Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đằng Sau Những Nụ Cười
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trong Chăn Thấy Rận
Ở Cali, mùa Hè nào cũng có vụ cháy nhà. Nhưng ngày hôm qua tôi theo dõi cơn “Bão lửa” khủng khiếp nhất từ 18 năm nay với gần 500 căn nhà bị thiêu hủy hoàn toàn tại khu Laguna Beach thơ mộng, nơi chúng tôi đã từng đến nhiều lần chụp hình, quay video và quay phim. Ở đấy, chị Lâu và tôi có một căn nhà nho nhỏ. Có lẽ vì nó nhỏ quá nên nó còn nguyên vẹn đấy sau cơn bão lửa.
Bác Lâu trai kể lại rằng... Ngày xưa, người da đỏ thường dùng một loại lá khô chà xát mạnh vào nhau để lấy lửa. Nguyên nhân của trận bão lửa là ở đó. Loại lá khô ròn có rất nhiều trên các đồi cỏ hoang, luồng gió Santa Ana thổi mạnh gây nên sự cọ xát nguy hiểm, và tai họa đã xảy ra trong cơn nóng còn sót của mùa Hè đã qua. Bác Lâu nói rõ lắm, nhưng tôi chỉ nhớ mang máng như thế thôi.
Mấy năm qua, xứ Mỹ quả có nhiều tai họa. Tai họa đến dồn dập. Tai họa từ trời và tai họa từ người. Những biến chuyển dồn dập trong, ngoài, khắp nơi trên thế giới. Mỹ dù có sức voi cũng phải biết thấm mệt. Mỹ dù cho có trăm tay cũng không thể ôm hết được mặt trời. Quan to, súng dài, mệt một cách. Dân ngu khu đen bỏ chạy lấy người, bồng bế vợ con, chạy sôi nước, chạy thẳng tìm về những tiểu bang đất rộng người thưa, tìm chỗ cắm đỡ... cái dùi cho qua cơn binh lửa.
“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy” mà cái cảnh thiên tai chen lẫn với thiên tai cứ là đầy rẫy, cứ là sờ sờ ra trước mắt. Ngán ngẩm thay cho đời, không dài lâu lại toàn những dốc cùng đèo, thử hỏi sống ra sao nổi. Ngủ thì thôi. Mở mắt ra thấy... lạnh lùng sương khói, từng giờ, từng phút. Bây giờ trong hoàn cảnh này mà hát... Một ngày như mọi ngày... là chết chắc, chết sướng hơn bởi ngày giờ sao cứ dài mãi thêm ra với những âu lo bủa vây tứ phía. Không có tình thì lo tình. Có rồi thì lo tiền vì không có tiền, làm gì có tình. No money, no honey. Tiền làm sao có được khi mà các cơ sở thương mại, các công xưởng thi nhau đóng cửa, phá sản. Giới chủ nhân thì dù có phá sản này, họ bày ra sản khác. Dân lao động bấm giờ đành bấm bụng bỏ cửa, bỏ cái nhà vốn của nhà băng, bồng bế nhau lên rừng tu tiên.
Cách đây 10 năm, thành phố Houston đang là nơi đất lành cho chim Việt đậu. Bỗng đùng một cái nơi đất lành ấy trở thành... cành mềm làm cho tất cả chim Việt, chim Mỹ lộn cổ xuống ao. Phố chính của Houston là nơi tụ hội của người Việt tha hương. Chợ búa, hàng quán, vũ trường hoang vắng như những thị trấn vừa trải qua cơn Đại hồng thủy. Mọi người túa về Cali cho thỏa niềm mơ ước. Nhà cửa bỏ lại cho nhà băng săn sóc, những dịch vụ tụm lại với nhau thành từng nhóm nhỏ phục vụ cho một thiểu số đã có gốc, có rễ. Bạn tôi, Thanh Tuyền bán một căn nhà ngon lành mà nếu khiêng cái nhà đó về Cali, giá của nó cũng vài ba triệu.
Lúc đó, nhiều người Cali hỉ hả... cho mày chết. Cái đà này mà muốn lên lại cầu cả 10 năm nữa chứ bộ chơi sao. 10 năm. Lâu quá nhỉ. 10 năm đằng đẵng lê thê. 10 năm tình cũ sẽ dài như một thế kỉ. Ấy thế mà vèo một cái đã qua 10 năm. Người của Houston đã làm lại cơ
đồ, dĩ nhiên không phải một thứ cơ đồ hiển hách như thuở nào mà nó giống như chúng ta cái ngày mới đặt chân tới Mỹ.
Houston hồi sinh tới phiên Cali trúng cái cán búa. Có ai mà ngờ vùng đất rực rỡ mặt trời và gió biển. Nhà cửa, đất đai đắt như vàng, chỉ sau một giấc ngủ đã trở thành cơn ác mộng của những người có của và lại càng khủng khiếp hơn đối với những người làm đồng nào xào đồng nấy.
Nếu có những cặp vợ chồng mà chúng ta thường nghĩ rằng chẳng có gì có thể làm họ thay đổi, xa rời, thì cũng một ngày đẹp trời, làng trên xóm dưới bàn tán xôn xao vì... anh đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta... that’s enough. Thì chúng ta cũng tiếp tục xôn xao bàn tán vì tin những người giàu có đã từng đổi một đêm vui ở Las Vegas cả trăm ngàn, khai phá sản, giựt hụi, giựt nợ dông về Việt Nam gọi là... thăm nhà cho đỡ tủi cái vong linh hồn.
Nhà vừa mua hai, ba trăm ngàn, chớp mắt xuống giá năm, bảy chục. Bán, lại chẳng ai chịu mua dù chịu lỗ vì chỉ mong thoát nợ và giữ cái “kề-đít”. Mua nhà. Ai thì cũng thế và ở đâu cũng vậy. Phải có một nơi chui ra, chui vào, gọi là cái nhà. Thế cho nên chẳng danh giá gì cái chuyện mua nhà những năm 1975, 1976. Nếu dòng đời cứ êm ả như mặt nước sông Hương thì làm gì có chuyện để nói. Cũng như không có những xì-căng-đan thì Báo bổ... buồn. Nhà và đất là gánh nặng trên đầu, trên cổ của mọi người. Hãng xưởng thi nhau đóng cửa hoặc không thì ngáp ngáp. Mỹ chính gốc còn ngồi chơi xơi nước huống hồ gì người mình. Không có cái “chẻ que” mỗi cuối tuần vắt lưng quần, là đời... khốn nạn ngay. Lấy cái gì trả bill cùng trăm thứ hầm bà lằng khác.
Người “may mắn” thì được chủ nợ... làm ơn lấy lại đất (Ấy, nó lấy của mình mà mình phải mừng rỡ cảm ơn nó. Có đời thuở nào lại vậy không). Đau hơn bị thiến, miệng vẫn cười toe như chẳng có chuyện gì xảy ra trên cái đời này. Lỡ chơi bạo, chơi nổi, chơi lấy tiếng, mua cái nhà to quá. Tiền nhà tròm trèm ba, bốn xấp tiền tươi mỗi tháng. Vợ chồng mỗi người một xe. Mẹc-xơ-đì này, Bi-em này, Lếch-dớt này. Nhất định không thua ai cả nhưng kết cuộc thì đành bó tay trước ông Oát-sing-tơn. Ôi trời hỡi ngó xuống mà coi, 18 năm mồ hôi trộn nước mắt bỗng chốc thành sông thành biển.
Người ở Úc, than bằng tiếng Ăng-lê thời nước Anh mới xâm chiếm nước này làm của riêng. Người Tây nhún vai chửi đổng... mẹc-đờ A-lo. Người ở Đức hung hăng đập bàn. Người Mỹ gốc mũi tẹt, da vàng... mệt quá, không còn hơi để chửi, lặng lẽ đưa vợ đẹp con khôn đi tìm nơi khác cắm dùi. Đúng vậy, chửi làm gì cho mất đẹp. Tiền của chỉ là... tiền của. Có thì phải mất. Có mất mới kiếm lại được, miễn là chưa lên bàn thờ.
Nói để an ủi thôi. Chúng tôi cũng mệt lắm rồi. Chạy ngược, chạy xuôi, chạy phờ râu, tóc tai dựng đứng cả lên mà mỗi tháng, mặt mày cứ xám ngoét khi nhận được thư đòi tiền nhà. Ôi, có những điều tất cả mọi người cũng giống nhau vì cùng trải qua, ấy thế mà nói ra lại có người không tin... “Tụi nó sướng thấy mẹ, hát eo éo vài bài, cuối tuần đi show, vồ tiền như máy, còn bày đặt dài miệng ra...”
Nhạc sĩ Văn Phụng rất có lý khi viết “Nỗi buồn này ai hay cùng tôi... Đã có những lúc chán chường, chán cho đời sao buồn quá”. Tôi không hiểu ông buồn cái gì nhưng chắc chắn ông Văn Phụng phải buồn ghê gớm lắm và tôi nghĩ là ông buồn tình. Nếu bây giờ ông Văn Phụng ở trong cảnh chạy tiền bill hàng tháng của chúng tôi, biết đâu chừng ông còn sáng tác những ca khúc hay một cách... thê thảm hơn nữa (Đây là tôi thí dụ chứ tôi không mong ông hay bất cứ ai ở trong cảnh huống này).
Các cụ nói “xấu che tốt khoe”. Có mấy người nói thẳng ra được những buồn bã, âu lo của mình. Ai chia sẻ đây? Tình trạng kinh tế suy sụp là một thiên tai nhưng lại do các thiên tai gây ra. Mỹ trắng đứng đầy đường với cái khẩu hiệu work for foods, chữ “food” có “s” ở đằng sau nghĩa là nhiều, trong khi chúng ta vốn nhỏ con ăn uống theo kiểu quân tử chẳng chịu no, chịu cực khổ quen rồi bởi bản chất bần cố nông ba đời (như tôi), trước cảnh nhà cửa tan nát, đành buột miệng than thở cho lòng nhẹ bớt lo âu, chứ ca sĩ thì cũng như mọi người, cũng phải trả tiền bill vậy. Cái này là con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ. Mọi người buồn. Mình cũng buồn. Chi bằng cứ nói toẹt ra, may ra đỡ khổ.
Trong cái lúc lo lắng đó, thần lửa lại bất thần thăm viếng khu vực có nhà mình. Thay vì lo sợ, chồng tôi lại cầu cho nó cháy, nó biến mất tiêu càng tốt. Bác Lâu cười. “Ơ, cái ông này lạ nhỉ, bảo hiểm có đền, mình cũng lỗ, cũng phải bỏ tiền vào chứ bộ không sao mà cầu cho nó cháy.” “Nhưng mà rồi cái vùng đó sẽ lên lắm, hên lắm chị ạ.” “Sao ông biết?” “Các cụ (lại các cụ) bảo cháy là hên, chị thấy không, cái chỗ máy bay rớt cách nhà em 500 thước, bây giờ nhà mới đẹp dễ sợ, vừa để bảng, có người mua liền. Biết đâu qua vụ cháy này, Laguna Beach nhà cửa lên giá, chị em mình bán được, có phải là nhẹ nợ không.”
Bà con mình ở nhà, nhận được hình ảnh bên này gởi về, thấy ai cũng đứng trước một “căn nhà xinh” bèn nghĩ rằng đây là thiên đường. Thật đúng ai ở trong chăn mới biết mặt mũi con rận, mới biết nếu bị cắn thì ngứa thế nào. Ngày xưa, mỗi lần la mắng tôi về cái tội mê hát, không chịu học, bà nội tôi thường nói “Rồi sẽ biết đời nhau ngay con ạ!”. Lúc đó, thật sự mà nói, tôi có để bụng lời vàng ngọc đó đâu. Cứ sống theo ý mình vì đời mình là của mình mà. Có biết thì cũng là biết về đời mình thôi. Ôi, bà nội tôi, người đàn bà chỉ biết ký có một chữ là tên mình đã mở cho tôi cánh cửa lớn và tốt đẹp, mà tôi ngu ngốc để khổ cho bà và cho chính tôi.
Cũng có lâu la gì đâu, chỉ sau khi bà tôi nói một thời gian ngắn, tôi đã thấy cái đời của riêng tôi quả thật chả ra cái giống gì. Lúc trước, có chuyện gì buồn khổ, cứ ôm bụng chịu một mình, nhưng càng về già càng khôn ra. Tội gì. Trong thế gian này, không khổ mới lạ. Lúc nào cũng xuôi chèo mát mái mới là lạ. Lúc nào người ta cũng thương mình mới là lạ và mình... không nghèo mới là lạ. Đời mà.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đằng Sau Những Nụ Cười
Khánh Ly
Đằng Sau Những Nụ Cười - Khánh Ly
https://isach.info/story.php?story=dang_sau_nhung_nu_cuoi__khanh_ly