Bóng Ma Của Tương Lai
ào thời của Yersin, Nha Trang thật xa xôi. Bởi nó xa châu Âu. Ngày nay nó đã trở thành trung tâm thế giới. Ven bờ Thái Bình Dương, nơi đã kế tục Đại Tây Dương, Đại Tây Dương thì từng kế tục Địa Trung Hải. Mêhicô nằm đối diện bên kia biển. Acapulco. Chính châu Âu mới trở nên quá xa xôi. Bên kia của thế giới, ở phần bị che khuất của trái đất. Ờ Đà Lạt thời gian như dừng hẳn lại trên mặt nước êm đềm cùa Hồ, trong các phòng khách của Lang Bian Palace, còn ở đây thành phố tuyệt đối hiện đại.
Hẳn Yersin sẽ cảm thấy bớt xa lạ hơn nếu hôm nay ông ở Paris, lấy lại căn phòng của mình ở khách sạn Lutetia.
Ở đây, bóng ma của tương lai, đã lẽo đẽo theo ông vòng quanh thế giới, có thể đến ở khách sạn Yasaka, nằm ở góc giao của phố Yersin và đại lộ ven biển, một cái tháp bằng kính theo kiểu mà ta vẫn hay thấy ở Bangkok hay Miami, mọi nơi mà cái rương tư sản được chở theo đường hàng không đặt ta xuống. Nha Trang là một thành phố ven biển được nhiều người Nga và người miền Bắc Việt Nam lui tới. Cam Ranh, căn cứ quân sự lớn của Mỹ, ở cách đây ba mươi cây số, sau thống nhất đã trở thành một căn cứ của Liên Xô. Đường bay quốc tế duy nhất đến Nha Trang xuất phát từ Matxcơva. Người Nga đến đây đế tận hưởng những vui thú vừa đậm mùi nhiệt đới và mang tính chất búa liềm hoài cổ trên những lá cờ đỏ treo dọc bờ biển. Thực đơn của quán Yasaka viết bằng ba thứ tiếng, Việt, Anh và Nga. Tuy nhiên, trong các phòng tắm, người ta chỉ viết dòng chữ “Nước trong vòi không uống được” bằng tiếng Anh - một động thái rất đáng khen ngợi, nó thúc đẩy người Nga cố mà học lấy nhiều ngoại ngữ, hoặc giả đó cũng là một sự đùa cợt trớ trêu gửi tới người anh cả xưa kia.
Ở góc phố Yersin giao với phố Pasteur, vào tháng Hai năm 2012 này, công nhân đang làm việc ngày đêm ở công trường xây dựng Nha Trang Palace. Bóng ma tiến về phía Viện Pasteur ngay gần đó. Khi ngôi nhà lớn nhiều vòm tường ở Xóm Cổn bị phá đi cách đây vài năm, tất cả những gì còn lại bên trong đã được chuyển về khu nhà phụ của Viện, từ cái kính thiên văn cho tới các dụng cụ khí tượng thủy văn, và người ta mở một viện bảo tàng Yersin nho nhỏ. Ở đó phòng làm việc của ông được dựng lại. Toàn bộ bằng gỗ sẫm màu và các thiết bị khoa học của một thời xa xưa làm bằng đồng vàng và đồng thau. Bóng ma cùa tương lai ngồi xuống cái ghế bập bênh của Yersin. Hắn nhìn những tấm bản đồ vạch lại các chuyến đi của ông treo trên tường. Trên một cái bàn là quyển sách của ông về người Mọi. Từ ấy giờ đã trở nên cổ lỗ sĩ lắm rồi, “người Thượng, người miền ngược”. Ngàv nay người ta ưng dùng “các dân tộc thiểu số” hơn. Quanh Đà Lạt là người Lát, người Chill, người Sré. Ở Suối Dầu là người Gia Rai.
Trên các giá sách, hàng trăm tác phẩm bằng tiếng Pháp và tiếng Đức, phủ đầy địa hạt của những ý tưởng điên rồ. Những sách Lịch sử. Nhưng tủ sách này có thể cũng chính là tủ sách của những người cánh Pasteur đầu tiên ở Nha Trang, của Bernard, của Ịacotot hoặc của Gallois. Yersin có từng đọc cuốn Trên đường trở về - nhật ký đi biển của Alain Gerbault (Alain Gerbault (1893-1941): nhà phiêu lưu, nhà vô địch quần vợt người Pháp, từng đi vòng quanh thế giới bằng thuyền một tay chèo) kia hay không?
Trên bàn làm việc của ông là những bài thơ của Virgile được gõ máy chữ, bằng tiếng La Tinh, theo lối cách dòng, và lời dịch được viết bằng bút chì, hết câu thơ này đến câu thơ khác, ở khoảng trống giữa các dòng. Các danh sách câu tiếng Việt để ghi nhớ. Một bức ảnh chụp ông ở Paris cùng Louis Lumière. Tấm vé máy bay cuối cùng của ông, ghi ngày 30 tháng Năm năm 1940. Yersin có chỗ ngồi tốt nhất trong tổng số mười hai chỗ, ghế K, riêng lẻ một mình ở phía sau bên tay trái trên máy bay. Tấm vé liệt kê các loại rượu mà hành khách được dùng, các nhãn whisky, cognac và sâmbanh, hẳn đã được những người trốn chạy giàu có vui vẻ uống hết cốc này đến cốc khác trên chuyến bay cuối cùng của hãng Air France ngay trước mũi lính Đức. Một bức ảnh chụp ông vào lúc ông quay trở về vào tháng Sáu năm 40, trên cái thang của con cái voi nhỏ màu trắng ở Sài Gòn.
Từ đó có thể đi tiếp thêm ba trăm mét về phía Bắc theo hướng bờ sông. Ở nơi từng có ngôi nhà vuông nhiều vòm tường giờ mọc lên một nhà khách cho các cảnh sát đáng khen ngợi trên khắp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài hiên giờ là quán Svetlana, ngay sát mép sóng, nghe rõ tiếng sóng đập vào bờ, hiện đang đóng cửa vì không phải mùa du lịch. Người gác cửa cho kẻ lạ mặt vào đó tránh cơn mưa bụi, nhưng có bao giờ người ta từ chối được một bóng ma điều gì đâu. Hắn ta ngồi đó, trước tiếng ầm ào của sóng biển. Chỉ cảnh tượng nhìn về phía chân trời là còn nguyên vẹn.
Những người dân chài đã bị chuyển tới một ngôi làng mới ở bên kia sông, để nhường chỗ xây các khách sạn. Dưới chân cầu, trong một cái quán hơi chút xập xệ chỉ phục vụ hai loại nước uống, trà và cà phê, trên tường treo năm bức chân dung các dwem khá là lộn xộn: Bach, Beethoven, Einstein, Balzac và Bonaparte. Không có Yersin lẫn Pasteur. Thế nhưng hai người này được ngưỡng vọng ở Việt Nam, được đặt tên phố ở khắp mọi nơi. Pasteur là một thánh của đạo Cao Đài, chủ yếu thịnh hành ở vùng châu thổ sông Mê Kông. Yersin là một vị Bồ Tát tại ngôi chùa Suối Cát không xa đây bao lăm. Ngồi trên một cái ghế nhựa vỉa hè, bóng ma của tương lai quan sát dòng xe cộ ngược xuôi không ngớt chạy lên cầu sang bên kia sông. Yersin là người đầu tiên mang xe ôtô đến đây. Người đầu tiên chụp ảnh cái vịnh tuyệt đẹp này.
Từ chốn từng là Xóm Cồn, nay không còn ngư dân nữa, để sang Hòn Bà, phải đi qua cả thành phố, tới đường cái quan, đi theo hướng Bắc, hướng Hà Nội, rẽ phải, rồi thêm ba mươi cây số đường ngoằn ngoèo leo lên núi. Những dân tộc thiểu số đốt và khai hoang những ngọn đồi thấp để trồng cây, bạch đàn, keo và đào lộn hột. Những đồng chuối, ngô, cỏ mọc cao và sắc. Trước những cái lán tre lũ gà chạy nháo nhác, lũ bò nghe tiếng động cơ xe thì giậm chân ngơ ngác sợ hãi. Đi được một tiếng, sẽ thấy thanh barie của bảo vệ sơn hai màu đỏ trắng và một trạm gác. Quá đó là đá lở và những quãng trơn trượt thường gặp vào cái mùa mưa này. Lên cao hơn, ta tưởng đâu mình đang lạc vào những cánh rừng rậm nổi tiếng ở Honduras hay El Salvador, và rồi ở mồi đoạn đường quanh cao hơn nhiệt độ lại giảm đi một chút và bầu trời phủ mây, sương thì sà thấp xuống. Có cảm tưởng như là sẽ cứ như thế mãi cho đến lúc nghe tiếng chó sủa trong màn sương, con đường kết thúc ở một vũng bùn lớn.
Ở nơi đây, cách xa mọi thứ, có bốn người đang sống, hai người gác căn nhà gỗ được dựng lại của Yersin và trên một chỏm đất đối diện có hai người gác rừng trong chòi mặc đồng phục. Giữa họ có một ấm trà chắc đã trăm năm tuổi. Trong nhà là vài thứ đồ gỗ bằng gỗ màu đen và cái giường của Yersin, máy móc khoa học, một cái vali cũ để trong một cái tủ. Mây phả vào nhà qua những cửa ra vào và cửa sổ để mở. Sương giống như làn khói thuốc lá cuộn vào căn nhà gỗ, làm mọi thứ ướt sì và chảy nước, như đánh vécni. Trong khu rừng có nhiều cây dương xỉ cao, dưới màn mưa, mấy người gác tìm lại dấu vết những chuồng trại xưa, những máng uống, những tảng đá lõm dùng làm khay gieo những mầm cây canhkina đầu tiên. Những con thằn lằn to màu nâu bị lũ chó đánh động vọt lên cây. Thấp hơn là dòng sông ấm nóng màu cam xỉn. Một lúc sau, ngồi trong căn nhà gỗ ướt sũng trước tách trà nóng rẫy, người ta gỡ lũ đỉa bám vào bắp chân, cứ như thể lũ ngu ngốc ấy tưởng là có thể hút máu được từ một bóng ma vậy.
Nửa đường về Nha Trang, ở Suối Giao, nay là Suối Dầu có một hàng rào sơn xanh ở lối vào một cánh đồng, một ổ khóa, một số điện thoại để gọi vào thông báo cho người gác cửa. Bên kia hàng rào, một người mục đồng đội nón cầm cây gậy dài đang lùa một đàn cừu, có một bầy chim lớn màu trắng bay theo. Lối đi hướng về trang trại thử nghiệm chạy dọc các luống đất đang nở hoa ngũ sắc, rồi mía, thuốc lá, lúa chưa trổ đòng đòng. Rối tới một sườn dốc lát đá bên cạnh có những người nông dân vung lưỡi hái một cách ẩn dụ. Ngôi mộ màu xanh da trời nằm trên một ngọn đồi nhỏ. Không có lời tưởng niệm nào. Chỉ có duy nhất dòng chữ viết hoa này:
ALEXANDRE YERSIN
1863 - 1943
Bên trái, một ngôi miếu màu cam và vàng cắm đầy que hương. Hai mét vuông màu xanh da trời lãnh thổ Việt Nam, trước đây là trung tâm của vương quốc. Ông đã tìm thấy sự an nghỉ nơi đây, tìm được địa điểm và cách thức. Hẳn người ta có thể viết một Cuộc đời Yersin như một Cuộc đời vị thánh. Một ẩn sĩ rút vào sống trong một căn nhà gỗ nơi khu rừng rậm giá lạnh, thoát khỏi mọi ràng buộc xã hội, đời ẩn sĩ, một con gấu, một người man dã, một thiên tài độc đáo, một người rất kỳ quặc.
Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả - Patrick Deville Yersin - Dịch Hạch & Thổ Tả