Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Sử Trung Quốc
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 1 - 3 - B- Chính Phủ Cách Mạng Ở Miền Nam
V
ăng mặt bốn năm năm, năm 1971 Tôn Văn mới lại xuất hiện đúng lúc các đốc quân ở Bắc can thiệp vào chính trị, giải tán Quốc Hội và các đốc quân phương Nam nổi lên phản đối. Tổng trưởng hải quân là Trình Bích quang từ chức; Tôn cùng với Trình suất lĩnh hải qua-n đến Quảng Đông, đánh điện đi các tỉnh mời nghị viên Quốc Hội Quảng Châu khai hội và tổ chức chính phủ để chống với phương Bắc. Ông được bầu làm đại nguyên súy và đại biểu Trung Hoa dân Quốc trong việc đổi ngoại. Lục Vĩnh Đình, đốc quân Quảng tây và Đường kế Nghiêu, đốc quân Vân nam làm phó nguyên súy. Cuộc thế nam Bắc đối lập bắt đầu từ đó.
Nhưng ở Bắc có nhiều phe chống đối lẫn nhau mà ở Nam thì Tôn và Lục, Đường ý kiến cũng bất đồng. Về thực lực, Tôn chỉ điều khiển được một bộ phận hải quân, còn lục quân ở trong tay hai phó nguyên súy, nên Tôn không làm được gì cả. Rồi Lục và Đường lại chia rẽ. Thế của chính phủ phương Nam rất yếu. Một đốc quân đem quân đánh Quảng Đông, Lục Vĩnh Đình chống không nổi.
Trần Quýnh Minh, rước Tôn Văn c về Quảng Châu, cãi tổ chính ohủ, cũng nhóm quốc hội, cử Tôn làm Tổng Thống, nhưng địa hạt của chính phủ Quảng Châu chỉ có mỗi một tỉnh Quảng Đông ( 1921).
Uy tín của Tôn đã xuống nhiều, Trần Quýnh Minh cũng lại bất đồng ý kiến với ông. Ông muốn Bắc phạt không được, mà muốn lấy lại uy quyền cũng không xong. Ông sửa lại đảng chương ( 1) ( coi ở sau mục " tư tưởng chính trị của Tôn Văn "), nhưng cũng không thi hành được nữà, sau cùng Trần Quýnh Minh tấn công đốt nhà công, tính giết ông, may mắn ông trốn thoát, được lên Thượng Hải.
Ông đã thất bại, rút được kinh nghiệm, hiểu rằng phải bỏ đường lối tấn công, đảo chánh ở nhiều nơi cùng một lúc, mà phải chiếm được một địa bàn vững, phải tổ chức đảng và huấn luyện cán bộ, phải lập được một đạp quân tân thức; rồi từ địa bàn đó chiếm đất lần
lần, chiếm đưọc miền nào thì đảng viên và cán bộ cai trị miền đó, dùng tuyên truyền để thu phục dân chúng, như vậy lần lần sẽ chiếm được trọn nước.
( 1) Chương trình chính trị của đảng
Bây giờ ông mới thấy ông lẻ loi. Vẫn còn nhiều người ngưỡng mộ ông đấy, nhưng người ta thấy ông bất lực: đảng của ông ít người, quân đội ông không có, mà tiền thì các nước tư bản không giúp ông. Năm 1911, trước khi về nước, ông có qua Anh, xin chính phủ cho vay tiền, chính phủ Anh từ chối, chỉ hứa không giúp tiền cho Thanh đình nữa thôi.
Bây giờ họ có thêm một lý do nữa để từ chối; họ đã thừa nhận chính phủ hợp pháp Bắc Kinh rồI. Vả lại tâm lý của họ là giúp kẻ mạnh chứ không giúp kẻ yếu, mà ông là kẻ yếu ; trong mười năm từ 1912 đến 1921 ông đã thất bại, để cho Viên Thế Khải phá hoại cách mạng, phá hoại hiến pháp, như vậy ai dám tin ông nữa.
Simon Lays trong cuốn Les habis neuf du Président Mao ( Edition Chant libre 1977) trách phương Tây ( Anh, Mỹ, Pháp …) chỉ nâng đở bọn thối nát như Thanh triều, Viên Thế Khải, mà không biết đứng về phe các nhà cách mạng được dân chúng quý như Hồng Tú Toàn, Tôn Văn . Chê như vậy là cố ý khen Nga đã biết giúp Tôn Văn.
Tháng 10- 1917, cuộc cách mạng vô sản của Nga thành công, Trung Hoa cũng như các nước khác, chưa thừa nhận Liên Xô,. Trong hai năm 1919 – 1920 chính phủ Nga nhiều lần tuyên bố bãi bỏ các điều ước bất bình đẳng mà Nga hoàng đã ký với Trung Hoa.
Năm 1921 đảng Cộng Sản Trung Hoa thành lập, đứng vào hàng ngũ Đệ Tam quốc tế. Các nhà lãnh tụ buổI đầu là Trần Độc Tú, Mao Trạch Đông, Trương Đại Lôi; đảng viên chỉ được 50 ngườI. Cũng năm đó, Chu Ân Lai học ở Pháp về.
Tôn Văn bị Anh, Mỹ, Pháp, Nhật hất hủi, không giúp gì cả, phải quay về phía Nga Xô y như Nasser năm 1956, khi Mỹ không bán khí giới cho. Năm 1922, vì bất hòa vớI Trần Quýnh Minh. Ông phải bỏ Quảng Châu mà lên Thượng Hải, rồi tiếp xúc với nhân viên cơ quan thông tin quốc tế của Nga Xô để rút kinh nghiệm cách mạng của họ.
Họ đem thuyết Mác Lê giảng cho ông. Theo thuyết đó, chế độ tư bản đạt tớI tột đỉnh thì đưa tớI chủ nghĩa đế quốc, vì muốn giữ mức sống cao cả của giai cấp tư sản ( bourgeois ) thì bọn tư bản phảI bóc lột chẳng những các giai cấp khác trong nước, mà còn bốc lột các dân tộc chậm tiến nữa, những thuộc địa ở Á, Phi : mua rẻ hoặc cướp tài nguyên của những nước này, dùng nhân công rẽ mạc của họ để sản xuất cho rẻ rồi bán lại cho họ với một giá đắt. Trung Hoa là một bán thuộc địa của các nước tư bản, đã bị bóc lột tám chục năm rồi, muốn thoát khỏi ách của Âu, Mỹ và Nhật thì phải làm cách mạng vô sản như Nga, Nga có thể giúp Trung Hoa được.
Tôn Văn nghe vậy, thấy có lý và trong một số hội nghị Quốc Dân đảng, ông bảo : “ Lénine bị các nước tư bản bôi nhọ vì ông ta dám nói trắng ra rằng 1.250.000.000 người ức hiếp, bốc lột “.
Tuy nhiên ông rất thực tế, bảo Trung Hoa chưa thể thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản được, mà hãy thực hiện chủ nghĩa Tam dân của ông đã.
Năm sau ( 1923) Nga phái một ủy viên về ngoại giao, Adolphe Joffe qua. Hai bên tuyên bố chung : Tôn chỉ cho phép đảng Cộng sản tự do hoạt động trong việc chiến đấu dân tộc để giành lại độc lập, mà cuộc chiến đấu là bước đầu đưa tới xã hội chủ nghĩa, chứ không nhận ngay Cộng Sản là một chủ nghĩa chính thức, vì nó không hợp với tình hình Trung Hoa thời đó, Joffe cũng nhận rằng Trung Hoa cần được thống nhất và độc lập trước hết và Nga Xô sẵn sàng giúp cuộc cách mạng dân tộc của Trung Hoa trong việc tổ chức quân đội, đào tạo cán bộ tuyên truyền.
Tức thì hai bên hợp tác với nhau liền. Mùa hè năm 1923, Tôn phái một đại tá trẻ mà ông mà ông rất tin cậy qua Moscou, tức Tưởng Giới Thạch, Tưởng học ở Nga 6 tháng rồi về nước lập trường võ bị Hoàng Phố ở gần Quảng Châu, làm hiệu trưởng trường lục quân đó. Tưởng được một số chuyên viên Nga giúp sức. Chu Ân Lai cũng lãnh một chân giáo sư, về chính trị( ?). Mỗi khóa học chỉ có sáu hay tám chín tháng . Số học viên khóa đầu được dăm trăm, ( 1) chính họ có công trong việc Bắc phạt sau này.
Đầu thu năm đó Nga lại gởi qua Borodine ( Trung Hoa gọi là Pháo La Đình) một người rất giỏi về tổ chức, đã có hồi ở Mỹ . Ông ta dùng Nguyễn Ái Quốc ( tức Hồ Chí Minh sau này ) làm thư ký riêng, thông ngôn và phiên dịch, vì Nguyễn thông bốn ngôn ngữ : Hán, Anh, Pháp, Nga Borodine làm cố vấn kỹ thuật về cách mạng, lập một viện đào tạo một bọn tuyên truyền để lôi kéo quần chúng. Học viên đều là những người trong đảng cộng sản Trung Hoa, nhất là trong giới lãnh đạo . Đảng được tổ chức lại theo Nga, thành từng tổ, thường họp hội nghị ( hội nghị đầu tiên vào đầu năm 1924) . Trên cùng có ủy ban trung ương thi hành đường lối của đảng . Borodine thuyết phục Tôn Văn cho phép đảng viên Cộng Sản được vô Quốc Dân đảng, thành thử đảng này có một hạt nhân mà khi nào nhân ( noyau) của Cộng Sản mà khi nào Quốc Dân đảng thành công thì Cộng Sản đương nhiên được dự vào việc nước . Đồng thời Nga tuyên bố thừa nhận Ngoại Mông thuộc lãnh thổ Trung Hoa, hủy bỏ hết các điều ước Trung Hoa ký với Nga hoàng. Công việc đào tạo cán bộ tuyên truyền của Borodine có kết quả rất mau. Một cuộc bãi công của công nhân Hỏa xa trên đường Bắc Kinh – Hán Khẩu xảy ra, nhưng chưa đủ kinh ngjiệm nên bị Ngô Bội Phu ( ?) đàn áp kịch liệt, chết rất nhiều, mẵc dầu các tổ chức khác cũng bãi công để ủng hộ
Sau đó xảy ra cuộc Ngũ táp vận động ( táp là ba mươi : 30-5-1925) Nguyên do chỉ tại thái độ ngạo mạn, tàn nhẫn của bọn đế quốc . Họ không coi người Trung Hoa ra gì cả,(2) hơi một chút là chất vấn chính phủ Bắc Kinh, đòi hỏi bồi thường và bắn xả vào dân bản xứ.
Lần này trong một xưởng dệt ở Thượng Hải, một người thợ Trung Hoa bị một nhân viên Nhật bắn chết. Hai tuẩn lễ sau, học sinh và thợ thuyền Trung Hoa ở Thượng Hải làm lễ truy điệu kẻ xấu số và biểu tình phản đối Nhật trong khu vực tô giới của Anh. Cảnh sát Anh bắn vào đám biểu tình : mười hai người chết và mười bảy người bị thương.
Dân chúng khắp nơi phẩn nộ ; tại các khắp khu kỷ nghệ và ở Hương Cảng, phong trào phản đế nổi lên rầm rộ, thợ đình công ở các xưởng ngoại quốc, dân chúng tẩy chay hàng hóa ngoại quốc đặc biệt là hàng hóa Anh và Nhật
Chưa chắc phong trào do Cộng sản tổ chức và phát động, nhưng ta có thể tin rằng Cộng Sản đã chỉ huy một phần nào rồi lợi dụng để gây uy thế cho đảng. Ở Thượng Hải cuộc đấu tranh kéo dài tới một năm rưỡi, được mọi người ủng hộ, và gây chấn động khắp thế giới, làm tê liệt công việc kinh doanh của Anh ở Hoa Nam đến nổi Hương Cảng ( Cảng thơm) đã thành một ( tử cảng) ( cảng chết), và người Trung Hoa mỉa mai gọi nó là “ xú cảng “ ( cảng hôi thối )
Chưa đầy một tháng sau, lạI xảy ra một vụ sôi động nữa: chiến hạm Anh, Pháp, Nhật, Bồ bắn cvãi vào dân biểu tình tẩy hàng ngoạI quốc, lòng căm phẩn của dân càng bừng bừng lên .
Cuộc vận động ngũ táp đó gây ảnh hưởng quan trọng về văn hóa, làm cho phái tả thêm được nhiều cây bút có tài và tràn trề nhiệt huyết. Nhưng đó là chuyện sau, chúng ta hãy xét tiếp hoạt động của Tôn Văn đã.
Có một địa bàn ở (Quảng Châu ) một đạo quân do Nga tổ chức huấn luyện, một đảng đã cải tổ vớI một thành phần mới ( Cộng Sản ); lại được quần chúng ủng hộ, ngoài giớ trí thức tiểu tư sản ra, thêm giới thợ thuyền, nông dân, thương nhân nữa. Tôn văn bắt đầu gây lại được uy quyền, có thể nghĩ tới việc Bắc phạt. Theo J J . Brieux trong La Chine du nationlisme au communisme ( Seuil- 1950) thì hồi này ông rất phấn khởi, lại đeo đuổi cái mộng không tưởng của ông từ trước là liên kết Hoa - Nhật. Năm 1924 ông qua Nhật ngày 25- 11, tuyên bố ở Nagasaki: “ Tình thân ái của chúng ta vớI Nhật phải mỗI ngày mỗi tăng. Mọi bất hòa và nghi ngờ lẫn nhau phải xóa bỏ cho hết. Nhật tiến bộ hơn chúng ta nhiều lắm về kỹ nghệ, khoa học, văn minh. Nếu chúng ta muốn thực tâm cộng tác với Nhật thì chúng ta sẽ tiến chắc chắn mà Nhật cũng được lợi; hàng hóa của hai nước sẽ được tự do xuất, nhập, không phải đóng thuế, hai nước tất phải giàu “ ( la Chine của Roger Lévy PUF 1904 )
Lần này ông ở Nhật không lâu rồi về, kế đó chính phủ Bắc Kinh bị các quân phiệt lật đổ ; Đoàn Kì Thụy, Trương Tác Lâm và Phùng Ngọc Tường mời ông lên Bắc Kinh để bàn việc thống nhất, lập chính phủ trung ương Borodine khuyên ông đừng nhận, nhưng ông cứ nhận, một phần vì t-hấy bệnh ung thư không cho ông sống được lâu nữa. Nhưng mới tới Bắc Kinh, hai bên chưa kịp thảo luận với nhau thì ông từ trần ( 12- 3- 1925) thọ 59 tuổI ( 1866- 1925).
Di chúc ông đọc cho Uông Tinh Vệ (đồng chí trẻ thân nhất của ông ) chép, và ông ký một ngày trước khi mất, trước mặt chín người . Tống Khánh Linh, Tống Tử Văn ( em trai Khánh Linh) Tôn Khoa ( con bà vợ trước của ông ) ….những ngườI này cũng ký sau ông.
Dưới đây tôi dịch bản chữ Hán trong Trung Cận đại sử
“ Trong bốn chục năm, tôi tận lực với cách mạng, mục đích để Trung Quốc được tự do bình đẳng. Kinh nghiệm bốn chục năm cho tôi thấy rằng muốn đạt mục đích đó phải kêu gọi toàn dân đứng dậy và liên hợp với những nước nào trên thế giới đãi ta một cách bình đẳng, để cùng nhau phấn đấu.
Hiện nay cách mạng còn chưa thành công. Các đồng chí phải theo phương lược kiến quốc và đại cương kiến quốc, cùng tam dân chủ nghĩa …của tôi mà tiếp tục gắng sức cho đạt thắng lợI cuối cùng …. Việc gấp nhất là mở Quốc Đân Đại Hội, và từ bỏ các điều ước bất bình đẳng, phải thực hiện cho thật mau . Đó là di chúc của tôi "
(1) Một số nhà cách mạng của ta học ở trường đó
(2) Tới mỗI tại một công viên ở Tô Giới Thượng Hải, người Anh cấm một cái bảng < cấm chó và người Trung Hoa vào >
............
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Sử Trung Quốc
Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê
https://isach.info/story.php?story=su_trung_quoc__nguyen_hien_le