Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nguyễn Thái Học (1902-1930)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phụ Lục
T
hư của Nguyễn Thái Học viết cho Hạ nghị viện Pháp
Các ông Nghị viên!
Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Bái, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng bày tỏ như sau này:
Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo nhân đạo ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào ở trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi, tôi thấy rằng tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi thấy rằng dưới ách chuyên chế của các ông đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ tiêu diệt hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải.
Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết cách để bênh vực tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc tôi đương ở cảnh gian nguy. Trước hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc cho đồng bào tổ quốc và Dân tộc tôi, nhất là việc mở mang tri thức cùng kinh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gửi cho viên Toàn quyền Varen một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở cho nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao đẳng Công nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gửi một bức thư nữa cho viên Toàn quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập Tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương, yêu cầu:
Quyền tự do mở các trường dạy không lấy tiền cho dân hạ cấp đến học, nhất là cho thợ thuyền và nông dân.
2) Quyền tự do mở các bình dân thư xã ở các làng cùng ở các tỉnh công nghệ.
Khốn nỗi cái gì họ cũng cự tuyệt!
Thư tôi chẳng thấy trả lời; dự án của tôi chẳng thấy thực hiện; các lời yêu cầu của tôi chẳng thấy ưng chuẩn, mà đến các bài tôi viết lên báo cũng bị kiểm duyệt xoá bỏ nốt!
Cứ những chuyện cự tuyệt đó, tôi thấy rõ ràng rằng: người Pháp không hề có thực lòng với người Việt, và tôi chẳng giúp ích gì được Tổ quốc tôi, đồng bào tôi, dân tộc tôi cả, trừ phi là đuổi người Pháp ra khỏi đất nước tôi!
Bởi vậy, năm 1927, tôi bắt đầu tổ chức một đảng cách mệnh, lấy tên là Việt Nam Quốc dân đảng, mục đích là đánh đổ chế độ cường quyền áp bức ra khỏi nước tôi, và lập nên Chính phủ Cộng hoà Việt Nam, gồm những người thực lòng tha thiết đến hạnh phúc của quần chúng.
Đảng tôi tổ chức bí mật, và đến tháng 2 năm 1929 thì bị bọn mật thám khám phá, trong các đảng viên đảng tôi, bị bắt một số khá lớn, và bị xử cấm cố từ 2 năm đến 20 năm, tất cả 52 người. Bị bắt nhiều, bị xử ức mặc dầu, Đảng tôi đâu có chịu hoàn toàn tiêu diệt!
Dưới quyền tôi chỉ huy, Đảng vẫn hoạt động và đi tới mục đích. Ở Bắc kỳ nổi lên một phong trào cách mệnh; nhất là ở Yên Bái, đã giết chết được mấy sĩ quan. Tổ chức và cầm đầu cho phong trào đó, người ta buộc cho đảng tôi, lấy cớ rằng chính tôi là chủ tịch của đảng đã ra lệnh đánh. Kỳ thực thì tôi chưa hề hạ lệnh ấy, và đã đem những chứng cớ đích xác, để chứng rõ ràng không, với Hội đồng Đề hình Yên Bái. Vậy mà, một số đông đảng viên, hoàn toàn không biết gì đến phong trào ấy cũng bị bắt và bị buộc là có tham dự vào công việc!
Chính phủ Đông Pháp đã đốt phá nhà họ. Chính phủ Đông Pháp đã cho lính đến đóng, rồi tịch thu gạo thóc của họ mà chia phần với nhau. Chẳng những đảng viên đảng tôi phải cam chịu nỗi bất bình, mà gọi là tàn bạo, tưởng đúng hơn! Mà còn phần đông đồng bào tôi, hiền lành làm lụng ở nhà quê, đã sống cái đời ngựa, trâu cũng chịu hại lây nữa! Hiện nay trong các miền Kiến An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Sơn tây, Phú thọ, Yên Bái, có hàng vạn người đàn ông, đàn bà, ông già, con trẻ, vô tội mà bị giết! Hoặc bởi chết đói, chết rét, vì Chính phủ Đông Pháp đã đốt mất nhà! Vậy tôi trân trọng lấy nước mắt, nhờ các ông làm cho tỏ rõ nỗi bất bình ấy là cái nó làm cho dân tộc tôi sẽ hoàn toàn tiêu diệt, là cái nó làm cho mất hết danh dự nước Pháp, là cái nó làm cho giảm cái giá trị của loài người!
Sau nữa, tôi trân trọng báo cho các ông biết: Tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả mọi việc chính biến phát sinh trong nước tôi và chỉ huy bởi Đảng tôi, từ năm 1927 đến giờ. Vậy chỉ cần giết một mình tôi là đủ mà đừng làm tội những người khác hiện nay đương bị giam ở các cửa ngục. Vì chỉ có mình tôi là thủ phạm thôi, còn những người khác đều vô tội cả. Họ vô tội, vì trong số đó thì một phần là những đảng viên, nhưng sở dĩ họ vào đảng là vì họ nghe lời tôi khuyến khích cho họ biết: thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với Nước; thế nào là những nỗi khổ nhục của một tên vong quốc nô!
Còn ngoài ra thì là những người không phải đảng viên, nhưng bị kẻ thù hay bọn mật thám đặt điều vu cáo, hay lại vu cáo bởi những bạn hữu không chịu nổi những cách tra tấn tàn nhẫn của Công an cục (Sở mật thám), và khai bừa ra cho đỡ phải đòn!
Tôi nhắc lại một lần nữa để các ông biết rằng chỉ cần phải giết một mình tôi hãy còn chưa đủ hả thì chu di cả nhà tôi, nhưng xin các ông tha cho những người vô tội như trên đã nói.
Sau cùng, tôi kết luận bức thư này mà nói cho các ông biết rằng: Nếu người Pháp muốn ở yên ở Đông Dương mà không phải khốn đốn vì phong trào cách mệnh thì phải thay đổi cái chương trình chính trị hung tàn và vô đạo hiện hành ở Đông Dương; phải cư xử cho ra vẻ những người bạn của giống Việt Nam, chứ đừng có lên bộ là những ông chủ bạo ngược và áp chế; phải để lòng giúp đỡ cho những nỗi đau khổ về tinh thần, về vật chất của người Việt Nam, chứ đừng có khắt khe, thâm độc nữa!
Các ông Nghị!
Hãy nhận lấy tấm lòng tôi trân trọng cám ơn!
Thư gửi cho viên Toàn quyền Đông Dương
Yên Bái, ngày… tháng 3 năm 1930.
Gửi ông Toàn quyền Đông Dương ở Hà Nội.
Ông Toàn quyền,
Tôi Nguyễn Thái Học ký tên dưới đây, chủ tịch đảng cách mệnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị giam ở ngục Yên Bái, trân trọng nói ông rõ rằng:
Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, tôi thực có trách nhiệm về tất cả mọi việc chính biến phát sinh ở trong nước, do Đảng tôi chỉ huy từ năm 1927 tới nay, vì tôi là chủ tịch của Đảng, và là người sáng lập nữa. Vậy xin ông giết một mình tôi, chứ đừng giết các người đảng viên hay gọi là đảng viên, hiện bị giam ở các ngục, bởi vì người ta vô tội!
Người ta vô tội, vì trong số đó thì một phần là những đảng viên, nhưng sở dĩ họ vào đảng là vì họ nghe lời tôi khuyến khích cho họ biết: thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với Nước; thế nào là những nỗi khổ nhục của một người dân mất nước!
Còn ngoài ra thì là những người bị vu cáo bởi bọn thù hằn, bởi lũ mật thám, bởi những bạn bè bán mình cho chính phủ Đông Dương! Tôi nhắc lại một lần nữa để ông biết rằng chỉ cần giết một mình tôi, vì tôi mới chính là thủ phạm. Mà nếu còn chưa đủ hả, thì xin chu đi cả nhà tôi, nhưng tôi đem nước mắt mà xin ông tha cho những người khác!
Sau nữa tôi mong ông nghĩ đến danh dự nước Pháp, đến công lý, đến nhân đạo, mà thôi đừng ra lệnh ném bom hay đốt phá những làng vô tội như ông vừa mới làm. Đó là một lệnh giết người. Những đồng bào của tôi sẽ vì thế mà chết đói, chết rét lấy vạn mà kể!
Sau cùng kết luận của bức thư tôi nói cho ông biết rằng nếu người Pháp muốn ở yên ở Đông Dương mà không phải khốn đốn vì phong trào cách mệnh thì:
1) Phải thay đổi cái chương trình chính trị hung tàn và vô đạo hiện hành ở Đông Dương
2) Phải cư xử cho ra vẻ những người bạn của giống Việt Nam, chứ đừng có lên bộ là những ông chủ bạo ngược và áp chế.
3) Phải để lòng giúp đỡ cho những nỗi đau khổ về tinh thần, về vật chất của người Việt Nam, bằng cách trả lại các nhân quyền, như tự do du lịch, tự do học hành, tụ do hội họp, tự do ngôn luận, đừng có dung túng bọn tham quan, ô lại, và những phong tục hủ bại ở các hương thôn; mở mang nền công, thương bản xứ cho nhân dân được học tập những môn cần thiết.
Ông Toàn quyền,
Hãy nhận lấy tấm lòng tôi tôn kính và cảm kích, với sự nhiệt liệt tạ ơn.
Kẻ thù của ông
Nhà Cách mệnh Nguyễn Thái Học
° °
NGUYỄN THÁI HỌC lần thứ nhất in tại Hà Nội phát hành đúng vào ngày lễ kỷ niệm Nguyễn Thái Ho(c (không gửi được vào Nam). Kỳ xuất bản lần thứ hai này in tại Saigon cũng do Việt Nam Thư Xả xuất bản và Tân Việt phát hành.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguyễn Thái Học (1902-1930)
Nhượng Tống
Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống
https://isach.info/story.php?story=nguyen_thai_hoc_1902_1930__nhuong_tong