Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Con Đường Mây Trắng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 9: Đấu Tranh Với Thời Gian Và Chướng Ngại
V
ị lạt ma Phiyang vừa đi thì thời gian trở thành có thực và cuộc chạy đua với nó bắt đầu. Chúng tôi đã rõ là kể từ nay không phải từng ngày mà từng phút là quý báu. Chúng tôi thức dậy với tia sáng đầu tiên của mặt trời chiếu qua khe của vách gồm những tảng đá chất lộn xộn bên nhau và chúng tôi ra về khi trong đền đã quá tối và mặt trời đã lặn sau rặng đá. Chúng tôi không dám phí thời giờ vì cả chuyện ăn trưa. Vì lý do đó mà chúng tôi nấu nướng và ăn uống sau khi mặt trời lặn. Có khi chúng tôi làm việc thêm dưới ánh nến với những bản vẽ và ghi chú trước khi đi ngủ, cho đến khi ngón tay chúng tôi còn động đậy được nhờ hơi nóng của chén xúp. Nhiệt độ trong phòng không bao giờ lên quá số không và điều này thường xảy ra là trà mới pha đôi lúc quên uống vì trò chuyện, đã đóng thành khối băng trong tách gỗ.
Muốn rửa tay rửa mặt, chúng tôi phải đập băng trong thau, vì nước đóng thành băng ngay sau khi Wangdu mang từ dưới lũng lên trong một bình gỗ và đổ thau cho chúng tôi. Để có nước nấu ăn pha trà, bình gỗ phải để bên cạnh lò lửa trong động của Wangdu. Vì chất đốt, thường là trấu, có khi phân trâu, rất hiếm; phải mang từ lũng lên mới có, nên ông dùng chung để nấu ăn với cái lò đặt giữa chỗ ngủ của chúng tôi và cửa động.
Thức ăn chủ yếu của chúng tôi là bánh kèm ít bơ mà chúng tôi đã mua với giá cao tại Tholing Gompa; và buổi tối chúng tôi thêm một loại xúp đặc có sữa và bột. Cuối cùng khi bơ của Tholing hết, chúng tôi gửi một người của Tschamba-Lhakhang đi Tholing, nhưng tu viện ở đó cũng hết bơ nên phải tìm những người chăn trừu gốc Nomade ỏ Tschang-Thang. Sau một tháng người đó về, cầm theo được hai thỏi bơ mỗi thỏi nặng một lạng, có mùi phó mát hơn mùi bơ.
Nói thế nhưng tượng Phật và bích họa trong các đền làm chúng tôi hào hứng hơn nên chuyện ăn uống không đáng lưu ý. Song song chúng tôi cũng không thể làm ngơ một điều là lương thực ngày càng ít đi với tốc độ đáng sợ. Cuối cùng chúng tôi khám phá sau bao đựng thực phẩm có một cái lỗ to. Chúng tôi thầm lặng bít lỗ và chất đồ ăn ở một chỗ an toàn hơn - xa cánh tay đã thò vào lỗ.
Vài ngày sau thì không có gì xảy ra nhưng sau đó đồ dự trữ lại hao hụt. Phải chăng ổ khóa mà chúng tôi khóa cửa gỗ mỗi sáng trước khi đi làm, đã bị mở ra trong lúc vắng mặt? Muốn chắc chắn, chúng tôi niêm phong ổ khóa mỗi sáng. Nhưng ổ khóa không bị ai mở, cũng không có dấu hiệu gì nơi vách tường chứng tỏ có trộm. Vậy tại sao dự trữ lại hao hụt hơn chúng tôi sử dụng nhiều. Chúng tôi chắc kể trộm chỉ có thể Wangdu hay bè bạn bà con thỉnh thoảng tới thăm. Nhưng lạ một điều là ai đó có thể vào được mà không mở cửa hay đục vách. Nhưng đục vách thì không thể vì phải tốn nhiều thời giờ và thế nào cũng để lại dấu vết, điều mà chúng tôi đã khám phá ra ngay nhờ từng có kinh nghiệm. Để đề phòng, thỉnh thoảng hai chúng tôi có người bất ngờ về lều đá, như bỏ quên điều gì.
Wangdu có một người anh em rễ, thỉnh thoảng tới thay công việc, anh ta nói với chúng tôi là cũng có quyền được làm để kiếm ít tiền. Điều mà lúc đầu hai người vui vẻ thỏa thuận với nhau, dần dần trở thành một chuyện tranh chấp và tới ngày nọ thì hai người tranh nhau dữ dội, người này muốn loại bỏ người kia ra ngoài. Lần đó chúng tôi đang ở trong lều, khi chuyện tranh chấp bắt đầu. Hình như có ai đạp người kia và không cho vào phòng. Bỗng nhiên có tiếng đổ rầm - cả hai người lẫn chiếc cửa sập đổ vào phòng! Và chúng tôi hoảng hồn khi thấy cửa bật ra khỏi bản lề. Thế là câu trả lời đã rõ.
Hóa ra khi mỗi ngày khóa cửa và niêm phong ổ khóa để đi đến đền thì kẻ trộm chỉ việc nâng cửa ra khỏi bản lề và tha hồ lấy đồ dự trữ của chúng tôi. Và sau đó họ chỉ việc cho cửa vào lại bản lề và buổi tối (hay bất cứ lúc nào) khi chúng tôi về thì ổ khóa và niêm phong còn nguyên. Kể từ đó chúng tôi niêm phong luôn mặt kia của cửa và không còn bị mất trộm thức ăn nữa.
Trong thời gian đó thì một tháng rưỡi đã trôi qua và vị tỉnh trưởng Tsaparang, có lẽ ông đã trên đường đến Shipki, không nhắn gửi gì chúng tôi cả. Có thể đến Shipki không thấy chúng tôi, ông sẽ gửi người đi Tsaparang xem ra sao. Lúc đó có thể thêm một tháng trôi qua và phần lớn công việc của chúng tôi đã xong. Mặt khác cũng có thể lúc đó các ngọn đèo Himalaya đều bị tuyết phủ và lúc đó có bắt chúng tôi đi Ấn Độ cũng không được. Đối với chúng tôi thì chuyện xảy ra cũng không sao, miễn là công việc có tiến triển.
Khoảng giữa tháng 12 thì có chuyện chẳng lành xảy ra. Một chiều nọ một vài người xem ra thô lỗ đến Tsaparang và ngủ tạm trong hang của Wangdu, cả đêm họ uống rượu và la ó. Sáng hôm sau có một người đàn ông mặt mày tối om, mắt chột (về sau người ta kể gã bị mất một mắt trong một vụ bắn nhau ở Tschang-Thang) đến báo là vị tỉnh trưởng ra lệnh chúng tôi phải rời Tsaparang và ông có lệnh hộ tống chúng tôi đến đèo biên giới.
Vì các bản sao bích họa mới xong phân nữa, chúng tôi nói với ông là sẵn sàng đi, chỉ xin tỉnh trưởng cho thêm ít ngày để làm cho xong. Để tranh thủ thời giờ, tôi vội viết cho tỉnh trưởng một lá thư và nhờ một người trong bọn mang đi. Tôi cũng không chờ đợi thư chấp thuận nhưng đoán là cả tuần sau thì người dưa thư mới về lại. Vị tỉnh trưởng, theo lời các người trong bọn kể, đã từ Shipki về lại và hiện đang ở hành dinh chính tại Schangscha.
Đúng như tôi đoán. Sau một tuần người đưa thư về lại và nhờ đó mà chúng tôi hoàn thành được công việc. Li đã làm xong bản vẽ đời sống Đức Phật, còn tôi đã sao lại hầu hết tất cả các bích họa trong ngôi đền trắng cũng như phần lớn tượng trong đền đỏ. Ngoài ra Li cũng làm được ấn bản của một loạt tranh các buổi lễ khánh thành đền, nhờ đó mà ta có hình dung rõ nét về những người đã xây dựng hai ngôi đền.
Chỉ một ngày sau khi người đưa thư về, hai ngôi đền bị niêm phong theo lệnh của tỉnh trưởng. Đó là một ngày buồn rầu cho chúng tôi, hôm đó chúng tôi cử hành rước lễ trước những bức tượng vàng của Phật, những tượng mà mỗi ngày đều gây cảm hứng suốt ba tháng nay và cúi nhìn chúng tôi mỉm cười từ bi. Lúc này, lúc phải từ giã tượng, chúng tôi thấy như xa người bạn quý nhất. Đối với chúng tôi, tượng là hiện thân sinh động của trí huệ và từ bi. Tượng khiến lòng chúng tôi tràn ngập sự tinh tấn và phấn khởi, chúng tôi đã làm việc dưới sự bảo vệ của tượng. Các tượng đó đã giảng pháp bằng tiếng nói không lời về cái đẹp bất hủ nằm trong tim chúng tôi, cái đẹp đó sẽ sống mãi dưới dạng linh ảnh của thành tựu cao quý nhất. Chúng tôi rời các ngôi đền với lòng biết ơn sâu xa. Chúng tôi đã làm tròn nhiệm vụ của mình và không thế lực nào của thế gian có thể cướp đi những gì chúng tôi đạt được.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Con Đường Mây Trắng
Anagarika Govinda
Con Đường Mây Trắng - Anagarika Govinda
https://isach.info/story.php?story=con_duong_may_trang__anagarika_govinda