Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Người Hai Đầu
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 44: Bóng Hồng Mất Tích, Thiến Thiến Hàm Oan - Phi Qua Cầu Gãy, Kim Đồng Mạo Hiểm
T
hượng Nhân đang khoái chí cười ha hả thì bỗng có tiếng người nhộn nhịp, Trương Vân Đạt với Canh Thạch đã vội vàng xuống tới nơi. Vân Đạt nhìn ngược nhìn xuôi rồi vội hỏi:
- Thiến nhi! Thiến nhi của lão phu đâu?
Tứ Hải Thượng Nhân chỉ Hoa Thiến Thiến mà đáp:
- Hoa cô nương đến đây báo tin về con gái cưng của Hầu gia đấy!
Vân Đạt ngắm nhìn Hoa Thiến Thiến một hồi rồi lắc đầu đáp:
- Không! Con nhỏ này không phải Thiến nhi! Nó không phải là Thiến nhi của lão phu! Nó không phải…
Tứ Hải Thượng Nhân vừa cười vừa nói tiếp:
- Tất nhiên, cô bé này không phải là con gái của Hầu gia, nhưng cô ta là bạn thân của con gái với tế tử của Hầu gia, đặc biệt đến đây đưa Hầu gia đi gặp Trương cô nương đấy.
Vân Đạt hỏi tiếp:
- Ủa! Thế con nhỏ này là ai?
Tứ Hải Thượng Nhân đáp:
- Cô ta là Hoa cô nương, con gái cưng của Thần Châu Nhất Quân Thương Nguyên…
Vân Đạt ngơ ngác nhìn Hoa Thiến Thiến, liền vội hỏi lại nàng rằng:
- Sao… cô nương lại biết tin con gái lão phu?
Thiến Thiến trông thấy Vân Đạt thương con như vậy, cũng phải mủi lòng, vội vái chào và đáp:
- Chị Trương Thiến Thiến với cháu cùng ở chung một khách sạn tại thị trấn gần đây…
Không ngờ nàng nói chưa dứt thì Vân Đạt đã nhanh tay chộp lấy cổ tay nàng mà quát hỏi tiếp:
- Chắc ngươi thế nào cũng là Thiết Diện Điểu Trảo, bắt cóc con gái ta tới đây phải không? Nói mau!
Nói xong, ông ta giơ chưởng lên tấn công Hoa Thiến Thiến luôn.
Tứ Hải Thượng Nhân thấy thế vội thét lớn và xen lời nói:
- Lão Hầu gia, con gái của Hầu gia đã thoát hiểm về tới rồi đấy. Vì thế, Hoa cô nương này mới tới đây báo tin cho Hầu gia. Sao Hầu gia lại định đả thương cô ta?
Vân Đạt ngơ ngác buông tay ra và hỏi tiếp:
- Con bé này không phải là Thiết Diện Điểu Trảo ư? Thế ai là Thiết Diện Điểu Trảo?
Tứ Hải Thượng Nhân vừa bực mình vừa tức cười, liền lớn tiếng đáp:
- Hầu gia hãy đi thăm con gái trước, rồi kiếm Thiết Diện Điểu Trảo sau.
Vân Đạt gật đầu lên tiếng đáp:
- Phải! Chúng ta đi mau!
Ní xong, ông ta vội vàng đi luôn.
Tứ Hải Thượng Nhân nhìn Hoa Thiến Thiến gượng cười và nói tiếp:
- Tội nghiệp cho ông ta, vì quá nhớ con mà phát điên. Lúc này, ông ta vẫn chưa tỉnh táo, phiền cô nương làm ơn dẫn đường đi ngay hộ cho.
Hoa Thiến Thiến bất đắc dĩ một mặt xoa bóp cổ tay, vì vừa bị Vân Đạt nắm quá đau, một mặt nàng vội vàng theo Vân Đạt đi luôn.
Canh Thạch bỗng quát bảo:
- Con nhãi kia, ngươi đừng có hòng đào tẩu đấy nhé!
Tứ Hải Thượng Nhân vội đỡ lời:
- Triệu huynh cứ trao cô bé này cho lão tăng. Lão tăng dám chắc cô ta không đào tẩu đâu. Triệu huynh mau đuổi theo lão hầu gia, đừng để ông ta đi lầm đường.
Canh Thạch hậm hực nhìn Hoa Thiến Thiến một cái, rồi vội đuổi theo Vân Đạt ngay.
Hoa Thiến Thiến dẫn ba người trở về khách điếm, vừa tới cửa đã thấy Dương Ngọc Hồ ở bên trong hốt hoảng chạy ra. Trong thấy nàng, Ngọc Hồ vội hỏi:
- Trương cô nương đâu?
Hoa Thiến Thiến giật mình kinh hãi, đáp:
- Chị ấy chả ngồi chờ ở trong khách điếm này là gì?
Ngọc Hồ vội nói tiếp:
- Vừa rồi lão phu về tới, chỉ thấy một mình Bại Sự Lão Nhân nằm thoi thóp sắp chết ở trên giường thôi, chứ có thấy cô ta đâu?
Hoa Thiến Thiến càng kinh hãi thêm, vội hỏi tiếp:
- Không khi nào chị ấy lại bỏ đi một mình như vậy. Vừa rồi, tiểu bối đã dặn bảo chị ấy ở đây đợi chờ, thế sao chị ấy lại bỏ đi một mình như vậy?
Triệu Canh Thạch liền nói với Tứ Hải Thượng Nhân rằng:
- Thượng Nhân đã tin lời mỗ chưa? Rõ ràng con nhỏ này định đánh lừa chúng ta.
Tứ Hải Thượng Nhân cau mày lại hỏi:
- Hoa cô nương, chuyện gì thế?
Thiến Thiến vội đáp:
- Tiểu bối không lừa quý vị đâu. Nếu quý vị không tin cứ hỏi Dương lão tiền bối…
Canh Thạch không chờ nàng nói dứt, đã vội cướp lời:
- Cái gì là Dương lão tiền bối? Các ngươi đóng tuồng với nhau, tưởng ta không biết đấy à?
Ngọc Hồ nghe nói sầm nét mặt lại hỏi:
- Vị nhân huynh này là ai? Sao lại ăn nói bậy bạ như thế?
Canh Thạch cũng không chịu lép vế, lạnh lùng đáp:
- Tại hạ là Triệu Canh Thạch, ngươi định làm gì ta?
Ngọc Hồ cũng cười khẩy, trả lời:
- Tưởng là ai, thì ra là Hải Tâm Triệu sơn chủ. Nhưng Dương mỗ xin kính cáo Triệu huynh một câu, trong võ lâm vẫn chưa đến lượt Triệu huynh nói to như vậy đâu.
Canh Thạch cả giận, mở ngay cái quạt ra phe phẩy mấy cái rồi đáp:
- Triệu mỗ cứ thích to tiếng đấy, các hạ thấy chướng mắt lắm phải không?
Ngọc Hồ đã nổi tiếng ở trong võ lâm lâu năm, có phải là tay tầm thường đâu, nghe thấy Canh Thạch nói như thế cũng nổi giận, liền rút kiếm ra luôn. Nhưng Canh Thạch chưa ra tay thì Vân Đạt đã đột nhiên quát lớn, rồi múa quyền nhắm Ngọc Hồ tấn công luôn, mồm thì quát mắng lia lịa:
- Lại lão già đáng ghét này. Ngươi giấu con gái ta đi đâu rồi?
Ngọc Hồ không ngờ Vân Đạt lại ra tay tấn công mình, vội quay kiếm về phía sau và giở tả chưởng lên chống đỡ chưởng lực của đối phương luôn. Chỉ nghe thất kêu “bùng” một tiếng, cả hai người cùng bị đẩy ngược về phía sau một bước.
Hoa Thiến Thiến thấy thế vội kêu gọi:
- Lão Hầu gia hãy ngừng tay lại.
Vân Đạt đang tức giận, không những không ngừng tay mà còn ra tay tấn công nàng luôn một chưởng. Tứ Hải Thượng Nhân vội phất tay áo chống đỡ chưởng ấy hộ Hoa Thiến Thiến, mồm thì quát hỏi:
- Lão Hầu gia đã điên rồi đấy ư?
Vân Đạt thấy đánh không trúng Hoa Thiến Thiến, lại quay người tấn công Ngọc Hồ. Ông ta không sợ kiếm của Ngọc Hồ sắc bén, một hơi tấn công luôn hai mươi quyền.
Ngọc Hồ cũng biết Vân Đạt đã điên khùng rồi, nên không tự tiện sử dụng khí giới đối địch. Vì vậy, kiếm ở tay phải của ông ta chỉ tấn công hờ thôi, còn tả chưởng mới nghênh địch thật sự. Đấu được vài hiệp, ông ta đã bị Vân Đạt đẩy lui bốn năm bước liền. Canh Thạch đứng cạnh đó cầm quạt phe phẩy, vừa cười vừa nói mỉa:
- Người có quyền nói to ở trong võ lâm, không ngờ võ công lại chỉ có thế này! Hí, hí!
Ngọc Hồ tức giận đến mặt đỏ bừng, đột nhiên giơ tả chưởng lên quét ngang một thế đẩy lui Trương Vân Đạt, rồi cắm kiếm vào trong bao, lớn tiếng đáp:
- Trương lão hầu gia không nên dồn ép người ta quá đáng như thế. Trương mỗ kính trọng thân phận và danh dự của Hầu gia mới không muốn đem hết sức ra đấu đấy thôi.
Vân Đạt liền mắng chửi:
- Ai khiến ngươi kính trọng lão? Có mau trả con gái cho ta không? Bằng không. Lão phu sẽ đấu thí mạng với ngươi ngay.
Ngọc Hồ thâu trường kiếm lại, giơ song chưởng lên nói tiếp:
- Dương mỗ vui lòng dùng song chưởng này tiếp Hầu gia mấy hiệp.
Vân Đạt thét lớn “hay lắm” rồi mua tả quyền xông lại tấn công luôn.
Ngọc Hồ cũng giơ hữu chưởng lên chống đỡ. Hai người quyền chưởng va đụng nhau, cả hai cùng bị lui về phía sau một bước, người lảo đảo mấy cái.
Vân Đạt càng đấu càng hăng, liền giở thế “Cách sơn đả hổ” xông lại tấn công tiếp, mồm thì quát hỏi:
- Ngươi dám đỡ thế này không?
Ngọc Hồ kiêu ngạo đáp:
- Sao lại không?
Lần này, chưởng của hai người lại dính chặt vào nhau và chân của hai người đều lún xuống mặt đất trên nửa tấc.
Vân Đạt bỗng rụt tay lại, tấn công luôn hai chưởng thật mạnh.
Ngọc Hồ cũng không dám coi thường, vội giở hết sức bình sinh ra đỡ thế đó. Hai người đều giở hết sức ra đấu với nhau chưởng này, nên cả hai cùng bị rung động rất mạnh và chân của hai người đều lún xuống mặt đất ba tấc. Hai người vẫn tiếp tục vận nội lực để thi thố với nhau.
Tứ Hải Thượng Nhân thấy thế cau mày và lắc đầu nói:
- Hai người cứ đấu với nhau như thế này thế nào cũng có người bị thương nặng chớ không sai. Có thù hằn gì với nhau đâu mà phải đấu thí mạng với nhau như thế?
Canh Thạch phe phẩy quạt xen lời nói:
- Họ Dương này tự cao tự đại lắm, phải cho y một bài học mới được!
Tứ Hải Thượng Nhân đáp:
- Theo lão tăng nhận xét thì công lực của hai người tương đương với nhau. Nếu không khuyên giải mà cứ để họ đấu mãi như thế này thì thế nào cả hai cũng bị thương hết…
Nói tới đó, ông ta bỗng biến sứac mặt và la lớn:
- Nguy tai! Hai vị mau ngừng tay lại…
Ông ta vừa nói vừa xông vào dùng vai thúc hai người sang hai bên.
Canh Thạch quay đầu lại nhìn thấy Vân Đạt với Ngọc Hồ trên đầu đã đều có khói bốc lên, mặt của hai người đỏ như gấc, hai mắt cũng đỏ ngầu và trợn lên nhìn nhau, trông như bốn quả hồng vậy, kinh khủng không thể tưởng tượng được.
Hiện tượng đó đã nói rõ, hai người đã giở hết nội lực ra thi thố với nhau rồi. Nếu trận đấu này mà phân thắng bại, thì người bại nếu không chết thì thế nào cũng bị thương nặng, còn người thắng cũng chả hơn gì mấy.
Canh Thạch là người rất nham hiểm, hơi có một chút thù hằn với ai cũng phải trả cho kỳ được mới thôi. Bây giờ, y thấy Ngọc Hồ đang nguy hiểm như vậy, liền xoay đuôi quạt theo sau Thượng Nhân lẳng lặng tiến lên. Lúc ấy, Thượng Nhân đang vận thần lực quát hỏi:
- A di đà phật! Có thực hai vị không chịu dừng tay đấy không?
Ông ta vừa nói vừa chắp tay lại đưa vào giữa hai người. Lúc ấy, Canh Thạch vừa lên tới nơi, vội dùng cán quạt nhắm ngực Ngọc Hồ điểm tới, mồm thì nói:
- Phải! Có mau buông tay ra không? Chẳng lẽ lại còn đợi đến bao giờ nữa?
Lúc ấy, Vân Đạt với Ngọc Hồ đã giở hết sức lực ra rồi. Tứ Hải Thượng Nhân vốn dĩ công bằng hóa giải cho hai người. Ngờ đâu kình lực của ông ta vừa tạt ngang một cái đã thấy Ngọc Hồ như trúng phải một cái búa nặng, rú lên một tiếng, khạc ngay một khẩu máu tươi ra, ngã ngửa người về phía sau.
Hoa Thiến Thiến kinh hoảng, vội chạy lại đỡ Ngọc Hồ lên và hỏi:
- Dương lão tiền bối làm sao thế?
Ngọc Hồ loạng choạng đứng dậy, giận dữ nhìn Thượng Nhân một cái, rồi thủng thẳng đáp:
- Được! Dương mỗ bái lãnh chưởng này! Đại hòa thượng có vui lòng để lại tên họ cho Dương mỗ biết không?
Canh Thạch không đợi chờ Tứ Hải Thượng Nhân mở mồm, đã cười, nói:
- Cái gì? Người ta có hảo ý hòa giải cho các ngươi, chả lẽ Tứ Hải Thượng Nhân lại là người sợ sệt hay sao?
Ngọc Hồ gật đầu nói tiếp:
- Thế ra là Tứ Hải Thượng Nhân oai trấn bốn bể đấy. Dương mỗ ngưỡng mộ đã lâu! Nếu mỗ may mắn không chết thế nào cũng phải đòi lại món nợ một chưởng này!
Tứ Hải Thượng Nhân ngơ ngác hỏi:
- Lão tăng không nhẫn tâm trông thấy hai người kiệt sức và cùng bị thương, nên mới hóa giải hộ hai người. Sao Dương thí chủ lại trách lão tăng như vậy?
Canh Thạch lại xen lời vừa cười vừa nói:
- Những kẻ tự cao tự đại không biết thiện ác là gì cả này, thì cứ mặc cho y muốn nói gì cũng được, chẳng lẽ chúng ta lại sợ hãi y hay sao?
Ngọc Hồ liền quay đầu lại nhìn Hoa Thiến Thiến và nói:
- Phiền Hoa cô nương nói với lệnh tôn hay, Dương mỗ học nghệ không dược tinh xảo chỉ mang nhục vào thân. Xin thứ lỗi không còn hơi sức đuổi theo Thiết Diện Điểu Trảo nữa, chờ một dịp khác chúng ta sẽ tái ngộ vậy!
Nói xong, ông ta tiến thẳng về phía Bắc ngay. Hoa Thiến Thiến định đuổi theo đã bị Canh Thạch ngăn cản và hỏi:
- Con nhãi kia, việc của ngươi chưa xong, lại còn muốn đào tẩu phải không?
Hoa Thiến Thiến giận dữ đáp:
- Việc gì tôi phải bỏ chạy? Nhưng vì thấy Dương lão tiền bối bị thương nặng…
Canh Thạch cười khẩy, đỡ lời:
- Y đáng chết lắm, những kẻ kiêu ngạo không coi người khác vào đâu, sớm muộn cũng bị một bài học chua cay.
Ngọc Hồ đang đi nghe thất Canh Thạch nói như thế, tức giận khôn tả, lại hộc ra một khẩu máu tươi nữa. Ông ta hậm hực nghiến răng mím môi rảo cẳng đi luôn.
Hoa Thiến Thiến rầu rĩ nhìn theo, rồi quay lại nhìn Tứ Hải Thượng Nhân với giọng van lơn nói:
- Lời nói thực của tiểu bối các vị lại không tin. Mời quý vị hãy vào trong khách điếm ngồi chờ gia phụ, Lục Như Cư Sĩ với Thiên Tứ đại ca các người đã sắp về tới. Lúc ấy, quý vị hỏi chuyện sẽ biết tiểu bối không nói ngoa!
Nàng chưa nói dứt, Canh Thạch đã quát lớn:
- Chúng ta không có thì giờ, nếu không có Trương cô nương ở đây thì chúng ta đưa ngươi về, sẽ có cách bắt buộc ngươi phải khai sự thực ra mới xong.
Hoa Thiến Thiến nhìn Thượng Nhân và hỏi:
- Lão tiền bối có tin lời của tiểu bối không?
Tứ Hải Thượng Nhân ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp:
- Tuy lão tăng tin lời cô nương, nhưng Trương lão hầu gia đang nóng lòng tìm con. Không muốn để cho ông ta hiểu lầm lệnh tôn như hiểu lầm Ngọc Hồ vừa rồi, thì tốt hơn hết cô nương hãy theo chúng tôi về sơn trang trước.
Canh Thạch vừa cười vừa xen lời nói:
- Phải đấy! Ngươi có muốn không đi cũng không được!
Y vừa nói vừa giơ tay ra chộp lấy cổ tay của Thiến Thiến. Dùng hết sức để giằng co lại, Hoa Thiến Thiến la lớn:
- Hãy buôn tay tôi ra đã. Tôi bằng lòng đi với các người!
Canh Thạch lại vừa cười vừa nói tiếp:
- Bây giờ không đến quyền ngươi được tự do nữa!
Y liền dùng sức bóp mạnh một cái, Thiến Thiến như bị một cái cùm sắt cùm chặt, khiến không sao cử động được nữa.
Tứ Hải Thượng Nhân từ từ đi đến cạnh Vân Đạt khẽ nói:
- Lão hầu gia, chúng ta hãy đi về sơn trang trước!
Vân Đạt giận dữ quát hỏi:
- Họ Dương đâu? Y đi đâu rồi?
Canh Thạch lại xen lời nói:
- Y địch không nổi Hầu gia nên đã đào tẩu mất rồi!
Trương Vân Đạt nghe thấy Canh Thạch nói như vậy, liền lo âu la lớn:
- Y đã bỏ chạy rồi ư? Con gái của lão phu đâu?
Ông ta vừa nói vừa đuổi theo về phía Đông ngay, phía đó vừa đúng đi về sơn trang.
oOo
Trời đã xâm xẩm tối, Thiên Tứ rất nản chí trở về khách sạn. Vừa vào đến trong phòng, chàng chỉ thấy một người đang có vẻ không yên, đi đi lại lại ở cạnh Bại Sự Lão Nhân thôi.
Thiên Tứ ngạc nhiên hỏi lại:
- Trương Thiến Thiến với Hoa Thiến Thiến, hai tiểu muội đã được cắt đặt ở lại trông nom Âm bá bá. Vậy, hai vị hiền muội ấy đi đâu rồi?
Hàn Thiến Thiến đáp:
- Tiểu muội đã về được hơn tiếng đồng hồ rồi mà vẫn không thấy người nào hết và lại không dám rời khỏi nơi đây. Thực là lo âu đến chết đi được!
Thiên Tứ lại hỏi tiếp:
- Lạ thực! Khi đi chúng tôi đã dặn kỹ càng hai hiền muội đừng có rời khỏi nơi đây. Chả lẽ lại có chuyện gì xảy ra chăng?
Nói tới đó chàng vội hỏi Hàn Thiến Thiến tiếp:
- Hiền muội chả cùng Âm bá mẫu đi Cống Lai là gì? Thế tại sao lại còn quay trở lại?
Hàn Thiến Thiến đáp:
- Vâng, nhưng khi đi đến nửa đường, bỗng nhiên phát hiện ra tung tích của Thiết Diện Điểu Trảo, cho nên mẹ nuôi mới bảo tiểu muội cưỡi hưu về báo tin cho đại ca biết, bảo đại ca phải đi ngay.
Thiên Tứ giật mình đến thót một cái, vội hỏi tiếp:
- Hiền muội thấy tên ma đầu ấy ở đâu? Sao chúng tôi ba người chia nhau ra đi tìm kiếm ở khắp nơi hơn một ngày trời rồi mà vẫn không sao biết chúng ở đâu hết?
- Từ đây đi về phía Tây qua Bội Giang không xa, thì tiểu muội đã phát giác sư phụ với sư thúc của tiểu muội cùng Tô Trị Toàn, thúc thúc của chị Hoa Thiến Thiến. Mẹ nuôi liền ở đó để ngấm ngầm canh chừng và bảo tiểu muội mau về đây kiếm các người.
- Phía Tây ư… phía đó do Lục Như Cư Sĩ phụ trách. Thế giữa đường hiền muội có gặp Lục Như Cư Sĩ không?
- Nếu gặp ông ta thì tiểu muội cũng chả trở về đây nữa.
Thiên Tứ lo âu khôn tả, nói tiếp:
- Biết làm sao bây giờ? Trong khách điếm này không có một người nào cả, các người lại chưa về tới. Chúng ta không thể nào để một mình Bại Sự Lão Nhân nằm ở đây mà đi tới đó trước được…
- Thế nầy vậy, đại ca cưỡi con hươu đi trước, tiểu muội ở lại đây đợi chờ các người. Con hươu đã biết lối đi rồi chứ nó không lầm đường đâu, vả lại ở đó còn có chim ưng nữa. Đại ca thấy con chim ưng thì thế nào cũng tìm thấy mẹ nuôi.
Thiên Tứ tán thành, liền đáp:
- Cũng được, chúng ta cứ theo kế hoạch ấy mà tiến hành. Hiền muội cũng đừng có đi đâu hết, mà phải ở đây đợi chờ Hoa Thiến Thiến với Trương Thiến Thiến về, rồi dẫn Lục Như Cư Sĩ và các người đi tới đó tiếp viện.
Dặn bảo xong chàng liền ăn qua loa một chút, trước khi đi lại còn dồn nội lực vào người Bại Sự Lão Nhân một hồi, rồi chàng mới uể oải nhẩy lên mình hươu mà đi về phía Tây ngay.
Đi được hơn mười dặm, thấy trước mặt có một con sông ngăn cản lối đi, Thiên Tứ đang nóng lòng, lại thấy không có đò sang ngang, chàng vội vỗ vào đầu con hươu mà nói:
- Câu nhi, câu nhi! Vừa rồi ngươi làm thế nào để qua được sông này, thì bây giờ cũng bắt chước cách đó mà qua sông đi. Công việc khẩn cấp lắm, ngươi đừng có làm lỡ mất thì giờ.
Con hươu rống lên một tiếng thực dài, dùng chân gõ vào bờ sông mấy cái, rồi nó liền quay đầu đi theo ven sông, chạy thẳng về phía thượng du. Đi được một quảng, đã thấy mặt sông nhỏ hơn trước nhiều và có một cái cầu trúc bắc ngang qua. Chàng cả mừng liền thúc con hươu đi lên trên cầu trúc. Nhưng khi đi được nửa cầu thì chàng đã kinh hoảng, vội ra lệnh cho con hươu ngừng chân lại…
Thì ra cái cầu trúc này rất mảnh khảnh và lúc ấy lại đang có một bà cụ tóc bạc ngồi ở giữa cầu dùng chưởng lực bổ vào sợi dây cột chân cầu. Mặt cầu đã bị bà ta phá mất một quãng dài hơn hai trượng.
Thiên Tứ cả kinh vội hỏi:
- Cụ điên rồi ư? Sao tự nhiên lại phá cầu như vậy?
Bà cụ vẫn tiếp tục phá cầu không thèm quay đầu lại, nhưng mồm vẫn trả lời rằng:
- Đây là cầu Nãi Hà, sang bên đó là con đường đi xuống âm ty. Vì vậy, già này mới phá gẫy cây cầu, để những kẻ không biết trời cao đất rộng khỏi phải dấn thân vào chỗ chết.
Thiên Tứ vội hỏi tiếp:
- Tại hạ có việc cần phải qua sông, chẳng hay cụ có thể ngừng tay lại một lát để cho tại hạ qua cầu không?...
Bà cụ lại vỗ một chưởng đã phá được bốn thước cầu nữa, rồi bà ta bỗng quay đầu lại hỏi:
- Ngươi nhất định đòi qua cầu. Chẳng lẽ ngươi lại không biết cái chết là gì hay sao?
Dưới ánh sáng trăng, Thiên Tứ trông thấy mặt bà cụ này rất xấu xí và chàng đã nhận ra chính là người đã đấu với Lục Như Cư Sĩ đêm hôm trước. Chàng giật mình đến thót một cái, vội chắp tay chào và hỏi:
- Có phải cụ là Thạch lão tiền bối đấy không?
Bà cụ nhếch mép như cười mà không phải là cười, đáp:
- Ngươi đã biết tên họ của già thì chắc phải biết cả cái biệt hiệu rất khó nghe của già đấy chứ?
Thiên Tứ vội đỡ lời:
- Đấy là người giang hồ nói đùa đấy thôi, tiểu bối cũng đã nghe người ta nói qua…
Thạch Anh Nga bỗng sầm nét mặt lại, nói tiếp:
- Người trong giang hồ đã tặng cho già này cái biệt hiệu là Âm Hồn Bất Tán. Sở dĩ họ đặt cho già cái tên như thế là vì già cứ thường xuất hiện ở giữa người với ma hay là khi người ta sắp chết đến nơi. Ngày hôm nay ngươi có duyên với già, già mới nói thực cho ngươi biết phía đằng trước hung hiểm lắm, đi thì chỉ có chết chứ không thể nào sống còn được. Ngươi hãy còn ít tuổi như vậy, hà tất phải mang tính mạng vào chỗ chết như thế, nên ngoan ngoãn nghe lời già mà lui trở lại. Bằng không…
Thiên Tứ ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Lão tiền bối nói như thế có phải là chữ Thiết Diện Điểu Trảo đáy không?
Thạch Anh Nga đáp:
- Không những Thiết Diện Điểu Trảo mà còn có một lão già họ Bạch rất khó đối phó, võ công của chúng rất cao siêu mà thủ đoạn lại rất ác độc. Theo sự ước đoán của già thì ngươi không địch nổi chúng đâu.
Thiên Tứ kiêu ngạo nói tiếp:
- Lão tiền bối có lòng tốt như vậy, Thiên Tứ rất cám ơn. Nhưng Thiết Diện Điểu Trảo hoành hành võ lâm, giết người bừa bãi. Tuy lực lượng của tiểu bối rất hèn mọn, nhưng vân không sợ võ công của chúng. Dù có phải hy sinh đến tính mạng mà diệt trừ nổi ác ma cho thiên hạ võ lâm thì tiểu bối có chết cũng hài lòng.
Anh Nga thấy chàng nói như vậy, ngẩn người ra giây lát, chớp nháy đôi mắt quái dị một hồi, rồi cười khẩy hỏi tiếp:
- Nhỏ này ăn nói kiêu ngạo thật! Với sức lực của một mình ngươi mà muốn diệt trừ nổi Thiết Diện Điểu Trảo thì có khác gì là trứng chọi với đá không?
Thiên Tứ cười ha hả, đỡ lời:
- Đại trượng phu sống có cái gì là sướng mà chết cũng không hãi sợ!
Anh Nga nghe chàng nói tới đó, rùng mình đến thót một cái, lại trợn tròn xoe đôi mắt quái dị lên nhìn chàng không chớp, rồi gật đầu khen ngợi và hỏi:
- Nhỏ này có chí như vậy đáng khen lắm. Nếu ngươi đỡ được ba thế chưởng của già, già sẽ để cho ngươi qua cầu.
- Nếu lão tiền bối muốn thử nghiệm công lực của tiểu bối, tiểu bối không dám không tuân lệnh. Nhưng nghe nói lão tiền bối trượng nghĩa hành tẩu giang hồ đã lâu và đã được võ lâm tín ngưỡng. Nếu bắt tiểu bối đấu với lão tiền bối như vậy thì thực tiểu bối không dám!
Anh Nga nghe nói tới đó có vẻ khoái chí, cười the thé một hồi rồi nói tiếp:
- Thằng nhỏ này khéo ăn nói! Thôi được, coi như già chỉ thử công lực của ngươi thôi. Nào, mau xuống dưới đất đấu chơi 3 hiệp với già đi?
Thiên Tứ biết công lực của Thạch Anh Nga không phải là tầm thường, nhưng chàng là người rất kiêu ngạo nên không hãi sợ gì hết, liền nhẹ nhàng nhảy ngay xuống mặt cầu.
Anh Nga thấy thân pháp của chàng rất đẹp, liền vừa cười vừa khen ngợi:
- Thân pháp đẹp thực! Với thân pháp này chưa chắc đã không địch nổi Bạch Ngạn Minh. Nào, lại đây đỡ thế này của già xem sao?
Bà ta vừa nói dứt, liền co tay trái lên một cái, tay áo bên đó bỗng rụt lên nửa thước, liền lộ ra chiếc tay gầy như que trúc và đen như mực, rồi từ từ đưa lên nhắm mặt Thiên Tứ chộp luôn.
Thiên Tứ tháy bà ta lại dùng thủ pháp đấu với Lục Như Cư Sĩ hồi hôm để đối phó với mình. Nhưng hôm nay bà ta ra tay chậm hơn, năm ngón tay hơi cong lại, còn đầu ngón tay thì cứ rung động hoài.
Thiên Tứ lẳng lặng nghĩ đến những việc của Lục Như Cư Sĩ đã tao ngộ ở nhà người nông phu vào đêm hôm trước. Chàng biết thế võ này của bà cụ quái dị thế nào cũng bao hàm sát thủ rất kinh người. Chàng liền đứng yên, khí vận toàn thân, không nói, không cử động và cũng không tránh né.
Đợi năm ngón tay của Anh Nga sắp đụng vào phía trước ngực, chàng mới nhanh nhẹn trầm người xuống, giơ tay ra chộp vào cổ tay phải của đối phương, nhưng bà cụ đã xoay ngược tay lại chộp tay của chàng. Chàng vội dùng thân pháp “Quỷ ảnh bách biến”, chỉ khẽ xoay người đã lướt được ra ngoài ba thước.
Thach Anh Nga chộp hụt thế ấy, cũng phải hơi ngạc nhiên. Tiếp theo đó, bà ta lại co vai phải lên, giơ cánh tay phải ra, nhắm đầu vai của Thiên Tứ chộp luôn.
Lần đầu tiên Thiên Tứ thấy một thủ pháp nhanh không kém gì pho Quỷ ảnh bách biến của mình. Chàng đang suy nghĩ thì Thạch Anh Nga đã như bóng theo hình đuổi theo tới. Chàng liền nối hào khí, rú lên một tiếng thực dài và xoay người một cái nữa đã thoát khỏi thế chộp thứ hai của đối phương luôn.
Thạch Anh Nga thấy thế nổi giận, quát hỏi:
- Sao ngươi lại không ra tay phản công?
Thiên Tứ đáp:
- Trưởng ấu có trật tự, tiểu bối đâu dám thất lễ với tiền bối!
Thạch Anh Nga cười khẩy, nói tiếp:
- Ngươi khéo biết nói nịnh lắm. Nếu thế này ngươi còn tránh né được, từ giờ trở đi, già này không tái xuất giang hồ nữa.
Vừa nói dứt lời, bà ta đã giơ ngang cánh tay trái lên trước ngực, hữu chưởng thì quay một vòng. Chỉ nghe thấy kêu “vù” một tiếng, chưởng của bà ta đẩy thẳng về phía trước ngay.
Thiên Tứ thấy chưởng thế của bà ta kinh người như vậy, vội đưa chân trái lên nửa bước, đang định tránh né thì cánh tay của bà ta đã rung động một cái, chưởng bên trái đã tấn công tới luôn.
Cầu tre ấy rất chật hẹp, chàng bị bà ta đẩy song chưởng tới một lúc như thế, quả thực không còn cách nào có thể né tránh được nữa. Bất đắc dĩ, chàng dậm chân xuống ván cầu một cái, định nhẩy lên cao để tránh. Ngờ đâu, thân hình của chàng vừa định phi lên đã cảm thấy…
Thì ra Anh Nga lần lượt đẩy song chưởng ra, nội lực của song chưởng ấy cũng một cương một nhu. Hai luồng kình phong ấy đẩy thành một luồng kình lực quay chong chóng, nên chàng vừa định phi thân lên thì bà ta đã thét lớn:
- Trúng!
Bà ta vội thâu tả chưởng lại và đẩy hữu chưởng ra, cương nhu hai luồng kình phong ấy đã xoay chiều, đột nhiên, hóa thành ra đụng nhau.
Thiên Tứ cảm thấy người mình bị một luồng âm kình vô hình lôi sang bên trái, rồi bỗng nhiên sức lực ở bên trái mất hẳn, nhưng sức lực ngầm ở bên phải lại dồn lên, nhất thời chàng không giữ được sự thăng bằng. Nếu lúc này chàng lại tung mình nhẩy lên, thì thế nào cũng bị chưởng lực va đụng phải, và người chàng thế nào cũng bị rớt xuống sông chớ không sai.
Lúc ấy, Thiên Tứ xem xét tình hình, thấy không thể nào không ra tay được. Chàng đành phải giở thế “Lôi động vạn vật” trong pho “Thiên lôi thần chưởng” ra, nhưng lúc hoảng hốt, sức lực thế nào cũng không đủ, nên bị chưởng lực hùng mạnh của Thạch Anh Nga đẩy lùi về phía sau ba thước và dưới chân đã có tiếng kêu “lách cách”. Thì ra chân chàng đã dẫm gẫy mất một khúc tre. Chàng hỗ thẹn vô cùng, vội chắp tay chào và nói:
- Thần kỹ của lão tiền bối rất huyền ảo. Tiểu bối rất lấy làm kính phục!
Nhưng Anh Nga lại lộ vẻ rất kinh ngạc mà gật đầu hỏi:
- Thảo nào mà ngươi lại dám nói khoác lác như thế. Tuổi nhỏ như vậy mà đã có nội lực thâm hậu như thế này, quả thật là hạn hữu! Ngươi nói cho ta biết, sư phụ của ngươi là ai thế?
Thiên Tứ cung kính đáp:
- Sư phụ của tiểu bối xưa nay không hay đi lại trên giang hồ, và đã dặn tiểu bối là đừng có nói cho ai biết. Vậy xin lão tiền bối hãy lượng thứ cho.
Anh Nga gật đầu, nói tiếp:
- Già đoán chắc sư phụ của ngươi thế nào cũng là một cao nhân xuất thế. Vừa rồi ngươi hoảng hốt ra tay, chưởng lực ấy của ngươi tuy chưa thắng được Bạch Ngạn Minh, nhưng vẫn đủ sức tự bảo tồn thân thể rồi. Già vui lòng để cho ngươi đi qua cầu này, thử xem số của ngươi có được hên hay không?
Nói xong, bà ta khẽ dậm chân, phát mạnh tay áo, người đã phi lên trên cao.
Thiên Tứ nhìn theo thấy bà ta nhảy xuống dưới sông, liền giật mình lớn tiếng kêu gọi:
- Lão tiền bối cẩn thận dưới chân…
Chàng chưa nói dứt thì đã nghe thấy có tiếng kêu “bõm”, Anh Nga đã rớt xuống dưới sông, nhưng chỉ nghe thấy bà ta rú lên một tiếng rất bi đát, rồi bà ta cứ thế mà đi trên mặt sóng tiến thẳng sang bờ sông bên kia ngay. Nước sông chỉ ngập đến đầu gối của bà ta, nhưng tốc độ lại nhanh hơn cả chiếc thuyền chạy xuôi dòng.
Thiên Tứ ngẩn người ra nhìn hồi lâu, trong lòng hâm mộ vô cùng, liền nghĩ bụng:
“Một người luyện thành công được võ học tuyệt thế đã là khó, nay bà ta không những võ công trác tuyệt mà sự bơi lội cũng rất tinh xảo”.
Chàng quay đầu lại nhìn chiếc cầu, thấy nơi chính giữa đã bị bà ta gỡ mất hơn hai trượng, nhưng hai đầu vẫn còn chừng sáu bảy trượng mới đến bờ. Chàng chắc mình có thể nhảy qua được chỗ khuyết khẩu rộng hơn hai trượng ấy, nhưng chàng không biết con hươu có thể nhẩy qua nổi không?
Lúc ấy, con hươu đã lui tới dưới cầu, đang trông có vẻ bồn chồn, dùng chân trước khẽ gõ vào vào bờ sông, hình như nó thấy chàng chần chừ nên có vẻ chịu không nổi vậy.
Thiên Tứ đi tới cạnh nó khẽ vỗ đầu và nói:
- Câu nhi! Câu nhi! Chúng ta đành phải mạo hiểm, ngươi đừng có hãi sợ, chỗ hỏng đó chỉ rộng hơn hai trượng thôi, ngươi thế nào cũng qua nổi.
Rồi chàng từ từ cưỡi lên lưng hươu, hít một hơi thật dài, thúc chân vào bụng nó, mồm thì quát lớn:
- Đi!
Con hươu ấy quả thực là thần thú, nó chỉ nhún nhẩy một cái đã vượt qua được chỗ trống của thân cầu, nhưng nó vừa hạ bốn chân xuống, liền dẫm phải miếng ván gẫy, nên cả nó cùng Thiên Tứ đều rớt xuống dưới sông. Thiên Tứ vội dùng tay vỗ mạnh vào lòng sông một cái, nhờ vậy mà cả người lẫn hươu lại phi lên trên cao. Nhưng vì con hươu không khôn được bằng người, khi nó trượt chân đã kinh hoảng đến không biết lấy lại hơi sức nữa và cũng không biết vươn mình về phía trước. Vì vậy, người nó đã phi lên cao hơn mặt cầu, rồi lại tiếp tục rớt xuống lần nữa.
Đang lúc ấy, trong nước bỗng có một người nhô lên, người đó giơ song chưởng lên đẩy mạnh vào bụng con hươu, mồm thì quát lớn:
- Để lão ăn mày này giúp ngươi một tay!
Nhờ vậy mà con hươu đã sang tới được khúc cầu bên kia. Thiên Tứ đã toát mồ hôi lạnh ra, nhưng chàng cố quay đầu lại chắp tay vái chào người ở dưới sông và nói:
- Cám ơn Tiêu lão tiền bối đã giúp cho như vậy!
Một cái đầu tóc bạc ở dưới sông nhô lên, cười ha hả, đáp:
- Là phúc hay họa bây giờ vẫn chưa có thể biết trước được. Lão ăn mày này thấy ngươi rất hợp duyên với lão, nên mới ban cho một câu này: “Lúc nào cũng phải nên để ý tên ma đầu Thiết Diện Điểu Trảo luôn ở quanh ngươi!”. Ngươi nên nhớ kỹ câu đó.
Thiên Tứ nghĩ lại lời dặn bảo của ông già ăn mày họ Tiêu. Chàng cảm thấy Thiết Diện Điểu Trảo thực hư như một cái bóng ma, mà xuất hiện ở cạnh mình luôn luôn thực. Chàng liền rùng mình đến thót một cái và tự an ủi rằng:
“Lời nói của Tiêu lão tiền bối là nhắc nhở ta nên đề cao cảnh giác luôn luôn đấy thôi”.
Thế rồi chàng lại thúc hươu đi tiếp, nửa tiếng đồng hồ sau quả nhiên đi tới trước một trang viện, trên không có tiếng chim kêu. Con chim ưng của Hàn Thiến Thiến đã ở trên cao bay xuống lượn quanh chàng hai vòng, rồi kêu lên hai tiếng. Tiếng kêu của nó hình như chứa đầy vẻ kinh hãi.
Chàng ngửng đầu lên khẽ hỏi:
- Ưng nhi! Âm Bà Bà ở đâu? Ngươi mau đưa ta đi gặp bà ấy…
Con chim ưng lại kêu lên hai tiếng như muốn khóc vậy, rồi vỗ cánh bay thẳng vào trong vườn của trang viện ấy luôn.
Thiên Tứ thấy thế thất kinh, nghĩ bụng:
- Chả lẽ Âm Bà Bà không đợi chờ được ta mà đã một mình vào trong sào huyệt của bọn giặc rồi chăng?
Chàng cũng không dám nghĩ nhiều, vội xua đuổi con hươu sang một bên, rồi chàng vội đeo bao tay của Độc Cô Quân tặng cho vào. Chưa bước vào trong vườn, chàng bỗng nghĩ ra một kế, liền nghĩ bụng:
“Lần nào tên ma đầu cũng dùng mặt nạ để che lắp bộ mặt thực, ta dại gì không che mặt như y mà trà trộn vào bên trong, ngấm ngầm xem xét?”
Chàng nghĩ như vậy bèn lấy một miếng vải đen bịt lấy mặt, xong đâu đấy mới phi thân vào trong trang viện.
Trang viện đó không phải là một trang viện thường mà bốn chung quanh đều có ruộng nước bao vây, chỉ có bên phía chính Nam là có một con đường nhỏ có thể vào được bên trong thôi.
Trang viện không lớn lắm, nhưng cũng có cây cối bao quanh, nếu là lúc thường thì không khi nào Thiên Tứ lại dám tin nơi đây là sào huyệt của Thiết Diện Điểu Trảo được.
Thiên Tứ cứ theo con đường nhỏ ấy mà tiến thẳng vào trong trang. Vừa đến cửa trang đã có hai đại hán dùng khăn đen bịt mặt, tay cầm đại đao xuất hiện ngăn cản lối đi, rồi một tên trong bọn quát hỏi:
- Lão La đã về đấy à?
Thiên Tứ giật mình kinh hãi, bụng bảo dạ rằng:
“Người này là ai? Sao lại biết ta như vậy?”
Tuy chàng thất kinh, nhưng vẫn làm ra vẻ trấn tỉnh mà khẽ trả lời một câu “ừ”.
Đại hán kia lại nói tiếp:
- Thủ lãnh với lão già họ Bạch đang xét hỏi con nhỏ, chờ lát nữa ngươi hãy vào trả lời cũng chưa muộn.
Thiên Tứ nghe tên đó nói xong mới thở nhẹ một cái, thì ra người đó thấy chàng dùng vải đen bịt mặt lại tưởng là một tên đồng đảng họ la khác, nên chàng chỉ ầm ừ và lớn bước đi thẳng vào trong trang ngay. Chàng vừa đi vừa văng vẳng nghe thấy người đó lẩm bẩm nói tiếp:
- Khốn nạn thực, bây giờ lão La đã được lòng thủ lãnh, một bước leo lên trên cành cao rồi, y thấy chúng ta cứ vênh bộ mặt lên, coi anh em chúng ta như là người xa lạ vậy. Đại ca bảo có bực mình không…
Thiên Tứ cố nhịn cười mà tiếp tục đi thẳng vào bên trong và tiến thẳng vào nông trang ấy.
Chàng thấy nông trang này có tất cả mười mấy căn nhà họp thành, bề ngoài trông như nông trang thường thôi. Lúc này đã có mấy căn nhà thắp sáng đèn rồi, chàng không biết Thiết Diện Điểu Trảo đang ở trong nhà nào, chàng cũng không biết nên vào căn nhà nào trước. Sau chàng quyết định đi tới gần căn nhà có ánh sáng đèn sáng nhất để xem xét trước.
Chàng rón rén đi tới trước cửa sổ căn nhà đó, rồi ngó qua khe cửa nhìn vào bên trong. Vừa trông thấy cảnh vật trong nhà, chàng đã thất kinh ngay…
Thì ra giữa căn nhà ấy có bày một cái bàn vuông và hai người đang ngồi cạnh bàn chính là hai cha con Trị Toàn.
Lúc ấy Trị Toàn đang ngồi chống tay vào cằm, vẻ mặt thất thần, còn Tô Hãn con y thì ngồi ở phía đối diện, vẻ mặt cũng rầu rĩ lo âu vô cùng.
Một lát sau, Trị Toàn bỗng thở dài một tiếng, đập xuống bàn một cái, mặt bàn đã có dấu vết bàn tay hiện ra ngay. Y hậm hực nói:
- Hừ! Tiện tỳ khốn nạn thực…
Tô Hãn cau mày lại khẽ nói:
- Cha, việc đã như vậy cha còn nói làm chi nữa, chỉ nên trách chúng ta… hà…
Trị Toàn lại nói tiếp:
- Con thử nghĩ xem, cha đã hy sinh tên tuổi của cả một đời rồi, bây giờ cam tâm chịu lệ thuộc người, thực là lúc nào cũng khóc thầm! Vì ai mà nên nông nỗi này, đó chả qua chỉ vì anh em con đã bị sa vào tay người! Có ngờ đâu… con khốn nạn lại vô sĩ thích sung sướng, để đến nỗi như thế! Con thử nghĩ xem, họ Tô chúng ta còn mặt mũi nào mà trông thấy người khác nữa?
Tô Hãn cũng thở dài, khẽ nhún vai chứ không nói năng gì nữa.
Một lát sau, Trị Toàn vỗ mạnh tay xuống bàn, hậm hực nói tiếp:
- Sao con không nói gì cả thế? Chả lẽ con cam tâm nhẫn nhục mà cứ sống mãi như thế này hay sao?
Tô Hãn bất đắc dĩ ngửng đầu lên đáp:
- Bây giờ con còn biết nói năng gì nữa! Nó đã bao phen làm những việc thối tha với tên Vương Mai rồi, bây giờ nó lại tằng tịu với tên họ Bạch! Nó đã tự mang tội ác vào người, thì nó thân làm tội chịu, kệ nó chứ việc gì cha với con phải…
Y nói chưa dứt, Trị Toàn bỗng giơ tay lên tát vào mặt y một cái, trầm giọng quát mắng:
- Nó là em gái của con mà con còn dám nói như vậy. Tuy tên Vương Mai không ra gì, nhưng dù sao chúng nó đã yêu nhau thì cũng kệ nó, vì tuổi của chúng nó tương đương với nhau. Nhưng còn tên họ Bạch kia là sư phụ của anh con, tên ấy tuổi bằng cha, mà nó lại tằng tịu với một tên già như thế? Như vậy nó có khác gì là cầm thú không?
Y càng nói càng tức giận, lại nghiến răng mím môi nói tiếp:
- Hừ! Bạch Ngạn Minh chẳng qua chỉ thị có chiếc quài gang thôi, chứ y đã có cái gì hơn nổi Tô Trị Toàn này? Bây giờ y được ngồi ở trên mâm cao, còn Tô mỗ thì biến thành tên tiểu tốt thủ hạ của y!
Tô Hãn lắc đầu, đỡ lời:
- Cha nói khẽ một chút, bây giờ chúng ta có muốn nổi khùng cũng không được rồi, cha đã quên trong người của chúng ta còn có Phù Cốt Độc Trâm ư?
Trị Toàn nghe Tô Hãn nói như thế mới hết nổi giận, mặt lại rầu rĩ ngay.
Thiên Tứ ở ngoài cửa sổ trông và nghe thấy rõ ràng, chàng cũng phải ái ngại cho người chủ cũ. Chàng lại từ từ đi sang một căn nhà khác. Chàng thấy trong căn nhà này có để một cái giường, trên giường đang có một người nằm ngửa, mặt thoa phấn môi son, nhưng mồm cứ kêu rên hoài. Chàng đã nhận ra người đó chính là Vương Mai.
Thiên Tứ sực nghĩ tới khi ở trong ngôi miếu đổ, Vương Mai bị Canh Thạch dùng “Luyện Hồn Đại Pháp” làm cho y đau đớn khốn khổ vô cùng. Nếu không nhờ Bạch Ngạn Minh tới kịp, thì có lẽ y đã bị chết ở trong ngôi miếu đổ ấy rồi. Bây giờ, chàng thấy y đau đớn kêu rên như thế, đoán chắc vết thương bữa đó vẫn chưa khỏi hẳn.
Vương Mai nhờ oai phong của Thiết Diện Điểu Trảo khiến người trong võ lâm trông thấy y là phải khiếp sợ, không khác gì trông thấy ma quỷ vậy, không ngờ y lại có ngày nay.
Thiên Tứ vừa thương hại y vừa ghét hận y, nên chàng mới đẩy cửa bước vào.
Vương Mai nghe thấy tiếng cửa kêu kẹt, gượng quay đầu lại hỏi:
- Ai đó?
Thiên Tứ cố làm ra giọng khàn khàn đáp:
- Tôi đây, thủ lãnh bảo tôi vào xem vết thương của cậu đấy.
Vương Mai gượng ngồi dậy rên rỉ, nói tiếp:
- Ngươi mau đi thưa với Bạch lão gia, bảo lão gia cho ta hai viên thuốc nữa. Hà, khuỷu tay trái của ta đêm nay lại đau nhức đấy.
Thiên Tứ cười thầm, vội đỡ lời:
- Ai bảo ngày thường cậu cứ hoành hành bá đạo, tác oai tác quái nhiều vào, nên ngày hôm nay mới bị báo ứng như vậy.
Nghe thấy chàng nói như thế, Vương Mai cả kinh trợn mắt, quát hỏi:
- Ngươi… ngươi là ai thế?
Thiên Tứ tiến tới trước giường, kéo miếng vải xuống vừa cười vừa hỏi:
- Vương Mai, ngươi thử nhìn kỹ xem ta là ai?
Vương Mai trông thấy Thiên Tứ ba hồn mất hai bảy vía mất một, vội giơ tay ra định nắm lấy thanh trường kiếm ở đầu giường, nhưng khi nào Thiên Tứ lại để cho y toại nguyện, vội dùng tay trái chộp lấy cổ tay của y. Chàng chỉ khẽ dùng sức một cái, y đã đau nhức thấu tim phổi, mồ hôi lạnh toát ra như tắm ngay và không còn hơi sức gì nữa, mồm cứ kêu đau hoài thôi.
Thiên Tứ thuận tay vỗ vào yếu huyệt ở sau lưng y, vừa cười vừa nói tiếp:
- Cứ theo tội ác của ngươi ngày thường thì đêm nay ta phải giết chết ngươi. Nhưng thấy ngươi bị thương nặng, có giết cũng không vẻ vang gì. Bây giờ hãy để cho mạng chó của ngươi được sống tạm một thời gian xem ngươi có biết hối cải hay không? Nếu không mà còn gặp phải tay ta, tức thì lúc ấy ta sẽ không tha chết cho ngươi lần nữa đâu.
Vương Mai bị kềm chế, đành biết nhắm mắt đợi chết thôi chứ không dám lên tiếng.
Thiên Tứ đặt y nằm xuống giường, nhanh nhẹn lấy cái túi phi tiêu treo ở trên vách, vội vàng lục soát xem, thấy bên trong có mấy lọ thuốc, vội bỏ cả vào trong túi, rồi vỗ vai Vương Mai vừa cười vừa nói tiếp:
- Tuy bây giờ ngươi không nói năng gì được, nhưng lưỡi của ngươi vẫn có thể chuyển động được. Ta biết trong răng hàm của các ngươi có dấu một thứ thuốc độc rất lợi hại, nếu ngươi không muốn sống nữa thì cứ việc dùng lưỡi đẩy viên thuốc đó ra mà tự tử, để giải thoát những tội ác ở trên trần gian rồi xuống dưới âm ty mà chịu tội. Ta không có thì giờ nói nhiều nữa, thôi chào ngươi nhé.
Nói xong, chàng thổi tắt đèn rồi lui ra khỏi căn nhà ấy ngay.
Chàng làm xong việc đó cảm thấy khoan khoái vô cùng và đứng ở ngoài cửa đợi chờ giây lát, thấy Vương Mai không có động tĩnh gì, chàng mới từ từ di sang nhà khác khám xét tiếp.
Đi qua mấy căn nhà kia, bên trong toàn là những thủ hạ và đồng đảng của Thiết Diện Điểu Trảo ở, nên chàng cũng không muốn dây dưa đến chúng làm chi. Chàng bỗng thấy trước mặt có một căn nhà lớn hơn những căn nhà nọ, ánh sáng đèn cũng sáng tỏ hơn, chàng vội tiến tới căn nhà đó.
Thiên Tứ biết nơi đây là sào huyệt của Thiết Diện Điểu Trảo, thế nào cũng có những chòi canh ngầm, vì vậy chàng không giở thân pháp khinh công ra mà chỉ thủng thẳng đi thôi. Khi đi tới cạnh cửa sổ, chàng liền đưa mắt nhìn vào bên trong.
Vừa nhìn thấy cảnh vật trong căn nhà đó, Thiên Tứ đã giật mình đánh thót một cái, suýt tí nữa thì thất thanh kêu lên. Chàng liền nghĩ bụng:
“Ủa! Sao nàng lại ở đây?...”
Thì ra trong nhà ấy có mười mấy tên đại hán bịt mặt đứng sát vách, giữa phòng có bày ba cái ghế tựa, người ngồi ghế chính giữa đầu đội mặt nạ sắt, mặc quần áo đen, chính là Thiết Diện Điểu Trảo, người ngồi ghế bên trái là Bạch Ngạn Minh.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Người Hai Đầu
Trần Thanh Vân
Người Hai Đầu - Trần Thanh Vân
https://isach.info/story.php?story=nguoi_hai_dau__tran_thanh_van