Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Trong Đêm Hè
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 44
N
gười đàn ông hạnh phúc là người khi đêm đến bước những bước dứt khoát về ngôi nhà mình, nơi anh biết vợ con mình đang yên bình chờ mình trở về. Dù họ đã chợp mắt, khi tỉnh dậy họ sẽ dang tay đón chồng và cha, người vừa bước vào bầu không khí ấm cúng. Một người đàn ông đang trở về nhà như vậy sẽ không mấy để ý đến những hiện tượng đang xảy ra của đất trời trong cơn mê ngủ. Bước chân của anh ta vội vã hơn như lúc trở về vào ban ngày, nhưng vẫn rất đều đặn: anh tiến lên và bước vào. Cánh cửa mở như hút anh vào trong. Rồi sau đó những bức tường, những khung cửa sổ, cánh cửa, cả mái nhà với những ống khói hợp lại như một mẹ gà đang ngái ngủ xòe đôi cánh cho đứa con về muộn cuối cùng được chiêm chiếp chui vào.
Thật không nên nói về người đi lang thang trong đêm hè thanh vắng là người bất hạnh, nhất là khi người đó chỉ có một mình. Nếu một ngôi nhà đơn lẻ giống như một người mẹ đón đứa con cuối cùng trở về thì cả vũ trụ trong đêm hè cũng vậy với mặt đất và bầu trời của nó. Trong lòng vũ trụ một con người dù có bất hạnh đến đâu, nhất là khi cô đơn, vẫn có thể bằng cách nào đó nghỉ ngơi được. Với những người con Phương Bắc đó là lúc “đất mẹ quê hương” cho xem khuôn mặt thân thương nhất của mình. Đất dưới chân là mẹ đất, nơi anh sinh ra và sẽ là nơi cuối cùng anh trở về. Và bầu trời sang sáng trên đầu kia là nơi anh vẫn muốn linh hồn anh ngày nào sẽ được đến. Nỗi bất hạnh lớn nhất đối với người lang thang không chủ đích trong đêm là anh ta không nhận biết được nỗi đau của anh ta đang dần dịu đi. Nhưng một người như vậy cũng ít khi trải nỗi lòng đau vào đêm hè!
Nhưng vẫn có nỗi buồn thầm lặng phảng phất quanh đây, khi thấy người đàn ông vừa mới về nhà giữa đêm khuya, mà chỉ trong giây lát đã lại bước trở lại vào màn đêm lúc trước, đi lang thang vô định, rõ ràng hoàn toàn không chủ ý. Một người bước ra như vậy, cho dù có nhút nhát và yên lặng đến đâu, cũng chắc chắn gây nỗi phiền lo so với người lúc trước vừa trở về, cho dù người kia có làm ồn chút ít. Thần linh canh giữ màn đêm đang gật gù ngủ - và lúc đó bừng tỉnh, ít nhất là vì bước chân và dáng hình của người vừa bồn chồn ra đi! Ngôi nhà mà anh ta bỏ lại như nhìn theo anh mãi, đôi mắt chợt mở choàng của gà mẹ cứ chong chong ngóng chờ sáng đến. Cứ như những ông bà cụ một khi đã bị thức giấc giữa đêm khuya sẽ không ngủ lại được.
Bước ra đến con đường mòn quen thuộc nằm phía sau góc nhà mình ở, người họa sĩ đi chậm lại, nhưng lần này bước chân dấn tới giống như một sự gắng gỏi nào đó. Trông ông như đang âm thầm kiếm tìm cái gì đó, dù không thể nghĩ là trong khu rừng mọc đủ các loại cây kia lại có thể tìm được cái gì thật đặc biệt. Người họa sĩ dừng lại trên đường mòn, ánh mắt ông - người lúc trước vừa ở trên hồ chăm chú lắng nghe - bây giờ thực sự đang nhìn, nhìn sâu vào sâu thẳm cánh rừng, nơi rêu cùng dương xỉ mọc tràn khắp nơi rồi mất hút dưới những bụi cây nhiều màu sắc, những đỉnh đồi đầy gốc cây đổ rêu bám xanh. Nhưng sâu thẳm rừng ấy bóng râm nhiều hơn đêm đen, ẩm ướt và về thực chất thật mung lung, giờ đây cho thấy nó chỉ là sâu thẳm cánh rừng. Nó chẳng nhìn kẻ lang thang đơn côi, cũng chẳng thèm thay đổi mảy may chút xíu nào dưới cái nhìn của người đó.
Mắt mở to người họa sĩ rẽ vào rừng, bước thêm mấy bước, rồi lại dừng. Giống như quãng đường ông vừa đi, tầm nhìn rất hẹp của ông cũng hướng về phía trước. Ông lại tiến thêm mấy bước không chút nghĩ ngợi, đứng lại, rồi lại bước. Ông ngoái nhìn ra sau, con đường mòn đã mất hút. Ông nhìn xung quanh - để mắt lướt xa mấy mét về mọi hướng - và nhận thấy mình đang đứng giữa vòng tròn hẹp, một vòng tròn khép kín ảm đạm, đầy vô vọng. Chiếu ánh sáng xuống đó là mảnh trời hẹp như khóe mắt, một mảnh trời không cho ta khái niệm gì về bầu trời bao la, giống một chút hở của làn da dưới lớp áo rách, cho dù da có lành lặn, trắng trẻo đến mấy cũng không cho ta khái niệm gì về tòa thiên nhiên mà nó che đậy.
Người họa sĩ đứng đấy và phần nào đó trong lý trí của ông cũng giống như đáy rừng sâu ảm đạm kia. Tại sao mình lại lang thang thế này cơ chứ? Liệu có thay đổi được điều gì? Mình quả thật là tầm thường mà. Mình biết chắc sẽ không bắt đầu vào việc gì thật đặc biệt, Vậy tại sao mình lại đứng đây với vẻ mặt như thế giữa rừng lầy âm u?
Một phần tri giác cảm thấy như vậy và cứ như cả tầm nhìn hạn hẹp lần này cũng vào hùa với nó, cũng hỏi như thế.
Người đàn ông lại tiến về phía trước, hình như định tìm một chỗ thích hợp và khi tìm thấy rồi liền ngồi phịch xuống. Người họa sĩ - cũng như Jukka ở Mettälä lúc trước - ngồi phịch xuống đám rêu ướt. Ở đó người như cảm thấy thoải mái hơn, không còn những câu hỏi bất chợt nảy ra về chính sự tồn tại của mình. Chỉ có sự nhận biết về bản thân, khẽ khàng, hoàn toàn tách rời mọi việc xảy ra xung quanh. Không có lấy một cánh chim trong cánh rừng như thế này, cũng không có lấy một con bướm đêm, không một con côn trùng. Chỉ có mùi thơm, thứ mùi đặc biệt của rừng sâu ẩm ướt choáng ngợp. Ở đó có thể làm bất cứ điều gì, không ai nhìn thấy, không cần phải xấu hổ, ngượng ngùng…
Khuôn mặt của người đang ngồi trên đám rêu ướt dần dần, chút một méo đi và đôi mắt mở to nhìn chằm chằm vào nơi nào đó xa vời vô định. Đôi lúc nét nhăn nhó trên khuôn mặt khiến ta nghĩ đến con linh miêu dại, khi không biết gì cũng có thể nghĩ một kẻ điên vừa đến đó. Thỉnh thoảng khuôn mặt giãn ra, trí tưởng tượng lấy hết sức, cố gắng đào xới mọi việc… Người đàn ông nghĩ về những đứa con của mình mà anh ta vừa nhìn thấy trong giường ngủ bừa bộn của chúng, tưởng tượng trong trí vẻ bất an của những khuôn mặt đó, sự hoàn toàn vô thức của chúng trên con đường đời mà anh ta đã đặt chúng vào. Anh ta tưởng tượng trong tâm trí mình từng đứa con, như khi giờ đây chúng đang nằm ngủ trong căn phòng đã từng xảy ra chuyện thật thảm khốc và tính cách của từng đứa với những nhược điểm cùng những ưu điểm đáng yêu của chúng - những tính cách đủ làm cho trái tim người cha đang ngắm con mềm ra. Người cha, cạnh bao điều khác nữa vẫn biết và hiểu những đứa con mình yếu ớt, bơ vơ đến nhường nào. Và số phận của gia đình ở trong ngôi nhà đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngẫu nhiên ra sao. Nhất là số phận của người đã đến đây và ngồi lên đám rêu ướt này.
Những tiếng nức nở sụt sịt vang lên khe khẽ, giống như tiếng cười khô khốc đau khổ mà chính con người ta muốn và tạo ra. Những thớ thịt trên mặt lại chuyển động nhăn nhúm và tâm trí lại gắng gỏi tìm điểm tựa mới để lấy lối thoát. Tuổi trẻ, đến rồi đi, vào độ tuổi này nó mang lại cho con người ta bao nỗi niềm. Liệu có ai thật sự hài lòng với những năm tháng thanh xuân, hay nói rộng ra là cả cuộc đời mình. Nỗi đau của sự nhận biết càng sâu hơn khi hiểu rõ sự thiểu năng của chính bản thân mình.
Người ngồi trong lòng rừng sâu mắt đã ầng ậc nước. Nhưng hình ảnh tuyệt đẹp của tuổi trẻ - hay có lẽ chỉ là những tưởng tượng đã được hóa thành hình ảnh - càng tỏa sáng trong tâm thức khiến cho nước mắt cứ trào ra. Hơn hai mươi năm trước - lần đầu tiên trong cuộc đời ông - dòng nước mắt tuôn ra nhiều hơn bây giờ, nóng bỏng hơn bây giờ, vì những nỗi đau có thật, áp lực có thật. Đó là hạnh phúc trào dâng từ niềm say mê cao quý.
Còn bây giờ người đàn ông đã bắt đầu bước vào tuổi già chỉ có thể nặn ra được mấy giọt nước mắt và tiếng nức nở của ông ta nghe như tiếng cười gằn khô khốc cố tình hơn là tiếng khóc nấc mạnh mẽ của một người đàn ông. Nhưng ông ta vẫn gục đầu vào đám rêu ẩm, giống như đã làm như vậy vào năm hai mươi tư tuổi. Những hình ảnh thời thanh xuân hiếm hoi, đẹp và tươi sáng trong giây lát hiện lên nơi đôi mắt nhắm nghiền. Tinh thần sau cơn khóc có chiều uể oải và cái mùi ngai ngái của đám rêu chẳng mấy đã thu hút hoàn toàn sự chú ý. Bộ não phân loại nó và trí óc lại tiếp tục đặt ra những câu hỏi đáng lưu ý.
Ông ta đứng dậy, ngó nhìn xung quanh giống như vừa sực tỉnh sau giấc ngủ ngắn. Ánh sáng trong khu rừng thẳm và trên khoảng trời bé tẹo đã đổi khác. Tận nơi này bình minh cũng đến. Cứ như Chúa Trời theo dõi luồng suy nghĩ của từng tâm hồn nơi đây cả xấu lẫn tốt và như vậy đến mặt trời khi nhô lên cũng tìm ra con mình, dù chúng đang ngồi trong buồng giam nhà tù, hay dưới gốc thông trong rừng rậm. Ít ai vào được đến thăm thẳm mịt mùng, nơi mà ánh sáng mặt trời không thể soi tìm được và lúc đó chắc Chúa Trời cũng không thể nào thấy được linh hồn của họ.
Người họa sĩ đứng dậy và lội ra phía đường mòn. Ông ta bình thản nhớ đến người yêu thời trai trẻ. Ông muốn đi lên đỉnh đồi, nơi tầm nhìn trải rộng hơn về phía ấy. Ông thấy xấu hổ về những giọt nước mắt khiên cưỡng lúc trước, ông nhớ vừa mới chợt rẽ qua nhà và cảm thấy mình đang bình yên hơn hết thảy những gì mà ông đã thấy và trải qua ở nhà. Càng lên cao hơn phía trên đỉnh đồi, bầu trời càng trải rộng hơn và ánh bình minh càng đậm hơn. Mặc dù cả đêm ông không hề ngủ, nhưng vừa đến đỉnh đồi ông chợt nhận thấy mình đang ngâm nga. Lần này thì điệu ngâm nga không có bản nhạc riêng nào. Nó cứ ngân cao và lên cao mãi - chính vì vậy phải có lúc rơi xuống đột ngột. Ông đứng trên đỉnh đồi, mặt quay về phía con đường ngày còn trẻ vẫn hằng đi. Điệu ngâm nga của ông như dồn dập hơn và hướng về phía mặt trời ông cất tiếng ca một bài mà giai điệu ngắn ngủi vừa chợt nảy ra trong phút chốc. Mặt trời vẫn chỉ mới lấp ló thâm thấp, có thể nhìn thẳng vào nó mà chẳng cần phải chớp chớp mắt. Bây giờ bụi đất vẫn chưa thể bay vào giữa mặt trời và mắt người.
Những hình ảnh, những ảo ảnh tuyệt vời của thời trai trẻ - nhìn từ nơi đây chúng thật sự là của báu. Chúng vĩnh viễn là của ông, bởi vì ông đã vĩnh viễn mất chúng… Một thế hệ, một đời người, có nghĩa lý gì chứ? Biết bao nhiêu người đã sinh ra, rồi lại mất đi. Từ đây tôi nhìn thấy những cánh đồng đã được cày cấy với những ngôi nhà, tôi thấy những cánh rừng mất hút trong làn sương sớm nơi chân trời, tôi nhìn thấy hồ nước uốn lượn ngoắt ngoéo và cùng ra đời một lúc với chúng là những sườn đồi nằm bên bờ. Mẹ đất đó - người đàn ông đã dùng rìu chặt cây trên thân mẹ, rồi lấy cày cày xới, để cuối cùng gieo hạt, thu hoạch vụ mùa - và rồi chết. Tại sao tôi lại phải lo lắng chứ!
Từ đỉnh đồi người họa sĩ nhìn thấy cả mái nhà của trang trại Teliranta. Ông ta chợt nhớ tới Manu già - mẻ nhựa thông của ông chắc sắp xong rồi. “Mình đến thăm Manu một cái. Lần cuối cùng mình chèo thuyền đến đó cũng lâu lắm rồi.”
Người đàn ông từ đỉnh đồi đi xuống, khuôn mặt ngây ngất trong nắng mai buổi sớm. Ông ta đi qua ngôi nhà của mình cứ như chẳng liên quan gì đến nó, ra đến bờ nước và ẩn cái thuyền của mình xuống hồ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Trong Đêm Hè
Frans Eemil Sillanpää
Người Trong Đêm Hè - Frans Eemil Sillanpää
https://isach.info/story.php?story=nguoi_trong_dem_he__frans_eemil_sillanp