Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Chín Mươi Ba
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần 3: Tại Vendée - Quyển 2: Ba Đứa Trẻ - Chương 11: Ghê Sợ Như Chuyện Thời Cổ
G
iọng nói căm thù là giọng Cimourdain; giọng trẻ hơn và kém triệt để là giọng Gauvain.
Lão hầu tước De Lantenac đã không lầm khi nhận ra thầy tu Cimourdain.
Chỉ trong mấy tuần lễ, ở xứ này, khi cuộc nội chiến trở nên ác liệt thì, như ta đã biết, Cimourdain đã lừng danh; một thứ tiếng tăm thảm đạm. Người ta bảo: Ở Paris có Marat, ở Lyon có Châlier, ở Vendée có Cimourdain. Trước kia, người ta kính trọng linh mục Cimourdain bao nhiêu thì bây giờ người ta chửi rủa bấy nhiêu; đó là hậu quả khi chiếc áo thầy tu đã lộn trái. Cimourdain đã khiến người ta khiếp sợ. Những kẻ khắc nghiệt đều là những kẻ bất hạnh, ai chứng kiến những hành vi của họ thì lên án, nhưng nếu ai biết được lương tâm của họ thì cũng có thể miễn thứ cho họ được. Lycurgue không được phân tích kỹ thì cũng giống Tibère [167].
Dù thế nào thì cả hai người, lão hầu tước De Lantenac và cha xứ Cimourdain cũng ngang nhau trên cán cân căm thù, bọn bảo hoàng nguyền rủa Cimourdain không kém gì phe cộng hòa phỉ nhổ Lantenac. Mỗi người đều được phe đối lập xem như quái vật; thậm chí trong khi ở Grandville, Prieur De La Marne treo thưởng lấy đầu Lantenac thì ở Noirmoutier, Charette cũng treo thưởng lấy đầu Cimourdain.
Cũng nên nói rằng, ở góc độ nào đó thì hai người, hầu tước và nhà tu hành cũng chỉ là một con người. Chiếc mặt nạ bằng đồng hun của cuộc nội chiến có hai hình dáng, một hướng về dĩ vãng, một hướng về tương lai, nhưng cũng bi thảm như nhau. Lantenac là hình dáng thứ nhất và hình dáng thứ hai là Cimourdain; có điều là cái nhếch mép chua chát của Lantenac như phủ bóng đen tăm tối, còn trên vừng trán quyết liệt của Cimourdain như bừng lên một ánh bình minh.
Trong lúc đó, Tourgue bị vây hãm được hưởng một lúc hoãn chiến.
Nhờ có Gauvain, như ta đã thấy hai bên thỏa thuận ngừng bắn trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ.
Vả lại đúng như Imânus đã biết được, lúc này, nhờ Cimourdain trưng tập thêm quân, Gauvain đã có trong tay bốn nghìn rưỡi người, gồm vệ quốc quân và bộ đội xung phong; với số quân đó, Gauvain đang bao vây Lantenac trong tháp Tourgue, lại còn chĩa vào pháo đài cả mười hai khẩu đại bác, sáu khẩu đặt chìm ở rìa rừng nhằm tòa tháp, sáu khẩu đặt nổi trên cao nguyên nhằm về phía cầu. Gauvain còn cho bắn mìn và đã phá được một lỗ hổng dưới chân tường tháp. Bởi vậy, ngay khi hết hai mươi bốn tiếng ngừng bắn, cuộc chiến đấu sẽ diễn ra như sau.
Trên cao nguyên và trong rừng có bốn nghìn rưỡi quân.
Trong lâu đài, mười chín.
Lịch sử có thể tìm thấy tên tuổi của mười chín kẻ bị bao vây đó trên những tờ cáo thị đặt họ ra ngoài vòng pháp luật. Có thể về sau, chúng ta sẽ gặp tên tuổi họ.
Để chỉ huy bốn nghìn rưỡi quân, gần như một quân đoàn, Cimourdain muốn phong Gauvain lên chức tướng. Gauvain đã khước từ: “Để khi nào bắt được Lantenac sẽ hay. Tôi chưa có gì xứng đáng”.
Giữ những chức vụ chỉ huy quan trọng với cấp bậc nhỏ đó là phong cách dưới chính thể cộng hòa. Sau này, Bonaparte cũng vừa là trung đội trưởng pháo binh đồng thời là tổng chỉ huy quân đoàn Ý.
Vận mệnh của tòa tháp Gauvain thật lạ lùng: một Gauvain tấn công nó, một Gauvain bảo vệ nó. Do đó, về mặt tấn công có phần nào dè dặt, nhưng phía kháng cự thì không, bởi vì ngài De Lantenac là hạng người chẳng kiêng nể gì, và hơn nữa, lâu nay ngài thường ở Versailles, chẳng mê tín gì về tháp Tourgue mà ngài cũng chẳng quen thuộc gì mấy. Bây giờ ngài chạy trốn vào đây là vì đường cùng, thế thôi; ngài có thể phá nó đi mà không chút đắn đo. Gauvain thì trân trọng nó.
Điểm yếu của pháo đài là cái cầu; nhưng trong thư viện trên cầu có lưu trữ gia phả; nếu tấn công về phía đó thì chiếc cầu sẽ bị thiêu hủy; đối với Gauvain thì đốt gia phả tức là tấn công vào tổ tiên. Tourgue là trang viên của dòng họ Gauvain; bao nhiêu thái ấp ở xứ Bretagne đều có nguồn gốc ở tháp này, cũng như các thái ấp của nước Pháp đều gốc ở tháp Louvre; nơi đây, biết bao kỷ niệm của dòng họ Gauvain. Chính Gauvain cũng sinh ra ở đấy; bây giờ đây trưởng thành, số phận éo le lại đưa Gauvain về tấn công cái dinh lũy cổ kính đã từng đùm bọc mình thuở bé. Liệu Gauvain có cam chịu bất hiếu đến mức đang tâm thiêu ra tro cái dinh cơ này không? Cái nôi thuở bé có thể còn ở một góc nào đó trong thư viện. Bao nhiêu suy nghĩ là bấy nhiêu cảm xúc. Đứng trước nơi chôn nhau cắt rốn, Gauvain mủi lòng. Ông quyết định chừa cái cầu ra, chỉ bố trí không để kẻ nào ra lọt bằng con đường này và để một khẩu đội pháo trấn áp cầu, còn ông chọn để tấn công phía bên kia. Mìn đã nổ phá một lỗ thủng ở chân tháp.
Cimourdain để mặc Gauvain bố trí; lẽ ra phải ngăn chặn cách bố trí ấy vì ông nghiêm khắc cả với tàn tích của chế độ cũ và không chủ trương khoan hồng đối với nhà cửa cũ cũng như với con người. Gượng nhẹ đối với một lâu đài là đã bắt đầu sự khoan dung. Mà khoan dung chính là điểm yếu của Gauvain. Ta đã biết là Cimourdain luôn luôn theo dõi và ngăn ngừa Gauvain trên cái dốc thảm hại này. Tuy vậy, chính bản thân ông khi trông thấy lại tháp La Tourgue cũng không khỏi chạnh lòng thầm kín và lấy làm bực bội khi thú với mình điều đó; ông xúc động trước thư phòng xưa kia ông đã tập cho Gauvain đọc trong những quyển sách vỡ lòng; ngày trước ông là cha xứ ở làng Parigné bên cạnh; chính Cimourdain cũng đã sống trên tầng gác sát dưới mái lâu đài nhỏ xây trên cầu; chính trong thư viện ấy, ông đã ấp trong lòng cậu bé Gauvain đang bập bẹ đánh vần; chính giữa bốn bức tường cũ kỹ kia, ông đã nhìn thấy cậu học trò thân yêu, đứa con của tâm hồn mình lớn lên cả về thể xác lẫn trí tuệ. Thư viện bên trong kia, bốn bức tường kia ấp ủ biết bao nhiêu công lao săn sóc của ông đối với cậu bé Gauvain bây giờ nên đốt phá đi chăng? Cimourdain khoan hồng. Nhưng không phải là không chút hối hận.
Ông để mặc cho Gauvain bố trí tấn công ở phía bên đối diện. La Tourgue có mặt man rợ là tòa tháp và mặt văn minh là thư viện. Cimourdain cho phép Gauvain chỉ được pháo kích ở phía man rợ.
Như vậy, giữa cao trào cách mạng, ngôi nhà cổ bị một người trong họ tấn công, lại một người trong họ bảo vệ, như đang quay về với lề thói phong kiến. Những cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn là tất cả lịch sử thời trung cổ. Ở Goths cũng như ở Hy Lạp đều có những Eteocles và Polynices, và Hamlet hành động ở Elseneur cũng như Oreste đã hành động ở Argos [168].
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chín Mươi Ba
Victor Hugo
Chín Mươi Ba - Victor Hugo
https://isach.info/story.php?story=chin_muoi_ba__victor_hugo