Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Con Đường Mây Trắng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 11: Sáu Ngày Trên Sông Đóng Băng
C
huyến đi trên dãy Himachal Pradesh nằm phía tây Tây Tạng, mà ở giữa là những tiểu quốc Ấn Độ, là một chuyến đi nguy hiểm giữa mùa đông. Nó có thể chấm dứt bằng một tai họa nếu tôi không từ chối kế hoạch của ông bạn chột mắt của viên tỉnh trưởng đi theo đến biên giới. Vì muốn làm xong việc càng sớm càng tốt, ông cố đi con đường ngắn nhất và đẩy chúng tôi vào vùng không người ở bên kia biên giới, mặc cho chúng tôi có thể nguy khốn vì thiếu lương thực, chỗ ăn ở và thiếu phương tiện chuyên chở. Ông lấy lý do là con đường thường đi đã bị tuyết phủ kín và không còn cách nào khác hơn cách đó để đi Ấn Độ. Cũng may là trước khi rời Ấn Độ chúng tôi có nghiên cứu kỹ lưỡng bản đồ biên giới Ấn -Tạng (thường không bán, chỉ dành cho cơ quan nhà nước) và chụp bản sao. Nhờ thế mà tôi kịp thời khám phá ra mối nguy hiểm này. Tôi từ chối kế hoạch của ông và nhất định đi hướng của thương nhân thường đi và nếu cần, đợi hết tuyết mới qua đèo.
Nếu giữa tháng 12 mà gọi Tsaparang là lạnh thì chúng tôi sớm biết đây là ấm và dễ chịu so với cái lạnh tê cóng và ngọn gió cắt da khi phải đi trên vùng núi non. Cái lều bằng vải dù của chúng tôi vẫn được xem là chắc và kín gió bây giờ không che chắn gì được cả. Chúng tôi không có nhiệt kế, nhưng hai mươi độ âm chắc phải đúng trong tối hôm đó. Vải dù bị cóng cứng lại tới mức mà hôm sau phải cố gắng hết sức mới cuốn xếp lại được. Ngoài ra tay chúng tôi cóng cả, mỗi cử động là đau nhức. Ngay cả hành động dễ nhất như lấy máy ảnh ra khỏi túi da và vặn ống kính, cũng nhọc nhằn làm chúng tôi hầu như mất ý muốn chụp hình. Toàn bộ năng lực của chúng tôi chỉ dồn vào việc giữ được mạng sống và đi.
Ban đêm chúng tôi phải mang đôi ủng Tây Tạng nặng nề nếu không chân sẽ bị cóng và sáng hôm sau không thể xỏ chân vào ủng đã cứng vì cóng. Chúng tôi ngủ với mũ che tai, đắp tất cả chăn chỉ chừa một lỗ nhỏ ở mũi để thở. Sáng hôm sau hơi thở chúng tôi đã thành một thỏi băng trên chăn. Cũng không thể dùng khăn tay hay giấy để chùi mũi được nữa. Râu tôi đã thành một tảng băng, thỉnh thoảng tôi lại phải bẽ băng nằm dưới mũi mình - làm việc đó cần một cái búa có lẽ hay hơn một chiếc khăn tay.
Người của viên tỉnh trưởng vừa là hướng đạo vừa giúp việc, được chúng tôi trả tiền hậu hĩ nên ông ta cứ đến lũng nào có người là đi đánh bạc và uống rượu - một thói quen mà khi mới đến Tsaparang chúng tôi đã biết ông. Có lúc ông uống nhiều tới nỗi suốt cả ngày không thấy mặt mũi đâu cả và cuối cùng ông đi mất luôn và chúng tôi phải thuê người khác - một người tên Scherab - trong những tháng tới đây; anh là người giúp việc trung thành và tư chất rất tốt; khiến anh thành bạn thật sự của chúng tôi. Anh lo lắng cho chúng tôi từng li từng tí, không ngại khó, miễn làm sao cho chúng tôi được dễ chịu và không bị trấn lột. Anh không bao giờ nghĩ tới cái lợi của riêng mình. Sau kinh nghiệm của chúng tôi với Wangdu và người của viên tỉnh trưởng, sự hiện diện của anh là một món quà trời cho. Nhất là lúc phải ở lại cả tháng trời tai một làng Tây Tạng nhỏ trước biên giới vì tuyết đổ, chúng tôi rất quý sự có mặt của anh. Sự lưu trú bất ngờ này thực tế là một phước lành vì lũng này mà xung quanh là núi tuyết bao bọc, thật như một thiên đường giữa hai thế giới, trong dó chúng tôi sống ba tháng với niềm hạnh phúc không chút mờ tối, giữa những người đơn giản và dễ thương và dưới chân của vị thầy Tây Tạng cuối cùng của mình.
Trước khi đến ốc đảo bình an này, chúng tôi phải trải qua một chuyến hành trình nửa tháng. Khi đến gần tuyến đường chính thì chúng tôi đã nghe nói nó bị đóng cửa rồi. Chưa có cơ hội kiểm tra tin này thực hư thế nào thì dân làng, kẻ mang tin đó lại, cho hay họ sẵn sàng đưa chúng tôi qua hẻm núi của sông Langtschen Khambab đã đóng băng và mang hành lý cho. Chỉ có mùa đông mới có thể đi trong hẻm này được, nó rất hẹp và sâu và dễ bị đá đổ, không có đường đi giữa dòng thác chảy mạnh và vách núi hai bên. Thế nên ta có thể đi thông qua nó khi dòng nước bị đông cứng, mà lúc đó cũng không thể cho trâu hay ngựa theo được. Sau đó chúng tôi biết nguyên do; ở đây không có đường mòn nào dẫn xuống lũng ngoài con đường bên thác với mực nước cao trên hai ngàn mét. Ngoài ra không có thú vật nào có thể đi trên băng vì nước chảy mạnh, và khi đóng băng nó không cho một mặt bằng phẳng mà gợn sóng, có nơi lổm ngổm những tảng băng.
Vì thế chúng tôi buộc phải thuê khoảng hai mươi người trong lũng để mang hành lý, nơi mà chúng tôi ở lại hai ngày qua. Gần làng này có một tu viện nằm ở một vị trí tuyệt diệu, trên đỉnh của một chỏm núi bơ vơ, nhìn qua tưởng như có một sức mạnh khủng khiếp, nó lôi núi lên từ trạng thái lỏng và sau đó nó hóa thành đá. Tên của tu viện là Pekar Gompa. Pekar là tên một vị thần trước khi Phật giáo du nhập, được xem là hộ pháp trong vùng và được Phật giáo giữ lại.
Người của viên tỉnh trưởng sau khi biến mất vài ngày bây giờ đã xuất hiện lại, xem ra không muốn liều mình trong hẻm núi của Langtschen - Khambab và chắc cũng sợ không về nhà kịp trước cuối đông nếu tuyết đổ ập thình lình, nên từ giả chúng tôi với nước mắt lưng tròng. Có thể trong bụng ông nghĩ là chúng tôi cũng không qua khỏi hiểm nguy, cũng có thể vì hôm đó ông uống rượu nhiều quá chăng. Dù gì đi nữa, chúng tôi cũng mừng thoát khỏi ông và tiếp tục ra đi với số người khác vui vẻ và thân thiện mà chúng tôi cảm giác yên lòng hơn với họ mặc dù không biết ngày mai sẽ ra sao. Hiểm nguy của thiên nhiên đối với chúng tôi không đáng sợ bằng sự bất ổn của thói lưu linh.
Khi cách làng vài dặm nằm cạnh lũng sâu, chúng tôi trượt xuống một hố cát, đáy tới lũng, thấp hơn cả ngàn mét so với chỗ phát xuất. Tới đây thì chúng tôi mới rõ mình đã làm một điều là không thể đi lui được nữa. Không thể nào từ đáy lũng mà leo ngược lên cồn cát dựng đứng - đó là chưa kể mang theo hành lý. Tôi không biết mình phải làm thế nào, giả sử con suối không đủ đông cứng để chịu sức nặng hành lý và sự va chạm khi người khuân vác ngã lên trên. Dù không mang vác cũng đã khó giữ thăng bằng trên băng rồi nên người ta chỉ đi vài bước lại té ngã.
Nên chúng tôi không đi được nhiều và buổi tối chúng tôi dựng lều bên một bờ có nhiều sỏi. Trong đêm này lần đầu tiên chúng tôi thấy hơi ấm dễ chịu, nhờ chỗ không cao và kín gió, một phần nhờ trời đang chuyển; trên cao trời đang kéo mây. Chúng tôi tận hưởng cảnh mặt trời lặn rất đẹp và xung quanh lều láng chúng tôi là một thứ cỏ vàng, tắm mình trong một ánh sáng ấm dễ chịu, nó làm quên khó nhọc đã qua và sự bất định sắp tới. Lòng chúng tôi đầy một cảm giác hạnh phúc không giải thích được, như trong mơ, quá khứ và tương lai như tan biến đi và chỉ còn lại ý thức về cảnh đẹp vây quanh là có thật. như trong lũng “lâu đài mặt trăng”, chúng tôi cảm nhận một sự hòa hứng cao độ, trong thế giới quen thuộc của chúng ta hầu như không tồn tại nữa, để ta có cảm giác giải phóng khỏi những gì đã qua và những cái sắp tới mà không còn quyết định cũng như trách nhiệm với chúng; và nhờ thế mà tận hưởng cái hiện tiền: thế giới nằm quanh đây, trong đó chúng tôi tự mình quyết định lấy mình, như mình là người duy nhất trong vũ trụ. Sự kỳ diệu của một chuyến du hành gồm những điều cảm nhận khó lý giải và tính huống bất ngờ như thế, hơn xa hẳn những con số cụ thể và kết quả vật chất mang lại.
Vì thế chỗ nghỉ trại này đọng lại trong ký ức như một “trại hè” mà chúng tôi đặt tên cho nó trước khi đi ngủ, dù ngay giữa mùa đông. Sáng hôm sau chúng tôi ngạc nhiên xiết bao khi thức dậy thấy xung quanh tuyết rơi đầy, đúng là cảnh vật mùa đông. Chúng tôi dụi mắt, dần dần tỉnh dậy từ giấc mơ mùa hè, cố gắng thích nghi với thời tiết mới. Liệu có tiếp tục được chuyến đi hay không, nếu không thì sao? Thế nhưng những người đi cùng xem ra không chút bận tâm. Hình như họ ngủ trên tuyết cũng say và sung sướng như chúng tôi ngủ trong lều. Chúng tôi phải khâm phục sự cường tráng và cách nhận chịu vui vẻ mọi tình huống của họ và thấy họ như vậy, ta yên lòng hơn nhiều. Dù tuyết rơi, không khí vẫn dễ chịu. Điều này cho thấy một lần nữa, tại Tây Tạng khi trời rất lạnh thì tuyết ít rơi và khi tuyết rơi thì đó là dấu hiệu của thời tiết dịu, đáng mừng.
Trong cái lạnh khắc nghiệt của non cao, trong đó tất cả đều đông cứng mà lại vắng bóng tuyết, chúng tôi ngạc nhiên thấy trong vùng nhiều tuyết này mà lại ít lạnh hơn. Thường thường khi thấy cảnh vật mùa đông này thì chúng tôi lại lạnh thấu xương sống - Li sinh tại Bombay gần biển và lớn lên tại đó, còn tôi phần lớn đời mình sống vùng nhiệt đới. Các bạn Tây Tạng của tôi vẫn hưởng tuyết vui vẻ suốt thời gian đi trong lũng sâu. Khi chúng tôi đến một nơi có ít cây mọc mà dân Tây Tạng vùng rẻo cao không bao giờ thấy, họ trầm trồ rằng nơi đây có nhiều gỗ và dừng lại đốt một đống lửa to, hát hò nhảy múa suốt đêm. Chúng tôi cũng vui theo và nướng bánh thật nhiều trong đêm đó. Tất cả đều trở thành một gia đình hạnh phúc. Cảnh vật thật tuyệt vời: lửa cháy bập bùn ngay giữa tuyết, quần áo nhiều màu của mọi người chen giữa màu đá dwis những cành cây tuyết đọng, tất cả diễn ra trong cảnh hoang vu của núi rừng mà uy lực và vẻ đẹp hoang sơ của nó tương phản trực tiếp với cái vui bé nhỏ của con người. Đó là nhóm người vui vẻ nhất trong chuyến hành trình của chúng tôi và các phụ nữ trẻ tuổi xem ra cũng không biết mệt như cánh đàn ông, dù suốt ngày họ mang vác nặng nề đi trên băng hay sỏi. Tất cả họ đều ngủ trên tuyết tự nhiên như trên giường nệm, chỉ đắp hai miếng lông trừu, mặt lông lật vào phía trong. Giữa miếng lông đó, họ ngủ hoàn toàn trần truồng, quần áo được bó lại thành gối, đó là một tục mà chúng tôi thấy nhiều nơi khác ở Tây Tạng. Có lẽ họ thấy chúng tôi ngủ mà mặc áo quần cũng kỳ quái lắm.
Tuyết mà ngày đầu chúng tôi nghĩ là trở ngại lớn bây giờ ngược lại là cái thuận lợi và dễ đi hơn trên băng nhiều, không hay bị té ngã, nhưng mặt khác chúng tôi cũng phải cẩn thận hơn để tránh những khe nứt nằm ẩn trong tuyết. Xuống sâu thêm thì dòng suối đã lỡ băng, có lẽ vì nước chảy mạnh hơn và ai đã bước lên đó thì hết phương giải cứu vì nước sẽ cuốn trôi đi. May là không ai trong chúng tôi bị gì và sau sáu ngày đi trên dòng sông đóng băng, chúng tôi đến làng Tyak mà gần đó là nơi sinh của Rintschen Sangpo. Ra khỏi khe núi, phải nói chúng tôi rất buồn vì đã chấm dứt chuyến phiêu lưu và nhất là phải xa những người bạn đồng hành.
Chỉ Sherab là ở lại với chúng tôi để lo liệu kiếm thêm người và trâu. Bây giờ chúng tôi ở trên trục đường chính nên không còn gì để ngại nữa. Tại Shipki, chúng tôi không thấy bóng dáng của viên tỉnh trưởng Tsaparang đâu cả mặc dù đã cố tính cắm lều gần nhà khách của ông, một tòa nhà khiêm tốn mà công chức Tây Tạng làm chỗ ở tạm thời. Chúng tôi vượt qua đèo Shipki không chút khó khăn mặc dù còn nhiều tuyết và xuống đến bình nguyên Poo hạnh phúc, một thiên đường bé nhỏ; bấy giờ vào khoảng cuối tháng giêng.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Con Đường Mây Trắng
Anagarika Govinda
Con Đường Mây Trắng - Anagarika Govinda
https://isach.info/story.php?story=con_duong_may_trang__anagarika_govinda