau.
Thiên Tứ vẫn nghi ngờ người này, nhưng chàng nghĩ ngợi giây lát, liền thản nhiên ngồi xuống và hỏi:
- Có việc gì, xin bạn nói ngay đi!
Vẻ mặt hớn hở, người nọ thành khẩn nói tiếp:
- Tại hạ tên Vu họ Bân, là một môn hạ của Phi Thiên Lão Tổ Hoàng Thạch, ở núi Cống Kha tại Tây Khanh. Trên giang hồ tại hạ còn một biệt hiệu là Tam Thủ Vi Đà nữa, chắc La thiếu hiệp đã nghe người ta nói tới rồi.
Thiên Tứ không biết khách sáo, nên chàng lắc đầu đáp:
- La mỗ chưa hề nghe ai nói tới cả.
Vu Bân mặt đỏ bừng, nói tiếp:
- La thiếu hiệp ra đời không lâu nên chưa nghe thấy người ta nói tới đấy thôi. Nhưng không phải Vu mỗ nói khoác, ở Trung Nguyên phái Cống Kha chúng tôi không dám xưng bá thực, còn ở Tây Khang này thì Vu mỗ không đến nỗi là kẻ vô danh…
Có vẻ nóng lòng sốt ruột, Thiên Tứ hỏi tiếp:
- Chả hay bạn họ Vu có việc gì xin cứ nói trắng ra ngay, đừng có nói những chuyện phiếm ấy làm chi nữa.
Ngừng giây lát Vu Bân nói tiếp:
- Thôi được, mỗ không nói chuyện phiếm nữa. Dám hỏi thiếu hiệp tới đây có phải là vì tìm kiếm Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ đấy không?
Thiên Tứ thản nhiên đáp:
- Phải thì sao?
Vu Bân vừa cười vừa nói tiếp:
- Nếu vậy, cho dù thiếu hiệp có võ công tuyệt thế không e sợ cao thủ của Hoàng Giáo đi chăng nữa, nhưng thiếu hiệp có biết hình dáng con Thiềm Thừ ấy ra sao không? Hiện giờ nó ở đâu? Kiếm được nó rồi sẽ sử dụng bằng cách nào không?
Thấy đối phương hỏi ba vấn đề ấy, Thiên Tứ cũng phải ngẩn người ra và lắc đầu đáp:
- Không biết!
Vu Bân vừa cười vừa nói tiếp:
- Cho nên, hôm nay Vu mỗ đến đây không phải là không có nguyên nhân. Không dám nói dối thiếu hiệp, Vu mỗ biết rõ con vật ấy hiện đang ở đâu, hình dáng nó như thế nào và công dụng của nó ra sao. Nếu thiếu hiệp vui lòng hợp tác với Vu mỗ thì Vu mỗ dám chắc muốn kiếm được con vật ấy thực dễ như lấy đồ ở trong túi vậy.
Thiên Tứ ngẫm nghĩ giây lát, rồi hỏi lại:
- Sao bạn lại biết rõ như thế?
Vu Bân đáp:
- Tại hạ ở biên giới Tây Tạng lâu năm, trước sau đã bẩy lần lẻn vào trong chùa Kha Sa Ba rồi, cho nên tình hình ngôi chùa ấy ra sao, kho tàng dấu vật báu ở đâu đều biết rõ mồn một, chỉ vì tài hèn sức mọn nên mới không lấy được những vật báu của họ thôi.
Thiên Tứ mới vỡ nhẽ, gật đầu hỏi tiếp:
- Thế bạn đã để ý tới vật báu ấy từ lâu rồi đấy?
Vu Bân đáp:
- Xin thiếu hiệp đừng có nghi ngờ tại hạ như thế. Mười năm trước đây, gia sư đang luyện linh đơn ở núi Cống Kha, không may bị một con rắn độc tên là Kim Tuyến Độc Xà cắn phải, từ đó tới nay đã tìm kiếm đủ mọi thứ linh dược giải độc của thiên hạ để cứu chữa, nhưng vẫn không sao giải trừ được hết nọc độc của con rắn ấy ra khỏi vết thương. Bây giờ nọc độc đã xâm nhập trong nội phủ rồi, thương thế ngày càng nặng thêm. Vì trả ơn gia sư, tại hạ đã bẩy lần lẻn vào chùa Tây Tạng để tìm kiếm con Kim Thiềm Thừ ấy rồi.
Thiên Tứ lại hỏi tiếp:
- Vật ấy chỉ có một, mà Vu huynh cũng cần dùng tới. Vậy hai chúng ta làm sao lưỡng toàn được?
Vu Bân xua tay đáp:
- Không, Vu mỗ giúp thiếu hiệp lấy được con Thiềm Thừ ấy rồi chỉ cần mượn sử dụng một lần thôi, nghĩa là chỉ cho nó bò qua vết thương của gia sư một lượt, chất độc sẽ hết liền, rồi mỗ trả lại thiếu hiệp. Chứ Vu mỗ quyết không có lòng âm mưu cướp đoạt gì hết.
Thấy Vu Bân nói thành khẩn như vậy Thiên Tứ phải động lòng, vội hỏi tiếp:
- Nếu vậy La mỗ phải nhờ vả tới Vu huynh, nhưng chúng ta phải nên tiến hành như thế nào mới được?
Vu Bân đáp:
- Ngày mai, bắt đầu vào tới biên giới Tây Tạng, thiếu hiệp thế nào cũng phải hết sức giấu giếm thân phân của mình, hóa trang thành những khách thương chẳng hạn. Nhất là Tôn phu nhân lại càng phải hóa thành nam trang lên đường. Tốt hơn hết đừng đi đại lộ, vòng đường nhỏ đi phía Tây Bắc, tiến vào khu núi Đường Cổ Lập mà vòng tới chùa Kha Sa Ba của Hoạt Phật. Khi tới chỗ cách chùa chừng mười dặm phải dừng chân ngay. Nơi đó có một khu rừng rất rậm, quanh năm không có tuyết bao phủ. Chúng ta sẽ gặp nhau ở đó rồi bàn cách tiến hành sau.
Chờ Vu Bân đi khỏi, Thiên Tứ suy nghĩ lại lời nói của y, lại cảm thấy khả nghi. Điều thứ nhất, sao Vu Bân biết rõ hành tung của mình như thế? Sao mình với ba nàng có liên can gì y cũng hay biết hết? Và vừa gặp mặt y đã biết ngay tên họ của mình liền? Điều thứ hai là, y đã trước sau lẻn vào chùa Kha Sa Ba bẩy lần rồi, mà tại sao y vẫn chưa lấy được vật báu ấy? Điều thứ ba, nếu y thành tâm tới hợp tác với ta thực, tại sao y lại còn nhân lúc ta không để ý mà ra tay chộp yếu mạch của ta như thế để làm chi? Sau y thấy không làm gì nổi ta mới chịu buông tay ra?
Ba nghi vấn trên khiến Thiên Tứ càng nghĩ càng nghi ngờ Vu Bân thêm, và chàng nhận thấy nếu quá tin tên ấy, mình sẽ bị nguy hiểm cũng nên? Tới lúc này, chàng mới hối tiếc là không đi cùng Bại Sự lão nhân, vì nếu có Bại Sự lão nhân cùng đi, thì Vu Bân thực thực hư hư ra sao ông ta chỉ dùng kinh nghiệm giang hồ là phân biệt ra được ngay.
Nghĩ ngợi hồi lâu, chàng mới quyết định vào trong phòng nói chuyện này cho Hàn Thiến Thiến và Doãn Ngọc hay, để bàn tán cách đối phó.
Hàn Thiến Thiến nói:
- Ta khỏi cần biết y thực hư ra sao vội, nhưng cứ nghe lời đề nghị của y thì tiểu muội nhận thấy ý kiến đó rất hay. Ngày mai chúng ta cứ nghe lời y mà tiến hành, để người phái Lạt ma khỏi chú ý tới. Khi nào chúng ta đi sắp tới chùa Kha Sa Ba rồi, lúc ấy chúng ta sẽ đề phòng cẩn thận, tiểu muội dám chắc y không làm gì nổi chúng ta đâu.
Doãn Ngọc cũng tán thành:
- Phải đấy, khi tới chùa Kha Sa Ba, chị họ Hàn chuyên môn bảo vệ chị họ Trương, tiểu muội sẽ cùng công tử đi vào chùa lấy vật báu. Nếu tên nọ không phản trắc thì thôi, mà hễ thấy y có động dạng gì, tiểu muội sẽ cho y nếm mùi Độc Trảo trước.
Thiên Tứ biết võ công của Doãn Ngọc cũng không kém gì Quỷ Y Doãn Chí Tường, để nàng đối phó với Vu Bân thì dư sức, nên chàng tán thành ý kiến đó, rồi bảo phổ cây ra ngoài phố mua hộ mấy bộ quần áo đàn ông và một ít lương khô dùng để đi núi.
Đêm hôm ấy không có chuyện gì xảy ra cả. Sáng sớm ngày hôm sau vừa ngủ dậy. Hàn Thiến Thiến với Doãn Ngọc đã cải nam trang luôn. Tiếp theo đó, hai người lại cải trang hộ cho Trương Thiến Thiến. Nàng nọ không phản đối và cũng không hỏi lý do tại sao lại bắt mình phải cải trang như thế. Khi mặc quần áo cho nàng, thấy nàng chỉ ngẩn người ra cười khì thôi.
Mọi việc đã chuẩn bị xong bốn người cỡi hai con kỳ thú đi ra hỏi cửa Tây thành. Khi ra tới ngoài thành bốn người mới bắt đầu cho bò với hươu phóng chạy.
Khí hậu ở Tây Tạng rét nhiều hơn nóng. Bọn Thiên Tứ bốn người cứ tìm đường nhỏ mà đi, nên toàn đi đường rừng núi hết, nhưng may có hai con thần thú nên không thấy có sự gì là bất tiện cả.
Đi được hai ngày, bốn người đã vượt qua được núi Đường Cổ Lập và đã tới bờ bể Đành Cách Lý.
Nghe theo lời chỉ dẫn của Vu Bân, bọn Thiên Tứ bốn người cứ ven theo bờ biển đi về phía nam. Quả nhiên, không bao lâu, bốn người đã trông thấy một ngôi chùa Lạt Ma xây ở giữa bể, nhưng sự thật gọi là hồ thì mới đúng.
Chùa Kha Sa Ba xây ở trên một hòn đảo, xa xa trông thấy ngôi chùa ấy trắng xóa. Thì ra xung quanh rào tường đều xây bằng đá Đại Lý. Nóc chùa thì vàng chóe, trông không khác gì một toà bảo lũy xây ở trên mặt biển vậy.
Hàn Thiến Thiến đứng ngắm nhìn một hồi lâu rồi mới khẽ thở nhẹ một tiếng và khen ngợi rằng:
- Ồ, đẹp thật!
Doãn Ngọc cũng la lớn:
- Các người xem, ngói ở trên nóc chùa vàng chóe như thế kìa chắc làm toàn bằng vàng hết.
Thiên Tứ đáp:
- Ban Thiền Hoạt Phật xưng hùng xưng bá ở Tây Tạng, tài bảo của y nhiều như một khoảng núi, thì dù y có dùng vàng xây một căn nhà cũng không khó khăn gì hết.
Doãn Ngọc nói tiếp:
- Chùa miếu gì lại xây dựng lênh đênh ở giữa nước như thế? Như vậy họ ra bằng cách nào?
Thiên Tứ thấy nàng ta nói như vậy liền ngẩng mặt lên nhìn, quả thấy xung quanh ngôi chùa toàn là nước hết, không thấy một cái cầu nào bắc qua để ra vào cả. Chàng liền đỡ lời:
- Như vậy cũng kỳ lạ thực!...
Chàng đang ngẫm nghĩ thì bỗng thấy trong chùa Kha Sa Ba có tiếng tù và nổi lên cao vút, làm vang động cả bốn phương.
Thiên Tứ hơi kinh hãi, vội bảo ba nàng rút lui vào trong bụi cây, còn chàng thì vận thần công lên nhìn vào trong chùa để xem coi họ thổi tù và lên như thế làm chi?
Một lát sau, chàng lại nghe thấy trên bờ có tiếng tù và nổi lên như vậy để trả lời. Tiếng tù và ở trong chùa khi đoạn khi tục, hình như đang thông tin tứu với người ở trên bờ vậy.
Bọn Thiên Tứ các người đang ngạc nhiên, thì bỗng nghe thấy trong chùa có tiếng nổ kêu đến “Ùm“ một tiếng, cả bốn người đều giật mình đến phắt một cái.
Tiếng tù và đã ngưng hẳn, không hiểu tại sao và không hiểu ở đâu bắn ra năm chiếc thuyền thật to đi hàng ngang tiến thẳng vào trong bờ.
Năm chiếc thuyền lớn ấy đẹp tuyệt. Trên thuyền có cả đình đài lầu các, trông không khác gì cung điện nhà vua. Những thuyền đó không giương buồm mà xung quanh có mấy chục chiếc bơi chèo thật đều thực nhanh. Trên đỉnh cột buồm ở chiếc thuyền chính giữa có treo một láo cờ vàng nho nhỏ hình tam giác và đang bay phấp phới trước gió. Chỗ Thiên Tứ đứng cách hè chùa Kha Sa Ba chừng mấy chục trượng, nên chàng không sao thấy rõ được mặt mũi của những người ở trên thuyền. Tuy không thấy rõ, nhưng chàng có thể mang máng trông thấy mười mấy Lạt Ma áo vàng đứng ở trên khoang thuyền.
Doãn Ngọc khẽ nói với Thiên Tứ rằng:
- Trông cung cách này, hình như trong thuyền có chuyện gì rất quan trọng vừa xảy ra thì phải?
Thiên Tứ đáp:
- Vị phật sống Ban Thiền này, y ở Tây Tạng không khác gì một vị vua chúa. Cứ xem đội thuyền này của y có trật tự như vậy, thì đã thấy trong chùa thể nào cũng giới bị nghiêm ngặt lắm!
Doãn Ngọc bỗng cười khì và nói tiếp:
- Nếu trong chùa quả có vua thật, thì chúng ta thuận tay lấy luôn vài món đồ của họ để là kỷ niệm kể cũng hay hay.
Lúc ấy đội thuyền đã đi tới gần bờ, tiếng tù và lại nổi lên, và trong bờ có mấy chục Lạt Ma áo vàng ùa ra. Chúng cùng xúm cả vào năm chiếc thuyền đó. Chỉ trong nháy mắt, chúng đã ngồi chật cả năm chiếc thuyền kia luôn.
Năm chiếc thuyền đó lại quay đầu, đi rất đều trở về chùa Kha Sa Ba. Chúng đi đã đều và lúc quay về cũng đều như một. Khi tới gần chùa, chúng đi vào trong đống đá lởm chởm mà lẫn khuất luôn.
Thiên Tứ đứng ngẩn người ra hồi lâu rồi khẽ thởi dài một tiếng và nói:
- Những chiếc thuyền này chắc thế nào cũng là dụng cụ để giao thông với trên bờ của ngôi chùa. Nếu tối nay chúng ta không kiếm được một chiếc thuyền thì đừng hòng phi thân vào trong chùa.
Hàn Thiến Thiến đỡ lời:
- Bây giờ cũng đã muộn rồi. Theo ý tiểu muội thì chúng ta nên đi kiếm khu rừng mà Vu Bân đã hẹn trước với chúng ta để chờ y tới, xem y có cách gì mà qua được mặt hồ này không?
Thiên Tứ đáp:
- Đành chỉ có một cách ấy thôi. Thiến muội phải cẩn thận trông nom bệnh nhân, đừng có để cho cô ta nổi khùng là hỏng việc lớn đấy.
Ba người lại lẳng lặng dắt Trương Thiến Thiến đi ven theo bờ hồ và tiến về phía nam. Đi được một quãng, quả thấy có khu rừng thông rất rậm rạp. Mọi người liền lấy lương khô ra ăn cho đỡ đói. Ăn xong, Thiên Tứ bảo Hàn Thiến Thiến dẫn Trương Thiến Thiến cùng hai con thần thú đi sâu vào trong rừng ẩn núp để đợi chờ, còn chàng với Doãn Ngọc thì ngồi ở trên bãi cỏ chỗ bên lề rừng, để vận công điều tức và chờ đợi Vu Bân tới.
Không bao lâu, mặt trời đã lặn hẳn, bốn bề yên lặng như tờ. Thiên Tứ bỗng nghe thấy có tiếng gió động tà áo rót vào tai. Chàng liền mở mẳt ra nhìn và khẽ dặn Doãn Ngọc rằng:
- Doãn cô nương, lát nữa tên họ Vu tới, chúng ta thế nào cũng phải cẩn thận đề phòng y, và cô nương phải đặc biệt chú ý đến hành động của y.
Doãn Ngọc khẽ cười và đáp:
- Đại ca cứ yên tâm. Y không thể làm gì nổi chúng ta đâu.
Thiên Tứ lại nói tiếp:
- Nếu y không có lòng phản trắc thì chúng ta cũng không nên thất tín với y.
Doãn Ngọc vừa nói bông đùa vừa đáp:
- Thưa công tử gia, tôi biết rồi ạ.
Nàng vừa nói vừa lấy chiếc khăn lụa trắng ra che mặt, và vén tay áo lên xem xét lại những cái móc độc giấu ở trong tay áo.
Lúc ấy, đã có hai bóng người đi như bay tới.
Thấy thế, Thiên Tứ cau mày lẩm bẩm nói:
- Sao lại có thêm một người?
Khinh công của hai người đó rất cao siêu, chỉ thoáng cái đã tới gần Thiên Tứ với Doãn Ngọc rồi. Một người là Vu Bân, còn một người nữa là một thiếu niên mặt mũi âm trầm, lưng đeo trường kiếm.
Vu Bân thấy Thiên Tứ với Doãn Ngọc ngồi vận công điều tức như vậy, đoán chắc hai người đã tới lâu rồi. Y liền lộ vẻ kinh ngạc, vội chắp tay chào và nói:
- La thiếu hiệp thực là người rất trọng chữ tín, chúng tôi đã giở toàn lực ra đi mà vẫn tới chậm hơn hai vị một bước.
Thiên Tứ tủm tỉm cười, cùng Doãn Ngọc thủng thằng đứng dậy, chàng liếc nhìn thiếu niên đeo kiếm và hỏi:
- Vị này là…
Vu Bân vội đỡ lời:
- Y là sư đệ của tại hạ họ Bành tên Vân, biệt hiệu là Thiên Thủ Đồng, rất sở trường về môn ám khí vả lại biết bơi thuyền cùng bơi lội. Vì tại hạ nhận thấy công việc đêm này không phải là chuyện thường nên mới đặc biệt rủ y tới giúp sức.
Nói xong, y bèn giới thiệu Bành Vân cho Thiên Tứ với Doãn Ngọc. Tuy thái độ của Bành Vân rất cung kính, nhưng hai mắt y lúc nào cũng ngắm nhìn Doãn Ngọc hoài, hình như y thấy một mỹ nhân tuyệt thế mà lại dùng miếng lụa trắng che mặt như vậy rất lấy làm kỳ lạ, nên y vừa hiếu kỳ vừa hoảng sợ.
Thiên Tứ thấy thế có vẻ không vui, nhưng chàng không nói gì hết chỉ lấy lệ và nói khách sáo rằng:
- Như vậy cảm phiền Bành huynh.
Doãn Ngọc bỗng cười khì, giơ tay lên bịt miệng và đưa đôi mắt đẹp liếc nhìn Bành Vân một cách hết sức tình tứ. Bành Vân ngạc nhiên hỏi:
- Cô nương cười gì thế?
Doãn Ngọc đáp:
- Tôi buồn cười là vì sư huynh đệ hai vị đều có biệt hiệu hay hay. Một người gọi là Tam Thủ Di Đà, còn một người thì gọi là Thiên Thủ Đồng Tử. Nếu vậy họp nhau lại thì hai vị có tất cả bao nhiêu cái tay?
Chưa được trông thấy rõ mặt thực, chỉ trông thấy đôi mắt và tiếng cười tiếng nói mê hồn của Doãn Ngọc, Bành Vân đã cảm thấy trong người rạo rực ngây ngất, nên y vội cười nịnh và đáp:
- Cô nương khéo nói bóng thực, biệt hiệu của tại hạ là do những người giang hồ đặt bừa cho đấy thôi.
Vu Bân cau mày lại và lên tiếng ngắt lời hai người mà nói:
- La thiếu hiệp tới sớm vậy có thấy tình hình gì của chùa Kha Sa Ba không?
Thiên Tứ bèn kể lại hành động của đội thuyền mà chàng đã mục kích hồi nãy cho Vu Bân nghe.
Vu Bân bỗng dậm chân xuống đất một cái, thở dài và nói tiếp:
- Quả nhiên đã bị y tới trước! Hà, thế này thì nguy tai thực.
Ngừng giây lát, y mới nói tiếp:
- Khi rời khỏi Lộc Mã Lãnh, tại hạ đã nghe người ta đồn đại là Ban Thiền Hoạt Phật đã biểt rõ hành tung và mục đích của La thiếu hiệp rồi. Xưa nay y không ở trong chùa Kha Sa Ba, nhưng sau khi hay tin đó, y mới vội vã đem theo mấy chục cao thủ của Hoàng Giáo đi từ Lập Sát về Kha Sa Ba. Những người mà thiếu hiệp trông thấy hồi chiều đó chính là Hoạt Phật với các thủ hạ của y đấy.
Thiên Tứ đỡ lời:
- Chúng ta đã tới đây rồi, thế nào cũng phải gặp Ban Thiền một phen, để xem võ công tuyệt thế của y ra sao. Nhưng chùa Kha Sa Ba xây dựng giữa hồ như vậy, không có thuyền bè thì làm sao mà sang được?
Vu Bân đỡ lời:
- Vấn đề gì chứ vấn đề này thì thiếu hiệp khỏi lo, tại hạ đã ra vào trong chùa mấy lần rồi, nên đã sớm chuẩn bị…
Nói tới đó y bỗng nhìn bốn chung quanh một vòng, rồi ngạy nhiên hỏi:
- Ủa, còn hai vị nữ hiệp nữa sao không thấy?
Thiên Tứ đáp:
- Hai cô nương ấy đã có chỗ ẩn núp riêng rồi, vì vào trong chùa chúng ta không nên đi nhiều người. Bằng không mục tiêu quá lớn…
Vu Bân vội nói tiếp:
- Thiếu hiệp nói rất phải, như thế tiện hơn. Bây giờ đã muộn rồi, chúng ta phải nên đi ngay mới được.
Thiên Tứ gật đầu, liền cùng Doãn Ngọc theo anh em Vu Bân đi tới chỗ bờ hồ. Doãn Ngọc cố ý đi chậm lại một bước, vừa cười vừa hỏi Bành Vân rằng:
- Chúng ta có phải ngồi thuyền không?
Bành Vân đáp:
- Chính thế, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn thuyền rồi.
Doãn Ngọc lắc đầu nói tiếp:
- Ối chà, từ bé đến lớn tôi sợ nhất là ngồi thuyền, hễ sơ suất một tý, té xuống dưới hồ thực là nguy tai.
Bành Vân vừa cười vừa đỡ lời:
- Xin cô nương cứ yên tâm, do tại hạ cầm lái bơi chèo, cam đoan vững chắc như ở trên mặt đất vậy, thân thuyền không lắc lư một tí nào hết.
Doãn Ngọc lại nói tiếp:
- Nếu vậy thì hay lắm, chờ lát nữa khi xuống thuyền, thiếu hiệp phải ngồi gần tôi mới đỡ sợ.
Thấy nàng ta nói như thế, Bành Vân cảm thấy khoan khoái vô cùng vâng lời luôn mồm, nhưng y có biết đâu bàn tay tử thần đã sắp đến họng rồi.
Đi được một hồi, bốn người đã tới bờ hồ. Vu Bân tiến vào trong bụi lau, tìm kiếm một hồi, đã lôi ngay một chiếc thuyền nhỏ ra. Chiếc thuyền nhỏ ấy vừa chở đúng bốn người.
Thiên Tứ trông thấy chiếc thuyền nhỏ này không có dấu vết nước hoen ố và cũng không thấy dình bùn gì hết, hình như mới để ở đó không lâu, nên chàng đã hiểu biết mấy thành ngay.
Vu Bân với Bành Vân đẩy thuyền xuống nước, rồi mời Thiên Tứ với Doãn Ngọc xuống thuyền. Xong đâu đấy, anh em chúng người ngồi đằng mũi, người ngồi đằng lái và từ từ chèo thuyền đi luôn.
Doãn Ngọc ngồi ở đằng lái, thỉnh thoảng lại đưa mắt tống tình Bạch Vân một cái và còn khua động chiếc tay áo bằng lụa rất dài. Bành Vân lại tưởng cô gái đẹp như hoa nở nầy có tình ý với mình, đôi mắt hau háu rất si tình của hắn cứ nhìn chòng chọc vào nàng mà không chớp.
Chiếc thuyền nhỏ lẳng lặng lướt trên mặt nước, chỉ đằng lái vì có mái chèo khua động, nên mặt nước mới có hơi một làn sóng nho nhỏ, nhưng đi thì rất vững chãi bằng phẳng.
Một lát sau, thuyền đã tới gần chùa Kha Sa Ba. Vu Bân liền bảo Bành Vân vòng ra chỗ đống đá lởm chởm ở phía sau chùa, rồi y giơ tay lên chỉ một cái cửa nhỏ ở trên cao chừng mười trượng mà khẽ nói với Thiên Tứ rằng:
- Thiếu hiệp thử xem cửa sổ kia là cửa sổ văn phòng chứa các đồ vật, chúng ta vào tới đó, đi vòng qua dãy hành lang là tới chính diện luôn.
Thiên Tứ xem xét hoàn cảnh, tự tin dùng Bích Hổ Công có thể leo được lên trên đó, nên chàng liền hỏi:
- Bạn bảo con Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ để ở trong đại diện phải không?
Vu Bân đáp:
- Trước kia thì con vật đó để trong một cái hộp thủy tinh bầy ở trên đại điện. Nhưng từ khi phong thanh người thiên hạ định đến cướp giật, Ban Thiền Hoạt Phật sợ bị người lấy trộm mất, y liền đem nó vào một căn tiểu phật đương ở cạnh phòng ngủ của y. Còn con bầy ở trên đại điện chỉ là Thiềm Thừ giả thôi.
Thiên Tứ lại hỏi tiếp:
- Thế bạn có biết tiểu phật đường đó ở đâu không?
Vu Bân đáp:
- Nếu không biết thì tại hạ đâu dám dẫn La thiếu hiệp đi? Nhưng căn phòng ấy xung quanh đều có cơ quan máy móc bố trí, nên ngoài đi vòng quanh đại điện mới tới được. Trong điện thường thường vẫn có mười sáu cao thủ luân phiên gác, huống hồ buồng ngủ của Phật sống lại ở ngay cạnh chỗ đó, nên chúng ta muốn ra tay cũng không phải là chuyện dễ. Vì vậy tại hạ đã vào chùa bẩy lần mà không ăn thua gì.
Thiên Tứ ngửng mặt lên nhìn trên vách chùa, tủm tỉm cười và hăng hái nói tiếp:
- Thôi được, chúng ta hãy thử thách xem số của chúng ta có hên hay không?
Nói xong, chàng phi thân lên trên những tảng đá, khi chàng nhún chân nhẩy, mà thuyền không hề tròng trành chút nào.
Vu Bân vẫy tay gọi Doãn Ngọc với Bành Vân, rồi cùng nhẩy ngay lên trên bờ. Bành Vân tay vẫn cầm sợi dây, lôi kéo chiếc thuyền vào trong khe đá cột lại, rồi y lại xuống thuyền ngồi đợi chờ, chứ không có ý theo các người vào chùa.
Doãn Ngọc thấy thế khẽ nói:
- Thiếu hiệp không vào trong chùa ư?
Bành Vân vừa cười vừa đáp:
- Nếu tôi cũng lên cả, nhỡ chiếc thuyền này bị bọn Lạt Ma lấy mất, thì chúng ta có lấy được vật báu cũng đành thúc thủ để cho chúng bắt giữ thôi.
Doãn Ngọc chỉ tủm tỉm cười thôi, chứ không nói năng gì nữa. Lúc ấy Thiên Tứ đã bắt đầu giở “Bích Hổ Công” leo lên trên vách rồi.
Vu Bân đeo một cây giáng ma chử rất nặng nề với một cái bọc nho nhỏ, đang đứng ở dưới chân tường ngửng đầu lên, thấy Thiên Tứ đã lên tới gần cửa sổ, liền khẽ nói với Doãn Ngọc rằng:
- La thiếu hiệp trẻ tuổi như thế, nội gia chân lực đã luyện tới mức độ cao siêu như vậy thực là hiếm có!
Doãn Ngọc vừa cười vừa hỏi:
- Bạn thử tính xem, nếu bạn đấu với La đại ca, liệu bạn có thể thắng nổi hay không?
Nghe thấy nàng nói như vậy, Vu Bân giật mình đến thót một cái, vội đáp:
- Tại hạ sao địch nổi La thiếu hiệp.
Làm ra vẻ rất ngây thơ, Doãn Ngọc hỏi tiếp:
- Bạn thử ước đoán xem tôi với La công tử, võ công ai cao siêu hơn?
Thấy nàng hỏi vớ vẩn như vậy. Vu Bân không biết trả lời như thế nào cho phải, liền lắc đầu đáp:
- Vấn đề này… Tại hạ không dám đoán bừa…
Bỗng nghiêm nét mặt lại, Doãn Ngọc khẽ nói tiếp:
- Nói thực cho bạn biết, võ công của La công tử còn kém tôi một quãng xa.
Vu Bân giật mình kinh hãi, với vẻ mặt bán tín bán nghi, trố mắt lên nhìn nàng, nên y không biết lời nàng nói thực hư ra sao.
Doãn Ngọc vừa vười vừa nói tiếp:
- Bạn không tin phải không? Này đây, thử xem tôi đây.
Nàng vừa nói vừa nhún chân một cái, người đã nhẹ như một đám mây trắng từ từ bay lên luôn.
Thuật khinh thân của nàng vốn dĩ cao siêu và cái nhẩy đó ít nhất cũng có thể nhẩy lên được bẩy tám trượng cao. Vu Bân với Bành Vân đều ngửng đầu lên nhìn, thấy nàng bỏ giơ tay áo ra phất một cái, đầu áo vừa dính vào vách đá, người nàng lại lên được hơn một trượng nữa và đã sắp tới chỗ cửa sổ rồi. Tiếp theo đó, nàng lại dùng tay áo bên phải tung ra một cái, trong tay áo như có một vật gì hút chặt vào vách tường, khiến người đã lên hết đà sắp rơi xuống lại bắn lên được một lần nữa. Lần này nàng đã lên tới mép cửa sổ rồi.
Vu Bân thấy thế mặt liền biến sắc, rất hoảng sợ quay lại nhìn Bành Vân một cái rồi trầm giọng hỏi:
- Môn này là võ công gì thế? Dù là Lăng Không Hư Bộ cũng chỉ đến thế là cùng.
Bành Vân lẳng lặng không nói năng gì cả, mà chỉ rầu rĩ lắc đầu thôi.
Vu Bân lại ngửng đầu lên nhìn tiếp, thấy Doãn Ngọc đã ở bên trong ngó đầu ra ngoài cửa vẫy tay gọi y lên. Y có vẻ nhức óc, liền nói với Bành Vân rằng:
- Nếu mỗ chưa ra lệnh, thì sư đệ đừng có giở hành động gì bừa bãi nhé!
Nói xong y cũng giở “Bích Hổ Công” ra leo lên vách.
Vào tới trong phòng chứa đồ, Thiên Tứ đã vội đi tới ngó qua khe cửa để nhìn ra ngoài lối đi. Chờ Vu Bân lên tới nơi rồi, Doãn Ngọc lại ngồi lên cửa sổ, hai chân đu đi đu lại.
Bàn tay đã toát mồ hôi lạnh ra, Vu Bân rất hồi hộp rút cây giáng ma chử ở trên vai xuống, với giọng khàn khàn nói:
- La thiếu hiệp, chúng ta bắt đầu tiến hành đi.
Thiên Tứ vội xua tay và khẽ bảo lại y rằng:
- Hãy khoan đã, vừa rồi có mấy tên Lạt Ma đi tuần qua đấy.
Vu Bân cũng vội tiến tới cạnh cửa, ngó qua khe hổng, quả thấy mấy tên Lạt Ma áo vàng đang lần lượt đi về phái đại điện. Y liền nói:
- Có lẽ mấy tên Lạt Ma này đi ra đại điện để thay phiên canh gác, chúng ta hãy đợi chờ chúng cắt canh xong rồi hãy hành động cũng chẳng muộn.
Một lát sau, quả nhiên lại có tám chín tên Lạt Ma áo vàng ở đại điện đi quay trở lại, khi đi qua căn phòng chứa đồ, chúng đi rất chậm. Một tên trong bọn lầm bầm nói:
- Phật sống đã về chùa rồi, vật báu cũng đã cất đi rồi, tôi không tin kẻ trộm lại táo gan đến thế, dám vào trong chùa này thì như là đem thân vào chỗ chết vậy.
Tên thứ hai đỡ lời:
- Chúng ta khỏi cần biết kẻ trộm có tới hay không, cứ biết chúng ta đã hết phiên gác rồi. Đi về phòng ngủ cho một giấc thực đã. Chưa biết chừng ngày mai Hoạt Phật lại khai đàn, chúng ta lại bận tíu tít chứ không sai.
Chúng nói toàn tiếng Tây Tạng. Thiên Tứ nghe không hiểu, chờ chúng đi khỏi rồi, chàng mới khẽ hỏi Vu Bân rằng:
- Bạn có nghe hiểu tiếng Tây Tạng không?
- Biết chút ít, bọn Lạt Ma này đã được Ban Thiền huấn luyện từ lâu, nên trong bọn chúng đa số đều biết nói tiếng Hán cả.
Thế rồi Vu Bân bèn dịch lại những lời nói của bọn Lạt Ma cho Thiên Tứ hay.
Thiên Tứ lại nói tiếp:
- Có lẽ chúng đã giấu con Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ vào một nơi rất kín đáo. Bây giờ làm thế nào bắt được một tên Lạt Ma để hỏi dò trước, rồi hãy hạ thủ sau.
Vu Bân vội đỡ lời:
- Chớ nên bứt dây động rừng như vậy, trong người tạ hạ có mang theo mê hương, chúng ta hãy nghĩ cách kiềm chế bọn Lạt Ma đang canh gác ở trong đại điện trước, như vậy chúng ta mới tiện hành sự.
Ngẫm nghĩ giây lát, Thiên Tứ mới gật đầu tán thành:
- Được, chúng ta cứ tiến hành như thế. Nhưng bạn nên nhớ kỹ, chúng ta chỉ lấy đồ đạc thôi, chứ không được giết người bừa bãi.
Vu Bân vừa gật đầu nhận lời, vừa móc túi lấy một bình nước ra tưới vào cột cửa chút ít, rồi mới khẽ kéo cánh cửa ra. Quả nhiên làm như thế không có một tiếng kêu “kẹt” gì hết.
Doãn Ngọc đột nhiên cười khì, xen lời hỏi:
- Tam Thủ Vi Đà hình như là chuyên môn làm giặc, trò gì cũng biết hết.
Bỗng quay người lại khép kín cửa phòng, Vu Bân trầm giọng nói:
- Bây giờ ở chỗ nguy hiểm như thế này, Doãn cô nương đừng nên nói bóng như thế nữa.
Doãn Ngọc vừa cười vừa đáp:
- Hai người cứ đi, tôi ở chỗ cửa sổ này canh gác.
Vu Bân ngạc nhiên hỏi:
- Sao Doãn cô nương…
Doãn Ngọc vội đáp:
- Tôi ở đây vừa có thể tiếp ứng được cho hai người, và vừa có thể canh gác cả cho Thiên Thủ Đồng Tử, không để cho bọn Lạt Ma cướp mất chiếc thuyền, thì lúc ấy không còn đường lối nào trở về nữa.
Thiên Tứ xen lời nói:
- Như vậy cũng được, nhưng cô nương phải cẩn thận một chút, nếu chúng tôi có ngộ hiểm, thì cô nương đừng có mạo hiểm tiến vào trong, mà mau ra ngoài chùa để nghĩ cách cứu giúp nhé!
Doãn Ngọc đáp:
- Tôi biết rồi, công tử nên cẩn thận đề phòng đến bổn thân thì hơn, đừng có mắc hỡm người ta nhé!
Tuy trong lòng hoài nghi, Vu Bân vẫn không dám nói nhiều, đành phải đóng cửa phòng lại rón rén đi trước, Thiên Tứ theo sau, tiến thẳng về phía đại điện.
Hai người qua hành lang sang phía tây là tới cửa ngách của đại điện ngay, và đi sang phía đông vòng qua một cái lư hương thì tới hậu viện của bọn Lạt Ma ở liền. Chùa Kha Sa Ba này kiến trúc rất kiên cố, toàn xây bằng đá Đại Lý hết, chỉ có những cánh cửa là bằng gỗ thôi, còn không thì xây bằng đá hoặc làm bằng sắt, vật gì cũng bất di bất dịch cả.
Vu Bân với Thiên Tứ đi tới của ngách của đại điện. Vu Bân liền cởi cái bọc áo nho nhỏ ra, lấy hai cái áo cà sa mầu vàng ra, rồi y với Thiên Tứ mỗi người mặc một cái vào, và y còn lấy hai cái mũ mầu xanh trắng ra đưa cho Thiên Tứ một cái để cùng đội. Cải trang xong, hai người trông giống hệt Lạt Ma liền.
Vu Bân rỉ tai Thiên Tứ khẽ dặn rằng:
- Thiếu hiệp cứ theo tôi vào, ra tay phải thực nhanh, đừng để cho chúng kịp trở tay phản ứng lại.
Thiên Tứ gật đầu. Vu Bân lại đưa cho chàng hai viên thuốc giải mê, bảo chàng nhét vào trong mũi để đề phòng, rồi y với chàng hai người lần bước vào trong đại diện ngay.
Trong đại diện ấy thực là trang hoàng lịch sự, một đầu có một tấm màn phủ xuống, đó là khăn thờ, còn ba mặt kia đều có cửa sổ dài và bảy tám cái cửa nhỏ. Trên điện trải một tấm thảm bằng nỉ rất dày, vì người Lạt Ma vái lạy khác hẳn người Hán. Mỗi khi họ vái lạy, họ nằm phục xuống chứ không quì như người Hán, cho nên khắp đại diện đều trải tấm thảm dày như vậy.
Vừa vào tới trong đại điện. Vu Bân đã gặp bốn tên Lạt Ma đứng sát cách ngăn cản lối đi… Không đợi chờ đơi phương lên tiếng hỏi, Vu Bân đã nằm phục ngay xuống, dùng tiếng Tây Tạng kêu gọi:
- Sư huynh!
Bốn tên Lạt Ma chưa nhìn kỹ đối phương là ai, thấy hành động đại lễ như vậy, đều không hẹn mà nên, cũng nằm phục xuống đáp lễ.
Nói thì chậm, trong lúc bốn tên Lạt Ma vừa đáp lễ, thì Thiên Tứ đã lẻn ngay vào, dùng ngón tay búng mấy cái, đã điểm trúng yếu huyệt của bốn tên luôn. Vu Bân vội đứng dậy, tiến lên mấy bước, vòng qua khán thờ. Phía đó cũng có bốn tên Lạt Ma, chúng nghe thấy tiếng động, vừa quay đầu lại ngỡ ngàng. Vu Bân lên tiếng gọi: “Sư huynh” và nằm phục ngay xuống như trước.
Bốn tên Lạt Ma này đã nghi ngờ rồi, nhưng không ngờ đối phương lại dùng đại lễ vái lạy như thế, nhất thời chúng luống cuống cả chân tay lên, và cũng đành phủ phục xuống đáp lễ lại. Cũng ra lay như lối trước, chỉ trong nháy mắt, Thiên Tứ đã kiềm chế được bốn tên Lạt Ma nữa.
Phương pháp ấy rất công hiệu. Chỉ trong nháy mắt chàng đã điểm huyệt được tám tên Lạt Ma luôn. Nhưng lúc ấy trong đại điện không có cái gì che lấp cả, nên tám tên Lạt Ma kia bị điểm huyệt xong thì tám tên kia đã phát giác. Chúng cùng khẽ thét lên một tiếng và chạy ngay lại.
Vu Bân vứt cái mũ ở trên đầu đi, rút giáng ma chử ra và bảo Thiên Tứ rằng:
- La thiếu hiệp, mau ra tay tấn công đi!
Biết thời gian rất cấp bách, công việc thành hay bại đều trông mong vào đợt tấn công này, Thiên Tứ vội vận chân lực lên, liên hoàn tấn công luôn bốn chưởng.
Bốn chưởng ấy, Thiên Tứ đã giở toàn lực ra đối phó nên rất lợi hại. Hai tên Lạt Ma đi trước chỉ kêu được một tiếng “hự” đã ngã lăn ra đất ngay.
Vu Bân cũng múa tít cân giáng ma chử chỉ đông đánh tây, chỉ nam đánh bắc, nhưng bọn Lạt Ma này đều là những người lựa chọn trong trăm người lấy một, mà Vu Bân bằng sao được Thiên Tứ, tất nhiên y không sao hạ nổi bọn Lạt Ma nhanh nhẹn như Thiên Tứ được.
Một tên Lạt Ma nhảy ra khỏi vòng đấu, phi thân tới trước cái chuông treo gần đó, cầm cái dùi định gõ để báo động. Thiên Tứ thấy thế vội lấy hai chiếc đũa gang ra ném luôn. Tên Lạt Ma đã sắp gõ trúng cái chuông, không ngờ có người dùng ám khí ném, nên yếu huyệt ở cổ tay của y bị chiếc đũa của Thiên Tứ ném trúng liền, cái dùi của y rớt ngay xuống đất, nhưng vẫn va chạm phải mép chuông, nên có tiếng “coong” tức thì.
Vu Bân cả kinh thất sắc, vội nói:
- Hỏng hết rồi, tiếng chuông kêu như vậy, mấy trăm cao thủ trong chùa sẽ tới viện ngay, như vậy đêm nay chúng ta lại mất công tới rồi.
Thiên Tứ hối hận vô cùng, gắng sức tấn công thêm hai chưởng nữa, lại có thêm hai tên Lạt Ma bị đánh té theo. Chàng liền nói:
- Chúng ta không nên thoái chí như vậy, cứ việc xông vào bên trong đi!
Trong lúc chàng nói như vậy, tay đã chộp được cổ tay của một tên Lạt Ma nữa. Vu Bân cũng đánh té được một tên. Còn lại một tên tội vội quay người ù té chạy ra ngoài điện.
Thiên Tứ lại dùng đũa gang ném luôn, trúng ngay yếu huyệt ở chỗ khuỷu chân, thế là tên nọ ngã lăn ra đất luôn.
Thiên Tứ tay lôi kéo tên Lạt Ma mồm thì hỏi Vu Bân:
- Tiểu Phật đường ở đâu thế?
Có vẻ hoảng hốt hãi sợ, Vu Bân đáp:
- La thiếu hiệp, hành tung của chúng ta đã bại lộ rồi, đêm này không thể nào tiếp tục thi hành được nữa…
Thiên Tứ đáp:
- Chúng ta đã tốn công vào tới đây, chả lẽ lại trở về tay không hay sao? Lần sau, chỉ e không còn dịp may như thế này.
Vu Bân sợ sệt đáp:
- Trong chùa có ngót hai trăm Lạt Ma, với sức lực của hai ta thì địch sao nổi chúng?
Lúc ấy hai người đã văng vẳng nghe tiếng chân người nhộn nhịp ở đằng xa vọng tới, hiển nhiên tiếng chuông vừa rồi đã làm cho các người ở trong chùa hay tin rồi.
Thiên Tứ cương quyết nói:
- Bạn hãy nói cho tôi biết Tiểu Phật đường ở đâu, rồi bạn rút lui trước và chèo thuyền ra chỗ cách bờ chừng mười trượng đợi chờ tôi.
Thấy chàng nói một cách cương quyết như vậy. Vu Bân biết có khuyên cũng vô ích, nên y nghĩ ra được một kế liền đáp:
- Thôi được, La thiếu hiệp đã không tiếc thân như thế, chả lẽ Vu mỗ lại không dám theo hay sao?
Nói xong, y múa cây giáng ma chử đi trước, tiến tới cửa nhỏ ở phía bên trái của đại điện.
Thiên Tứ vẫn nắm chặt tay một tên Lạt Ma mà đi theo Vu Bân, ba người vừa đi tới cánh cửa, đã nghe thấy có tiếng người quát hỏi:
- Bọn giặc táo gan thực, đi đâu thế?
Tiếng quát tháo ấy không khác gì là tiếng sấm nổi lên trong lúc trời quang mây tạnh và chấn động đến đại điện cũng phải rung chuyển, đủ thấy thanh thế kinh người như thế nào.
Vu Bân với Thiên Tứ quay đầu lại nhìn, thấy các cửa ngách ở hai bên đại điện đã có rất nhiều Lạt Ma xông ra, tên nào tên nấy tay đều cầm khí giới. Người đi đầu là một phiên tăng rất hung ác, mày rậm mắt to, mũi cao má hóp, tay cầm một cây thiền trượng rất nặng nề.
Vu Bân thở dài một tiếng, rồi nói tiếp:
- Bây giờ có muốn chạy cũng không thể nào chạy thoát được nữa…
Thiên Tứ nhìn thăng vào mặt phiên tăng nọ, mồm thì khẽ hỏi Vu Bân rằng:
- Người này có phải là Ban Thiền Hoạt Phật không?
Vu Bân đáp:
- Không, y là một trong tứ hộ pháp của Hoạt Phạt, tên là Cát Ba, ngọai công của y lợi hại lắm, đao kiếm không sao chém lọt.
Y vừa dứt lời nói tới đó thì Cát Ba đã quát bảo tăng chúng giải huyệt cho những người bị điểm huyệt nằm ở dưới đất, rồi y xách thiền trượng từ từ tiến tớ gần chỗ sơn môn.
Thiên Tứ đưa tên phiên tăng bị bắt giữ cho Vu Bân và khẽ bảo rằng:
- Bạn hãy đưa y vào trong nhà, nơi đây có tôi chống đỡ rồi.
Vu Bân cả mừng vâng lời, vội vàng lôi tên Lạt Ma kia lui ngay vào trong phòng ấy. Thiên Tứ đứng chặn ngay trước cửa phòng giơ chưởng lên trước ngực để chuẩn bị. Cát Ba giơ tay lên phất một cái, bọn phiên tăng đều xông cả lên bao vây chặt lấy của phòng nho nhỏ kia, rồi đứng yên để chờ lệnh tấn công.
Thiên Tứ lạnh lùng quát lớn:
- Tại hạ là Thiên Tứ, vì tiện nội trúng độc muốn mượn Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ của quý giáo để sử dụng, chứ không có ý gì gây thù với quý giáo hết.
Cát Ba cười khẩy quát rằng:
- Tiểu tặc táo gan, nói mà không biết ngượng mồm. Ngươi tự tiện vào trong chùa cấm này tội đã đáng chết rồi, huống hồ lại còn ý định lấy trộm vật báu của bổn giáo nữa.
Nói tới đó, y liền ra lệnh cho bọn phiên tăng:
- Mau bắt y đi!
Bốn năm tên Lạt Ma đứng cạnh đó đều vâng lời, tay cầm giới đao xông lên bổ luôn.
Thiên Tứ quát lớn một tiếng, giơ chưởng lên chống đỡ luôn.
Cánh cửa ấy rộng chỉ ba thước, nay bị Thiên Tứ đứng án ngữ ở giữa cửa, bọn Lạt Ma chỉ có một cách là ở đằng trước tấn công thôi, chứ không còn cách nào hơn thế nữa. Khi “Thiên Lôi Thần Chưởng” của Thiên Tứ vừa đưa ra, chưởng lực đã như vũ bão dồn vào người mấy tên Lạt Ma kia ngay. Bọn Lạt Ma bị chưởng lực đẩy luôn sáu bẩy bước.
Thiên Tứ lại nói tiếp:
- Tại hay không muốn đả thương người, mong các người đừng có dồn ép tại hạ quá.
- Tên súc sinh này ngông cuông thực, chùa Kha Sa Ba này có phải là chỗ để ngươi xưng hùng với quấy nhiễu đâu. Có giỏi thì hãy tiếp mấy thế võ của phật gia đây.
Thiền trượng của y đã theo tiếng nói nhằm ngực Thiên Tứ tấn công tới liền. Không sao tránh né nổi, Thiên Tứ đành phải giơ chưởng lên chộp lấy đầu thiền trượng của Cát Ba, đồng thời tay phải xử dụng thế “Đoạn Lâm Trầm Cân” (chặt dây thừng làm đắm thuyền) để trả đũa.
Cát Ba thị môn Kim chung trạo của mình đã có mười thành hỏa hầu, nên y không bị lui bước chút nào, trái lại còn trầm thiền trượng xuống và đưa mạnh về phía trước, mồm thì quát lớn:
- Đi đi!
Y tưởng Thiên Tứ không sao chống nổi thế trượng vừa nặng vừa mạnh ấy, thế nào cũng bị đẩy lui vào bên trong. Ngờ đâu y vừa quát xong, đã thấy đầu trượng bị Thiên Tứ nắm chặt, đồng thời bụng của mình cũng bị đánh trúng một chưởng kêu đến “bùng” một tiếng.
Tuy y đã có mười thành hỏa hầu môn Kim chung trạo nhưng Thiên lôi Thần chưởng của Thiên Tứ là một môn chường lực chí cương nhất trong thiên hạ. Nên y bị đánh chúng chưởng ấy như bị một cái búa đập mạnh phải. Y kêu “hự” một tiếng và phải buông ngay thiền trượng ra, còn người loạng choạng lui về phía sau năm sáu bước và ngồi phịch xuống đất, hai con mắt trợn tròn xoe, vừa kinh hãi vừa ngơ ngác, nhìn Thiên Tứ không chớp.
Có hai tên phiên tăng khác vội chạy lại hỏi y rằng:
- Hộ pháp có bị thương không?
Cát Ba lắc đầu đáp:
- Không việc gì! Chưởng lực của tiểu tử khốn kiếp ấy nặng nề lắm, chấn động đến nội phủ của bổn hộ pháp, nên cũng hơi cảm thấy đau nhức một chút.
Chúng dùng tiếng Tây Tạng nói với nhau, nên Thiên Tứ không hiểu biết gì hết, và nhân lúc Cát Ba chưa bò dậy, chàng liền quay đầu nhìn vào phía trong, trầm giọng hỏi:
- Vu huynh có kiếm thấy gì không?
Ngờ đâu, chàng hỏi luôn hai tiếng mà không nghe thấy Vu Bân trả lời gì cả. Thiên Tứ rất ngạc nhiên, đang định quay đầu vào bên trong xem xét, đã nghe thấy tiếng gió động, hai thanh giới đao đã nhằm mặt mình chém tới. Chàng liền cầm cây thiền trượng vừa cướp được của Cát Ba múa nhanh như gió cuốn, liền có hai tiếng kêu “coong coong”, hai thanh giới đao đã bị chàng gạt bắn tung ra hết. Chàng lại vội kêu gọi liên tiếp rằng:
- Vu huynh có tìm thấy Bích Ngọc Kim Thiềm Thừ không?
Ngờ đâu, chàng gọi luôn mấy tiếng mà không thấy ai trả lời cả. Chàng mới biết là nguy tai, vội gắng sức tấn công luôn mấy trượng, đẩy lui mấy tên phiên tăng vừa ở bên ngoài xông vào, rồi chàng lui luôn vào trong căn phong nho nhỏ ấy. Nhưng chân chàng vừa bước lui vào bên trong đã cảm thấy chỗ dẫm chân mềm nhũn như bông. Chàng hãi sợ vô cùng, chưa kịp nghĩ cách đối phó thì người chàng đã rớt xuống bên dưới tức thì. Cát Ba với bọn phiên tăng ở bên ngoài đều lớn tiếng cười ha hả.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Hai Đầu
Trần Thanh Vân
Người Hai Đầu - Trần Thanh Vân
https://isach.info/story.php?story=nguoi_hai_dau__tran_thanh_van