Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Suối Nguồn (The Fountainhead)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần 2 - Chương 08 B
S
au một thời gian, Dominique thấy việc hòa hợp với mọi người trở nên dễ dàng hơn. Cô học cách chấp nhận sự tự tra tấn như một bài kiểm tra khả năng chịu đựng – cô tò mò muốn khám phá ra cô có thể chịu đựng được bao nhiêu. Cô di chuyển trong các buổi tiếp tân trang trọng, các bữa tiệc khai mạc nhạc kịch, các bữa tối, các dạ vũ – duyên dáng và luôn mỉm cười, một nụ cười khiến khuôn mặt cô sáng hơn và lạnh hơn, như mặt trời trong một ngày mùa đông. Cô lắng nghe một cách trống rỗng những lời trống rỗng mà người nói thốt ra như thể họ sẽ bị xúc phạm nếu như người đối thoại tỏ ra bất kỳ biểu hiện quan tâm nào, như thể sự buồn tẻ là thứ duy nhất có thể kết nối con người, là chất bảo quản duy nhất cho cái không khí trang trọng bấp bênh giữa họ. Cô gật đầu với mọi thứ và chấp nhận mọi thứ.
“Vâng, thưa ông Holt, tôi nghĩ Peter Keating là người đàn ông của thế kỷ này – thế kỷ của chúng ta.”
“Không, thưa ông Inskip, không phải Howard Roark, ông không muốn Howard Roark đâu... Một kẻ giả dối? Tất nhiên rồi, anh ta là một kẻ giả dối – cần phải có sự trung thực nhạy cảm mới có thể đánh giá được sự chính trực của một người... Không có gì nhiều sao? Không, thưa ông Inskip, tất nhiên rồi, Howard Roark chẳng là gì cả. Tất cả chỉ là một vấn đề của kích thước và khoảng cách – và khoảng cách... Không, tôi không hay nghĩ, ông Inskip ạ – tôi mừng là ông thích đôi mắt tôi – vâng, chúng luôn trông như thế khi tôi đang thấy vui vẻ – và tôi rất vui khi nghe ông nói là Howard Roark chẳng là gì.”
“Bà đã gặp Roark sao bà Jones? Và bà không thích anh ta?... Ồ, anh ta là loại người mà người ta không thể nảy sinh lòng trắc ẩn được sao? Quả là đúng làm sao. Lòng trắc ẩn là một điều tuyệt vời. Đó là điều người ta cảm nhận thấy khi người ta nhìn một con sâu bị nghiền nát. Một kinh nghiệm thăng hoa. Người ta có thể thả lỏng bản thân mình đi và trải lòng mình ra – bà biết đấy, như là cởi một chiếc thắt lưng ra vậy. Người ta không phải gồng dạ dày, trái tim hay tinh thần của mình lên – khi người ta cảm thấy lòng trắc ẩn. Tất cả những gì người ta phải làm là nhìn xuống. Như thế dễ hơn nhiều. Khi nhìn lên, người ta bị đau cổ. Lòng trắc ẩn là đức tính vĩ đại nhất. Nó biện minh cho sự chịu đựng. Phải có sự chịu đựng trên thế giới, nếu không làm sao chúng ta lại có thể cảm thấy tiết hạnh và lòng trắc ẩn được?... Ồ, dĩ nhiên là có một phản đề cho điều này – nhưng đấy thật là một phản đề khó khăn và khắt khe... Sự ngưỡng mộ, bà Jones ạ, sự ngưỡng mộ. Nhưng để có được sự ngưỡng mộ thì cần không chỉ một cái thắt lưng... Vì thế nên tôi nói rằng bất kỳ ai không thể khiến ta cảm thấy thương cảm thì người đó là một kẻ đồi bại. Như Howard Roark.”
Vào buổi đêm, cô thường đến phòng Roark. Cô đến mà không báo trước, biết chắn sẽ thấy anh ở đó, và một mình. Trong căn phòng của anh, không cần phải kiềm chế, nói dối, đồng tình hay tẩy rửa bản thân cô khỏi sự tồn tại. Ở đây cô được tự do chống đối, nhìn thấy sự chống đối của mình được chào đón bởi một đối thủ quá mạnh đến nỗi không thèm sợ sự đọ sức, thậm chí đủ mạnh để cần sự đọ sức; ở đây, cô tìm thấy một ý chí mà qua nó cô thấy sự tồn tại của bản thân mình được thừa nhận, một cách toàn vẹn và không thể bị sứt mẻ, ngoại trừ trong một trận chiến sạch sẽ mà dù thắng hay bại thì sự tồn tại ấy vẫn được bảo toàn nguyên vẹn chứ không phải bị nghiền nát thành những hạt bụi vô nhân dạng.
Khi họ cùng nhau nằm trên giường, đó là – như nó phải thế, như bản chất của hành động này đòi hỏi phải thế – một hành động bạo lực. Đó là sự đầu hàng – càng trở nên trọn vẹn bởi vì họ đã chống đối nó. Đó là một hành động chứa đầy căng thẳng, giống như những điều vĩ đại trên trái đất đều là những điều chứa đầy căng thẳng. Nó căng thẳng như điện – thứ năng lượng tạo ra do sự đối nghịch – chạy trên các dây dẫn kim loại được kéo căng; nó căng thẳng như như dòng nước được biến thành năng lượng khi bị một con đập chặn đứng lại. Sự đụng chạm của làn da anh lên làn da cô không phải là một sự vuốt ve mà là một làn sóng của sự đau đớn, nó trở thành nỗi đau đớn bởi nó được mong muốn quá nhiều, bởi nó giải tỏa trọn vẹn tất cả những giờ phút của khao khát và kìm nén trước đó. Đó là một hành động bao hàm cả những hàm răng nghiến chặt và của sự căm thù; đó là cái không thể chịu đựng được; đó là sự đau đớn cùng cực; đó là một hành động của niềm say mê – từ này sinh ra với hàm ý chịu đựng – đó là khoảnh khắc được tạo nên bởi sự căm thù, căng thẳng, đau đớn – khoảnh khắc phá tan chính những yếu tố bên trong nó, đảo lộn chúng, chiến thắng chúng và quét chúng vào một chỗ mà sự chịu đựng bị phủ nhận, vào cái đối lập, vào sự thăng hoa.
Cô đến phòng anh sau một bữa tiệc, mặc một chiếc váy dài buổi tối đắt tiền và mong manh như một lớp đá băng mỏng tang trám trên cơ thể cô – và cô dựa vào tường, cảm thấy lớp vữa sần dưới làn da mình, chậm rãi liếc nhìn mọi vật xung quanh cô, nhìn chiếc bàn bếp đầy những tấm giấy, nhìn những chiếc thước bằng thép, những chiếc khăn tắm bị lấm bẩn bởi những vết đen của năm ngón tay, nhìn những tấm ván trần trụi của sàn nhà – và cô để cho cái liếc nhìn của mình trượt dọc chiều dài lượt vải satanh đang tỏa sáng trên người cô, xuống cái hình tam giác nhỏ nhắn trên chiếc xăng-đan màu bạc, và cô nghĩ cô sẽ bị lột trần ra ở đây như thế nào. Cô thích đi loanh quanh trong căn phòng, ném những chiếc găng tay xuống giữa một đống bút chì, tẩy cao su và báo chí, để chiếc túi màu bạc nhỏ của cô lên một chiếc áo sơ mi bẩn đã bị bỏ đi, mở chốt cái vòng tay bằng kim cương đánh tách một cái và thả nó rơi xuống một chiếc đĩa đựng một mẩu bánh mì kẹp còn thừa, cạnh một bản vẽ dang dở.
“Roark,” cô nói, đứng đằng sau ghế của anh, hai cánh tay cô quàng quanh vai anh, bàn tay cô dưới áo sơ mi của anh, những ngón tay xòe rộng và áp lên ngực anh, “hôm nay em đã làm cho ông Symons phải hứa là giao công trình của ông ta cho Peter Keating. Ba mươi lăm tầng, và bất kỳ thứ gì anh ta muốn mà phải tiêu tốn tiền, tiền không phải là mục tiêu, chỉ nghệ thuật mà thôi, nghệ thuật tự do.”
Cô nghe thấy tiếng cười khẽ của anh, nhưng anh không quay sang để nhìn cô, chỉ có những ngón tay anh khép trên cổ tay cô và anh ấn bàn tay cô sâu hơn xuống dưới áo anh, áp mạnh nó lên da anh. Rồi cô kéo đầu anh ra sau, và cô cúi xuống để gắn miệng cô lên miệng anh.
Cô bước vào và thấy một bản của tờ Ngọn cờ trải trên bàn anh và được mở ở trang có mục Ngôi nhà của bạn do Dominique Francon viết. Cột báo của cô có dòng chữ: “Howard Roark là Hầu tước vùng Sade[82] của ngành kiến trúc. Anh ta phải lòng các tòa nhà – và nhìn chúng mà xem.” Cô biết là anh không thích tờ Ngọn cờ, rằng anh để nó ở đó chỉ vì cô, rằng anh quan sát cô nhận ra nó, với nụ cười nửa chừng mà cô sợ phải nhìn thấy trên mặt anh. Cô tức giận; cô muốn anh đọc mọi thứ cô viết, nhưng cô thích được nghĩ rằng những gì cô viết làm anh bị tổn thương đến mức anh tránh đọc nó. Sau đó, trong lúc nằm vắt ngang giường, với miệng anh trên ngực cô, cô nhìn qua mớ tóc rối bù màu cam trên đầu anh, vào trang giấy đó của tờ báo trên bàn, và anh cảm thấy người cô run lên vì khoái cảm.
Cô ngồi trên sàn nhà, ngay chỗ bàn chân anh, đầu cô áp vào đầu gối anh, cầm tay anh, lần lượt khép nắm tay mình quanh mỗi ngón tay anh, xiết chặt rồi để nó từ từ trượt theo chiều dài của ngón tay anh, cảm nhận những chỗ xương cứng ở các khớp ngón tay, và cô khẽ hỏi: “Roark, anh muốn có cái nhà máy của Colton, đúng không? Anh rất muốn nó phải không?”
“Phải, rất muốn,” anh trả lời, không cười và không đau đớn. Rồi cô nâng bàn tay anh lên môi cô và giữ nó ở đó một lúc lâu.
Cô ra khỏi giường trong bóng tối, và trần truồng đi ngang qua phòng anh để lấy một điếu thuốc lá từ trên bàn. Cô cúi xuống ánh lửa diêm, chiếc bụng phẳng của cô hơi cong lại trong giây lát đó. Anh nói: “Châm cho anh một điếu,” và cô đặt một điếu thuốc giữa hai môi anh; rồi cô đi vơ vẩn trong căn phòng tối, hút thuốc, trong khi anh nằm trên giường, chống người trên khuỷu tay, quan sát cô.
Một lần cô bước vào và thấy anh đang làm việc ở bàn. Anh nói: “Anh phải hoàn thành cái này. Em ngồi đi. Đợi anh.” Anh không nhìn cô lần nào nữa. Cô lặng lẽ chờ đợi, thu người trong một chiếc ghế ở góc xa nhất của căn phòng. Cô quan sát những đường thẳng của đôi lông mày anh cau lại vì sự tập trung; cô quan sát khuôn miệng anh, những mạch máu đang đập dưới làn da căng ở cổ anh, sự chắc chắn sắc nét của bàn tay anh. Anh trông không giống một nghệ sĩ, anh giống như một công nhân mỏ đá, như một người dỡ nhà đang kéo đổ những bức tường, và như một nhà sư. Lúc ấy cô không muốn anh dừng lại hay liếc nhìn cô, vì cô muốn quan sát sự thuần khiết khổ hạnh của con người anh, sự thiếu vắng của tất cả cảm giác nhục dục; cô quan sát điều đó – và nghĩ đến những gì mà cô vẫn nhớ.
Có những đêm anh đến căn hộ của cô, như cô đến căn hộ của anh – không hề báo trước. Nếu cô có khách, anh nói: “Dẹp họ đi.” và đi vào phòng ngủ trong lúc cô làm theo lời anh. Họ có một thỏa thuận ngầm, được hiểu mà không cần đề cập đến, là không bao giờ để bị trông thấy cùng nhau. Phòng ngủ của cô là một nơi trang nhã gồm toàn kính và một màu xanh của đá băng. Anh thích đến đó, vẫn mặc những quần áo đầy vết bẩn sau một ngày trên công trường xây dựng. Anh thích ném những tấm phủ giường của cô xuống cuối giường, rồi ngồi nói chuyện lặng lẽ trong một hay hai giờ, không nhìn vào chiếc giường, không đề cập đến bài viết của cô hay các tòa nhà hay công trình mới nhất cô đã kiếm cho Peter Keating. Sự thoải mái hoàn toàn của hai người, ở đây, như thế này, khiến cho những giờ ấy trở nên đầy lạc thú, hơn là những giây phút mà họ đang trì hoãn.
Có những buổi tối khi họ ngồi cùng nhau trong phòng khách của cô, ở chỗ cửa sổ lớn, cao phía trên thành phố. Cô thích nhìn thấy anh ở cái cửa sổ đó. Anh thường đứng, nửa quay về phía cô, hút thuốc, ngắm thành phố bên dưới. Cô thường bước ra xa khỏi anh để ngồi xuống trên sàn nhà, ngay giữa phòng và nhìn anh.
Một lần, khi anh ra khỏi giường, cô bật đèn lên và nhìn thấy anh đang đứng đó, trần truồng; cô ngắm nhìn anh, rồi cô nói, giọng cô khẽ và tuyệt vọng – một sự tuyệt vọng hoàn toàn chân thành.
“Roark, tất cả những gì em đã làm cả đời em chính là vì cái thế giới đã khiến anh phải làm việc ở một mỏ đá như mùa hè năm trước.”
“Anh biết điều đó.”
Anh ngồi xuống phía chân giường. Cô dịch sang, áp khuôn mặt mình lên đùi anh, cuộn người lại, hai bàn chân đặt lên chiếc gối, cánh tay cô buông thõng xuống, để lòng bàn tay cô di chuyển chầm chậm dọc chiều dài chân anh, từ cổ chân tới đầu gối và lại trở lại. Cô nói: “Nhưng tất nhiên, nếu điều đó phụ thuộc vào em, thì mùa xuân năm ngoái, khi anh không một xu dính túi và thất nghiệp, em cũng sẽ gửi anh tới làm đúng việc đó ở đúng cái mỏ đá đó.”
“Anh cũng biết điều đó. Nhưng có thể em sẽ không làm thế đâu. Có thể em sẽ biến anh thành người phục vụ phòng rửa mặt trong câu lạc bộ của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ.”
“Vâng. Có thể. Đặt tay anh lên lưng em đi, Roark. Cứ để nó đấy. Như thế.”
Cô nằm im, mặt vùi vào đầu gối anh, cánh tay cô buông xuống bên giường, bất động, như thể không có gì trong cô còn sống, ngoại trừ phần da giữa hai bả vai cô, dưới bàn tay anh.
Trong những phòng khách mà cô đến thăm, trong các nhà hàng, trong các văn phòng của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ, người ta bàn tán về việc cô Dominique Francon của tờ Ngọn cờ không ưa gì Howard Roark, cái tay kiến trúc sư đồng bóng của Roger Enright. Chuyện này mang lại cho anh một kiểu nổi tiếng bất đắc dĩ. Người ta nói “Roark hả? Anh biết đấy, cái gã mà Dominique Francon ghét cay ghét đắng.” “Tiểu thư nhà Francon biết rõ về kiến trúc, và nếu cô ấy nói anh ta không ra gì thì tức là anh ta còn tệ hơn nhiều so với những gì tôi nghĩ.” “Chúa ơi, nhưng hai người đó hẳn là căm ghét nhau lắm! Mặc dù tôi biết là họ thậm chí chưa gặp mặt nhau kia.” Cô thích nghe thấy những điều đó. Cô thấy hài lòng khi Athelstan Beasely, trong bài báo của anh ta đăng trên Bản tin A.G.A. đã bàn về kiến trúc của những tòa lâu đài thời Trung cổ như sau: “Để hiểu được cái đáng sợ của những công trình kiến trúc này chúng ta phải nhớ rằng những cuộc chiến giữa các lãnh chúa phong kiến là rất khốc liệt – nó cũng giống như là mối cừu hận giữa cô Dominique Francon và ông Howard Roark.”
Austen Heller, người đã từng là bạn cô, đã nói chuyện với cô. Cô chưa từng thấy ông tức giận như thế bao giờ; khuôn mặt ông mất hẳn tất cả vẻ duyên dáng mà sự bình thản mai mỉa thường trực mang lại.
“Cô nghĩ cô đang làm cái quái gì thế hả Dominique?” ông rít lên. “Đây là sự phô bày kinh tởm nhất cho cái thói côn đồ báo chí mà tôi từng thấy trên các thể loại truyền thông. Sao cô không để cái trò đó cho Ellsworth Toohey?”
“Ellsworth rất tuyệt, đúng không?” cô nói.
“Chí ít lão ta cũng đủ lịch sự để giữ cho cái mõm bẩn thỉu của lão không nói động đến Roark – mặc dù, tất nhiên, như thế cũng đã là một sự bẩn thỉu rồi. Nhưng mà chuyện gì đã xảy ra với cô vậy? Cô có nhận ra mình đang nói về ai và về cái gì không đấy? Cũng còn chấp nhận được khi cô tự giải trí bằng cách ca tụng cái công trình rơi vãi nào đó của lão già Ho be hoặc tụt quần chính cha cô cùng với cái thằng nhóc đỏm dáng như giai chụp ảnh lịch mà ông ta lấy làm cộng sự. Đằng nào thì mấy chuyện đó cũng chẳng ý nghĩa gì. Nhưng cô mang cái lối ấy ra để đánh giá một người như Roark... Cô biết không, tôi thực sự đã nghĩ là cô có sự chính trực và óc xét đoán – nếu như người ta cho cô một cơ hội để thể hiện chúng. Thực tế tôi đã từng nghĩ cô cư xử như một con chó động đực là để làm nổi rõ sự tầm thường của những kẻ ngu dốt mà cô cứ phải viết về các tác phẩm của chúng. Tôi đã không nghĩ rằng thực ra cô chỉ là một con chó cái vô trách nhiệm.”
“Thế thì ông đã nhầm.” cô nói.
Roger Enright bước vào văn phòng của cô một buổi sáng, và nói mà không hề chào hỏi:
“Lấy mũ của cô đi. Cô sẽ đi xem nó với tôi.”
“Chào Roger.” cô nói. “Xem cái gì cơ?”
“Tòa nhà Enright. Xem những gì đã được xây đến giờ.”
“Ồ, tất nhiên rồi Roger,” cô mỉm cười, đứng dậy, “tôi rất muốn xem tòa nhà Enright.”
Trên đường đi cô hỏi: “Có chuyện gì thế Roger? Định hối lộ tôi?”
Ông ngồi cứng nhắc trên những tấm nệm lớn màu xám trong chiếc xe Limousine của mình, không nhìn cô. Ông trả lời: “Tôi có thể hiểu được sự độc ác do ngu ngốc. Tôi có thể hiểu sự độc ác do dốt nát. Tôi không thể hiểu được sự đồi bại có chủ tâm. Dĩ nhiên cô được tự do viết bất kỳ thứ gì cô muốn. Nhưng đó sẽ không phải là do ngu ngốc và đó sẽ không phải là do dốt nát.”
“Ông đánh giá tôi quá cao đấy Roger ạ,” cô nhún vai, và chẳng nói gì nữa trong phần còn lại của chuyến đi.
Họ cùng đi bộ qua cái hàng rào gỗ, vào khu rừng của thép trần và các tấm ván sắp trở thành tòa nhà Enright. Những gót giày cao của cô bước nhẹ nhàng trên các tấm ván bắn đầy vôi và cô bước đi, người ngửa ra sau, trong một sự tao nhã vô tư lự, đầy ngạo mạn. Cô dừng lại và ngắm nhìn bầu trời đóng trong một khung thép, bầu trời dường như xa hơn thường lệ, bị đẩy về phía sau bởi chiều dài cực lớn của các thanh xà. Cô ngắm những cái cốt thép sắp được dựng lên trong tương lai, ngắm những góc cạnh ngạo mạn, ngắm sự phức tạp đến khó tin của cái hình khối này, cái hình khối sắp được sinh ra với tư cách một chỉnh thể đơn giản, lô-gic, một bộ khung trần trụi với những mặt phẳng không khí tạo nên các bức tường, một bộ khung trần trụi trong một ngày mùa đông lạnh lẽo, với một cảm giác về sự sinh sôi và hứa hẹn, giống như một cái cây trơ trụi chỉ có một đốm nhỏ màu xanh.
“Ôi, Roger!”
Ông nhìn cô và thấy nét mặt mà người ta thấy trong các nhà thờ vào ngày lễ Phục sinh.
“Tôi không đánh giá thấp cả hai,” ông nói khô khan. “Cả cô lẫn tòa nhà.”
“Xin chào,” một giọng trầm, mạnh mẽ vang lên bên cạnh họ.
Cô không bị sốc khi nhìn thấy Roark. Cô đã không nghe thấy anh đến gần, nhưng thật không bình thường nếu nghĩ đến tòa nhà này mà không nghĩ đến anh. Cô cảm thấy đơn giản là anh đang ở kia, rằng anh đã ở đó từ cái giây phút cô băng qua hàng rào phía ngoài, rằng cái cấu trúc này là anh, theo một cách riêng tư hơn cả cơ thể anh. Anh đứng trước mặt họ, bàn tay anh thọc vào túi một chiếc áo khoác rộng, đầu không đội mũ trong giá lạnh.
“Đây là cô Francon – đây là anh Roark,” Enright nói.
“Chúng tôi đã gặp nhau một lần rồi,” cô nói, “ở nhà Ho be. Nếu anh Roark còn nhớ.”
“Tất nhiên rồi, cô Francon,” Roark nói.
“Tôi muốn cô Francon nhìn thấy nó,” Enright nói.
“Tôi dẫn hai người đi xem được chứ?” Roark hỏi Enright.
“Vâng, xin mời.” Dominique cướp lời.
Ba người cùng đi bộ qua công trình, và các công nhân chằm chằm nhìn Dominique một cách tò mò. Roark giải thích cách bố trí những căn phòng trong tương lai, hệ thống các thang máy, thiết bị sưởi, cách bố trí các cửa sổ – giống như anh giải thích ột trợ lý của nhà thầu vậy. Cô đặt ra các câu hỏi còn anh trả lời.
“Không gian bao nhiêu mét khối, anh Roark?”
“Bao nhiêu tấn thép?”
“Cẩn thận những cái ống này đấy cô Francon. Bước theo lối này này.”
Enright bước theo, mắt ông nhìn xuống mặt đất, chẳng quan sát gì cả. Nhưng rồi ông hỏi: “Thế nào rồi Howard?” và Roark mỉm cười, trả lời: “Trước kế hoạch hai ngày,” và họ đứng trò chuyện về công việc, như những người anh em, quên mất cô trong một lát, những tiếng rền vang của máy móc xung quanh át cả những lời họ nói.
Cô nghĩ, khi đang đứng ở chính giữa tòa nhà, rằng nếu cô chẳng có gì của anh, chẳng có gì ngoại trừ cơ thể anh, thì phần còn lại của anh ở chính đây, mở toang cho cô nhìn và chạm vào, mở toang cho tất cả những người khác nữa – những xà nhà, những đường cáp và những khoảng không gian rộng lớn là của anh và không thể là của ai khác trên thế giới này; của anh, như khuôn mặt anh, như tâm hồn anh; đây chính là cái hình khối anh đã tạo ra và là cái tồn tại trong con người anh – cái khiến anh có khả năng tạo nên hình khối này, đây là nguyên nhân và kết quả cùng tồn tại trong một thực thể, là cái động lực sinh sôi tiềm ẩn trong mỗi thanh thép; đây là cái tôi của một con người, là cái tôi của cô vào khoảnh khắc này – của cô vì cô đã nhìn thấy nó và hiểu nó.
“Cô mệt à, cô Francon?” Roark hỏi, nhìn vào mặt cô.
“Không,” cô nói, “không, không mệt chút nào. Tôi đang nghĩ – anh định dùng loại thiết bị nước nào ở đây vậy anh Roark?”
Vài ngày sau, trong phòng anh, ngồi trên mép chiếc bàn vẽ của anh, cô nhìn vào một tờ báo, vào cột báo của cô và những dòng chữ: “Tôi đã đến thăm địa điểm xây dựng tòa nhà Enright. Tôi ước gì một cuộc oanh tạc nào đó trong tương lai sẽ thả một quả bom làm nổ tung tòa nhà này, để nó biến mất khỏi mặt đất. Đó sẽ là một kết cục xứng đáng. Như thế sẽ tốt hơn nhiều so với việc phải thấy nó trở nên cũ kỹ và bám đầy bồ hóng, xuống cấp cùng những bức ảnh gia đình, những chiếc tất bẩn, những hộp pha cốc-tai và vỏ bưởi của những người sống trong tòa nhà đó. Không nên cho phép bất cứ một ai ở thành phố New York sống trong tòa nhà này.”
Roark đến đứng bên cạnh cô, đôi chân anh áp vào đầu gối cô, và anh cúi nhìn tờ báo, mỉm cười.
“Em làm cho Roger hoàn toàn hoang mang vì bài báo này,” anh nói.
“Ông ấy đã đọc nó rồi à?”
“Anh ở văn phòng ông ấy sáng nay khi ông ấy đọc nó. Đầu tiên, ông ấy gọi em bằng những cái tên anh chưa từng nghe thấy. Rồi ông ấy nói, khoan đã, và đọc lại nó, ông ấy nhìn lên, rất hoang mang nhưng không tức giận chút nào, và ông ấy nói nếu đọc nó theo một cách... nhưng nếu đọc theo cách khác...”
“Thế anh đã nói gì?”
“Chẳng gì cả. Em biết đấy, Dominique, anh rất cảm ơn, nhưng đến khi nào em mới thôi dành cho anh những mỹ từ to lớn như thế? Một ai đó có thể phát hiện ra. Và em sẽ không thích thế đâu.”
“Một ai đó?”
“Em biết là anh đã hiểu, từ bài báo đầu tiên của em về tòa nhà Enright. Em đã muốn anh nhận ra những gì em viết. Chả lẽ em không nghĩ là có ai đó khác cũng có thể hiểu được cách làm của em à?”
“Vâng. Nhưng mà nếu họ hiểu thì hậu quả với anh sẽ tồi tệ hơn nhiều. Nếu họ hiểu, họ sẽ căm ghét anh hơn. Tuy nhiên em không biết ai là người để tâm đến chuyện này. Trừ khi đó là... Roark, anh nghĩ gì về Ellsworth Toohey?”
“Vì Chúa, tại sao lại phải nghĩ về Ellsworth Toohey?”
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Suối Nguồn (The Fountainhead)
Ayn Rand
Suối Nguồn (The Fountainhead) - Ayn Rand
https://isach.info/story.php?story=suoi_nguon_the_fountainhead__ayn_rand