Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vô Gia Đình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 41: Những Cái Tã Đẹp Nói Thực
T
ôi đang sững sờ, không biết tính thế nào, thì Mã-Tư nhanh nhẩu nói:
- Thưa bà, chúng tôi cảm ơn bà.
Rồi anh sẽ cầm tay tôi đưa ra khỏi bếp. Anh nói:
- Chúng ta lên đường đi! Lần này không phải chỉ tìm bà Mỹ-Lưu và cậu An-Tuyên, chúng ta còn tìm Lệ-Hoa nữa. Có phải hay không? Đáng lẽ chúng ta phải dừng lại ở đây, bây giờ ta được đi ngay. Thế gọi là cái may đây, anh ạ! Chúng ta đã chịu nhiều cái rủi rồi, bây giờ đến lượt hưởng những cái may. Ngọn gió đã đổi chiều! Biết đâu hạnh phúc đang chờ ta! Tiến lên!
Chúng tôi tiếp tục rượt theo Thiên-Nga. Không để mất thì giờ, chúng tôi chỉ dừng lại để ngủ và để kiếm tiền. Ở Đơ-Di là chỗ sông Niên chảy vào sông Loa, chúng tôi phải hỏi thăm, biết Thiên-Nga đã theo sông đào đi Đi-Goăng (Digoin), rồi lại từ Đi-Goăng sang sông Trung để tới Sa-Lông (Chalon).
Xem bản đồ, nếu chúng tôi đi thẳng từ Sa-Ron (Charolles) đến Ma-Công (Mâcon), không theo dòng sông, thì đỡ được mấy ngày đường, nhưng chúng tôi không dám đi lối ấy sợ Thiên-Nga dừng lại ở quãng nào thì chúng tôi phải lộn lại, có phải nhanh nhẩu đoảng không?
Vì thế chúng tôi quyết theo sông Sa-Ôn (Saône), từ Sa-Lông cho tới Ly-Ông.
Đến Ly-Ông chúng tôi lại khó nghĩ, Thiên-Nga đã đi ngược hay xuôi dòng sông Rôn?
Nói cách khác là bà Mỹ-Lưu đã sang Thụy-sĩ hay xuống miền nam nước Pháp?
Lẫn trong đám tầu chạy như mắc cửi trên ngã ba sông Rôn và Sa-Ôn này, thuyền Thiên-Nga có thể bị lu mờ, không ai chú ý. Chúng tôi dò hỏi những người lái thuyền, những người chận sào, những người ở bến, biết chắc chắn thuyền Thiên-Nga đã sang Thụy-sĩ: chúng tôi lại ngược theo sông Rôn.
Mã-Tư hỏi:
- Ở Thụy-sĩ sang Ý được, đó lại là cái may nữa. Cứ theo mãi bà Mỹ-Lưu, cái ngày chúng ta về đến Lục-Ca. Em Tuyết-Nga sẽ sung sướng biết nhường nào!
Thương cho anh Mã-Tư thân mến và khốn nạn của tôi! Anh đã giúp tôi đi tìm những người thân yêu của tôi, tôi chưa làm gì để anh được gần em gái anh!
Đến Ly-Ông, chúng tôi đi nhanh hơn thuyền vì nước sông chảy xiết, thuyền bè khó ngược hơn là ở sông Xen. Tới Quy-Lô (Culoz), tính ra thời gian Thiên-Nga đi trước chúng tôi chỉ còn có sáu tuần lễ.
Giở bản đồ ra xem. Chúng tôi tin rằng có thể đuổi kịp Thiên-Nga trước khi tới hồ Giơ-Neo (Genève), Thiên-Nga phải đưa bà Mỹ-Lưu đến tận Thụy-sĩ. Yên trí thế, vì chúng tôi không có bản đồ nước này.
Chúng tôi đến tỉnh Sét-Sen, một thành phố ở hai bên bờ sông và nối liền bằng một cầu treo. Chúng tôi ra bến xem thì ủa! Lạ quá! Có phải kia là thuyền Thiên-Nga không? Chúng tôi chạy đến gần. Chính hình dáng nó, chính nó. Nhưng có vẻ là một chiếc thuyền bỏ không, buộc vào cạnh một cái sàn có mái che.
Cửa phòng khóa kín, hiên thuyền không có hoa leo nữa.
- Sao lại thế? Có việc gì xẩy ra cho An-Tuyên chăng?
Chúng tôi đứng lại, trái tim dồn dập đến nghẹn thở.
Nhưng đứng lại thì hèn quá. Phải tiến lên. Phải hỏi han xem sao? Gặp một người đàn ông, chúng tôi hỏi tin. Người đó, chính là người giữ việc coi thuyền, cho chúng tôi biết:
“Bà khách người Anh đi thuyền với hai con, một cậu con trai liệt và một cô gái câm, hiện đang ở Thụy-sĩ. Bà ta phải để thuyền lại đây vì không thể ngược sông Rôn được nữa. Bà ta cùng hai con phải đi xe ngựa trước với một người đàn bà giúp việc. Còn các đầy tớ chở đồ đạc theo sau. Đến mùa thu, bà ta mới về đây lấy thuyền rồi theo sông Rôn xuống miền nam nước Pháp và ở đó cho hết mùa đông.”
Bây giờ, chúng tôi mới thở được.
Mã-Tư hỏi:
- Bây giờ bà khách ấy ở đâu?
- Bà ta hiện thuê một cái nhà miền quê gần bờ hồ Giơ-Neo, ở đầu Vơ-Vay (Vevey) thì phải, tôi không biết đúng chỗ ở, nhưng bà ta nghỉ hè ở đó.
Lên đường đi Vơ-Vay! Đến Giơ-Neo, chúng tôi sẽ mua một bản đồ nước Thụy-sĩ. Chúng tôi sẽ tìm thấy tỉnh ấy hay làng ấy, không khó. Bây giờ Thiên-Nga không chạy trước mặt chúng tôi nữa, bà Mỹ-Lưu đã ở một chỗ nhất định, chúng tôi chỉ có việc tìm, chúng tôi sẽ thấy.
Đi rõng rã bốn ngày, chúng tôi mới đến địa phận Vơ-Vay. Những sườn núi xanh um thoai thoải xuống bên hồ nước biếc. Những biệt thự, những hoa trang lẩn trong đám cây như những tổ chim rải rác trên sườn non. Trong đám trang thự đó hẳn có nhà bà Mỹ-Lưu ở cùng An-Tuyên và Lệ-Hoa.
Đến Vơ-Vay, chúng tôi chỉ còn ba xu trong túi. Giầy người nào cũng mất cả đế.
Vơ-Vay không phải là một làng nhỏ như chúng tôi tưởng. Đó là một thành phố, to hơn một thành phố, vì thị trấn này nối liền với thành phố Vin-Nơ (Villeneuve) làm một, qua một giải bảy làng trù phú liên tiếp. Trong chỗ đô hội này, nếu chúng tôi chỉ hỏi tin một bà người Anh có một trai ốm và một gái câm thì hỏi đến hàng năm cũng không ai biết. Ở Vơ-Vay và chung quanh hồ đều có người Anh, nhất là đàn bà Anh đến nghỉ mát đông đúc chẳng khác chi một nơi giải trí phong lưu ở chung quanh thành Luân-Đôn vậy.
Tốt hơn hết là chúng tôi tự đi tìm lấy bằng cách đến tất cả mọi nhà người ngoại quốc có mặt ở đây. Đối với chúng tôi, vấn đề này không khó lắm vì chúng tôi chỉ có việc đi diễn trò trong tất cả các phố.
Trong có một ngày, chúng tôi đi hết thành phố Vơ-Vay và thu được một số tiền lớn. Ngày trước, khi chúng tôi định mua bò, mua búp-bê, kiếm được như thế đã lấy làm sung sướng. Nhưng bây giờ mục đích không phải là tìm tiền nên chúng tôi cũng không lấy gì làm thích. Đi khắp mọi phố, chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu gì tỏ ra là bà Mỹ-Lưu ở đây.
Hôm sau, chúng tôi kiếm tìm ở miền phụ cận thành phố. Chúng tôi đi thẳng trước mặt chúng tôi và đi cầu may. Qua những ngôi nhà bóng dáng xinh xinh, dù cửa sổ mở hay đóng, chúng tôi cũng hạ đàn xuống trình diễn chơi. Cứ như thế, chúng tôi đi từ hồ lên núi, lại từ núi xuống hồ, nhìn xét chung quanh, hỏi thăm những người thật tử tế. Nhưng chiều đến chúng tôi trở về thất vọng cũng như hôm trước.
Ngày hôm đó, chúng tôi bị hai cái mừng hụt. Có một người không biết tên bà Mỹ-Lưu nhưng chắc là bà, trỏ cho chúng tôi lên đỉnh núi tìm ngôi nhà sơn xanh. Người thứ hai quả quyết rằng người đàn bà Anh có hai đứa con ở ngay bờ hồ, có tìm thấy những “ba người Anh” thực, nhưng không phải bà Mỹ-Lưu!
Sau khi tìm kiếm rất kỹ càng ở miền phụ cận tỉnh Vơ-Vay, chúng tôi bảo nhau đi rộng ra chút nữa về phía Ca-Rang (Clarens) và Mông-Tơ (Montreux), trong lòng hậm hực nhưng không chán nản vì ở đời cái gì không thành công hôm nay thì ngày mai phải thắng lợi, miễn là ta không thoái chí.
Khi chúng tôi đi trên những con đường rộng, hai bên có tường cao. Khi chúng tôi vào những con đường mòn quanh co trong những vườn nho hay nương trái. Khi chúng tôi ra những con đường râm mát, hai bên có những cây dẻ rườm rà, chận hết ánh sáng để cho những đám rêu mọc mơn mởn như nhung.
Trên những đường lớn, đường nhỏ đó, mỗi bước đi, chúng tôi lại nhìn thấy hai bên có những hàng giậu sắt hoặc gỗ rất hoa mỹ. Bên trong là những lối đi rải cát. Những luống hoa và những bồn cỏ. Những tòa nhà xinh xắn ẩn hiện sau đám lá xanh.
Những thửa vườn đó thực là những chướng ngại vật lớn cho chúng tôi. Nó ngăn trở không cho những người trong nhà nghe rõ tiếng nhạc của chúng tôi.
Vì thế, chúng tôi phải gân cổ, gân tay ra đàn, hát, hoạt động mãi như thế thì còn gì là hơi sức.
Một buổi chiều, khi chúng tôi mở một cuộc hợp tấu ở giữa nơi đường vắng; chúng tôi quay vào hàng giậu sắt, không để ý đến bức tường đằng sau. Tôi hát bài “Tình ca”, hát to như gào lên. Hát xong đoạn thứ nhất, tôi toan ca đoạn thứ hai, bỗng nghe ở phía sau tôi có một tiếng kêu rồi có người hát tiếp theo đoạn thứ hai bài hát của tôi, tiếng nhỏ và lạ tai.
Quái! Tiếng ai thế nhỉ?
Mã-Tư hỏi tôi:
- Cậu An-Tuyên hát chăng?
Nhưng không phải cậu An-Tuyên, tiếng cậu tôi đã quen. Đây là tiếng người nào ấy. Đồng thời, con Lãnh-Nhi kêu kít kít mừng rỡ chạy ra, nhẩy chồm vào bờ tường.
Tôi liền hỏi to:
- Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời đưa ra:
- Lê-Minh!
“Tên tôi” để “trả lời” tôi! Mã-Tư và tôi ngây người, nhìn nhau.
Chúng tôi đang ngơ ngác chợt tôi nhìn phía sau Mã-Tư. Qua bức giậu thấp trên ngọn tường có chiếc mùi xoa trắng đưa đi đưa lại phất phơ trước gió. Chúng tôi chạy về phía đó.
Đến chân giậu, chúng tôi mới rõ người có cái cánh tay phất mùi xoa ấy chính là… Lệ-Hoa.
Trời ơi! Chúng tôi đã tìm thấy cô, thấy bà Mỹ-Lưu và cậu An-Tuyên rồi!
Nhưng ai đã hát? Ngay lúc đó Mã-Tư và tôi hỏi cô thì được nghe tiếng: “Tôi” do cô nói ra.
A! Lệ-Hoa đã hát được, đã nói được!
Nhiều lần tôi đã được nghe nói, hễ bao giờ Lệ-Hoa cảm xúc mạnh là nói lên được, nhưng tôi không tin.
Bây giờ mới biết người ta nói đúng, Lệ-Hoa đã nói được. Phép mầu đã hiển hiện!
Chợt nghe tiếng và trông thấy tôi, người mà cô tưởng không bao giờ gặp nữa, cô đã cảm xúc đến cực độ! Nghĩ thế, lòng tôi rung động, đứng không vững, tôi phải níu chặt lấy cành rào. Nhưng tôi vẫn nhớ ra, tôi hỏi:
- Bà Mỹ-Lưu đâu? Cậu An-Tuyên đâu?
Lệ-Hoa mấp môi để trả lời, nhưng miệng cô chỉ phát ra những tiếng ngọng nghịu. Nóng ruột, cô lại dùng tay để nói chuyện cho nhanh chóng hơn. Óc cô và lưỡi cô còn vụng chưa khiến được tiếng nói cho rõ ràng.
Tôi nghe lời nói bằng tay của cô – Mà Mã-Tư chẳng hiểu gì – Tôi nhìn xa xa trong vườn thấy ở đầu một lối đi rậm rạp có chiếc xe dài do một người đầy tớ đang đẩy đi. An-Tuyên đang nằm duỗi trong xe, đi sau là mẹ cậu và… tôi cúi mình về đằng trước để nhìn cho rõ… và ông Mỹ-Giang. Tự nhiên tôi thụt đầu xuống và bảo Mã-Tư nấp nhanh đi, không nhớ rằng ông Mỹ-Giang không hề biết mặt Mã-Tư.
Sợ Lệ-Hoa sẽ ngạc nhiên, thấy đùng một lúc mất dạng chúng tôi, tôi sẽ nhô đầu lên và nói nhỏ:
- Đừng cho ông Mỹ-Giang biết tôi ở đây, nếu không ông ta sẽ đuổi tôi về nước Anh.
Cô giơ hai cánh tay lên, kinh sợ.
Tôi nói tiếp:
- Đừng hành động gì. Đừng nói chúng tôi ở đây. Ngày mai, chín giờ, chúng tôi sẽ đến đúng chỗ này. Nhớ ra đây một mình. Bây giờ cô về đi.
Cô ngần ngại.
- Về đi, tôi xin cô, nếu không, cô mất tôi!
Nói xong, nhờ bức tường che khuất, chúng tôi chạy vào nấp trong vườn nho gần đấy, chúng tôi khoan khoái chuyện trò.
Mã-Tư bảo tôi:
- Tôi không đồng ý đợi đến sáng mai mới gặp bà Mỹ-Lưu. Trong thời gian đó, Mỹ-Giang có thể làm hại tính mệnh An-Tuyên được. Tôi muốn gặp bà Mỹ-Lưu ngay bây giờ để báo cho bà… tất cả những điều chúng ta biết. Vì Mỹ-Giang không quen mặt tôi, hắn sẽ không nghĩ đến anh và gia đình Điệp-Công. Sau đó, bà Mỹ-Lưu sẽ định đoạt các việc cho chúng ta.
Anh nói rất phải, tôi để anh đi và dặn anh khi trở lại sẽ tìm tôi ở dưới khóm cây dẻ gần đấy vì chỗ này kín đáo hơn.
Nằm trên đám rêu biếc, tôi đợi mãi không thấy Mã-Tư về. Lòng tôi bâng khuâng nghĩ ngợi, không biết chúng tôi có khỏi nhầm không. Chợt thấy Mã-Tư về, lại có cả bà Mỹ-Lưu đi sau. Tôi chạy ra đón bà, bà giơ tay, tôi cầm lấy tay bà hôn. Nhưng bà ôm tôi vào lòng, cúi xuống âu yếm hôn vào trán tôi.
Là lần thứ hai được bà hôn tôi, nhưng tôi cảm thấy là lần thứ nhất mà bà hôn tôi một cách nồng nàn tha thiết trong cánh tay bà.
Bà nói:
- Khốn nạn cho con!
Rồi những ngón tay trắng trẻo, mềm mại của bà vén mớ tóc ở trán tôi lên, bà chăm chăm nhìn vào mặt tôi và lẩm bẩm:
- Phải… phải…
Tiếng đó biểu lộ tâm tư của bà trong lúc đó. Tôi cảm động quá không sao hiểu ý bà. Tôi chỉ thấy một nguồn yêu thương trong mắt bà tỏa ra bao trùm lấy tôi. Tôi ngây ngất vì sung sướng.
Không rời mắt nhìn tôi, bà nói:
- Con ơi! Bạn con đã cho ta biết những điều rất quan trọng. Về phần con, con hãy kể lại chuyện con tới nhà Điệp-Công và chuyện ông Mỹ-Giang đến thăm thế nào cho ta nghe.
Tôi đem hết sự thực kể lại. Thỉnh thoảng, bà bảo tôi ngừng lại để hỏi một vài điểm quan trọng. Chưa từng có người nào lại hết sức chăm chú nghe tôi nói đến thế bao giờ. Hai mắt bà cứ đăm đăm nhìn vào mắt tôi.
Khi tôi nói hết, bà nghĩ một lúc rồi bảo tôi:
- Tất cả những việc đó rất nghiêm trọng cho con, cho tất cả mọi người chúng ta. Chúng ta phải thận trọng cho đến khi nào ta hỏi những người khả dĩ chỉ dẫn cho ta. Nhưng ngay từ bây giờ, con coi con cũng như một người quen biết, một người bạn thân – bà lưỡng lự một chút – một người anh em của An-Tuyên, và cũng ngay bây giờ con và bạn con, các con phải từ bỏ cái đời sống khốn nạn của các con đi. Trong hai giờ nữa, các con sẽ lại khách sạn An-Sơn, ta sẽ cho một người thân tín đến lấy buồng trước cho các con. Ta sẽ lại thăm các con ở đó. Bây giờ ta phải từ biệt các con.
Nói xong, bà hôn tôi một lần nữa, bắt tay Mã-Tư và vội vàng trở về.
Tôi hỏi Mã-Tư:
- Anh đã kể những gì cho bà Mỹ-Lưu nghe?
- Tất cả những điều mà bà vừa nói với anh và nhiều điều khác nữa. Bà thực là một người đàn bà kiều diễm, đoan trang.
- Còn An-Tuyên, anh có trông thấy không?
- Có được trông xa, nhưng cũng biết cậu là một người con trai tử tế.
Tôi lại hỏi Mã-Tư về bà Mỹ-Lưu, nhưng anh không muốn trả lời hoặc anh nói lảng ra chuyện khác.
Theo lời bà Mỹ-Lưu dặn, chúng tôi tìm đến khách sạn An-Sơn. Mặc dầu chúng tôi đeo bộ quần áo của phường hát rong đến nơi, chúng tôi rất được trịnh trọng đón tiếp, một người đầy tớ mặc bộ đồ đen, cà vạt trắng đưa chúng tôi nhận buồng. Phòng chúng tôi lịch sự quá! Có hai cái giường trắng. Cửa sổ trông ra hồ. Chúng tôi nhìn xuống một phong cảnh tuyệt đẹp. Khi chúng tôi nhận phòng rồi, người đầy tớ cứ đứng im, lễ phép đợi lệnh chúng tôi. Thấy chúng tôi không bảo gì, người đầy tớ hỏi:
- Các cậu muốn ăn gì để chúng tôi dọn ra hiên ngồi cho mát.
Mã-Tư hỏi:
- Ở đây có bánh nhân mứt không?
- Có nhiều thứ: bánh nhân đậu, bánh hạt sen, bánh hạnh nhân.
- Thế anh cho các thứ ấy.
- Cả ba thứ?
- Hẳn thế.
- Món ăn đầu, các cậu dùng thịt quay hay dùng rau?
Mỗi câu người đầy tớ hỏi, Mã-Tư lại mở to mắt ra, nhưng không tỏ vẻ bối rối.
Anh đáp:
- Tùy anh, thứ gì cũng được.
Người đầy tớ đi ra.
Mã-Tư bảo tôi:
- Ăn ở đây có lẽ thú hơn ở nhà Điệp-Công nhỉ?
Sáng hôm sau, bà Mỹ-Lưu đến thăm chúng tôi, đưa thợ may đến đo người chúng tôi để may quần áo và sơ-mi. Bà cho chúng tôi biết Lệ-Hoa đang tập nói và thầy thuốc bảo cô đã khỏi bệnh rồi. Bà ở lại chơi với chúng tôi một giờ. Bà đứng dậy về. Bà âu yếm hôn tôi và bắt tay anh Mã-Tư.
Bà đến thăm chúng tôi như thế liên tiếp bốn ngày, mỗi ngày lòng âu yếm của bà càng thấy nồng nàn hơn, tuy nhiên bà vẫn có ý giữ gìn. Ngày thứ năm, người thị nữ mà tôi đã trông thấy trong thuyền Thiên-Nga ngày xưa đến thay bà. Chị ta bảo rằng bà Mỹ-Lưu ở nhà đợi chúng tôi và có xe đến đón chúng tôi ở cửa khách sạn. Đó là một chiếc xe ngựa không mui. Mã-Tư không lạ lùng lên xe ngồi đàng hoàng như từ thuở bé đã quen đi những thứ xe này. Lãnh-Nhi cũng leo lên đệm ngồi chễm chệ.
Quãng đường không xa lắm. Nhưng tôi cho là ngắn quá vì tôi đi trong giấc mơ. Đầu óc tôi lúc đó đầy những ý tưởng rối lộn, có thể gọi là mê cuồng được.
Người ta đưa chúng tôi vào phòng khách. Bà Mỹ-Lưu, cậu An-Tuyên và Lệ-Hoa đều ở đó. An-Tuyên nằm trên chiếc di-văng. Cậu giơ tay, tôi chạy lại hôn cậu và cô Lệ-Hoa nữa. Tôi lại chỗ bà Mỹ-Lưu, bà hôn tôi và nói:
- Bây giờ là lúc mà con có thể nhận chỗ ở trong gia đình này.
Tôi ngơ ngác nhìn bà, không hiểu sao thì một cánh cửa mở ra, bà Bảo-Liên ở đâu ôm một mớ quần áo trẻ sơ sinh: áo cát-sơ-mia trắng, mũ đăng-ten, giày đan bước ra.
Bà vừa kịp đặt các vật đó xuống bàn thì tôi ôm lấy bà hôn. Trong khi ấy bà Mỹ-Lưu ra lệnh cho một người đầy tớ và tôi nghe thấy tiếng “Mỹ-Giang”. Tôi giật mình, xám mặt lại.
Bà Mỹ-Lưu bảo tôi:
- Con không việc gì phải sợ cả. Con lại gần đây để bàn tay con vào tay ta.
Lúc đó, cửa phòng khách mở ra, ông Mỹ-Giang bước vào tươi cười, chìa hàm răng trắng nhọn. Ông chợt thấy tôi, lập tức nụ cười đó biến thành nhăn nhó ghê sợ.
Bà Mỹ-Lưu không để ông ta hỏi, bà chậm rãi nói, giọng run run:
- Tôi mời ông đến đây giới thiệu con trai lớn của tôi mà tôi mới có cái hạnh phúc tìm được – bà bắt tay tôi – thưa ông, đứa con trai ấy đây. Nhưng ông đã biết rõ nó rồi, vì ông đã đến thăm sức khỏe của nó tại nhà người đã bắt trộm nó.
Ông Mỹ-Giang mặt nhợt nhạt, hỏi:
- Thế là nghĩa lý gì?
- Nghĩa là kẻ bắt cóc con tôi đó hiện đang ngồi tù về tội ăn trộm. Nó đã thú nhận tất cả. – Đây là một lá thư chứng minh việc đó – Nó khai đã bắt đứa bé như thế nào, nó đã bỏ đứa bé ở phố Bảo-Tương Ba-Lê và vì sao nó đã cắt hết những dấu hiệu đi. Đây là những quần áo và tã lót con tôi mà người đàn bà quý hóa này nuôi con tôi còn giữ được. Ông có muốn xem lá thư này không? Ông có muốn nhìn lại mớ tã lót này không?
Ông Mỹ-Giang tái mét đứng im, có lẽ lòng ông ta đang nghĩ muốn bóp chết cả chúng tôi. Bỗng ông ta quay ra cửa, nhưng còn nghoảnh lại nói:
- Đợi xem Tòa án xét vụ “nhận vơ” con này!
Rất bình tĩnh, bà Mỹ-Lưu – bây giờ tôi có thể gọi là mẹ tôi – trả lời:
- Ông muốn đưa chúng tôi ra Tòa án thì đưa. Chứ tôi, không bao giờ đưa ra Tòa án người em trai của chồng tôi.
Khi chúng tôi đã nguôi cảm xúc, Mã-Tư lại gần tôi, nói:
- Anh hỏi lại mẹ xem có phải tôi đã giữ kín những lời bà dặn không?
Tôi chưa kịp hỏi, mẹ tôi đã trả lời ngay.
- Khi Mã-Tư kể cho mẹ nghe hết chuyện, mẹ bảo Mã-Tư phải giữ kín, vì tuy mẹ tin Lê-Minh là con mẹ rồi nhưng cũng phải có gì làm bằng chứng tỏ ra là không nhầm. Con ơi! Đau đớn cho con biết bao, nếu sau khi đã công nhận con là con đẻ, rồi lại gọi con bảo rằng ta nhầm! Những bằng chứng ấy, nay đã có rồi, con ta từ nay sum họp suốt đời. Và suốt đời con sống bên mẹ con, em con – mẹ tôi trỏ Lệ-Hoa và Mã-Tư – và những người đã yêu thương con trong những ngày gian khổ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vô Gia Đình
Hector Malot
Vô Gia Đình - Hector Malot
https://isach.info/story.php?story=vo_gia_dinh__hector_malot